intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của ESG và quản trị lợi nhuận lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khối ASEAN

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung vào xem xét tác động của chỉ số rủi ro ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) và quản trị lợi nhuận lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên dữ liệu của 337 công ty niêm yết trong khối ASEAN, đại diện là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia trong năm 2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của ESG và quản trị lợi nhuận lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khối ASEAN

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 ẢNH HƯỞNG CỦA ESG VÀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN LÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHỐI ASEAN Đỗ Vân Anh, Đào Thị Thanh Bình, Đào Mai Hương, Hoàng Xuân Quỳnh, Phan Thu Hương Trường Đại học Hà Nội Email: anhdv@hanu.edu.vn, binhdtt@hanu.edu.vn, maihuong@hanu.edu.vn, quynhhx@hanu.edu.vn, huongpt@hanu.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào xem xét tác động của chỉ số rủi ro ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) và quản trị lợi nhuận lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên dữ liệu của 337 công ty niêm yết trong khối ASEAN, đại diện là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia trong năm 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa chỉ số rủi ro ESG và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mối quan hệ cùng chiều này được khẳng định ở cả hai mô hình sử dụng hai thước đo hiệu quả là ROA và ROE. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc quản trị lợi nhuận thực không tạo ra kết quả hoạt động tốt hơn mà còn đi chệch khỏi các quyết định kinh doanh tối ưu của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động có thể sẽ đến trong dài hạn từ các hoạt động liên quan ESG và cần được nghiên cứu qua các giai đoạn khác nhau để xác định ảnh hưởng của độ trễ khi thực hiện ESG lên kết quả kinh doanh. Từ khóa: ESG, quản trị lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, ASEAN 1. Giới thiệu Các vấn đề liên quan đến Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) đã phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua. Theo Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư Toàn cầu của Goldman Sachs (2022), các chính sách ESG ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, chiếm 20% chính sách ESG toàn cầu, tiếp theo là việc cải thiện công bố thông tin của công ty về các vấn đề phát triển bền vững. Những phát triển chính sách quan trọng đang theo xu hướng của Châu Âu về giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và sự gia tăng phát thải carbon cũng như công bố ESG. Các doanh nghiệp trong khu vực cần phải đáp ứng các thách thức về thay đổi chính sách này. Bên cạnh đó, áp lực từ các bên liên quan như chính phủ, người tiêu dùng, khách hàng doanh nghiệp và nhà đầu tư yêu cầu các công ty phải có trách nhiệm với môi trường và xã hội cũng như công bố hiệu quả hoạt động ESG của mình. Các mục tiêu, chiến lược và quyết định của doanh nghiệp phải cân nhắc thực hiện các tiêu chí ESG đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính doanh nghiệp. Xu hướng này dẫn đến nhu cầu tất yếu về các công bố ESG. Tuy nhiên, việc thực hiện các báo cáo về vấn đề phát triển bền vững không phải là bắt buộc ở hầu hết các quốc gia và điều này dẫn đến câu hỏi về động cơ của các công ty khi thực hiện các báo cáo ESG. Việc công bố ESG cũng có thể tuân theo các khuôn khổ khác nhau như Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), 308
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Lực lượng Đặc nhiệm về Công bố Tài chính liên quan đến Khí hậu (TCFD), Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của WHO. Sự không nhất quán trong các tiêu chuẩn báo cáo tạo cơ hội cho những công bố có khả năng gây hiểu lầm và giúp doanh nghiệp thực hiện hành vi greenwashing - bao gồm một loạt các hành động phóng đại và gi an dối về các “hoạt động xanh” của doanh nghiệp (Lokuwaduge & cộng sự, 2022). Nhà quản trị, do đó, có thể sử dụng thông tin ESG như một công cụ để bảo vệ mình khỏi sự cảnh giác của các bên liên quan và tạo ra hình ảnh tốt hơn về công ty trong mắt công chúng. Công bố thông tin ESG được Morningstar sử dụng để tính toán chỉ số rủi ro ESG nên chỉ số rủi ro ESG là kết quả của công bố ESG của doanh nghiệp. Nếu việc tiết lộ ESG có thể được sử dụng bởi doanh nghiệp để đánh lừa các bên liên quan về hiệu quả hoạt động phi tài chính thì các nhà quản lý doanh nghiệp cũng thực hiện các hành động nhằm thao túng số liệu trong báo cáo tài chính để khiến chúng trông đẹp hơn. Điều này được gọi là hành vi quản trị lợi nhuận (Earnings Management – EM). Cụ thể hơn, quản trị lợi nhuận có thể được hiểu là việc các nhà quản trị sử dụng các phán đoán của mình để thay đổi báo cáo tài chính nhằm đánh lừa về hiệu quả kinh tế của công ty cũng như ảnh hưởng đến những kết quả có sự phụ thuộc vào số liệu kế toán được báo cáo (Healy & Wahlen, 1999). Mặc dù, báo cáo tài chính phải tuân theo các tiêu chuẩn kế toán như US. GAAP và IFRS, các nhà quản trị vẫn có thể sử dụng những xét đoán của mình trong quá trình lập báo cáo tài chính và thiết kế các giao dịch kinh tế để bóp méo số liệu báo cáo. Do đó, sẽ có một mức độ thao túng thông tin trong cả báo cáo tài chính và báo cáo ESG của doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty. Theo một số nghiên cứu tổng quan được thực hiện bởi Khan (2022) và Jain & Tripathi (2023), các quốc gia hàng đầu tiến hành nghiên cứu ESG chủ yếu là các quốc gia phát triển. Ở châu Á đã có một số nghiên cứu về ESG ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia. Trong số các nước châu Á, Ấn Độ là nước đóng góp nhiều nhất, với 27 bài báo (chiếm tổng cộng 3,11%) trong Scopus tính đến năm 2023. Tương tự, nghiên cứu về Quản trị lợi nhuận cũng tập trung vào các nước phát triển như Mỹ và các nước châu Âu. Một số nghiên cứu đã được thực hiện ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc hay Thái Lan (Habib & cộng sự, 2022). Theo như tìm hiểu của nhóm tác giả, có ít các nghiên cứu về ESG, quản trị lợi nhuận và hiệu quả doanh nghiệp được thực hiện dựa trên mẫu xuyên quốc gia. Vì những lý do nêu trên, mục đích của nghiên cứu này là tìm ra mối quan hệ giữa chỉ số rủi ro ESG, quản trị lợi nhuận và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp khối ASEAN, đại diện là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia. Nghiên cứu bao gồm các phần chính như sau: Phần tổng quan tài liệu làm nền tảng cho việc xây dựng giả thuyết; phần phương pháp nghiên cứu trình bày chi tiết về mẫu, thu thập dữ liệu, các biến và mô hình được sử dụng để phân tích và phần cuối cùng là thảo luận kết quả. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Theo Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) do Freeman (1984) phát triển, doanh nghiệp có thể được hiểu là tập hợp các mối quan hệ giữa tất cả các nhóm, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông, người nắm giữ trái phiếu,… có quyền lợi trong hoạt động kinh doanh và vai trò của các nhà quản lý là thúc đẩy các mối quan hệ này nhằm tối đa 309
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 hóa giá trị của các bên liên quan. Như vậy, một tổ chức phải đáp ứng được mong đợi của các bên liên quan khác nhau để tạo nên hiệu quả hoạt động bền vững và giá trị lâu dài cho công ty. Điều này cũng thúc đẩy quan hệ công chúng tốt đẹp và mang lại danh tiếng của công ty. Do đó, sự phát triển của công ty phụ thuộc vào sự hài lòng của tất cả các bên liên quan. Lý thuyết các bên liên quan là nền tảng của nhiều nghiên cứu trong vấn đề Phát triển bền vững, Quản trị doanh nghiệp, Trách nhiệm xã hội và Quản trị lợi nhuận. Các báo cáo tài chính và công bố ESG là một trong những cách tổ chức truyền đạt hiệu quả hoạt động của mình tới các bên liên quan khác nhau vì lợi ích của họ. 2.2. Nghiên cứu về công bố thông tin ESG và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu khác nhau trên khắp thế giới đã cố gắng xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ESG, riêng lẻ hoặc kết hợp, và hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Trong một đánh giá được thực hiện bởi Friede và đồng nghiệp (2015), đã có 60 nghiên cứu tổng quan với tổng số 3718 nghiên cứu cơ bản về mối quan hệ thực nghiệm giữa các tiêu chí ESG và hiệu quả hoạt động của công ty. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào một hoặc hai khía cạnh của ESG nhưng chưa tập trung nhiều vào việc tích hợp cả ba chiều E, S, G của khung. Mặc dù có một số lượng lớn các nghiên cứu liên quan tới vấn đề này nhưng vẫn có những tranh luận về kết quả không đồng nhất. Theo nghiên cứu của Friede, gần 50% tổng số nghiên cứu được phân tích tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả tài chính doanh nghiệp và các yếu tố ESG, 10% có mối quan hệ ngược chiều và phần còn lại có kết quả trái chiều, không đồng nhất giữa các yếu tố về Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty. Hầu hết các bài nghiên cứu gần đây và các nghiên cứu phân tích tổng hợp về lĩnh vực này đều chứng minh mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả tài chính của công ty và tiêu chí ESG. Theo nghiên cứu của Chen & cộng sự (2023) trên mẫu gồm 3332 doanh nghiệp niêm yết trên toàn thế giới (2011-2020), xếp hạng ESG có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 1%. Đáng chú ý là mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê đối với các công ty có quy mô lớn và không có ý nghĩa thống kê đối với các công ty có quy mô nhỏ. Nghiên cứu của Buallay và các cộng sự (2020) nghiên cứu mẫu 882 ngân hàng từ cả các nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 2008-2019, cho thấy mối quan hệ tích cực giữa điểm ESG và thước đo hiệu quả hoạt động là ROA, ROE và Tobin's Q. Deng & cộng sự (2013), Eccles & cộng sự (2013), Noronha & cộng sự (2018), Chong & cộng sự (2018), Arayssi và Jizi (2019) là một trong những nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của xếp hạng ESG đến hiệu quả tài chính của công ty. Trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp do Khan (2022) thực hiện, xem xét khoảng 199 bài báo trên tạp chí Scopus về ESG từ năm 2012 đến năm 2020, cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa ESG và hiệu quả tài chính, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Việc xem xét 238 nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2020 trong nghiên cứu tổng hợp của Ulrich Atz & cộng sự (2022) bao gồm 29% nghiên cứu trên mẫu toàn cầu, 33% ở Hoa Kỳ và 25% ở Châu Âu, cũng tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê rằng tính bền vững dẫn đến hiệu quả tài chính tốt hơn. Mặt khác, bài báo của Duque & Caracuel (2021), điều tra 104 công ty đa quốc gia ở Brazil, Chile, Colombia, Mexico và Peru từ năm 2011 đến năm 2015, cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa điểm ESG và hiệu quả hoạt động của công ty là tiêu cực. Kết quả tương tự cũng được thấy trong Edi (2020) với cuộc điều tra 69 công ty niêm yết trên Bursa Malaysia từ năm 2009 đến 2018. 310
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Trong một nghiên cứu khác, Saygili & cộng sự (2021), phân tích tác động của việc công bố thông tin ESG đến hiệu quả tài chính của công ty của các công ty niêm yết trên Chỉ số Quản trị Doanh nghiệp Borsa Istanbul trong giai đoạn 2007 đến 2017, cho thấy nhiều kết quả khác nhau. Phát hiện của họ chỉ ra rằng việc công bố thông tin về môi trường có tác động tiêu cực, trong khi các khía cạnh liên quan đến xã hội và quản trị lại có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nói chung. Atan & cộng sự (2016) cho thấy không có mối quan hệ giữa mức độ công bố ESG và hiệu quả tài chính doanh nghiệp bằng cách sử dụng phân tích nội dung của 100 công ty hàng đầu ở Malaysia và Đan Mạch năm 2013. 2.3. Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Quản trị lợi nhuận có thể được định nghĩa là hành vi mà nhà quản trị “sử dụng những xét đoán của mình trong quá trình lập báo cáo tài chính và thiết kế các giao dịch kinh tế để bóp méo số liệu báo cáo nhằm làm cho các bên có liên quan hiểu sai về kết quả hoạt động kinh doanh thực của công ty hoặc nhằm tác động đến kết quả của các hợp đồng dựa trên các số liệu báo cáo” (Healy & Wahlen, 1999, p. 368). Động cơ để nhà quản trị thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận bao gồm tăng lợi nhuận để đạt mức chỉ tiêu đề ra trong hợp đồng thù lao của nhà quản lý (Dechow & cộng sự, 1996), để đáp ứng yêu cầu cho vay vốn từ ngân hàng (Dechow & cộng sự, 1995; Healy & Wahlen, 1999), để đạt được sự ổn định về lợi nhuận giữa các kỳ kế toán nhằm thu hút đầu tư hoặc trước khi thực hiện các hoạt động phát hành cổ phiếu, giao dịch mua bán, sáp nhập (Cohen & Zarowin, 2010). Nhà quản lý có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để điều chỉnh mức lợi nhuận báo cáo của doanh nghiệp. Theo Roychowdhury (2006) các biện pháp này có thể được chia thành hai nhóm: điều chỉnh lợi nhuận thông qua kế toán các khoản dồn tích (AEM) và điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch thực tế (REM). Trong khi AEM liên quan tới việc vận dụng các phương pháp kế toán và ước tính kế toán để tăng, giảm các khoản dồn tích, REM là các hành động quản lý cố ý đi lệch khỏi thực tiễn hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, được thực hiện với mục tiêu chính là đáp ứng mức lợi nhuận nhất định. Các biện pháp phổ biến bao gồm thao túng doanh thu thông qua các khoản giảm giá hoặc điều khoản tín dụng ưu đãi, điều chỉnh chi phí thông qua tăng sản lượng vượt mức thông thường để giảm giá vốn hàng bán hoặc cắt giảm các khoản chi phí tùy ý như chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung hoặc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Theo các nghiên cứu gần đây, các nhà quản lý có xu hướng sử dụng quản trị lợi nhuận thông qua giao dịch thực tế nhiều hơn so với điều chỉnh các khoản dồn tích (Cohen & Zarowin, 2010; Dakhlallh & cộng sự, 2020; Graham & cộng sự, 2005; Zang, 2012). Kết quả từ một khảo sát thực hiện bởi Graham & cộng sự (2005) chỉ ra rằng có đến 80% nhà quản lý tăng lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp thông qua tiến hành các giao dịch thực tế. Có hai lý do chính dẫn tới thực tế này: một là các nhà quản lý cho rằng REM dễ chấp nhận hơn về mặt đạo đức so với AEM (Bruns & Merchant, 1990), hai là REM khó bị phát hiện hơn khi kiểm toán so với kế toán các khoản dồn tích thông thường (Jiang & cộng sự, 2018). Về tác động của hành vi quản trị lợi nhuận thông qua giao dịch thực tế, hay quản trị lợi nhuận thực (REM) lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp, theo quan điểm của Roychowdhury (2006) cho rằng các hành vi này của nhà quản lý đi lệch khỏi các quyết định kinh doanh tối ưu nhằm đạt được mức lợi nhuận ngắn hạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Quan điểm này đã được kiểm chứng trong nhiều nghiên cứu về mối tương quan 311
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 giữa REM và kết quả hoạt động như các nghiên cứu của Dakhlallh & cộng sự (2020); Gill & cộng sự (2013); Gunny (2010); Kumar & cộng sự (2021); Leggett & cộng sự (2009); Rahman & Xiong (2021); Tabassum & cộng sự (2015). 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Chỉ số rủi ro ESG Chỉ số rủi ro ESG (ESG risk scores) của Sustainalytics (Morningstar) cung cấp những hiểu biết rõ ràng về rủi ro ESG ở cấp doanh nghiệp bằng cách đo lường những rủi ro ESG không được quản lý của tổ chức. Chỉ số rủi ro ESG đo lường các rủi ro không được quản lý của một công ty đối với một loạt các vấn đề ESG được coi là quan trọng về mặt tài chính. Những rủi ro không được quản lý này bao gồm cả những rủi ro không thể quản lý được, nằm ngoài khả năng kiểm soát của các nhà quản lý công ty; và “khoảng trống quản lý” (management gap) - đề cập đến mức độ rủi ro có thể quản lý được mà công ty có thể giải quyết nhưng vẫn chưa được quản lý (Karoui & cộng sự, 2023). Sustainalytics xếp hạng các công ty thành năm nhóm: nhóm rủi ro không đáng kể (điểm tổng thể 0-9,99 điểm), nhóm rủi ro thấp (điểm tổng thể 10-19,99 điểm), nhóm rủi ro trung bình (điểm tổng thể 20-29,99 điểm), nhóm rủi ro cao (điểm tổng thể 30-39,99 điểm), nhóm rủi ro rất cao (tổng điểm từ 40 điểm trở lên). Ví dụ: một công ty có chỉ số rủi ro ESG từ 0 đến 9,99 được nhận định là các yếu tố ESG gây ra rủi ro không đáng kể lên các hoạt động tài chính trọng yếu. Do đó, chỉ số rủi ro ESG của một công ty càng cao (ví dụ tầm 30 điểm) thì rủi ro ESG không được quản lý của công ty đó càng cao. 3.2. Đo lường mức độ quản trị lợi nhuận thực Để đo lường mức độ quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua giao dịch thực tế (REM), nghiên cứu sử dụng mô hình của Roychowdhury (2006); trong đó, doanh nghiệp thay đổi mức lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng để giảm giá vốn hàng bán và cắt giảm các khoản chi tiêu tùy ý. Mô hình này được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu về quản trị lợi nhuận thực để nhận diện và đánh giá mức độ của hành vi này tại doanh nghiệp (Leggett & cộng sự, 2009; Nguyễn Thu Hằng & Nguyễn Mạnh Hiệp, 2016; Nguyễn Vĩnh Khương & cộng sự, 2019; Almasarwah & cộng sự, 2021; Kumar & cộng sự, 2021; Lim & Mali, 2023). Mức độ quản trị lợi nhuận thông qua hình thức tăng sản lượng được đo bằng mức chi phí sản xuất bất thường, là phần dư của mô hình sau: 𝑃𝑅𝑂𝐷 𝑖𝑡 1 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠 𝑖𝑡 ∆𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠 𝑖𝑡 ∆𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠 𝑖𝑡−1 = 𝛽0 + 𝛽1 + 𝛽2 + 𝛽3 + 𝛽4 + 𝛾 𝑖𝑡 (1) 𝐴 𝑖𝑡−1 𝐴 𝑖𝑡−1 𝐴 𝑖𝑡−1 𝐴 𝑖𝑡−1 𝐴 𝑖𝑡−1 Trong đó: PRODit: Tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp i tại năm t tính bằng tổng giá vốn hàng bán cộng với sự thay đổi của hàng tồn kho thuần cuối kỳ so với đầu kỳ Ait-1: Tổng tài sản của doanh nghiệp i tại năm t-1 Salesit : Doanh thu thuần của doanh nghiệp i tại năm t ∆Salesit: Thay đổi doanh thu của năm t so với năm t-1 ∆Salesit-1: Thay đổi doanh thu của năm t-1 so với năm t-2 γit = RMPRODit: Chi phí sản xuất bất thường của doanh nghiệp i tại năm t 312
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Mức độ quản trị lợi nhuận thông qua cắt giảm các khoản chi tiêu tùy ý được đo bằng mức chi phí tùy ý bất thường, là phần dư của mô hình sau: 𝐷𝐼𝑆𝑋 𝑖𝑡 1 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠 𝑖𝑡−1 = 𝛽0 + 𝛽1 + 𝛽2 + 𝑒 𝑖𝑡 (2) 𝐴 𝑖𝑡−1 𝐴 𝑖𝑡−1 𝐴 𝑖𝑡−1 Trong đó: DISXit: Tổng chi phí tùy ý của doanh nghiệp i tại năm t tính bằng tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Ait-1: Tổng tài sản của doanh nghiệp i tại năm t-1 Salesit-1 : Doanh thu thuần của doanh nghiệp i tại năm t-1 eit = RMDISXit: Chi phí tùy ý bất thường của doanh nghiệp i tại năm t Mức độ quản trị lợi nhuận thực của doanh nghiệp được xác định là hiệu của chi phí sản xuất bất thường và chi phí tùy ý bất thường theo công thức sau: 𝑅𝐸𝑀 𝑖𝑡 = 𝑅𝑀𝑃𝑅𝑂𝐷 𝑖𝑡 − 𝑅𝑀𝐷𝐼𝑆𝑋 𝑖𝑡 (3) 3.3. Mẫu và mô hình nghiên cứu Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của mức độ công khai thông tin ESG lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Khan & cộng sự, 2022; Friede & cộng sự, 2015). Việc công khai thông tin về ESG cho thấy mức độ đóng góp của doanh nghiệp cho các hoạt động môi trường, xã hội và quản trị công ty, qua đó tạo tín hiệu tốt cũng như giá trị các bên có liên quan từ đó góp phần cải thiện kết quả hoạt động doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tác động cùng chiều, khi các công ty công bố chi tiết hơn các hoạt động ESG có kết quả kinh doanh tốt hơn. Điều này cho thấy việc áp dụng ESG và công khai thông tin minh bạch về ESG có tác dụng thúc đẩy kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Chen & cộng sự, 2023; Ulrich Atz & cộng sự, 2022). Tuy nhiên một số nghiên cứu khác ở các nước đang phát triển như Duque & Caracuel (2021), Edi (2020) cho mối quan hệ tác động ngược chiều. Các nghiên cứu trước đa phần đều sử dụng chỉ số rủi ro ESG dựa trên mức độ công khai thông tin. Rất ít nghiên cứu sử dụng chỉ số rủi ro ESG. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ số rủi ro ESG để nghiên cứu tác động của những rủi ro tiềm tàng chưa được quản lý về ESG lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi giả định rằng những doanh nghiệp không quản lý tốt các rủi ro ESG (chỉ số rủi ro ESG cao) sẽ có kết quả hoạt động kém hơn. H1: Chỉ số rủi ro ESG có mối quan hệ ngược chiều với kết quả hoạt động doanh nghiệp. Tác động của hoạt động quản trị lợi nhuận thực lên kết quả hoạt động doanh nghiệp đã được nghiên cứu ở nhiều nước và nhiều giai đoạn khác nhau. Kết quả nghiên cứu còn có nhiều khác biệt giữa các quốc gia và các giai đoạn (Dao & Le, 2017; Dao & Ngo, 2020; Legette, 2009, Dakhlalh, 2020; Kumar & cộng sự, 2021; Rahman & cộng sự, 2021; Aiysi & cộng sự, 2021; Lim & Mali, 2023). Môi trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, việc duy trì kết quả hoạt động tích cực là mục tiêu của các nhà quản lý. Việc quản trị lợi nhuận mang lại cho nhà quản lý những lựa chọn để bảo vệ lợi ích cá nhân cũng như lợi ích của các bên liên quan. Khi các bên liên quan trên thị trường cần nhiều thông tin minh bạch hơn và nhu cầu đầu tư cho các hoạt động ESG để đảm bảo kinh doanh bền vững ngày một gia tăng và duy trì được niềm tin từ các nhà đầu tư, hoạt động quản trị lợi nhuận sẽ có tác động nhất định lên thông tin công khai về ESG cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 313
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Nhiều nghiên cứu gần đây của các tác giả Tan & Jamal (2006), Wang & Zheng (2020), Kumar & cộng sự (2021), Rahman & cộng sự (2021) tìm ra mối liên hệ ngược chiều giữa REM và kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở các nước đang phát triển. Các nhà nghiên cứu này thấy rằng hoạt động quản trị lợi nhuận thực của doanh nghiệp lại có xu hướng tác động ngược lên kết quả kinh doanh. Do vậy chúng tôi đưa giả thuyết H2 về mối liên hệ giữa mức độ quản trị lợi nhuận thực và kết quả kinh doanh như sau: H2: Mức độ quản trị lợi nhuận thực (REM) có mối quan hệ ngược chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Để kiểm định các giả thuyết trên nhằm xác định tác động của chỉ số rủi ro ESG và mức độ quản trị lợi nhuận thực lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến cho mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: 𝑃𝐸𝑅𝐹 = 𝛽0 + 𝛽1 𝐸𝑆𝐺 + 𝛽2 𝑅𝐸𝑀 + 𝛽3 𝑆𝐼𝑍𝐸 + 𝜖 (4) Trong đó: PERF: biến đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp, chúng tôi sử dụng hai biến tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho mô hình. ESG: chỉ số rủi ro ESG REM: biến đo lường mức độ quản trị lợi nhuận thực. SIZE: biến quy mô doanh nghiệp, được sử dụng làm biến kiểm soát trong mô hình. Biến quy mô được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản (LOGA(22)). Phương pháp hồi quy OLS được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ của chỉ số rủi ro ESG và mức độ quản trị lợi nhuận thực lên kết quả hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên hồi quy OLS tập trung xem xét mối quan hệ dựa trên giá trị trung bình. Mối quan hệ này có thể bị chệch do ảnh hưởng của các quan sát bất thường trong dữ liệu của mẫu nghiên cứu. Để kiểm tra tính ổn định trong mối quan hệ của chỉ số rủi ro ESG và quản trị lợi nhuận thực lên kết quả hoạt động doanh nghiệp, phương pháp hồi quy phân vị được sử dụng cho mẫu nghiên cứu nhằm khắc phục một số nhược điểm của hồi quy OLS, đặc biệt khi có sự hiện diện của các quan sát bất thường. Hồi quy phân vị có thể cho thấy sự khác biệt trong tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Bài nghiên cứu tập trung vào phân tích tác động của chỉ số rủi ro ESG và mức độ quản trị lợi nhuận thực lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại các nền kinh tế mới nổi ở khu vực ASEAN. Dữ liệu nghiên cứu là các dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ thông tin tài chính được công bố trên website của Morningstar. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 337 quan sát của các công ty niêm yết ở 4 nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines trong năm 2022. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi quy Bảng 1 cho thấy chỉ số rủi ro ESG của 329 công ty ở 4 nước nằm trong khoảng từ 8 đến 53 điểm và điểm ESG trung bình là 28.22 điểm. Như vậy, theo xếp hạng rủi ro ESG của Sustainalytics (Morningstar), các công ty thuộc nhóm rủi ro trung bình. Do đó, rủi ro ESG không được quản lý mà công ty đó sở hữu cũng ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy, các công ty ở Indonesia - JKT có điểm trung bình ESG cao nhất là 30.9222, 314
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 sau đó đến các công ty ở Philipine – PHS là 30.2404, rồi Thái Lan – BKK là 26.0964 và cuối cùng là Malaysia - KLS với điểm ESG trung bình là 25.6976. Bảng 1: Thống kê mô tả biến xếp hạng rủi ro ESG theo từng quốc gia ESG_BKK ESG_KLS ESG_JKT ESG_PHS ESG Total Mean 26.0964 25.6976 30.9222 30.2404 28.2250 Median 25.9950 25.6000 29.6000 29.2000 27.5000 Maximum 47.8000 48.4500 53.2800 52.8100 53.2800 Minimum 8.8400 9.0100 12.7000 10.9600 8.8400 Observations 104 67 106 52 329 Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm tác giả Mức độ quản trị lợi nhuận thực của doanh nghiệp được xác định là hiệu của chi phí sản xuất bất thường và chi phí tùy ý bất thường. Trong đó, chi phí tùy ý bất thường được đo lường bằng cách lấy tổng chi phí R&D, SG&A và quảng cáo (RMDISX). Sau đó, chi phí tùy ý bất thường (RMDISX) được nhân với -1 vì nó đại diện cho số tiền bị bỏ qua mà các công ty sử dụng để tăng con số thu nhập. Tương tự, chi phí sản xuất bất thường được tính bằng cách cộng giá vốn hàng bán và sự thay đổi hàng tồn kho để đo lường chi phí sản xuất bất thường (RMPROD). Hình 1: Thống kê mô tả biến quản trị lợi nhuận thực Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm tác giả Hình 1 cho thấy mức độ quản trị lợi nhuận thực của các doanh nghiệp có giá trị trung bình gần bằng 0, trong khi phạm vi của mức độ thao túng khá rộng giữa -2.5929 và 1.9038. Do đó, các công ty có thể lựa chọn giữa việc điều chỉnh số liệu thu nhập của mình lên xuống dựa trên mục đích và mục tiêu tương lai của họ. Mặt khác, hành động thao túng thu nhập có thể dẫn đến kết quả tích cực. Bảng 2: Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy Correlation ROA ROE ESG REM LOG(A22) Probability ROA 1.0000 ----- 315
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 ROE 0.9215 1.0000 (0.0000) ----- ESG 0.1910 0.1367 1.0000 (0.0637) (0.1863) ----- REM -0.3594 -0.3441 -0.1200 1.0000 (0.0003) (0.0006) (0.2464) ----- LOG(A22) -0.3055 -0.3172 -0.0746 -0.0097 1.0000 (0.0026) (0.0017) (0.4721) (0.9252) ----- Số trong ngoặc chỉ giá trị p của hệ số tương quan Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm tác giả Nhìn chung, chỉ số rủi ro ESG có tương quan tỉ lệ thuận với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Có nghĩa là các doanh nghiệp có chỉ số rủi ro ESG cao hơn thì hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn. Cụ thể, số liệu tương quan giữa ESG và ROA, ROE là 0.1910 và 0.1367. Mức độ quản trị lợi nhuận thực có tương quan tỉ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chỉ số rủi ro ESG và quy mô của doanh nghiệp. Cụ thể, số liệu tương quan giữa REM và ROA, ROE, ESG và LOG(A22) tương ứng là -0.3594, -0.3441, -0.1200 và -0.0097. Các doanh nghiệp có càng nhiều hoạt động điều chỉnh số liệu thu nhập trong một năm thì hiệu quả hoạt động và chỉ số rủi ro ESG càng giảm. Các doanh nghiệp nhỏ có mức độ quản trị lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, số liệu tương quan giữa LOG (A22) với ROA, ROE là -0.3055, -0.3172 tương ứng. Có nghĩa là quy mô doanh nghiệp càng lớn thì hiệu quả hoạt động và mức độ quản trị lợi nhuận thực của doanh nghiệp càng giảm. Số liệu tương quan giữa LOG(A22) với ESG và REM không có ý nghĩa thống kê. 4.2. Kết quả mô hình hồi quy OLS Để tìm hiểu về tác động của các yếu tố liên quan đến định hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng của hoạt động quản trị lợi nhuận đến mối liên hệ này, phân tích hồi quy cho dữ liệu liên ngành được sử dụng để kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa kết quả hoạt động của doanh nghiệp với chỉ số rủi ro ESG và mức độ thao túng lợi nhuận. Ngoài ra quy mô doanh nghiệp được sử dụng làm biến kiểm soát cho sự khác biệt của kết quả hoạt động doanh nghiệp. 316
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 3: Thống kê phân tích hồi quy OLS tác động lên tỷ suất sinh lời tài sản ̂ = 𝟎. 𝟎𝟕𝟔𝟓 + 𝟎. 𝟎𝟎𝟏𝟐𝐄𝐒𝐆 − 𝟎. 𝟎𝟐𝟓𝟐𝐑𝐄𝐌 𝐑𝐎𝐀 − 𝟎. 𝟎𝟎𝟐𝟒𝐋𝐎𝐆(𝐀𝟐𝟐) Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Giá trị t Giá trị p C 0.076516 0.026791 2.856088 0.0046 ESG 0.001243 0.000464 2.679817 0.0078 REM -0.025263 0.009269 -2.725491 0.0068 LOG(A22) -0.002437 0.001098 -2.220723 0.0271 R-squared 0.097789 Adjusted R-squared 0.088645 Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm tác giả Bảng 4: Thống kê phân tích hồi quy OLS tác động lên tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ̂ = 𝟎. 𝟎𝟕𝟔 + 𝟎. 𝟎𝟎𝟎𝟕𝐄𝐒𝐆 − 𝟎. 𝟎𝟏𝟗𝟒𝐑𝐄𝐌 − 𝟎. 𝟎𝟎𝟐𝟐𝐋𝐎𝐆(𝐀𝟐𝟐) 𝐑𝐎𝐄 Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Giá trị t Giá trị p C 0.075497 0.023126 3.264591 0.0012 ESG 0.000737 0.000387 1.905698 0.0576 REM -0.019410 0.006948 -2.793540 0.0055 LOG(A22) -0.002245 0.000905 -2.480248 0.0137 R-squared 0.077747 Adjusted R-squared 0.068525 Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm tác giả Giả thuyết H1 dự báo mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số rủi ro ESG đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đo lường bằng chỉ tiêu khả năng sinh lời trên trên tài sản. Kết quả hồi quy xác nhận giả thuyết H1 ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy của chỉ số rủi ro ESG dương cho thấy mối quan hệ cùng chiều với mức độ tác động nhỏ. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp có nhiều rủi ro chưa được quản lý về ESG lại có khả năng sinh lời trên tài sản tốt hơn. Kết quả hồi quy cũng cho thấy tác động của chỉ số rủi ro ESG lên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (0.0007) nhỏ hơn đáng kể so với mức độ ảnh hưởng lên tỷ suất sinh lời tài sản (0.0012). Các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trên mẫu nghiên cứu. Kết quả này chỉ ra rằng nhóm các doanh nghiệp chưa quản lý tốt các rủi ro về ESG lại có kết quả hoạt động cao hơn. Chỉ số ESG cao cho thấy doanh nghiệp còn đối diện nhiều thách thức về các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị công ty. Mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số rủi ro ESG và tỷ suất sinh lời cho thấy những doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều cho hoạt động quản lý ESG có thể chưa phát sinh nhiều chi phí cải thiện các cơ chế về quản trị, môi trường và tác động xã hội nên chưa ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động. Ngoài ra, chỉ số rủi ro ESG được cập nhật đến 317
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 hiện tại trong khi các chỉ tiêu tài chính đo lường kết quả hoạt động như ROA, ROE có độ trễ từ số liệu trên báo cáo tài chính của năm gần nhất. Các nghiên cứu trước đây về ESG với kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng cho thấy mối quan hệ đa chiều, phi tuyến tính hoặc còn mang tính tranh cãi. Tác động còn gây tranh cãi của ESG lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng có thể có nguyên nhân từ các yếu tố kiểm soát khác. Admad & cộng sự (2021) và Shakil (2021) chỉ ra rằng quy mô của doanh nghiệp cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ESG và kết quả hoạt động doanh nghiệp. Bahadori (2021) cũng gợi ý rằng sau khi kiểm soát các yếu tố về quy mô và đòn bẩy, doanh nghiệp với chỉ số ESG cao có mức lợi nhuận cao hơn. Giả thuyết H2 dự báo mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ quản trị lợi nhuận với kết quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ ngược chiều của hoạt động quản trị lợi nhuận thực (REM) đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Mối tương quan ngược chiều này cũng được duy trì nhất quán khi sử dụng tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động quản trị lợi nhuận qua đo lường bằng chỉ số REM có kết quả hoạt động kém hơn, thể hiện qua hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê. So sánh mô hình sử dụng ROA và ROE để đo lường kết quả hoạt động thì mô hình sử dụng ROA cho hệ số hồi quy cao hơn. Điều này chỉ ra rằng việc quản trị lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến tỷ suất sinh lời tài sản so với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Kết quả này nhất quán với nhiều nghiên cứu trước đây (Dao & Le, 2017; Dao & Ngo, 2020; Legette, 2009; Dakhlalh, 2020; Kumar & cộng sự, 2021; Rahman & cộng sự, 2021). Mối quan hệ ngược chiều cho thấy doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động quản trị lợi nhuận sẽ có kết quả kinh doanh kém hơn. Việc quản trị lợi nhuận thông qua các khoản chi phí tuỳ ý, do quyết định của nhà quản lý như các chi phí bán hàng, quảng cáo … có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Kết quả tác động ngược chiều của biến quản trị lợi nhuận thực (REM) lên ROA và ROE trong cùng một giai đoạn cho thấy tác động trực tiếp của quản lý doanh nghiệp thông qua các chi phí tuỳ ý không tạo ra tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xem xét tác động của hoạt động quản trị lợi nhuận có thể có độ trễ so với kết quả hoạt động kinh doanh. Quy mô của tổng tài sản được sử dụng làm biến kiểm soát cho mô hình. Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với kết quả hoạt động doanh nghiệp. Hệ số hồi quy âm của biến quy mô nhất quán ở cả hai mô hình dùng ROA và ROE và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn ở 4 nền kinh tế này lại có kết quả kinh doanh kém hơn. Quy mô không mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh năm 2022. 4.3. Kết quả mô hình hồi quy phân vị Để nghiên cứu chi tiết hơn mối quan hệ giữa kết quả hoạt động với chỉ số rủi ro ESG và mức độ quản trị lợi nhuận, chúng tôi sử dụng hồi quy phân vị để khắc phục nhược điểm của hồi quy OLS dựa trên giá trị trung bình. Hồi quy phân vị xem xét tính ổn định của các mối quan hệ, không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của một số các quan sát bất thường. 318
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 5: Thống kê phân tích hồi quy phân vị tác động lên tỷ suất sinh lời tài sản Specification: ROA C ESG REM LOG(A22) Estimated equation quantile tau = 0.5 Number of process quantiles: 4 Quantile Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.250 0.048015 0.019975 2.403795 0.0168 0.500 0.051290 0.023665 2.167344 0.0310 0.750 0.065920 0.027834 2.368358 0.0185 ESG 0.250 0.000178 0.000241 0.740582 0.4595 0.500 0.000553 0.000318 1.738804 0.0831 0.750 0.001184 0.000579 2.046020 0.0416 REM 0.250 -0.007818 0.006043 -1.293619 0.1968 0.500 -0.014408 0.006801 -2.118432 0.0350 0.750 -0.029980 0.013987 -2.143367 0.0329 LOG(A22) 0.250 -0.001505 0.000746 -2.017289 0.0446 0.500 -0.001181 0.000913 -1.292864 0.1971 0.750 -0.001257 0.001008 -1.246294 0.2136 Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm tác giả Mối quan hệ giữa chỉ số rủi ro ESG và kết quả hoạt động doanh nghiệp khi đo lường bằng tỷ suất sinh lời tài sản ROA vẫn tương đối ổn định với hệ số tác động dương và có ý nghĩa thống kê cho các phân vị 50% và 75%. Ở mức phân vị 25%, hệ số tác động là dương, nhất quán với các phân vị khác nhưng không có ý nghĩa thống kê. Hệ số tác động cho thấy mức độ giảm dần của chỉ số rủi ro ESG lên tỷ suất sinh lời tài sản từ phân vị lớn (75%) xuống các phân vị thấp hơn. Mối quan hệ cùng chiều của chỉ số rủi ro ESG với kết quả hoạt động là rõ ràng hơn đối với các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn. Khi xem xét mối quan hệ giữa hoạt động quản trị lợi nhuận và khả năng sinh lời của doanh nghiệp đo bằng ROA theo các phân vị khác nhau, tác động của hoạt động quản trị lợi nhuận vẫn duy trì hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê ở mức phân vị 50% và 75%. Ở phân vị 25% hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê nhưng mối quan hệ ngược chiều được duy trì. Tương tự như chỉ số rủi ro ESG, tác động của mức độ quản trị lợi nhuận lên kết quả hoạt động doanh nghiệp có tính ổn định cho mẫu nghiên cứu, kết quả của mối quan hệ không bị sai lệch do ảnh hưởng của các giá trị ngoại lai. Ảnh hưởng của biến kiểm soát là quy mô lên kết quả hoạt động doanh nghiệp vẫn là quan hệ tác động ngược khi các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn lại có ROA nhỏ hơn. Tác động này nhất quán ở tất cả các phân vị nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê ở phân vị 25%. 319
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 6: Thống kê phân tích hồi quy phân vị tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu Specification: ROE C ESG REM LOG(A22) Estimated equation quantile tau = 0.5 Number of process quantiles: 4 Quantile Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.250 0.150834 0.065221 2.312662 0.0229 0.500 0.256475 0.057681 4.446445 0.0000 0.750 0.316430 0.051345 6.162819 0.0000 ESG 0.250 -0.000263 0.000425 -0.618041 0.5381 0.500 -8.91E-05 0.000444 -0.200431 0.8416 0.750 0.000189 0.000533 0.354653 0.7237 REM 0.250 -0.027071 0.023123 -1.170721 0.2447 0.500 -0.015009 0.023740 -0.632208 0.5288 0.750 -0.039734 0.026402 -1.504986 0.1357 LOG(A22) 0.250 -0.005123 0.002569 -1.994479 0.0490 0.500 -0.009093 0.002184 -4.163138 0.0001 0.750 -0.010968 0.001905 -5.757450 0.0000 Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm tác giả Tuy nhiên khi xem xét hồi quy phân vị sử dụng mô hình với ROE là biến đại diện cho kết quả hoạt động doanh nghiệp thì mối quan hệ giữa các biến độc lập là ESG, REM và SIZE với ROE không còn được duy trì. Ở mô hình sử dụng ROE, các hệ số hồi quy không còn ý nghĩa thống kê và tác động cũng thay đổi ở các phân vị khác nhau. Điều này cho thấy tác động của ESG, REM lên ROE không ổn định và không có ý nghĩa thống kê. Riêng biến kiểm soát quy mô có liên hệ rõ ràng đến ROE ở tất cả các phân vị. 5. Kết luận Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của chỉ số rủi ro ESG và mức độ quản trị lợi nhuận lên kết quả hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu này kiểm định mối tương quan giữa rủi ro chưa kiểm soát của doanh nghiệp về phát triển bền vững, đại diện bởi chỉ số rủi ro ESG, hành vi quản trị lợi nhuận và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp niêm yết ở 4 nền kinh tế mới nổi khu vực Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia. Đây cũng là một trong những nghiên cứu ban đầu về tác động kết hợp của ESG và quản trị lợi nhuận trong các quốc gia đang phát triển khu vực ASEAN nơi các hoạt động thúc đẩy phát triển bền vững thông qua thực hiện ESG mới ở những giai đoạn đầu. Nghiên cứu này được thực hiện trên mẫu gồm 337 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán của 4 quốc gia trong khu vực ASEAN trong năm 2022. 320
  14. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa chỉ số rủi ro ESG và kết quả hoạt động doanh nghiệp. Mối quan hệ cùng chiều này được khẳng định ở cả hai mô hình sử dụng hai biến khác nhau ROA và ROE để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả này cho thấy những doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt các rủi ro về ESG, chưa có hoạt động đầu tư cho phát triển bền vững lại có kết quả sinh lời khả quan hơn. Các hoạt động đầu tư cho việc cải thiện môi trường, giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống và nâng cao cơ chế quản trị doanh nghiệp có thể phát sinh nhiều hơn các chi phí trong ngắn hạn và lợi ích trong dài hạn chưa được hiện thực hoá. Các hoạt động đầu tư chiến lược cho ESG vì sự phát triển bền vững cần thời gian để tạo ra tác động tích cực lên kết quả hoạt động doanh nghiệp và do đó sẽ cần xem xét dữ liệu trong dài hạn theo thời gian. Hoạt động quản trị lợi các nhà quản lý được thực hiện với mục tiêu cải thiện các thông tin công bố và đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư và các bên liên quan. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này lại cho thấy mức độ quản trị lợi nhuận lại có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động doanh nghiệp trong cùng giai đoạn nghiên cứu. Mối quan hệ tác động ngược chiều của quản trị lợi nhuận REM lên kết quả hoạt động cũng nhất quán cho cả hai mô hình ROA và ROE. Các hoạt động quản trị lợi nhuận thực thông qua việc tác động vào các chi phí tuỳ ý sẽ làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên hành động này có thể có tác động đến khả năng sinh lời của giai đoạn kế tiếp bởi độ trễ của các số liệu kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tức thời của chỉ số rủi ro ESG và quản trị lợi nhuận thực lên kết quả hoạt động doanh nghiệp trong cùng giai đoạn nghiên cứu. Tác động trong cùng kỳ nghiên cứu khác biệt so với kỳ vọng của doanh nghiệp khi việc đầu tư vào hoạt động ESG để duy trì phát triển bền vững sẽ mang lại lợi ích về hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động có thể sẽ đến trong dài hạn từ các hoạt động thực hiện ESG và cần được nghiên cứu qua các giai đoạn khác nhau để xác định ảnh hưởng của độ trễ khi thực hiện ESG lên kết quả kinh doanh. Việc quản trị lợi nhuận thực không tạo ra kết quả tốt hơn mà còn đi chệch khỏi các quyết định kinh doanh tối ưu. Đó là tín hiệu để các nhà quản lý tập trung cho sự minh bạch và trung thực trong công bố thông tin. Nghiên cứu thực nghiệm này của chúng tôi cũng còn một số hạn chế. Mẫu nghiên cứu của chúng tôi mới tập trung vào một giai đoạn nghiên cứu với số liệu cập nhật nhất của năm 2022. Tuy nhiên các tác động của hoạt động ESG và quản trị lợi nhuận có thể có độ trễ hoặc ảnh hưởng lên kết quả kinh doanh trong một vài kỳ. Nghiên cứu này có thể tiếp tục được thực hiện với việc mở rộng giai đoạn nghiên cứu với các dữ liệu đầy đủ hơn để đánh giá tác động một cách toàn diện và xem xét nguyên nhân kết quả của mối quan hệ hai chiều giữa ESG và quản trị lợi nhuận. 321
  15. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Atan, Ruhaya & Razali, Fatin & Said, Jamaliah & Z., Saunah. (2016), “Environmental, social and governance (ESG) disclosure and its effect on firm's performance: A comparative study”, International Journal of Economics and Management 10. 355-375. [2]. Chen, S., Song, Y., Gao, P., (2023), “Environmental, social, and governance (ESG) performance and financial outcomes: Analyzing the impact of ESG on financial performance”. Journal of Environmental Management. Vol. 45 (2023). [3]. Dakhlallh, M. M., Rashid, N., Abdullah, W. A. W., Qawqzeh, H. K., & Dakhlallh, A. M., (2020), “Accrual-based earnings management, real earnings management and firm performance: evidence from public shareholders listed firms on Jordanian’s stock market”, Journal of Advanced Research in Dynamical and Control Systems, 12(1). [4]. Dechow, P. M., Sloan, R. G., & Sweeney, A. P., (1996), “Causes and consequences of earnings manipulation: An analysis of firms subject to enforcement actions by the SEC”, Contemporary accounting research, 13(1), 1-36. [5]. Friede, G., Busch, T. & Bassen, A., (2015), “ESG and Financial Performance: Aggregated Evidence from More than 2000 Empirical Studies”, Journal of Sustainable Finance & Investment, Volume 5, Issue 4, p. 210-233, 2015. [6]. Graham, J. R., Harvey, C. R., & Rajgopal, S. (2005), “The economic implications of corporate financial reporting”, Journal of accounting and economics, 40(1-3), 3-73. [7]. Habib, A., Ranasinghe, D., Wu, J.Y., Biswas, P.K. & Ahmad, F. (2022). “Real earnings management: A review of the international literature”. Accounting & Finance, Vol.62, 4279– 4344. [8]. Healy, P. M., & Wahlen, J. M. (1999), “A review of the earnings management literature and its implications for standard setting”, Accounting horizons, 13(4), 365-383. [9]. Khan, M.A., (2022), “ESG disclosure and Firm performance: A bibliometric and meta analysis”. Research in International Business and Finance. Vol. 61. [10]. Roychowdhury, S. (2006). “Earnings management through real activities manipulation”, Journal of accounting and economics, 42(3), 335-370. 322
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2