intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 sai lầm lớn của cha mẹ khi trò chuyện cùng trẻ.

Chia sẻ: Hung Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

51
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm cha mẹ không dễ dàng, ngược lại đòi hỏi phụ huynh phải tận lực 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. 1. Rầy la Mỗi sáng bạn có phải nhắc nhở con mình cố gắng tập trung và kết thúc bữa sáng của bé? Rất nhiều phụ huynh phải trải qua quãng thời gian dài mệt mỏi và thậm chí khủng hoảng về chuyện ăn uống của con và họ luôn rầy la con về việc ăn uống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 sai lầm lớn của cha mẹ khi trò chuyện cùng trẻ.

  1. 7 sai lầm lớn của cha mẹ khi trò chuyện cùng trẻ
  2. Làm cha mẹ không dễ dàng, ngược lại đòi hỏi phụ huynh phải tận lực 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. 1. Rầy la Mỗi sáng bạn có phải nhắc nhở con mình cố gắng tập trung và kết thúc bữa sáng của bé? Rất nhiều phụ huynh phải trải qua quãng thời gian dài mệt mỏi và thậm chí khủng hoảng về chuyện ăn uống của con và họ luôn rầy la con về việc ăn uống. Tuy nhiên, thực tế thì rầy la con cái không phải là một phương pháp tích cực. Khi rầy la, chúng ta có thể khiến trẻ làm điều ngược lại và ngầm khiến trẻ hiểu rằng chúng sẽ lại bị nhắc nhở. Cách chúng ta theo dõi từng ly từng tý việc con làm đôi khi là không cần thiết. 2. Trả lời quá vắn tắt Một sai lầm nghiêm trọng và khá khó chịu mà nhiều cha mẹ phạm phải là buộc trẻ phải tuân theo điều gì đó đơn giản bởi vì bố mẹ đã nói thế. Nói với con những câu như “bởi vì bố/mẹ đã nói thế” không giúp trẻ hiểu được “tại sao”, không làm trẻ hiểu được nguyên nhân của vấn đề mà chỉ hàm ý là “bố/mẹ đang bảo con phải làm gì”. Điều đó cho thấy sự thiếu tôn trọng của cha mẹ dành cho trẻ trong khi thực tế thì sự tôn trọng đó là rất cần thiết đối với trẻ. Chính vì thế, hãy dành thời gian để giải thích cho con hiểu tại sao bạn lại yêu cầu con làm điều gì đó và chỉ dùng giọng nói nghiêm khắc khi thực sự cần thiết.
  3. Ảnh: pooyingnaka.com. 3. Coi nhẹ trẻ Thực tế thì trẻ em thông minh hơn người lớn tưởng. Bạn không cần phải dùng “giọng trẻ con” hoặc lựa chọn những từ quá đơn giản khi nói chuyện với bé để chúng lắng nghe bạn. Trẻ em học hỏi bằng cách lắng nghe người khác nói chuyện. Việc bạn cố đơn giản hóa một cách không cần thiết thể hiện rằng bạn đang coi nhẹ trẻ. 4. Luôn bận rộn làm gì đó Trẻ thích được cảm thấy rằng mình quan trọng. Để trẻ biết điều đó cũng là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn đang nói chuyện với con thì hãy bỏ điện thoại xuống và thực sự lắng nghe những gì con nói. 5. Nói quá nhiều Nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ của người trung bình chỉ có thể “tiêu hóa” được 5 đến 9 vấn đề cùng một lúc. Đó là lý do chính vì sao trẻ em có vẻ không lắng
  4. nghe hoặc hay quên khi chúng ta nói quá nhiều mỗi khi đưa ra các hướng dẫn cho trẻ. Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu cha mẹ tách mọi việc ra để giải thích và cho trẻ những hướng dẫn đơn giản. 6. Trách móc Nếu bạn đang cố gắng khuyến khích trẻ thu dọn đồ chơi hoặc chuẩn bị sẵn sàng để đi siêu thị thì hãy cố gắng tránh sử dụng giọng nói mang tính trách móc. Trẻ em không được sinh ra với sự thấu cảm có sẵn cho nên trẻ học điều đó qua cách bố mẹ thể hiện nó. Đó là lý do vì sao việc trách móc trẻ để thể hiện “quan điểm của bạn” sẽ không phải là một biện pháp hiệu quả. 7. Đe dọa Mục tiêu của chúng ta trong quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trẻ là tạo nên những con người biết tự mình suy nghĩ chứ không phải là chỉ biết làm theo. Đe dọa để trẻ làm điều gì đó có thể gây tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ và điều đó khá nguy hiểm. Thực tế là hành động này có thể làm lung lay nền tảng an toàn và hạnh phúc mà bạn muốn mang lại cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1