Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ<br />
CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS - F17<br />
EFFECT OF ORGANIZATIONAL CULTURE INFLUENCE EMPLOYEE COMMITMENT<br />
TO THE NHA TRANG SEAFOODS-F17 COMPANY<br />
Đặng Văn Tiên1, Nguyễn Văn Ngọc2<br />
Ngày nhận bài: 25/7/2014; Ngày phản biện thông qua: 14/8/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này nhằm làm rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại Công<br />
ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17. Nghiên cứu được thực hiện bằng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định<br />
lượng. Mô hình lý thuyết được phát triển dựa trên nghiên cứu của Recardo & Jolly (1997) với tám thành phần văn hóa<br />
doanh nghiệp gồm: giao tiếp trong công ty, đào tạo và phát triển, phần thưởng và sự công nhận, chấp nhận rủi ro bởi sáng<br />
tạo và cải tiến, làm việc nhóm, định hướng và kế hoạch tương lai, sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản<br />
trị, hiệu quả của việc ra quyết định tác động đến mức độ cam kết gắn bó của nhân viên. Kết quả nghiên cứu của mô hình<br />
giải thích được 60.9% sự biến thiên của Cam kết gắn bó. Có năm nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết gắn bó của<br />
nhân viên trong công ty là: giao tiếp trong công ty, đào tạo và phát triển, chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến, làm<br />
việc nhóm, hiệu quả trong việc ra quyết định. Công ty cần quan tâm đến các chính sách đào tạo, cải thiện môi trường văn<br />
hóa để nâng cao sự gắn bó của nhân viên.<br />
Từ khóa: văn hóa doanh nghiệp, nhân viên, gắn kết, Công ty F17<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study aimed to clarify the effect of organizational culture influence employee commitment to the Nha Trang<br />
Seafoods - F17 Company. The study was carried out using of the qualitative research and quantitative research. The thesis<br />
was developed on the model of Recardo & Jolly (1997) with eight elements of organizational culture including company’s<br />
internal communication; training and developing; awards and recognition; accepting risks resulting from creation and<br />
improvement; group work; orientation and plan for future development; fairness and consistency in administrative policies;<br />
the efficiency of decision making, which causes impacts on attachment of the staff. Research results indicate model explains<br />
60.9% of the variation commitment. There are five factors, a positive impact on employee commitment to the company:<br />
communication; training and developing; accepting risks resulting from creation and improvement; group work; the efficiency<br />
of decision making. Companies need to consider the training policy, improve the cultural to enhance attachment of the staff.<br />
Keywords: organizational culture, employee, commitment, Nha Trang Seafoods F17<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm qua, văn hóa doanh nghiệp<br />
là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu quản trị<br />
kinh doanh, bởi khả năng của nó ảnh hưởng đến<br />
các khía cạnh tổ chức và cá nhân như: sự cam kết,<br />
lòng trung thành, lý do rời bỏ tổ chức và sự thỏa<br />
mãn công việc. Mặt khác, cũng có ý kiến nhất trí cho<br />
rằng văn hóa doanh nghiệp là một triết lý quản trị,<br />
cách thức quản lý của các tổ chức để cải thiện hiệu<br />
quả thực hiện công việc, cũng như khả năng tác động<br />
đến tư tưởng, tình cảm và hoạt động giao tiếp trong<br />
tổ chức.<br />
1<br />
2<br />
<br />
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bên cạnh sự giao<br />
thoa các nguồn lực còn có sự giao lưu giữa các<br />
dòng văn hoá đa dạng, ảnh hưởng tới phong cách<br />
và thái độ làm việc của nhân sự trong doanh nghiệp.<br />
Nguồn nhân lực là tài sản đặc biệt, là yếu tố rất quan<br />
trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp.<br />
Cạnh tranh bằng công nghệ kỹ thuật trong thời<br />
đại thế giới phẳng không còn chiếm địa vị lâu dài,<br />
do tính chất khuếch tán nhanh của công nghệ kỹ<br />
thuật. Thay vào đó, là vai trò then chốt của văn hoá<br />
doanh nghiệp trong cạnh tranh. Bởi lẽ, khác với<br />
công nghệ kỹ thuật, văn hoá doanh nghiệp rất khó<br />
<br />
Đăng Văn Tiên: Cao học Quản trị kinh doanh 2012 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 177<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
hoặc không thể bắt chước được toàn bộ, nó sẽ tạo<br />
nên sự khác biệt cho doanh nghiệp.<br />
Một chuỗi các công trình nghiên cứu của Edgar<br />
H. Schein tác giả bắt đầu nghiên cứu về văn hóa của<br />
tổ chức vào những năm 70. Những tổ chức mà tác<br />
giả nghiên cứu là những công ty có tên tuổi tầm cỡ<br />
HP, Motorola, Citibank,.. Tác giả đã đóng góp hàng<br />
loạt các phạm trù khái niệm, cấu trúc, thang đo, tác<br />
động của văn hóa doanh nghiệp đối với người lao<br />
động. Trong đề tài nghiên cứu “Chuyển đổi văn hóa<br />
tổ chức và quá trình tái cấu trúc kinh doanh”, tác giả<br />
đưa ra được một mô hình vãn hóa với cấu trúc gồm<br />
bốn thành phần, đồng thời xây dựng được thang đo<br />
về giá trị văn hóa. Trong nghiên cứu “Mối quan hệ<br />
giữa động lực làm việc, sự hài lòng của nhân viên<br />
với văn hóa doanh nghiệp” tác giả đưa ra mối quan<br />
hệ giữa động cơ thúc đẩy nhân viên, sự hài lòng<br />
công việc và văn hóa doanh nghiệp. Đây là những<br />
nghiên cứu đầu tiên của Nam Phi để điều tra và<br />
xác nhận bản chất của mối quan hệ ba chiều giữa<br />
động cơ của nhân viên, sự hài lòng của công việc và<br />
văn hóa doanh nghiệp. Tác giả Jim Collins & Jerry<br />
Porras (1993), đưa ra những quan niệm mới về sự<br />
nhảy vọt của các công ty hàng đầu trên thế giới,<br />
trong đó tác giả có đưa ra khái niệm văn hóa kỷ luật,<br />
tiến đến sự thích nghi cao. Tác giả đã chứng minh<br />
được văn hóa kỷ luật là một yếu tố vô hình để đưa<br />
các công ty từ mới thành lập đến những tập đoàn<br />
hàng đầu thế giới.<br />
Theo tác giả Recardo và Jolly (1997), Meyer &<br />
Allen (1991) đã lập luận và kiểm chứng thực tiễn<br />
rằng: văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự cam<br />
kết gắn bó của nhân viên với tổ chức. Đề tài nghiên<br />
cứu sử dụng bốn nhân tố; giao tiếp, làm việc nhóm,<br />
đào tạo & phát triển và phần thưởng & sự công<br />
nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn khía cạnh<br />
văn hóa doanh nghiệp đều có ảnh hưởng tích cực<br />
đáng kể đến sự cam kết của nhân viên.<br />
Hiện nay Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 (F17) đang phải đối mặt với hiện tượng chảy<br />
máu chất xám, sự lôi kéo nguồn nhân lực từ các<br />
đối thủ cạnh tranh. Việc duy trì nguồn nhân lực ổn<br />
định, hạn chế tối đa việc rời bỏ tổ chức của đội ngũ<br />
nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi, tài năng là một<br />
nhiệm vụ rất quan trọng. Bài viết nhằm đưa ra thực<br />
trạng và các giải pháp để lãnh đạo F17 cải thiện văn<br />
hóa doanh nghiệp để nâng cao sự gắn bó của nhân<br />
viên với Công ty.<br />
II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh<br />
hưởng của các yếu tố văn hóa đến sự cam kết gắn<br />
bó của nhân viên dưới thông qua việc thực hiện<br />
<br />
178 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 4/2014<br />
khảo sát nhân viên làm việc tại F17. Từ đó đưa ra<br />
những kiến nghị đối với Ban lãnh đạo của F17 để<br />
nâng cao sự gắn bó của nhân viên với Công ty, đặc<br />
biệt là những nhân viên giỏi.<br />
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố văn hóa<br />
doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó<br />
của nhân viên đối với tổ chức. Khách thể nghiên<br />
cứu là các nhân viên hiện đang làm việc với hợp<br />
đồng dài hạn tại F17 trong tất cả các bộ phận: dịch<br />
vụ, kinh doanh, kế toán, phân xưởng,..<br />
2. Cơ sở lý luận<br />
Văn hóa doanh nghiệp là một dạng của văn<br />
hoá tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân<br />
tố văn hoá mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình<br />
sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của<br />
doanh nghiệp và tác động đến tình cảm, lý trí và<br />
hành vi của tất cả các thành viên của nó (Đỗ Minh<br />
Cương, 2011).<br />
Những thành công của doanh nghiệp có bền<br />
vững hay không là nhờ vào nền văn hóa doanh<br />
nghiệp rất đặc trưng của mình. Bên cạnh vốn, chiến<br />
lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa doanh<br />
nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm<br />
nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ<br />
cạnh tranh. Văn hóa doanh nghiệp đã tạo nên một<br />
giá trị vô hình, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến<br />
tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, đã có rất nhiều<br />
nghiên cứu trong và ngoài nước về những tác động<br />
của văn hóa doanh nghiệp.<br />
Một chuỗi các công trình nghiên cứu của Edgar<br />
H. Schein tác giả bắt đầu nghiên cứu về văn hóa của<br />
tổ chức vào những năm 70. Những tổ chức mà tác<br />
giả nghiên cứu là những công ty có tên tuổi tầm cỡ<br />
HP, Motorola, Citibank. Tác giả đã đóng góp hàng<br />
loạt các phạm trù khái niệm, cấu trúc, thang đo,<br />
tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với người<br />
lao động.<br />
Tác giả Jim Collins và Jerry Porras (1993) đưa<br />
ra những quan niệm mới về sự nhảy vọt của các<br />
công ty hàng đầu trên thế giới, trong đó tác giả<br />
có đưa ra khái niệm văn hóa kỷ luật, tiến đến sự<br />
thích nghi cao. Tác giả đã chứng minh được văn<br />
hóa kỷ luật lŕ một yếu tố vô hěnh để đưa các công<br />
ty từ mới thành lập đến những tập đoàn hàng đầu<br />
thế giới.<br />
Theo tác giả Recardo và Jolly (1997), văn hóa<br />
doanh nghiệp ảnh hưởng bởi tám yếu tố cụ thể như<br />
sau: (1) giao tiếp trong tổ chức, (2) đào tạo và phát<br />
triển, (3) phần thưởng và sự công nhận, (4) hiệu<br />
quả của việc ra quyết định (5) chấp nhận rủi ro bởi<br />
sáng tạo và cải tiến, (6) định hướng và kế hoạch<br />
tương lai, (7) làm việc nhóm, (8) Sự công bằng và<br />
nhất quán trong các chính sách quản trị.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
3. Mô hình nghiên cứu<br />
Phát triển trên nghiên cứu về văn hóa doanh<br />
nghiệp ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của<br />
nhân viên với tổ chức của Recardo và Jolly (1997)<br />
và các tác giả khác. Dựa trên mô hình nghiên cứu<br />
của các đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa công ty<br />
đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên<br />
<br />
Số 4/2014<br />
làm việc trong các doanh nghiệp của thành phố Hồ<br />
Chí Minh” của Đỗ Thụy Lan Hương (2008); “Ảnh<br />
hướng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết<br />
gắn bó của nhân viên đối với công ty Hệ thống<br />
thông tin FPT” của Trương Hoàng Lâm (2012). Từ<br />
đây, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
(hình 1).<br />
<br />
Giao tiếp trong tổ chức<br />
Đào tạo và phát triển<br />
Phần thưởng và sự công nhận<br />
Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến<br />
<br />
Cam kết gắn bó với tổ chức<br />
của nhân viên<br />
<br />
Làm việc nhóm<br />
Định hướng về kế hoạch tương lai<br />
Sự công bằng và nhất quán trong các chính<br />
sách quản trị<br />
Hiệu quả trong việc ra quyết định<br />
Nguồn: Văn hóa tổ chức và nhóm, Recardo và Jolly (1997)<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
<br />
- Giao tiếp trong tổ chức: là một quá trình mà<br />
theo đó các cá nhân và nhóm giao dịch bằng nhiều<br />
cách khác nhau và trong các khu vực khác nhau với<br />
mục đích thực hiện các mục tiêu tổ chức.<br />
- Đào tạo và phát triển: là quá trình nhằm cung<br />
cấp cho nhân viên những kỹ năng cụ thể để giúp họ<br />
đáp ứng được vào công việc đang đảm nhận hay<br />
những công việc trong tương lai mà tổ chức yêu cầu.<br />
- Phần thưởng và sự công nhận: là sự cống hiến<br />
và nhìn nhận đánh giá tổng thể thành tích làm việc<br />
của đội ngũ nhân viên, đó là công việc các cán bộ<br />
lãnh đạo phải làm thường xuyên. Các hành vi nào<br />
thì được thưởng và các hình thức thưởng được sử<br />
dụng, các nhân viên được thưởng theo cá nhân<br />
hay theo nhóm, những tiêu chuẩn để thăng chức và<br />
mức độ mà tổ chức cung cấp phản hồi về mức độ<br />
hoàn thành công việc.<br />
- Hiệu quả của việc ra quyết định: Đây là quá<br />
trình mà qua đó lựa chọn thay thế được chọn và<br />
sau đó quản lý thông qua thực hiện để đạt được các<br />
mục tiêu kinh doanh. Quyết định có hiệu lực là kết<br />
quả của một quá trình có hệ thống, với việc xác định<br />
rõ ràng các yếu tố, đó là việc xử lý một chuỗi riêng<br />
biệt của các bước (Drucker, 1967).<br />
- Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến:<br />
Được thể hiện thông qua người nhân viên có được<br />
khuyến khích sáng tạo, thực thi những cái mới mẻ<br />
<br />
trong công việc mà họ đảm nhận hay không. Người<br />
nhân viên có được trao quyền để giải quyết các việc<br />
bất ngờ xảy ra chưa có tiền lệ trong quá trình hoạt<br />
động hay không? Mức độ tưởng thưởng hoặc xử<br />
phạt như thế nào khi họ áp dụng sáng tạo, cải tiến<br />
mới vào trong công việc.<br />
- Định hướng và kế hoạch tương lai: Được hiểu<br />
đó là một phát biểu có giá trị về lâu dài về mục đích<br />
của tổ chức, nó có thể là một triết lý kinh doanh,<br />
những nguyên tắc kinh doanh, những sự tin tưởng<br />
của tổ chức.<br />
- Làm việc nhóm: Được hiểu như là một đơn<br />
vị hay tổ chức có chức năng, đặc trưng riêng và<br />
quy tắc hoạt động chứ không chỉ là việc tập trung<br />
một nhóm người lại với nhau. Làm việc theo nhóm<br />
ngày càng quan trọng đến năng suất và cam kết tổ<br />
chức của người lao động tại nơi làm việc hiện đại<br />
(Adebanjo và Kehoe, năm 2001).<br />
- Sự công bằng và nhất quán trong các chính<br />
sách quản trị: Các chính sách quản trị được hiểu<br />
đó là một phương thức làm cho những hoạt động<br />
được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông<br />
qua những người khác. Phương thức này bao gồm<br />
những chức năng hay những hoạt động cơ bản mà<br />
nhà quản trị có thể sử dụng.<br />
Thang đo văn hóa doanh nghiệp gồm 32 biến<br />
thuộc 8 thành phần. Mỗi biến sẽ được đánh giá<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 179<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
trên thang đo Likert 5 điểm từ điểm 1 (hoàn toàn<br />
không đồng ý) đến điểm 5 (hoàn toàn đồng ý).<br />
Tương tự các biến đo lường cam kết gắn bó cũng<br />
được đo lường như trên và áp dụng cho 5 biến của<br />
thang đo, năm biến quan sát được sử dụng để đo<br />
lường cam kết gắn bó của nhân viên là: (1) Cố gắng<br />
nâng cao kỹ năng làm việc để có thể cống hiến<br />
nhiều hơn cho công ty; (2) Trung thành, sẵn sàng<br />
làm việc lâu dài với công ty; (3) Cảm thấy tự hào là<br />
nhân viên của công ty; (4) Hoàn toàn tin tưởng vào<br />
mục tiêu phát triển của tổ chức; (5) Không có ý định<br />
thay đổi công ty khi có điều kiện thích hợp.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước:<br />
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.<br />
- Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện bằng phương<br />
pháp nghiên cứu định tính, thông qua tham khảo các<br />
thang đo của một số nghiên cứu trước đó mà chủ yếu<br />
là của nhóm tác giả Zahariah Mohd, Razanita Ishak,<br />
Erlane K Ghani (2009), Đỗ Thụy Lan Hương (2008),<br />
Trương Hoàng Lâm (2012) và Recardo và Jolly (1997)<br />
để từ đó xây dựng thang đo sơ bộ. Nghiên cứu sơ bộ<br />
được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu với một số<br />
chuyên gia, với mục đích điều chỉnh và bổ sung thang<br />
đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Công ty cổ<br />
phần Nha Trang Seafoods - F17.<br />
Quá trình phỏng vấn thử với 10 nhân viên đã<br />
cho ra bảng câu hỏi hoàn thiện với kết quả vẫn giữ<br />
nguyên toàn bộ 8 biến như ban đầu. Bảng câu hỏi<br />
được thiết kế gồm 3 phần chính: (1) Phần I – Thông<br />
tin ý kiến của nhân viên về các khía cạnh văn hóa;<br />
(2) Phần II - Thông tin ý kiến của nhân viên về mức<br />
độ cam kết gắn bó với tổ chức; (3) Phần III - Thông<br />
tin cá nhân của các đối tượng hồi đáp.<br />
- Nghiên cứu chính thức: mẫu được lấy theo<br />
phương pháp lấy mẫu thuận tiện và đối với phân<br />
tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào<br />
số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố.<br />
Gorsuch (1983), được trích bởi Mac Clallum và<br />
đồng tác giả (1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp<br />
5 lần so với số lượng biến. Trong khi Hoàng Trọng<br />
và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ<br />
đó là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả 37 tham số<br />
(biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì<br />
vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 37 x 5 = 185. Vậy<br />
trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng tổng số<br />
mẫu nghiên cứu là 230 để đảm bảo sự tin cậy trong<br />
thang đo nghiên cứu.<br />
Phương pháp chọn mẫu dữ liệu được áp dụng<br />
là phát bảng câu hỏi cho nhân viên thông qua phỏng<br />
vấn trực tiếp.<br />
Kết quả thu được sau khi loại bỏ các phản hồi<br />
không hợp lệ như trả lời thiếu hoặc các câu trả lời<br />
đều giống nhau, số mẫu nghiên cứu chính thức của<br />
<br />
180 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 4/2014<br />
đề tài là n = 210 với tỷ lệ phản hồi hợp lệ là 84%<br />
được đưa vào xử lý và phân tích.<br />
Xác định các yếu tố văn hóa doanh nghiệp<br />
ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên.<br />
Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo<br />
lường giá trị các biến số. Phân tích kết quả thu thập<br />
được từ mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo<br />
bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố<br />
EFA (Exploratory Factor Analysis). Phân tích tương<br />
quan, hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để kiểm<br />
định mô hình nghiên cứu và cuối cùng là phân tích<br />
ANOVA (Analysis Of Variance). Mục đích nghiên<br />
cứu này dùng để kiểm định lại mô hình đo lường<br />
và xác định các thứ tự ưu tiên, các nhân tố văn hóa<br />
doanh nghiệp đối với sự cam kết gắn bó của nhân<br />
viên và các giả thuyết trong mô hình.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
1. Mô tả mẫu<br />
<br />
Dữ liệu thu thập qua điều tra khảo sát được xử<br />
lý bằng phần mềm SPSS 18.0, được mã hóa và làm<br />
sạch, sau đó sẽ tiến hành kiểm định thang đo và<br />
kiểm định lại mô hình lý thuyết.<br />
Đối tượng tham gia phỏng vấn có độ tuổi từ 18<br />
đến 55 tuổi, trong đó giới tính nam chiếm tỷ trọng<br />
39,5% và nữ chiếm 60,5%. Nhóm nhân viên có độ<br />
tuổi từ 18 - 25 tuổi chiếm tỷ trọng 40%, tiếp đến là<br />
nhóm nhân viên có độ tuổi từ 26 - 35 tuổi chiếm tỷ<br />
trọng 37,1% số nhân viên có độ tuổi từ 36 - 50 tuổi<br />
chiếm tỷ trọng 16,2% còn lại nằm trong độ tuổi trên<br />
50 tuổi chiếm 6,7%.<br />
Đa số nhân viên tham gia phỏng vấn đều chưa<br />
lập gia đình, chiếm tỷ trọng 61,4%, nhân viên độc<br />
thân chiếm tỷ trọng 68,6%.<br />
Về trình độ học vấn, nhân viên có trình độ Đại<br />
học chiếm 18,15%, Trung cấp - Cao đẳng chiếm<br />
26,2%, phổ thông chiếm 54,3%, còn lại sau đại học<br />
chiếm 1,4%.<br />
Làm việc chuyên môn là công nhân, nhân công<br />
trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng 70,5% chiếm đa<br />
số và thu nhập dưới 5 triệu đồng. Nhân viên văn<br />
phòng/cán bộ quản lý được phỏng vấn chiếm tỷ<br />
trọng từ 1 - 18,1% thu nhập nằm trong khoảng từ 5<br />
đến trên 10 triệu đồng.<br />
<br />
2. Kiểm định mô hình<br />
<br />
2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo<br />
Đa số các thang đo đều được đánh giá tốt và<br />
khá tốt, kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấy<br />
các hệ sổ nằm trong dải 0,781 đến 0,939 đạt độ tin<br />
cậy cho phép (> 0,60). Vậy thang đo các khía cạnh<br />
văn hóa công ty đủ điều kiện để sử dụng nghiên<br />
cứu. Kết quả phân tích độ tin cậy các thang đo được<br />
thể hiện cụ thể trong bảng 1.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Bảng 1. Thang đo các thành phần văn hóa ảnh hưởng đến cam kết gắn bó<br />
Mục hỏi<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
Giao tiếp (α = 0,845)<br />
Các thay đổi về chính sách liên quan đến nhân viên trong Công ty đều được thông báo đầy đủ, rõ ràng<br />
Công ty luôn có bảng thông tin chi tiết cho từng vị trí công việc của anh/chị<br />
Công ty khuyến khích anh/chị tăng cường trao đổi thông tin giữa các bộ phận<br />
Anh/ chị dễ dàng trao đổi, hỏi ý kiến lãnh đạo khi có vấn đề liên quan<br />
Đào tạo và phát triển (α = 0,840)<br />
Anh/ chị được đào tạo đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc của mình<br />
Các chương trình đào của công ty hiện nay là phù hợp với công việc<br />
Công ty luôn tạo điều kiện cho anh/ chị cơ hội học tập, phát triển cá nhân<br />
Anh/ chị có nhiều cơ hội để phát triển và thăng tiến trong công việc<br />
Phần thưởng và công nhận (α = 0,939)<br />
Công ty anh/chị có chính sách khen thưởng và công nhận công lao rất công bằng<br />
Công ty thực hiện các chế độ khen thưởng đúng như cam kết với nhân viên<br />
Anh/ chị được khen thưởng và công nhận dựa trên chất lượng công việc<br />
Chính sách khen thưởng và công nhận được truyền đạt một cách rõ ràng đến người lao động<br />
Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến (α = 0,807)<br />
Anh/chị được phép học hỏi những sai lầm khi thực hiện sự thay đổi mà không bị khiển trách<br />
Lãnh đạo luôn ủng hộ anh/chị cả vật chất lẫn tinh thần để thực hiện những ý tưởng mới<br />
Anh/ chị được khuyến khích thử các phương pháp khác so với những phương pháp trước đây mọi người đã làm<br />
Anh/Chị được lãnh đạo chia sẻ, động viên những cải tiến không hiệu quả<br />
Làm việc nhóm (α = 0,781)<br />
Anh/ chị thích làm việc với những đồng nghiệp cùng bộ phận<br />
Những thành viên trong bộ phận anh/ chị sẵn sàng hợp tác với nhau như một đội<br />
Các nhóm khác nhau trong công ty luôn liên lạc, hỗ trợ và hợp tác với nhau<br />
Công ty luôn khuyến khích anh/ chị làm việc theo nhóm<br />
Định hướng về kế hoạch tương lai (α = 0,803)<br />
Anh/ chị được các cấp quản lý chia sẻ thông tin về mục tiêu chiến lược của Công ty<br />
Lãnh đạo doanh nghiệp luôn xây dựng mục tiêu rất cụ thể để mọi người hướng đến<br />
Công ty có các chiến lược phát triển rõ ràng<br />
Các cấp quản lý luôn hoạch định trước những thay đổi có thể tác động đến tình hình kinh doanh của Công ty<br />
Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị (α = 0,774)<br />
Các chính sách tuyển dụng, đào tạo, phát triển, khen thưởng trong Công ty là công bằng<br />
Xét nâng lương hay thăng chức đều rõ ràng và minh bạch<br />
Tiền lương và phân bổ thu nhập giữa các thành viên trong Công ty là công bằng<br />
Các cấp quản lý luôn nhất quán trong việc thực thi các chính sách liên quan đến nhân viên<br />
Hiệu quả trong việc ra quyết định (α = 0,822)<br />
Anh/chị được tự do thực hiện công việc theo năng lực tốt nhất của mình<br />
Anh/chị được phép tham gia vào việc ra quyết định quan trọng của bộ phận<br />
Các quyết định sáng suốt của cấp quản lý mang lại lợi ích lâu dài cho Công ty<br />
Công ty thu thập nhiều nguồn thông tin và ý kiến phản hồi trước khi ra quyết định<br />
Sự cam kết gắn bó với tổ chức (α = 0,872)<br />
Anh/chị luôn cố gắng nâng cao kỹ năng làm việc để có thể cống hiến nhiều hơn cho Công ty<br />
Anh/chị rất trung thành, sẵn sàng làm việc lâu dài với Công ty<br />
Anh/chị cảm thấy tự hào là nhân viên của Công ty<br />
Anh/chị hoàn toàn tin tưởng vào mục tiêu phát triển của tổ chức<br />
Anh/chị không có ý định thay đổi Công ty khi có điều kiện thích hợp<br />
<br />
C1.1<br />
C1.2<br />
C1.3<br />
C1.4<br />
C2.1<br />
C2.2<br />
C2.3<br />
C2.4<br />
C3.1<br />
C3.2<br />
C3.3<br />
C3.4<br />
C4.1<br />
C4.2<br />
C4.3<br />
C4.4<br />
C5.1<br />
C5.2<br />
C5.3<br />
C5.4<br />
C6.1<br />
C6.2<br />
C6.3<br />
C6.4<br />
C7.1<br />
C7.2<br />
C7.3<br />
C7.4<br />
C8.1<br />
C8.2<br />
C8.3<br />
C8.4<br />
CK.1<br />
CK.2<br />
CK.3<br />
CK.4<br />
CK.5<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 181<br />
<br />