YOMEDIA
ADSENSE
Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG I ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ - MẠC (1428 - 1592)
75
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sau khi chiến thắng quân Minh năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế ở Đông Kinh[24], cải niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, đại xá cho thiên hạ, đóng đô ở Đông Kinh. Trước đó ông đã cho đại hội các tướng và các quan văn võ để xét công phong thưởng theo từng thứ bậc khác nhau,
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG I ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ - MẠC (1428 - 1592)
- CHƯƠNG I Ấn chương Việt Nam ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ - MẠC (1428 - 1592) I. Ấn chương Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527) 1. Bối cảnh lịch sử Sau khi chiến thắng quân Minh năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế ở Đông Kinh[24], cải niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, đại xá cho thiên hạ, đóng đô ở Đông Kinh. Trước đó ông đã cho đại hội các tướng và các quan văn võ để xét công phong thưởng theo từng thứ bậc khác nhau, lấy Thừa chỉ Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu, Tư đồ Trần
- Nguyên Hãn làm Tả Tướng quốc, Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo làm Thái bảo… Đối với các địa phương, Lê Lợi áp dụng chế độ quân quản, chia nước làm năm đạo, đạo đặt vệ quân, vệ đặt chức Tổng quản đứng đầu; ở mỗi đạo còn đặt thêm chức Hành khiển để giữ sổ sách ghi chép cả về quân sự và dân sự. Những năm sau đó việc phong chức đặt quan vẫn được tiến hành rải rác đối với từng người và từng cấp đơn vị, địa phương khác nhau. Đồng thời với việc xây dựng chính quyền trung ương, địa phương, đặt quan, phong chức tước cấp bậc thường là việc làm và ban cấp ấn tín. Song vấn đề này đời Lê Lợi không thấy chính sử ghi chép cụ thể. Việc đúc ấn vàng, ấn bạc dùng với ý nghĩa quốc gia trọng đại thời Lê sơ chính thức được bắt đầu từ triều Lê Thái Tông. Sự kiện này đã được chính sử ghi vào năm Thiệu Bình thứ 2 (1435) đã hoàn thành việc chế
- tác sáu quả ấn quý. “Tháng 3 ngày mồng 6 ấn báu đã đúc xong. Sai bọn Hữu Bật Lê Văn Linh[25] đến Thái miếu làm lễ tấu cáo. Sáu ấn đều làm bằng vàng bạc. Ấn Thuận thiên thừa vận chi bảo 順天承運之寶 thì cất đi không dùng, chỉ khi nào truyền ngôi mới dùng. Ấn Đại thiên hành hóa chi bảo 大天行化之寶 khi nào đi đánh dẹp mới dùng. ấn Chế cáo chi bảo 制告之寶 thì dùng khi ban chế chiếu. Ấn Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶 thì dùng khi có sắc dụ và hiệu lệnh thưởng phạt, cùng các việc lớn. Ấn Ngự tiền chi bảo 御前之寶 thì dùng đóng vào giấy tờ sổ sách. Ấn Ngự tiền tiểu bảo 御前小寶 thì dùng khi có việc cơ mật. Nhưng chính sự thì còn dùng ấn bằng ngà, chưa dùng đến ấn mới đúc”[26]. Nhìn từ góc độ lịch sử cho thấy Lê Thái Tông đã tiến hành củng cố và xây dựng chính quyền
- từ trung ương đến địa phương với những cố gắng tích cực, được sách sử đánh giá cao: “Vua tư chất sáng suốt… trọng đạo, chuộng Nho, đặt khoa thi chọn kẻ sĩ, chế lễ nhạc, rõ chính hình; văn vật rực rỡ đủ cả, đáng khen là vua hiền”[27]. Ông còn cho tổ chức thi Hương (ở các đạo) và thi Hội (ở Kinh) và dựng bia ghi tên các Tiến sĩ v.v… Việc cho đúc các Bảo ấn vàng để dùng với ý nghĩa quốc gia trọng đại cũng nằm trong “chính hình rõ ràng” của Thái Tông khi ông lên ngôi mới được hai năm. Trong 6 bảo ấn vàng mà chính sử nêu thì chứng tích còn lại ngày nay chỉ tìm thấy ở các ấn Sắc mệnh chi bảo in trên sắc phong và Ngự tiền chi bảo còn khắc in trên bia đá, những ấn khác không còn dấu tích gì. Về ấn Thuận thiên thừa vận chi bảo sau này được nhắc tới trong một vài cuốn sách với mục đích để nâng cao vai trò vị trí của ấn quý, gươm báu của một vương
- triều có công đuổi xâm lược giành lại đất nước. Triều đình Lê sơ từ Lê Thái Tổ (1428-1433) bắt đầu xây dựng chính quyền, đến đời Lê Thái Tông (1433- 1442), Lê Nhân Tông (1442-1459) rồi Lê Nghi Dân (1459-1460) đã tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền. Mô phỏng thể chế phong kiến Lý - Trần, tham bác thể chế nhà Đường - Tống Trung Quốc, nhà Lê sơ đặt Tể tướng[28], lập tam Sảnh[29] gồm Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh và Môn hạ sảnh. Đây là những cơ quan cao nhất có quyền hạn rất lớn, có tổ chức và ấn tín riêng. Nhà Lê sơ còn đặt cơ quan Hoàng môn sảnh là nơi giữ Bảo ấn của vua và phụ giúp Môn hạ sảnh, đồng thời còn đặt cơ quan kiểm sát gồm lục Khoa và Ngự sử đài[30] cùng Nội mật viện[31], nhưng cơ cấu chính quyền trung ương giai đoạn này không đặt hệ thống lục Bộ. Lê Thái Tổ chỉ đặt ra 3 Bộ là bộ Lại, bộ Lễ và bộ Dân (tức bộ Hộ),
- trải đến đời Lê Nghi Dân (1460) mới lập lục Bộ là: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công và đặt chức Thượng thư đứng đầu mỗi Bộ. Tổ chức chính quyền địa phương giai đoạn này cũng được coi trọng, cả nước được chia làm 5 đạo, 6 trấn và 14 lộ. Được cấp đạo, trấn là chính quyền cấp lộ, dưới lộ là châu, dưới châu là huyện và cấp cơ sở dưới huyện là xã. Giai đoạn này chế độ hành chính đã dần dần thay thế chế độ quân quản: Văn bản cổ có niên đại năm Đại Hòa thứ 7 (1449) đời Lê Nhân Tông có ghi tên chức quan Tán trị thừa Chánh sứ ty của châu Hóa, lộ Thuận Hóa có hình dấu kiềm được giới thiệu ở mục sau là tư liệu quý hiếm nói về giai đoạn đầu Lê sơ. Năm 1460 Lê Thánh Tông lên ngôi bắt đầu cho một triều đại thịnh trị của giai đoạn phong kiến Lê sơ. Với
- công cuộc cải cách hành chính quy mô và đồng bộ từ trung ương xuống địa phương, từ lực lượng quân đội đến các cơ quan dân sự, nhà nước trung ương tập quyền vương triều này đạt đến mức hoàn bị. Về lập pháp, đây là triều đại cho ra đời bộ luật Hồng Đức nổi tiếng có nhiều điểm tiến bộ nhất trong lịch sử luật pháp thời phong kiến nước ta. Không như các vị Hoàng đế khác, Lê Thánh Tông đã mạnh dạn phê phán một số chủ trương đường lối ngay cả của các tiên đế mình, lời dụ của ông có câu rằng: “… Đến Lê Thái Tông đề cao Tể tướng, trọng Cơ mật viện cho gồm cả lục Khoa, đặt tam Sảnh mà bỏ cả lục Bộ…”[32]. Công cuộc cải cách có liên quan đến việc chế tác, thay đổi bổ sung, hoàn thiện ấn chương cho các cấp các ngành, cả với Bảo ấn dùng với ý nghĩa quốc gia
- trọng đại. Năm Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông sai đúc tiếp ấn vàng lớn khắc sáu chữ Triện mặt dấu là Hoàng đế thụ mệnh chi bảo 皇帝受命之寶 để dùng vào các việc trọng đại. Sự kiện này đã được chính sử ghi lại: “Ngày 16 đem việc khắc ấn Hoàng đế thụ mệnh chi bảo tấu cáo Thái miếu, ngày hôm ấy mưa gió to…” và “… ấn báu đúc xong sai Thái sư Đinh Liệt tấu cáo Thái Miếu…”[33]. Lê Thánh Tông đã sai phong khóa Bảo ấn Thuận thiên thừa vận chi bảo coi đó là biểu tượng của các Bảo ấn, là ấn truyền quốc của nhà Lê sơ. Bảo ấn Hoàng đế thụ mệnh chi bảo được mang ra dùng thay cho Bảo ấn Thuận thiên thừa vận chi bảo được cất lưu. Lê Thánh Tông cho tổ chức lại toàn bộ hệ thống hành
- chính từ trung ương xuống địa phương bắt đầu từ những cơ quan văn phòng bên cạnh Hoàng đế gồm có Hàn lâm viện[34], Đông các[35], Trung thư giám[36], Hoàng môn sảnh và Bí thư giám[37]. Điểm nổi bật là nhà vua đã bãi bỏ chức Tướng quốc (Tể tướng) thân chinh nắm quyền cai trị điều khiển triều đình. Chế độ tam Sảnh vẫn tồn tại nhưng vai trò quan trọng đã giảm dần, chỉ còn chức năng văn phòng Hoàng đế bên cạnh Hàn lâm viện và tòa Đông các. Hoàng môn sảnh từ thời Lê Thánh Tông vẫn là cơ quan chuyên trách giữ Bảo ấn của nhà vua, do Hoàng môn Thị lang đứng đầu và không phải kiêm nhiệm chức năng phụ giúp Môn hạ sảnh như trước nữa. Dưới thời Lê Thánh Tông hệ thống lục Bộ được chú ý đặc biệt, năm Quang Thuận thứ 6 (1465) ông cho đổi lục Bộ làm lục Viện và một năm sau (năm 1466) ông lại đổi lại lục Viện thành lục Bộ. Đứng đầu mỗi
- Bộ là chức Thượng thư rồi đến Tả, Hữu Thị lang, dưới có các chức Lang trung và Viên Ngoại lang phụ trách Thanh lại ty, là cơ quan chuyên trách của mỗi Bộ. Song song với việc lập lục Bộ, Thánh Tông cho chế tác và ban cấp ấn tín cho mỗi Bộ. Sử cũ ghi lại việc tháng 4 năm Quang Thuận thứ 7 (1466) thiết lập hệ thống lục Bộ đặt chức Thượng thư đứng đầu mỗi Bộ, dưới là chức Tả, Hữu Thị lang… và đến tháng 10 (năm 1466) việc chế tác ấn tín mới xong, Lê Thánh Tông mới lệnh ban cấp ấn tín cho các Bộ[38]. Bản sắc chỉ còn in hình dấu Lại bộ chi ấn có niên đại năm Hồng Đức thứ 19 (1488) được giới thiệu ở mục 2 dưới đây sẽ minh chứng cho ấn dấu cấp Bộ thời Lê Thánh Tông. Ở hệ thống lục Bộ, thì bộ Lễ ngoài các chức năng
- nhiệm vụ khác thì phải chịu trách nhiệm chế tác các loại ấn tín. Mỗi loại ấn từ ngoại hình kích cỡ cao thấp, to nhỏ, kiểu hình núm ấn, họa tiết viền ngoài đến thể thức kiểu viết khắc chữ Triện… Bộ Lễ phải thực hiện theo đúng quy chế, quản lý việc đúc và sử dụng ấn nghiêm cẩn theo luật định, không để việc đúc và dùng ấn tùy tiện. Ngoài ra, bộ Lễ còn chịu trách nhiệm tổ chức lễ phong khóa Bảo ấn, lễ khai ấn, lễ giao và tiếp nhận ấn đối với các ấn tín quan trọng của cơ quan lớn và ấn tướng quân trong lực lượng quân đội. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông thiết lập lục Tự gồm Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Hồng lô tự, Thượng bảo tự và Thái bộc tự với chức năng nhiệm vụ là thừa hành công việc của hệ thống lục Bộ giao cho. Trong đó Thượng bảo tự là cơ quan chịu trách nhiệm đóng dấu Hội thí và quyển thi
- của các thí sinh dự kỳ thi Hội do triều đình mở. Đối với hệ thống kiểm sát ngay từ tháng 8 năm 1465 Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách. Ở lục Khoa, ông cho đổi Trung thư khoa làm Lại khoa, Hải khoa làm Hộ khoa, Đông khoa làm Binh khoa, Tây khoa làm Hình khoa, Bắc khoa làm Công khoa và Nam khoa làm Lễ khoa. Tiến hành cải cách chính quyền địa phương, tháng 6 năm 1466 Lê Thánh Tông chia nước làm 12 đạo Thừa tuyên là Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Bắc Giang, Quốc Oai, An Bang, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Lạng Sơn và Thái Nguyên. Đồng thời nhà vua cho đổi lộ thành phủ và trấn làm châu[39]; song song là việc thay đổi bổ nhiệm chức quan địa phương cùng việc ban cấp ấn tín. Sử ghi: “Tháng 6 năm 1466 Lê Thánh Tông lại
- cho đặt 12 đạo Thừa tuyên… rồi cho đổi lộ thành phủ, trấn làm châu, Chuyển vận sứ làm Tri huyện, Tuần sát làm Huyện thừa, Xã quan làm Xã trưởng… Ban ra ấn Tri phủ, bỏ không cấp ấn An phủ nữa…”[40]. Năm Hồng Đức nguyên niên (1470) vua Chiêm Thành là Trà Toàn phản nghịch mang quân cướp phá đất Hóa Châu - Thuận Hóa. Lê Thánh Tông hạ chiếu điều động tướng soái, huy động 26 vạn quân thân đi chinh phạt Chiêm Thành. Trong quá trình chinh phạt, Lê Thánh Tông có lệnh ban sắc phong cho một số tướng soái chỉ huy các đạo quân Nam tiến. Trong đó có sắc phong cho phụ chính Tham tướng Phạm Như Tăng làm Trung quân Đô thống tạm quyền lãnh ấn tiên phong chỉ huy mười đạo binh tiến đánh Chiêm Thành. Trên sắc phong đó có đóng dấu Kim Bảo Sắc mệnh chi bảo lưu ở dòng ghi niên hiệu Hồng Đức
- năm thứ 2 (1471)[41]. Quân Lê sơ tiến đến thủ phủ Chiêm Thành công phá thành Đồ Bàn[42], bắt sống Trà Toàn. Việc bình Chiêm thành công[43], Lê Thánh Tông hạ chiếu lấy vùng đất mới Nam Trung bộ lập ra Thừa tuyên Quảng Nam đặt quan tướng cai trị, sáp nhập vào lãnh thổ nước ta thành 13 đạo Thừa tuyên. Đến tháng 4 năm Hồng Đức thứ 21 (1490) Thánh Tông đổi Thừa tuyên làm Xứ và đặt thêm một xứ trực thuộc Kinh sư (tức phủ Phụng Thiên) gọi là Trung đô. Về tổ chức quân sự thời Lê Thánh Tông, quân đội toàn quốc được đặt dưới quyền thống lĩnh của 5 phủ là Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ và Bắc quân phủ. Tổng tư lệnh quân đội là Thái úy nhưng trực tiếp chỉ huy là chức Tả, Hữu Đô đốc Ngũ phủ. Mỗi phủ đặt 6 Vệ, một Vệ có 5 hoặc 6 Sở, mỗi Sở có 400 quân chia làm nhiều
- Ngũ. Mỗi Phủ đặt chức Tả, Hữu Đô đốc, Đô đốc Đồng tri và Đô đốc Thiêm sự. Cấp Vệ đặt chức Tổng tri, Đồng Tổng tri và Thiêm Tổng tri. Cấp Sở đặt chức Quản lãnh, Chánh Võ úy và Phó Võ úy. Mỗi Ngũ đặt một chức Tổng kỳ. Quân ngũ ở Kinh sư được chia làm nhiều Vệ, mỗi Vệ lại có khoảng 5 Sở hoặc Ty, dưới cấp Sở, Ty là Đội. Trong đó có các Vệ chính là Cẩm Y, Kim Ngô, Điện Tiền và Kim Quan lực sĩ mà các vệ dưới có biên chế quân ngũ theo. Ví dụ như Cẩm Y vệ có 4 vệ Thuần tượng là Tiền vệ, Tả vệ, Hữu vệ và Hậu vệ; mỗi Vệ này quản 5 Sở. Ngoài ra Cẩm Y vệ còn có một vệ Mã Nhàn chỉ huy 5 Sở nữa. Mỗi một Sở đều có tên riêng như Hậu vệ có 5 sở là Tựu Lăng, Cầm Chí, Thành Nhạc, Cảng Hà và Bào Lâm. Đứng đầu mỗi Vệ dưới là chức Chỉ huy sứ có các chức chỉ huy Đồng tri và Chỉ huy Thiêm làm phó. Mỗi một chức đứng đầu từ cấp Sở trở lên đều được ban cấp ấn tín sử dụng. Ví dụ như chỉ huy sở Bào
- Lâm Hậu vệ được ban ấn khắc là Thuần tượng hậu vệ bào lâm hậu sở ấn (Ví dụ này sẽ được giới thiệu ở mục 2 tiếp sau). Thời Lê sơ mỗi đạo Thừa tuyên đặt một Đô ty để quản lý quân vụ, đứng đầu là Đô Tổng binh sứ, phó Tổng binh Đồng tri, Tổng binh Thiêm sự. Mỗi Đô ty có một số Vệ, đứng đầu là chức Chỉ huy sứ và phó là Chỉ huy sứ Đồng tri và Chỉ huy sứ Thiêm sự. Mỗi Vệ lại chia làm 5 sở Thiên hộ, mỗi sở Thiên hộ lại quản 10 sở Nhất bách hộ v.v… Những quy định về việc sử dụng ấn tín thời Lê sơ không chỉ thực hiện ở những ấn quý dùng với việc trọng đại, mà mỗi loại ấn đều phải được dùng cho một cấp, ngành hoặc đơn vị riêng biệt, trên một số văn bản quy định. Như tháng 3 năm 1468 Lê Thánh Tông sắc chỉ cho các Nha môn: “Nếu tâu về việc
- công thì cho đóng ấn ở bản Nha môn, nếu là bản tâu của các quan viên quân sắc không có ấn tín thì đều do Ty Thông chánh sứ xét đóng dấu kiềm vào chỗ giáp phùng”[44]…
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn