YOMEDIA
ADSENSE
7 Đề kiểm tra HK2 Tiếng Việt 5
1.986
lượt xem 257
download
lượt xem 257
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mời các bạn học sinh tham khảo 7 đề kiểm tra học kỳ 2 Tiếng Việt 5. Để giúp bạn thêm phần tự tin trước kì kiểm tra và giúp cho các bạn củng cố kiến thức cũ đã học để đạt được điểm cao hơn nhé.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 7 Đề kiểm tra HK2 Tiếng Việt 5
- Trường : TH “C” Thạnh Mỹ Tây Điểm KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn : Tiếng Việt Lớp : 5……… Khối lớp 5 Họ và tên : ………………………………. Năm học : 2012 – 2013 A. Đọc thầm bài ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp . Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to . Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản . Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng... Bên trên là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, lên cao mãi. Con đường ven theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa . Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời... Những con lợn ục ịch đi lai ở ven đường, thấy người giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác… Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. Vi Hồng – Hồ Thủy Giang B. Trả lời các câu hỏi sau: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng 1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về như thế nào ? a) Phải vượt qua một con thác tung bọt trắng xóa. b) Phải vượt qua con suối bốn mùa trong veo, rào rạt. c) Phải băng qua sườn núi thoai thoải. d) Phải băng ngọn núi đầy đá. 2. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là cây: a) Cây vầu, cây trám đen, trám trắng. b) Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò. c) Cây vầu, cây trám, cây hoa ban. d) Cây vầu, cây sung, cây sấu. 3. Câu “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…”ý nói : a) Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá. b) Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá. c) Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa, giống lá. d) Đàn cá giống những cành cây bên bờ suối. 1
- 4. Bài văn tả cảnh ? a) Cảnh vật trong rừng núi phía bắc. b) Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc. c) Cảnh vật trên con đường vào bản ở vùng núi phía bắc. d) Cảnh vật biên giới phía bắc. 5. Trong bài có các con vật nào ? a) Con ngựa, con gà, con lợn.. b) Con cá, con gà, con lợn. c) Con cá, con gà mái, con lợn. d) Con vịt, con bò, con lợn. 6. Tìm một hình ảnh nhân hóa trong bài. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… 7. Phân tích cấu tạo của câu ghép sau: “ Mặc dù cả lớp đã cố gắng giúp đỡ Hùng trong học tập nhưng bạn ấy chẳng tiến bộ mấy.” Vế 1: chủ ngữ là: …………………………………………… Vị ngữ là :…………………………………………….. Vế 2: chủ ngữ là: …………………………………………… Vị ngữ là :…………………………………………….. Quan hệ từ :………………………………………………… 8 .Điền quan hệ từ phù hợp cho các câu sau: - Bạn thích học Tiếng Việt………….Bạn thích học toán ? - Cô đã khuyên bảo Hồng nhiều lần…………..bạn ấy vẫn chứng nào tật ấy. 9 . Đặt 2 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ : a)Chẳngnhững…………………………………………………………….mà………………… …………………………………………………………………………………………………… b)Mặcdù…………………………………………………………nhưng……………………… …………………………………………………………………………………………………. 2
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 ********* A. Đọc : ( 10 điểm ) 1/ Đọc thành tiếng : ( 5 điểm ) - Nội dung kiểm tra : HS đọc 1 đoạn văn ( khoảng 100 tiếng / phút ) thuộc những chủ điểm đã học ở giữa hoc kì II ghi tựa bài vào phiếu cho HS bốc thăm và đọc . - Đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cuầ sau : + Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm, đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm ) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rỏ nghĩa : 1 điểm ( Ngắt nghỉ hơi không đúng 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm ) + Giọng đọc bắt đầu có biểu cảm : 1 điểm ( Giọng đọc chưa có biểu cảm : 0 điểm ) + Tốc độ đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) : 1 điểm ( Đọc từ trên 1 đến 2 phút : 0,5 điểm, đọc quá 2 phút : 0 điểm ) + Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu : 1 điểm 2/ Phần đọc thầm : ( 5 điểm ) Lời giải : Câu 1 : Chọn b – 0,5 đ Câu 4 : Chọn c – 0,5 đ Câu 2 : Chọn a – 0,5 đ Câu 5 : Chọn c – 0,5 đ Câu 3 : Chọn a – 0,5 đ Câu 6 : Tìm đúng câu được - 0,5 đ Câu 7 : Phân tích cấu tạo của câu ghép sau: (0,5đ) “Mặc dù cả lớp đã cố gắng giúp đỡ Hùng trong học tập nhưng bạn ấy chẳng tiến bộ mấy.” Vế 1: chủ ngữ là: cả lớp Vị ngữ là : đã cố gắng giúp đỡ Hùng trong học tập. Vế 2: chủ ngữ là: bạn ấy Vị ngữ là : chẳng tiến bộ mấy. Quan hệ từ : mặc dù ; nhưng 8.Điền quan hệ từ phù hợp cho các câu sau (0,5đ) - Bạn thích học Tiếng Việt hay Bạn thích học toán ? - Cô đã khuyên bảo Hồng nhiều lần nhưng bạn ấy vẫn chứng nào tật ấy. 9. Đặt 2 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ (1đ) 3
- B.Viết ( 10 điểm ) 1/ Chính tả : ( 5 điểm ) ( Nghe-viết) : Thời gian 15 phút ( Bài : Người lái xe đãng trí SGK Trang 54 tập 2 ) Ngöôøi laùi xe ñaõng trí Moät ngöôøi ñaøn oâng hoát hoaûng goïi ñieän tôùi ñoàn coâng an : - A loâ ! Xin caùc anh ñeán giuùp toâi ngay ! Toâi ñaõ khoùa cöûa xe caån thaän nhöng boïn troäm vaãn ñoät nhaäp vaøo xe cuûa toâi. Boïn baát luong aáy khoâng chæ aên caép tay laùi maø chuùng coøn laáy luoân caû baøn ñaïp phanh. Thaät khoâng theå töôûng töôïng noåi ! - Laùt sau, khi hai caûnh saùt vöøa ñöôïc phaùi ñi thì tröïc ban cuûa ñoàn laïi nhaän ñöôïc moät cuù ñieän thoaïi : - Xin loãi vì ñaõ laøm phieàn caùc anh. Hoùa ra toâi ngoài nhaàm vaøo haøng gheá sau. Theo baùo Möïc Tím Đánh giá, cho điểm : - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm . - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn : lộn dấu, phụ âm đầu, vần, thanh, sai chữ thường – chữ hoa ) : trừ 0,5 điểm . 2/ Tập làm văn : ( 5 điểm ) a) Đề bài : Đề bài : Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em . b) Hướng dẫn đánh giá, cho điểm : - Đảm bảo các yêu cầu sau đạt 5 điểm : + HS tả được một trong những đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với mình. Bài văn có đủ các phần mở bài ( giới thiệu đồ vật hay món quà định tả ), thân bài ( tả bao quát, tả điểm nổi bật, công dụng của đồ vật hoặc món quà đó…), kết bài ( nêu cảm nghỉ, tình cảm đối với đồ vật…) ; độ dài bài viết từ khoảng 12 dòng trở lên . + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng đúng từ, không mắc lỗi chính tả . + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ . 4
- - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5 . 5
- Họ và tên :……………… Đề Số 1 ĐIỂM : Lớp : ………… Câu 1: Em hãy đánh dấu (x) vào trứoc những chữ đúng là Danh từ ; Động từ; Tính từ trong bảng sau : Danh từ Động từ Tính từ Thời gian Hoa lan Măng cụt Vui tươi trồng trọt Xanh tươi Tươi tốt Cây dừa Râm mát Cây cảnh Dưa hấu Hoa đào Câu 2 : Em hãy xếp các từ sau thành từng nhóm có cùng đặc điểm rồi đặt tên cho từng nhóm . Mập ; hồng hào ; cao ; xanh xao ; tươi tắn ; ốm yếu ; bụ bẩm ; trắng trẻo ; đen đúa ; vạm vỡ ; mãnh khãnh ; nhợt nhạt ; đen truyền . Câu 3: Em hày gạch một gạch dưới định ngữ ; hai gạch dưới bổ ngữ có trong các câu sau : a) Các bạn tổ em đã làm xong bài . Bổ ngữ: Đã làm b) Những con chim ấy đang bay về phương Nam . Bỗ ngữ: Đang bay. Câu 4 : Em hãy xấp sếp các câu văn sau theo một thứ tự hợp lý để có một đoạn văn hay : - Nhưng bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông . - Trong sự im lặng của dòng sông ,em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thanh thơi trong sáng vô cùng . - Chiều chiều,khi hoàng hôn buôn xuống ,em lại ra sông hóng mát . - Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chảy dài bất tận. - Tối tối , khi ông trăng tròn nằm vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp loáng thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng . Câu 5 : Em hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại các câu văn sau cho sinh động,gợi cảm hơn . a) Những bông hoa nở trong nắng sớm . b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên cành . c) Mùa xuân ,sân trường tươi xanh màu lá . d) mặt trời mọc ở phía đông ,chiếu những tia nắng vàng xuống đồng lúa xanh rờn . e) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước long lanh . Bài làm: Câu 6 : Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu kể về một kĩ niệm sau sắc nhất của em
- ĐỀ THI - ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ II MÔN: TIẾNG VIỆT 5 Thời gian: 25 phút Thăm cõi Bác xưa Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu dưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm mát bóng dừa. Có rào dâm bụt đỏ hoa quê Như cổng ngày xưa Bác trở về Có bốn mùa rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ rau măng Nhà gác đơn sơ một góc trời Gỗ thường mộc mạc , chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gố Tủ nhỏ , vừa treo mấy áo sờn. ... Ô vẫn còn đây, của các em Chồng thư mới mở , Bác đang xem Chắc người thương lắm lòng con trẻ Nên để bâng khuâng gió động rèm. Con cá rô ơi, chớ có buồn Chiều chiều bác vẫn gọi rô luôn Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung , thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa. Tố Hữu Trích “ Theo chân Bác” I- ĐỌC THẦM BÀI “Thăm cõi Bác xưa” RỒI KHOANH TRÒN CHỮ CÁI TR- ƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT CHO MỖI CÂU HỎI SAU: 1-Khu vườn nhà Bác được miêu tả trong khổ thơ nào? A. Khổ 1,2 B. -- Khổ 1,5. C. Khổ 1,2,3
- 2- Cuộc sống giản dị của Bác được thể hiện qua khôe thơ nào? A. Khổ 1,2,3. B. Khổ 3 C. Khổ 5. 3-“Em dắt anh vào cõi Bác xưa”. Em hiểu từ “ cõi” nghĩa là gì? A. Chỗ ở của Bác. B. Quê Bác C Chỗ ở của Bác khi Bác còn sống 4-ở khổ thơ 4 , câu nào nối lên tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi? A. Câu2. B. Câu 3 C. Câu 4 5- Tác giả nói với cá rô và cây dừa nhằm biểu lộ ý nghĩ gì? A. Khuyên nhủ cá rô và cây dừa. B. Lòng thương nhớ Bác của tác giả. C. Lòng thương nhớ Bác của cá rô và cây dừa. 6- Trong khổ thơ cuối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hoá, điệp từ. B. Điệp từ, so sánh. C. So sánh, nhân hoá 7- Nội dung bài thơ nói gì? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... II. ĐỌC THÀNH TIẾNG MỘT ĐOẠN (KHOẢNG 150 CHỮ)TRONG CÁC BÀI SAU VÀ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI NỘI DUNG BÀI DO GIÁO VIÊN NÊU: 1- Bầm ơi (Trang 130) 2- Út Vịnh (Trang136) 3- Lớp học trên đường (Trang 153) 4- Nếu trái đất thiếu trẻ con (Trang 157)
- ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Năm học :2012- 2013 ĐỀ BÀI: I/ Ñoïc hieåu: Đọc thầm bài “ Lập làng giữ biển” ( SGK Tiếng Việt 5,tập II,trang 36 trả lời các câu hỏi sau: A/ Tự luận: ( 3đ) 1/ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? 2/ Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? 3/ Em hãy nêu nội dung bài văn “Lập làng giữ biển” . B/ Trắc nghiệm: ( 2đ) 1/ Xác định chủ ngữ trong câu sau: Hôm nay, tôi đi học. A. Hôm nay B/ tôi c/ đi học 2/ Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “An ninh” A/ Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại B/ Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. C / Không có chiến tranh và thiên tai. 8/ 3/ Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh câu ghép B/ Ngày Tết chúng em …….được vui chơi thỏa thích……chúng em còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon. 4/ Phân tích cấu tạo các vế trong câu ghép sau:
- - Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương II/ Ñoïc thaønh tieáng 1/ Bài: Trí dũng song toàn ( trang 25, 26). 2/ Bài: Lập làng giữ biển ( trang 36, 37). 3/ Bài : Hộp thư mật ( trang 62). 4/ Bài: Nghĩa thầy trò ( trang 79, 80). 5/ Baø Pâoèá caû â ñ è Huøá ( traèá 68) i: è eà è 6/ Baø Cao baè á i: è (traèá 41) III/ Chính tả: Viết bài: “ Lập làng giữ biển ”. Saù â áiaù kâoa traèá 36 c o Viết đoạn: “ Ở đấy đất rộng … èáồi xuống võng vặn mình ”. IV/ Tập làm văn: Đề bài: Hãy tả một đồ vật trong nhà mà em óeâ tâícâ èâaá. u t ÑAÙP AÙN
- A/ Tự luận: ( 3đ) Mỗi câu đúng 1 đ Caâ 1 : Họp làng đề di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo. u Caâ 2: Có đất rộng bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được u mong ước bấy lâu của những người dân. Caâ 3: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. u B/ Trắc nghiệm: ( 2đ) Mỗi câu đúng 0,5 đ Caâ 1: B u Caâ 2: B u Caâ 3: u … câaú á èâö õ á… maø è è Câu 4: - Tuy rét /vẫn kéo dài, / mùa xuân / đã đến bên bờ sông Lương c v c v v1 v2 Loèá Vó èáaø 15/2/2013 èâ, ó GVCN VoõTâòKim Luóeá è
- ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 - 2013 LỚP 5A. MÔN: TIẾNG VIỆT. A/ Đọc hiểu. Đọc thầm bài: “ Trí dũng song toàn” và làm các bài tập sau: Trắc nghiệm 3 đ 1. Giang Văn Minh làm thế nào để được tiếp kiến vua nhà Minh ? ( 1 đ ) a) Cho người đến cầu xin. b) Vờ khĩc lĩc rất thảm thiết. c) Tự đến xin vua nhà Minh. 2. Vì sao nĩi Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ? ( 1 đ ) a) Vì ơng l người mưu trí. b) Vì ơng l người dũng cảm. c) Vì ơng l người vừa mưu trí vừa dũng cảm, bất khuất trước kẻ thù. 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công dân” ? ( 1 đ ) a) Là người dân của một nước có quyền và nghĩa vụ đối với đất nước. b) Là người làm việc trong các cơ quan nhà nước. c) Là người lao động chân tay làm công ăn lương. Tự luận 2 đ. 4. Điền quan hệ từ vào chỗ trống cho phù hợp với các câu ghép sau: ( 1 đ ) a) …. trời mưa to ….. đường lầy lội. b) Bầu ơi thương lấy bí cùng, …. rằng khác giống …. chung một giàn. 5. Tìm từ cùng nghĩa với từ “ giữ gìn”, đặt câu với từ vừa tìm được.( 1 đ ) B/ Đọc thành tiếng: HS bốc thăm chọn một trong các bài sau đây: 1. Thái sư Trần Thủ độ. 15 3. Trí dũng song toàn 25 2. Phân xử tài tình. 46 4. Phong cảnh đền Hùng. 68 5. Nghĩa thầy trò. 79 C/ Chính tả: Bài: Trí dũng song toàn. Từ “ Thấy sứ thần Việt Nam đến hết ”. D / Tập làm văn: Hãy tả hình dáng và tính tình một người mà em yêu thích. ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT. Câu 1: b) Vờ khóc lóc rất thảm thiết. Câu 2: c) Vì ông là người vừa mưu trí vừa dũng cảm, bất khuất trước kẻ thù. Câu 3: a) Là người dân của một nước có quyền và nghĩa vụ đối với đất nước. Câu 4a: Vì ……. nên …..
- Câu 4b: Tuy …. nhưng ….. Câu 5: Từ cùng nghĩa với “Giữ gìn” là “Bảo vệ”. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ môi trường. MÔN: TOÁN. I- Trắc nghiệm ( 3 điểm ) 1. Một hình lập phương có cạnh là 5cm có thể tích là: ( 1 đ ) a) 25 cm3 b) 100 cm3 c) 125 cm3 d) 225 cm3 2. Cách tính 15% của 75000 là: ( 1 đ ) a) 75000 : 15 x 100 b) 15000 x15 : 100 c) 75000 : 15 d) 75000 x15 3. 25% của một số là 75. Vậy số đó là: ( 1 đ ) a) 30. b) 150. c) 300. d) 350. II- Tự luận ( 7 điểm ) 4. Tính tỉ số phần trăm các số sau: ( 2 đ ) a) 5 và 8. b) 3 và 7,5. 5. Một người bỏ ra 9000000 đồng cho vay với lãi suất 1,5% một tháng. Tính tiền lãi. ( 1,5 đ) 6. Bài toán: ( 1,5 đ ) Một trường tiểu học có 600 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52%. Tính số học sinh nữ. 7. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5dm, chiều rộng 4dm, chiều cao 3dm. tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật đó. ( 1,5 đ ). 8. Điền số liệu biểu đồ hình quạt sau: ( 0,5 đ ). a) Đỏ ……… % b) Xanh ……….% c) Vàng …………% Xanh Và g n Đỏ TOÁN
- Câu 1: c) 125 cm3 Câu 2: b) 15000 x15 : 100 Câu 3: c) 300. Câu 4: a) 62,5 % b) 40 % Câu 5: Số tiền lãi là: 9000000 x 1,5 : 100 = 135000 ( đ ) Đáp số: 135000 đồng. Câu 6: Số học sinh nữ là: 600 : 100 x 52 = 312 ( HS ) Đáp số: 312 học sinh. Câu 7: Diện tích xung quanh là: ( 5 + 4 )x 2 x 3 = 54 ( cm2) Thể tích hình hộp là: 5 x 4 x 3 = 60 ( cm3) Đáp số: 54 xăng-ti-mét vuông. 60 xăng-ti-mét khối. Câu 8: Đỏ 25 % Xanh 50 % Vàng 25 %
- Trường TH Trung Hòa I. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp 5...... Môn: TIẾNG VIỆT- KHỐI 5 Họ và tên: ........................................... Điểm: Thời gian: 80 phút Đọc:........ Viết:........ Chung:..... A. KIỂM TRA ĐỌC. I- Đọc thành tiếng (5điểm) - Giáo viên cho học sinh gắp phiếu nhận bài đọc từ tuần 29 đến tuần 34 SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2, trả lời câu hỏi theo quy định. II - Đọc thầm và làm bài tập (5điểm) * Đọc bài văn sau: Vầng trăng quê em Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn lên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gàu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay. Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em. Phan Sĩ Châu 2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 1/ Trong bài văn, sự vật nào được nhân hóa? a. Ánh trăng, vầng trăng. b. Lũy tre, mắt lá. c. Cả a và b. d. Cả a và b sai. 2/ Bài văn thuộc thể loại: a. Kể chuyện. b. Tả cảnh. c. Tả người. d. cả 3 sai
- 3/ Tác giả quan sát cảnh vật dưới ánh trăng bằng: a. Thị giác, xúc giác. b. Thính giác. c. Cả 2 ý trên đúng. d .Cả 2 ý trên sai 4/ Tác giả tả kỹ ánh trăng nhằm nói lên điều gì? .a. Tác giả thích ngắm trăng. b. Đêm trăng sáng lan tỏa vào vạn vật. c. Ánh trăng đã gắn bó với tác giả. d. Ánh trăng đã gắn bó với tác giả và con người ở làng quê 5/ Bài văn trên có mấy câu ghép? a. 2 câu. b. 4 câu. c. 3 câu. d. 5 câu 6/ Câu “Trăng ôm ắp mái tóc bạc của các cụ già” thuộc kiểu câu: a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. không phải kiểu câu. 7/ Dấu phẩy trong câu “Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ”: a. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ b. Ngăn cách các vế câu. .c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. d. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. 8/ Trong câu: “Ai nấy đều ngồi ngắm trăng”, chủ ngữ là: a. Ai b. Ai nấy c. Ai nấy đều d. Ngồi 9/ Trong bài “trăng” được nhân hóa qua các từ ngữ: a. lẩn trốn, ôm ấp, đi. b. óng ánh, đậu, chìm. c. Cả a và b đều đúng. d. Cả a và b đều sai. 10/ Từ nước trong “đáy nước” và từ nước trong “yêu nước” là: a. Những từ đồng nghĩa. b. Một từ có nhiều nghĩa. c. Tất cả điều sai. d. Những từ đồng âm. B. KIỂM TRA VIẾT I . Chính tả.(5điểm) Nghe - viết (GV đọc cho HS viết một đoạn trong bài Tà áo dài Viêt Nam TV lớp 5 tập II trang 122 ,từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời)
- ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ II . Tập làm văn (5điểm) Tả quang cảnh trường em trước buổi học. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
- ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ...................................................................................................................................... HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM Mỗi câu khoanh đúng, làm đúng cho 0,5 điểm CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 a 6 b 2 b 7 a 3 c 8 b 4 d 9 c 5 c 10 d B. KIỂM TRA VIẾT I- Chính tả (5 đ) - Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài. Chú ý : Nhiều lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi II- Tập làm văn (5đ) 1/ Hình thức: a) Thể loại : Miêu tả ( tả cảnh ) b) Nội dung : Tả cảnh trường em trước buôỉ học . c) Hình thức : Bài làm có trình tự hợp lí theo đúng thể loại văn tả cảnh, sắp xếp ý rõ ràng, mạch lạc. Bài viết từ 25 đến 30 dòng. 2. Biểu điểm : - Điểm 5 : Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu chính của đề. Biết chọn những nét tiêu biểu làm nổi bật về cảnh trường trước giờ vào lớp .Trọng tâm là tả các hoạt động của học sinh trước giờ vào lớp. Toàn bài mắc không quá 4 lỗi về diễn đạt ( dùng từ , chính tả , ngữ pháp ). - Điểm 4 : Bài làm đạt các yêu cầu như bài đạt 5 điểm nhưng lối diễn đạt chưa thật tốt, mắc trên 6 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 : Bài làm đạt được yêu cầu a , b , yêu cầu c còn chỗ chưa hợp lí. ,mắc trên 8 lỗi diễn đạt. - Điểm 1 - 2 : Bài làm chưa đạt đảm bảo yêu câù b và c. ý diễn đạt còn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II Họ tên:.............................................. NĂM HỌC 2012-2013 Lớp:.................................................. MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 A.PHẦN ĐỌC Đọc thầm bài văn sau: Triền đê tuổi thơ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận... Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. ... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm... Theo Nguyễn Hoàng Đại Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng”? A. Con đê B. Đêm trăng thanh gió mát. C. Tết Trung thu. Câu 2: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn? A. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. B.Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3: Hình ảnh con đê được tác giả miêu tả như thế nào? A. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà. B. Quanh co uốn lượn theo sườn núi. C. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng manh quanh làng. Câu 4: Nội dung bài văn này là gì? A. Kể về sự đổi mới của quê hương.
- B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. C. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường. Câu 5: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ tuổi thơ”? A. trẻ em B. thời thơ ấu C. trẻ con Câu 6: Từ “ chúng” trong câu văn: “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai? A. Trẻ em trong làng. B. Tác giả. C. Trẻ em trong làng và tác giả. Câu 7: Câu “ Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy quan hệ từ? A. Hai quan hệ từ. B. Ba quan hệ từ. C. Bốn quan hệ từ. Câu 8: Các vế trong câu ghép : " Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy." được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối trực tiếp. B. Nối bằng từ có tác dụng nối. C. Nối bằng cặp từ chỉ quan hệ. Câu 9: Hai câu cuối của bài văn liên kết với nhau bằng cách nào? A. Thay thế từ B. Lặp từ. C. Từ nối Câu 10: Câu: " Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê." là câu ghép? A. Đúng B. Sai I. Chính tả ( nghe viết ) 15 phút Nghe – viết: Qua những mùa hoa -trang 98, Tiếng Việt 5 tập 2 (Từ Trên con đường ………. đến rừng rực giữa trời) II. Tập làm văn ( 25 phút ) Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP NĂM
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn