intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh và thơ về thiên nhiên

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

97
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới chân núi Fanxifang - Ảnh: Xuân Hậu Mối quan hệ qua lại, gần gũi và tác động lẫn nhau giữa các ngành nghệ thuật phong phú và tế nhị biết bao chừng nào! Trong quá trình tư duy của người sáng tác và cả trong sự cảm thụ cùng thế, nhiều lúc các loại hình nghệ thuật quyện chặt lấy nhau, bổ sung cho nhau để hoàn thiện và làm giàu thêm những khả năng phát hiện cuộc sống. Chúng ta đi qua đèo Hoàng Liên (Lai Châu), đèo Ngang (Quảng Bình) bằng xe ô tô....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh và thơ về thiên nhiên

  1. Ảnh và thơ về thiên nhiên Dưới chân núi Fanxifang - Ảnh: Xuân Hậu Mối quan hệ qua lại, gần gũi và tác động lẫn nhau giữa các ngành nghệ thuật phong phú và tế nhị biết bao chừng nào! Trong quá trình tư duy của người sáng tác và cả trong sự cảm thụ cùng thế, nhiều lúc các loại hình nghệ thuật quyện chặt lấy nhau, bổ sung cho nhau để hoàn thiện và làm giàu thêm những khả năng phát hiện cuộc sống. Chúng ta đi qua đèo Hoàng Liên (Lai Châu), đèo Ngang (Quảng Bình) bằng xe ô tô. Ta thốt lên: Đẹp quá! Ước muốn tả thiên nhiên giầu đẹp của Tổ quốc bừng lên và càng mạnh mẽ khi nhớ tới bài thơ của bà huyện Thanh Quan: Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
  2. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Miêu tả đèo Ngang đến như thế là tuyệt đỉnh. Rõ ràng là thơ lúc này đang gợi ý cho các nhà nhiếp ảnh. Cũng như nhà nhiếp ảnh, người họa sĩ cùng tìm thấy ở mấy câu thơ đó cách cấu tứ, bố cục, sử dụng hình ảnh. Cảm xúc của thơ thiên nhiên nhất là của nhà thơ nhìn màu giỏi, thích thú với từng tia nắng của mặt trời giúp cho họa sĩ và người chụp ảnh đã phải khâm phục vì sự hiểu biết cặn kẽ, tái hiện vẻ đẹp hùng vĩ và tế nhị, kín đáo của thiên nhiên. Và cũng không ít trường hợp, từ những lời thơ ấy, nhà nhiếp ảnh và hoạ sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp mới của cuộc sống trước mắt mình, sáng tạo ra những tác phẩm ảnh có giá trị. Nhưng nhiếp ảnh cũng như hội họa, âm nhạc… không tiếp thu và làm giàu các tác phẩm của mình qua thơ một cách thụ động. Cùng với sự chặt lọc, phát hiện qua thơ thiên nhiên vẻ đẹp của cuộc sống cần phản ánh, nhiếp ảnh và các loại hình nghệ thuật khác còn hỗ trợ cho thơ, cho người làm thơ trong quá trình sáng tác. Nhiếp ảnh, dù là một trong số ngành nghệ thuật trẻ nhưng có vai trò bình đẳng với các ngành nghệ thuật khác về tất cả mọi phương diện, đặc biệt đối với người cảm thụ. Kết quả sáng tác của các nhà nhiếp ảnh phong cảnh Việt Nam từ trước đến nay nói rõ điều này: Ảnh phong cảnh rất giàu chất thơm chất họa và đôi khi cả chất nhạc nữa. Có
  3. trường hợp họa sĩ đã mượn ảnh phong cảnh để sáng tác lên bức tranh phong cảnh mới, nhà thơ xúc động làm ra các bài thơ trữ tình khi thưởng thức một bức ảnh đẹp (nhất là ảnh phong cảnh). Ảnh có thể vang lên chất thơ, và chất nhạc… Chúng ta đồng tình với nhận xét đó và lạc quan tin tưởng vào khả năng diễn đạt của ống kính trước cuộc sống. Xem ảnh của V. Lê-bê-đép (CHLB Nga) “Nốt nhạc trong rừng” thấy tác giả giỏi trong cấu tứ, giàu cảm xúc thơ, nhạc… lời chú thích cũng làm tăng thêm khả năng diễn đạt của tác phẩm. Còn “Hà Nội nghìn xưa” của Lê Cường thì lại gợi cho người xem sự nhớ lại những năm tháng đã qua của Hà Nội, cái cổ kính, chắc chắn mà không già cỗi, cái khoẻ chắc mà không kém phần lịch lãm. Ai ở Hà Nội lâu cũng hiểu về Hà Nội như thế. Những ảnh phong cảnh đẹp có sức đi xa, thông thường chúng không chỉ cho người thưởng thức nhìn thấy một cảnh đẹp cụ thể. Từ hình ảnh đất nước cụ thể đó, người xem nghĩ tới những nơi gần, nơi xa, giống hoặc gần giống như thế cùng với những kỷ niệm về lần tiếp xúc, những cuộc chia tay và hò hẹn.v.v… Sức khái quát lớn lao của ảnh phong cảnh nói riêng, của nghệ thuật ảnh nói chung cũng là ở chỗ gợi cho người thưởng thức những suy nghĩ triền miên về cuộc sống, khẳng định tình yêu thiên nhiên là một trong những phẩm chất của con người… Thiếu khả năng gây cảm xúc lớn cho người xem là đặc điểm của tất cả ảnh phong cảnh “thấy gì chụp nấy”.
  4. Vậy thì trong ảnh có chất thơ, chất nhạc, còn trong thơ lại có chất ảnh, chất nhạc.v.v… nói như vậy không có nghĩa thơ là ảnh, ảnh là thơ, người làm thơ thiên nhiên giỏi đồng thời cũng là nhà nhiếp ảnh giỏi. Chúng ta không phủ nhận về lý luận một tài năng nghệ thuật, vừa là tác giả của tác phẩm thơ, văn, ảnh, hội họa xuất sắc. Các tác phẩm nghệ thuật ra đời đều là kết quả của quá trình lao động hết sức công phu, “lao tâm khổ tứ”. Thực ra thì không có tác phẩm nào ra đời một cách tình cờ, do tác giả gặp may cả… nói như thế để giải thích rằng người nghệ sĩ muốn có những sáng tác có giá trị nhiều khi mất hàng chục năm, một bài thơ cũng có khi phải mất vài năm vừa làm, vừa sửa và gọt rũa… nghề ảnh cũng khắt khe khó nhọc như thế. Sự am hiểu các ngành nghệ thuật anh em làm tăng vốn văn hóa, tăng khả năng diễn đạt cho cái ngành chính mà người nghệ sĩ nguyện hiến cả cuộc đời. Người chụp ảnh và người làm thơ cùng đứng trước một cảnh đẹp. Đẹp quá! Họ cùng ồ lên, thốt lên như thế. Và ngay từ giây phút đó, hai người đã bắt đầu “khác nhau”, cảm xúc sáng tác cũng khác nhau. Các quá trình sáng tạo hình tượng khiến cho lối làm việc của họ khác nhau trong khi người chụp ảnh đi lại, ngắm nghía chọn góc độ tìm cách chiếu sáng thì nhà thơ trầm tư suy nghĩ, lắng mình xuống để nhớ lại tất cả mình đã miêu tả những cảnh đẹp tương tự. Có khi thơ thẩn một mình tưởng như mình đã quên đi cảnh đẹp vừa xuất hiện. Rồi anh ta cầm lấy bút, và không cần phải đứng ở ngay hiện trường nữa. Còn nhà nhiếp ảnh phải thực hiện theo yêu cầu của ảnh: Trong giây lát và trực
  5. tiếp miêu tả bằng ánh sáng cảnh phía trước mà không có sự sắp đặt nào theo ý muốn cả. Ảnh sáng được sử dụng là ngôn ngữ của ảnh, còn nhà thơ: Bằng ngôn ngữ, nhịp điệu và cách cấu tứ hình ảnh. Đi sâu vào việc sáng tác, ta còn thấy sự khác nhau này nữa: hiện thực trước mắt lúc nào cũng buộc nghệ sĩ nhiếp ảnh bắm chắc lấy và không được xa chúng về cự ly, còn nhà thơ thì khác, giống như nhà văn, họa sĩ và nhà soạn nhạc, miêu tả cái mà họ từng sửng sốt, cảm xúc bằng sự nhớ lại, bổ xung và hư cấu thêm vào những điểm “thiếu” của hiện thực theo ý tác giả. Khi thưởng thức thơ về thiên nhiên chúng ta đọc qua những từ ngữ, cách gieo vần, cách cảm của người sáng tác. Còn trong ảnh, cái tác giả chủ yếu muốn đem đến cho người xem cụ thể lại là những điều mắt nhìn thấy được. Một anh bạn phân biệt “xem ảnh bằng mắt, còn xem thơ bằng trái tim”. Sự so sánh chưa thật đúng vì đáng ra phải nói “thưởng thức nghệ thuật bằng cả trái tim, óc, mắt và tai nữa” mới đủ. Dù sao thì sự phân biệt trên phần nào cũng nói được sự khác nhau giữa ảnh và thơ. Từ thực tiễn của sự sáng tạo nói lên yêu cầu ngày một cao, một sâu khả năng hiểu biết vốn văn hóa, sự am hiểu các loại hình nghệ thuật. Vốn sống văn hóa ấy cùng với vốn sống về chính trị xã hội là điều kiện để nảy sinh khả năng mới trong sự phản ánh cuộc sống bằng ảnh. Sự hiểu biết thuần túy về kỹ thuật xử lý máy ảnh hoặc trong buồng tối chưa đủ
  6. để trở thành một nghệ sĩ nhiếp ảnh và phóng viên ảnh. Kết quả thực của giá trị và trình độ nghề nghiệp một phần phụ thuộc bởi sự am hiểu về mối quan hệ giữa nghệ thuật nhiếp ảnh và những ngành nghệ thuật liên quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2