Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HÀM LƯỢNG PROTEIN KHÁC NHAU<br />
TRONG THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG<br />
TRONG NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ CHÌNH HOA (Anguilla marmorata)<br />
GIAI ĐOẠN 40 g ĐẾN 150 g TẠI HÀ NỘI<br />
EFFECTS OF DIFFERENT PROTEIN CONTENTS IN FEED TO GROWTH<br />
AND SURVIVAL OF MARBLED EEL (Anguilla marmorata) CULTURED SIZE<br />
FROM 40 TO 150 GRAM IN HA NOI<br />
Hoàng Minh Tuyết1, Lại Văn Hùng2<br />
Ngày nhận bài: 03/9/2013; Ngày phản biện thông qua: 09/10/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chình hoa (Anguilla<br />
marmorata) từ 40 - 150 g khi sử dụng các loại thức ăn có hàm lượng protein khác nhau trong điều kiện nuôi nhân tạo. Thí<br />
nghiệm được bố trí trong bể composite có thể tích 2 m3 theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 nghiệm thức và được lặp lại<br />
3 lần trong thời gian 4 tháng. Mật độ thả là 80 con/m3. Nghiên cứu sử dụng thức ăn nhân tạo có các hàm lượng protein lần<br />
lượt là 40%, 45% và 50% để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn trong nuôi thương phẩm cá chình hoa. Trong quá trình thí<br />
nghiệm các chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, pH, DO đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá chình hoa.<br />
Kết quả thí nghiệm cho thấy, tốc độ tăng tưởng tuyệt đối (g/ngày) và tốc độ tăng trưởng đặc trưng (%/ngày) ở nghiệm thức<br />
45% và 50% không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) nhưng sai khác so với nghiệm thức 40% (P < 0,05). Tỷ<br />
lệ sống cao nhất đạt 91, 67% ở nghiệm thức 45% protien và sai khác với nghiệm thức 40% (87,3%). Tuy nhiên không có sự<br />
sai khác có ý nghĩa giữa nghiệm thức 45% và 50%.<br />
Từ khóa: cá chình hoa, cá giống, tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng tương đối<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study was conducted to evaluate growth and survival rate of Marbled eel (Anguilla marmorata) which its size<br />
ranges from 40 to 150g when using feed with different protein contents in artificial condition. This experiment was designed<br />
in 2m3 composite tanks and replicated 3 times. Fish was reared with 80 individual/tank density. Artificial feeds contained<br />
different protein contents (40%, 45% and 50%) were used to access the effect of feeds in grow-out Marbled eel. During this<br />
period, environment factors such as temperature, pH and DO were suitable for the growth and development of Marbled<br />
eel. The result showed that there was no significant difference about absolute and specific growth rate between treatments<br />
45% and 50% (P > 0,05) but different from treatment 40% (P < 0,05). The highest survival rate obtained when using feed<br />
with 45% protein content (91, 67%) and different significantly with treatment 40% (87,3%) (P < 0,05). However, there was<br />
no significant difference between 45% and 50% (P > 0,05).<br />
Keywords: Marbled eel, fingerling, survival rate, absolute growth rate, relative growth rate<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội<br />
có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm thủy sản (hàng<br />
năm tiêu thụ khoảng 25 - 30.000 tấn thủy sản). Với<br />
hơn 30 nghìn ha mặt nước có khả năng nuôi trồng<br />
1<br />
2<br />
<br />
thủy sản trong đó có 6.700 ha ao hồ, 19.800 ha<br />
ruộng trũng đã mở ra cho Hà Nội một tiềm năng lớn<br />
về diện tích để phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong<br />
những năm gần đây các đối tượng thủy đặc sản<br />
như cá trắm đen, cá lăng, cá chình... đã và đang<br />
<br />
Hoàng Minh Tuyết: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 – Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Lại Văn Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 207<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
được người nuôi quan tâm. Đặc biệt là cá chình với<br />
chất lượng thịt thơm ngon, đang được nuôi khá phổ<br />
biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người<br />
nuôi [2].<br />
Cá chình là loài cá dữ thiên về ăn động vật là<br />
chính. Trong tự nhiên, thức ăn của cá là tôm, cá<br />
con, động vật đáy nhỏ và côn trùng thủy sinh [7].<br />
Các mô hình nuôi cá chình được thực hiện tại Hà<br />
Nội cho kết quả chưa cao do việc kiểm soát môi<br />
trường chưa chặt chẽ, thức ăn chưa được cung<br />
cấp đầy đủ... [1]. Trong đó, kỹ thuật nuôi có vai trò<br />
quyết định đến năng suất và hiệu quả nuôi. Nghiên<br />
cứu để chọn ra thức ăn phù hợp cho cá chình là<br />
rất cần thiết nhằm đạt được hiệu quả nuôi tốt nhất.<br />
Nhằm đánh giá khả năng sử dụng thức ăn với các<br />
mức protein khác nhau trong quá trình nuôi thương<br />
phẩm cá chình giai đoạn từ 40 đến 150 gam, đề tài<br />
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các hàm lượng protein<br />
khác nhau trong thức ăn đến tăng trưởng và tỷ<br />
lệ sống trong nuôi thương phẩm cá chình hoa<br />
(Anguilla marmorata) giai đoạn 40 đến 150 g tại Hà<br />
Nội” được thực hiện. Kết quả của nghiên cứu này sẽ<br />
góp phần hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm cá<br />
chình theo hướng thâm canh, từ đó tăng hiệu quả<br />
kinh tế trong nuôi thương phẩm loài cá này.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 đến tháng 10<br />
năm 2012.<br />
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Giống thủy sản<br />
Hà Nội - xã Thanh Thùy - huyện Thanh Oai - Hà Nội.<br />
2. Vật liệu nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: cá chình hoa (Anguilla<br />
marmorata).<br />
Bể thí nghiệm: bể composite với thể tích 2 m3.<br />
Mức nước trong bể duy trì ở độ sâu 1,5 - 1,7 m.<br />
Thức ăn: Thức ăn sử dụng trong quá trình thí<br />
nghiệm là thức ăn tự chế với hàm lượng protein<br />
khác nhau là 40%, 45% và 50%.<br />
3. Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được tiến hành với cùng mật độ<br />
nuôi là 80 con/m3. Cá thí nghiệm có kích thước đồng<br />
đều 41,2 ± 0,027 g/con. Cá cho ăn đến no.<br />
Chế biến thức ăn: Áp dụng phương pháp tính<br />
toán bằng đường chéo của Pearson (phương pháp<br />
hình vuông) để thiết lập các công thức thức ăn<br />
cho cá.<br />
<br />
208 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2014<br />
Bảng 1.Công thức thức ăn cho cá<br />
Nguyên liệu<br />
<br />
Hàm lượng protein<br />
<br />
Bột cá<br />
<br />
60%<br />
<br />
Bột đậu nành<br />
<br />
48%<br />
<br />
Bột mỳ<br />
<br />
12%<br />
<br />
Bột cám gạo<br />
<br />
10%<br />
<br />
Với tỷ lệ chung bột cá : bột đậu nành = 3:1;<br />
bột mỳ : bột cám gạo = 2:1.<br />
<br />
Nguyên liệu được dùng để chế biến thức ăn bao<br />
gồm 4 thành phần chính là bột cá, bột đậu nành, bột<br />
mỳ, bột cám gạo, ngoài ra còn bổ sung thêm một số<br />
chất cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cá<br />
như: dầu cá, Premix khoáng, Premix vitamin. Thức<br />
ăn hỗn hợp được tạo ra theo các bước sau:<br />
- Cân nguyên liệu: Nguyên liệu được dùng để<br />
chế biến làm thức ăn cho cá phải đảm bảo chất<br />
lượng không ôi thiu, đặc biệt là không bị mốc. Dùng<br />
cân đồng hồ để cân nguyên liệu.<br />
- Phối trộn: Các nguyên liệu bột cá, bột đậu<br />
nành, bột mỳ, bột cám gạo được trộn đều.<br />
- Tạo viên: Sau khi được phối trộn thì thức ăn<br />
được tạo viên có kích cỡ theo mong muốn bằng<br />
máy tạo viên. Sau đó thức ăn được sấy khô để bảo<br />
quản được lâu hơn.<br />
4. Chăm sóc và quản lý<br />
- Bể thí nghiệm được tẩy rửa bằng Chlorin<br />
nồng độ 30 - 50 ppm, dùng bàn chải chà sạch và<br />
phơi khô.<br />
- Nguồn nước cấp được lắng lọc trước khi<br />
sử dụng, các yếu tố môi trường được theo dõi<br />
hàng ngày.<br />
- Cho cá ăn 2 lần/ ngày (7 giờ và 17 giờ). Bể<br />
được xi phông loại bỏ thức ăn thừa và chất thải<br />
ngày 2 lần/ngày (sáng và chiều).<br />
5. Phương pháp thu thập số liệu<br />
Các chỉ tiêu đo hàng ngày: nhiệt độ môi trường<br />
nước, pH, hàm lượng oxy hòa tan được đo 2 lần/ngày<br />
(6 giờ và 14 giờ).<br />
- Nhiệt độ sử dụng nhiệt kế thủy ngân có thang<br />
chia độ đến 0,10C.<br />
- Hàm lượng oxy hòa tan đo bằng máy đo oxy<br />
hiệu TOADKK của Nhật.<br />
- Độ pH đo bằng máy đo pH hiệu TOADKK<br />
của Nhật.<br />
Thu mẫu đo chiều dài (mm), cân khối lượng (g)<br />
và tỷ lệ sống (%) được xác định 30 ngày/lần, đo<br />
ngẫu nhiên 30 cá thể tại mỗi bể thí nghiệm để tính<br />
tốc độ sinh trưởng theo các công thức sau:<br />
- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng<br />
của cá theo ngày (%/ngày).<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
Ln(W2) – Ln(W1)<br />
t2 – t1<br />
<br />
SGRw (%) =<br />
<br />
Trong đó: W2, W1 là khối lượng của cá tương ứng với thời gian t2, t1;<br />
t1: là thời gian ban đầu;<br />
t2: thời gian sau thí nghiệm.<br />
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng của cá theo ngày (g/ngày)<br />
<br />
W2 – W1<br />
t2 – t1<br />
<br />
DWGw =<br />
- Hệ số thức ăn (FCR):<br />
<br />
Khối lượng thức ăn cá sử dụng<br />
<br />
FCR =<br />
<br />
Khối lượng cá tăng lên<br />
<br />
- Thức ăn tiêu thụ theo khối lượng khô (DFI) (g/con)<br />
<br />
Tổng lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày<br />
<br />
DFI =<br />
<br />
Tổng số cá nuôi<br />
<br />
- Hiệu quả sử dụng thức ăn FE (g/g)<br />
<br />
FE =<br />
- Tỷ lệ sống (S) (%)<br />
<br />
Tổng khối lượng cá tăng thêm<br />
Thức ăn tiêu thụ theo trọng lương khô (DFI)<br />
<br />
Tỷ lệ sống (%) =<br />
- Chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trưởng = FCR<br />
x giá thức ăn.<br />
- Tổng thu = sản lượng (kg) x giá bán (đ/kg).<br />
- Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi.<br />
6. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsotf<br />
Excel 2003 và SPSS 16.0. Số liệu được trình bày<br />
dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) và được<br />
phân tích bằng phương pháp ANOVA một nhân tố.<br />
Sự sai khác giữa các nghiệm thức được so sánh<br />
theo phương pháp Duncan, sự sai khác có ý nghĩa<br />
được xem xét khi p < 0,05.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường<br />
Qua bảng 2 ta thấy, trong suốt quá trình thí<br />
nghiệm 4 tháng (bắt đầu từ 1/4/2012 đến ngày<br />
30/6/2012) trung bình nhiệt độ nước buổi sáng<br />
29,7 ± 0,11 và buổi chiều là 31,01 ± 0,1. Sự chênh<br />
lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi chiều cũng<br />
không đáng kể (khoảng 20C) nên thích hợp cho cá<br />
phát triển. Hàm lượng oxy trong bể buổi sáng trung<br />
bình là 5,2 ± 0,07 mg/l và buổi chiều trung bình là<br />
5,2 ± 0,07 mg/l. Yêu cầu hàm lượng oxy của cá<br />
chình hoa trong nước yêu cầu phải trên 2 mg/l, thích<br />
hợp nhất cho sinh trưởng đó là lớn hơn 5 mg/l. Cá<br />
chình có cơ quan hô hấp phụ là da và xoang miệng<br />
nên chúng có thể sống một thời gian dài khi ra khỏi<br />
<br />
Số cá thu hoạch<br />
Số cá thả ban đầu<br />
<br />
x 100<br />
<br />
môi trường nước cơ thể vẫn giữ được một độ ẩm<br />
nhất định. So với ngưỡng oxy này thì hàm lượng<br />
oxy trong bể là thích hợp cho cá chình sinh trưởng.<br />
Trung bình giá trị pH trong quá trình thí nghiệm<br />
vào buổi sáng 7,61 ± 0,035, buổi sáng 7,59 ± 0,037.<br />
Trong tự nhiên cá chình có thể sống ở môi trường<br />
có giá trị pH từ 4 - 10, pH thích hợp nhất là từ<br />
7 - 8,5. So với ngưỡng pH này thì giá trị pH trong bể<br />
nuôi là thích hợp cho cá chình sinh trưởng.<br />
Bảng 2. Một số yếu tố môi trường<br />
trong quá trình thí nghiệm<br />
Các chỉ tiêu theo dõi<br />
<br />
Sáng<br />
<br />
Chiều<br />
<br />
Nhiệt độ ( C)<br />
<br />
29,7 ± 0,11<br />
<br />
31,0 ± 0,1<br />
<br />
pH<br />
<br />
7,61 ± 0,035<br />
<br />
7,59 ± 0,037<br />
<br />
DO (ppm)<br />
<br />
5,2 ± 0,07<br />
<br />
5,2 ± 0,07<br />
<br />
0<br />
<br />
2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng của<br />
cá chình hoa<br />
Cá chình thuộc giống Anguilla đều là những loài<br />
cá dữ, tính ăn của chúng thay đổi tùy từng giai đoạn<br />
phát triển [3]. Để phát triển và duy trì các hoạt động<br />
sinh lý bình thường, cá chình cần phải được cung<br />
cấp protein, muối khoáng, vitamin và các nguồn năng<br />
lượng khác. Trong đó, nguồn protein rất quan trọng<br />
cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chình [4].<br />
Cá sử dụng protein để đáp ứng nhu cầu amino acid.<br />
Nhu cầu protein của cá chình cao hơn so với các<br />
loại cá nước ngọt khác [5].<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 209<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
protein và các mức protein khác nhau, chỉ ra rằng<br />
hàm lượng 45% protein trong khẩu phần thức ăn của<br />
cá chình giống châu Âu cho mức sinh trưởng cao<br />
nhất [6]. Nguyễn Phi Nam và ctv (2012) thực hiện trên<br />
cá chình châu Âu giai đoạn bột, trung bình 0,3g/con.<br />
Thí nghiệm được thực hiện trong 114 ngày với 4 loại<br />
thức ăn là naupilus của Artemia shrimp, cá chép tươi<br />
xay, trùn chỉ và thức ăn hỗn hợp, thí nghiệm chia làm<br />
2 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 2 tháng, mỗi thí<br />
nghiệm lặp lại 2 lần và nuôi 100 con trong bể kính<br />
20 lít. Kết quả của giai đoạn 1 cho thấy chỉ có nhóm<br />
cho ăn trùn chỉ tăng trọng lượng (156,64%). Cá trong<br />
các lô khác đểu giảm khối lượng. Ở giai đoạn 2 cũng<br />
cho kết quả tương tự đối với nhóm cá ăn trùn chỉ<br />
như ở thí nghiệm 1 là 422,34%, nhóm kế tiếp cũng<br />
có tốc độ tăng trưởng cao là nhóm cho ăn trùn chỉ<br />
(giai đoạn 1) và sau đó cho ăn thức ăn tổng hợp (giai<br />
đoạn 2) với 189,9% [4].<br />
<br />
Qua bảng 3 cho thấy khối lượng cá tăng thêm<br />
ở CT1 là thấp nhất (120,89 ± 1,13 g), tăng lên ở<br />
CT2 (126,17 ± 0,41 g) và đạt cao nhất ở CT3<br />
(126,75 ± 0,66 g). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối<br />
lượng theo ngày cũng tương tự thấp nhất ở CT1<br />
(1,38 ± 0,009 g), tăng ở CT2 (1,42 ± 0,003 g) và đạt<br />
cao nhất ở CT3 (1,43 ± 0,005 g). CT1 có sự sai khác<br />
với CT2, CT3 về mặt ý nghĩa thống kê (P < 0,05),<br />
còn giữa CT2 và CT3 sự sai khác không có ý nghĩa<br />
thống kê (P > 0,05). Tốc độ tăng trưởng tương đối<br />
đạt kết quả tương tự, tốc độ tăng trưởng tương đối<br />
cao nhất ở CT3 (1,37 ± 0,003), CT2 (1,36 ± 0,0005),<br />
CT1 (1,34 ± 0,004).<br />
Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thức<br />
ăn đến sinh trưởng của cá chình như: Arai và ctv<br />
(1972) xác định nhu cầu protein cho cá chình Nhật<br />
Bản Anguilla japonica là 45% [5]. Bardonnet và ctv<br />
(2004) kiểm tra tỷ lệ khác nhau giữa bốn nguồn<br />
<br />
Bảng 3. Tăng trưởng của cá chình hoa ở các nghiệm thức nuôi<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
CT1<br />
<br />
CT2<br />
<br />
Khối lượng đầu<br />
<br />
41,2 ± 0,027<br />
<br />
Khối lượng cuối (g)<br />
<br />
162,09 ± 0,165a<br />
<br />
167,26 ± 0,268b<br />
<br />
167,73 ± 0,269b<br />
<br />
Khối lượng tăng thêm (g)<br />
<br />
120,89 ± 1,13<br />
<br />
126,17 ± 0,41<br />
<br />
126,75 ± 0,66b<br />
<br />
DWGw (g/ngày)<br />
<br />
1,38 ± 0,009a<br />
<br />
1,42 ± 0,003b<br />
<br />
1,43 ± 0,005b<br />
<br />
SGRw (%/ngày)<br />
<br />
1,34 ± 0,004<br />
<br />
1,36 ± 0,0005<br />
<br />
1,37 ± 0,003b<br />
<br />
41,09 ± 0,1<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
CT3<br />
<br />
40,98 ± 0,04a<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
b<br />
<br />
Các số trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)<br />
CT1: 40% protein; CT2: 45% protein; CT3: 50% protein<br />
<br />
thức ăn của cá tại CT1 là thấp nhất (60,92 ± 0,32) và<br />
3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chình hoa<br />
có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với CT2<br />
Qua bảng 4 cho thấy hệ số thức ăn tại CT1 là cao<br />
(62,43 ± 0,08) và CT3 (62,61 ± 0,15) (P < 0,05).<br />
nhất (2,62 ± 0,01) có sự sai khác có ý nghĩa thống<br />
Như vậy hệ số thức ăn mà cá sử dụng với hàm<br />
kê so với CT2 (2,56 ± 0,003) và CT3 (2,55 ± 0,006)<br />
lượng đạm 45% và 50% không có sự sai khác.<br />
(P < 0,05). CT2 có hệ số thức ăn cao hơn CT3,<br />
Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đó<br />
tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa thống kê<br />
khi sử dụng thức ăn cho cá chình với hàm lượng<br />
(P > 0,05). Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô<br />
đạm 45%. Từ kết quả thu được nhận thấy việc tìm<br />
của cá cao nhất ở CT2 (3,65 ± 0,006) và CT3<br />
ra thức ăn có hàm lượng Protein phù hợp sẽ giúp<br />
(3,65 ± 0,009), thấp nhất ở CT1 (3,63 ± 0,008) nhưng<br />
tăng trưởng tối ưu cũng như tiết kiệm tối đa chi phí<br />
sự sai khác này cũng không có ý nghĩa thống kê<br />
sản xuất cho người nuôi.<br />
(P > 0,05). Tương tự như vậy hiệu quả sử dụng<br />
Bảng 4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá qua các tháng nuôi<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
CT1<br />
<br />
FCR<br />
<br />
CT2<br />
<br />
CT3<br />
<br />
2,62 ± 0,01<br />
<br />
2,56 ± 0,003<br />
<br />
a<br />
<br />
2,55 ± 0,006a<br />
<br />
DFI<br />
<br />
3,63 ± 0,008a<br />
<br />
3,65 ± 0,006a<br />
<br />
3,65 ± 0,009a<br />
<br />
FE<br />
<br />
60,92 ± 0,32b<br />
<br />
62,43 ± 0,08a<br />
<br />
62,61 ± 0,15a<br />
<br />
b<br />
<br />
Với: CT1: 40% protein; CT2: 45% protein; CT3: 50% protein<br />
<br />
4. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của cá<br />
chình hoa<br />
Qua hình 1 ta thấy: có sự sai khác giữa ở<br />
các công thức thức ăn khác nhau, tỷ lệ sống<br />
thấp nhất ở CT1 và sai khác có ý nghĩa thống kê<br />
<br />
210 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
với CT2 và CT3 (P 0,05).<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
<br />
Hình 1. Tỷ lệ sống của cá khi kết thúc thí nghiệm<br />
<br />
Một số nghiên cứu trên các đối tượng khác<br />
cho kết quả tương tự như: Chu Văn Công (2006)<br />
đã thử nghiệm nuôi cá chình trong ao đất và<br />
trong bể xi măng bằng 3 loại thức ăn tự chế với<br />
hàm lượng protein là 14,80%; 38,25%; 44,49%<br />
trong 4 tháng cho kết quả là thức ăn có hàm<br />
lượng protein 44,49% cho tốc độ tăng trưởng và<br />
tỷ lệ sống cao nhất [2]. Như vậy chất lượng<br />
thức ăn cũng là một nhân tố quan trọng ảnh<br />
hưởng tới tỷ lệ sống của cá chình hoa. Việc xác<br />
định được tỷ lệ thành phần các chất dinh dưỡng<br />
trong sản xuất thức ăn, đặc biệt là đảm bảo nguồn<br />
protein giúp tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá đạt<br />
tốt nhất.<br />
<br />
1. Kết luận<br />
- Các yếu tố môi trường trong suốt quá trình<br />
nuôi đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng<br />
trưởng của cá chình.<br />
- Cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng protein<br />
50% với mật độ 80 con/m3 cho tốc độ tăng trưởng<br />
tuyệt đối và đặc trưng tốt nhất (1,43 ± 0,005 g/ngày<br />
và 1,37 ± 0,003 %/ngày).<br />
- Tỷ lệ sống của cá cao nhất khi sử dụng thức<br />
ăn có hàm lượng protein là 45% (91,67%) và thấp<br />
nhất với thức ăn chứa 40% protein (87,3%).<br />
- Thức ăn có hàm lượng protein 50% cho hệ số<br />
thức ăn thấp nhất (2,55 ± 0,006) và hệ số tiêu thụ<br />
thức ăn là cao nhất (62,61 ± 0,15)<br />
2. Kiến nghị<br />
- Để tiếp tục việc hoàn thiện quy trình nuôi cần<br />
có những nghiên cứu sâu hơn nữa về dinh dưỡng<br />
nhằm tính toán được % protein trong thịt cá để có<br />
thể đánh giá được khối lượng thức ăn mà cá tiếp<br />
nhận được từ đó đưa ra được các phép tính toán<br />
hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.<br />
- Ngoài ra cần có các nghiên cứu về ảnh hưởng<br />
của lipid và các chất khác trong thành phần thức ăn<br />
lên sự tăng trưởng của cá chình để đưa ra được<br />
công thức thức ăn phù hợp nhất. Bên cạnh đó cần<br />
có các nghiên cứu về cá chình khi tiến hành nuôi ở<br />
các giai đoạn thương phẩm lớn hơn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Nguyễn Thị An, Hồ Hồng Hường và Nguyễn Công Dân, 2001. Tóm tắt kết quả bước đầu nuôi thử nghiệm các loài cá chình<br />
Nhật Bản (Anguilla japonica) ở miền Bắc Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu khoa học năm 2000. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng<br />
Thủy sản I: 3.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Chu Văn Công, 2006. Tìm hiểu nguồn lợi giống cá chình (Anguilla) tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên và thử nghiệm nuôi<br />
thương phẩm trong ao và trong bể xi măng bằng một số loại thức ăn. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Nha Trang.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Nguyễn Đình Mão và Vũ Trung Tạng, 2005. Giáo trình Ngư loại học. NXB Nông nghiệp.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Nguyễn Phi Nam, Phạm Thị Phương Lan, Nguyễn Văn Huy và Trần Quốc Thịnh, 2012. Thử nghiệm nuôi cá chình hoa<br />
(Anguilla marmorata) trong lồng bằng các loại thức ăn khác nhau tại hồ chứa nước Hòa Mỹ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí<br />
Khoa học. Đại học Huế.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Arai, S., Nose, T. And Hashimoto, Y., 1972. Amino acids essential for growth of eels Anguilla anguilla and Anguilla japonic.<br />
Bull Jpn. Soc. Sci. Fish. 38: 753-759.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bardonnet, A. and Riera, P., 2004. Feeding of glass eels (Anguilla anguilla) in the course of their esturarine migration: new<br />
insights from stable isotope analysis. Coastal and Shelf Science, 63 (1-2): 201-209.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Isao, M., 1979. Theory and practise of eel culture. Avaiable from the national technical information service: 133.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 211<br />
<br />