intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Antoni Miralda với BỮA TIỆC MÀU SẮC cách đây gần 40 năm

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1973, Antoni Miralda (1942), một nghệ sĩ trẻ người Tây Ban Nha sinh sống tại New York, được John Kaldor – một doanh nhân, đồng thời là người đỡ đầu cho nghệ thuật tiên phong – đưa tới Sydney trong vài tuần. .Miralda là một điêu khắc gia chuyên lấy thực phẩm làm chất liệu, nhưng do “các tác phẩm điêu khắc hoành tráng và ăn được” là một truyền thống cổ, không thể thiếu trong các nghi lễ quan trọng (như đám cưới chẳng hạn), nên Miralda “tiện thể” kiêm luôn nghề xây dựng ý tưởng cho các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Antoni Miralda với BỮA TIỆC MÀU SẮC cách đây gần 40 năm

  1. Antoni Miralda với BỮA TIỆC MÀU SẮC cách đây gần 40 năm Daniel Thomas – Thảo Nghi dịch . Năm 1973, Antoni Miralda (1942), một nghệ sĩ trẻ người Tây Ban Nha sinh sống tại New York, được John Kaldor – một doanh nhân, đồng thời là người đỡ đầu cho nghệ thuật tiên phong – đưa tới Sydney trong vài tuần.
  2. Miralda là một điêu khắc gia chuyên lấy thực phẩm làm chất liệu, nhưng do “các tác phẩm điêu khắc hoành tráng và ăn được” là một truyền thống cổ, không thể thiếu trong các nghi lễ quan trọng (như đám cưới chẳng hạn), nên Miralda “tiện thể” kiêm luôn nghề xây dựng ý tưởng cho các liên hoan, festival, hoặc các nghi lễ trịnh trọng. Miralda đã từng được thuê làm tiệc tại Paris, nơi anh sống từ năm 1966 đến 1972. Anh không chỉ tổ chức tiệc cho các bảo tàng nghệ thuật chính quy, những ông trùm trong giới thời trang và kinh doanh của thủ đô nước Pháp, mà còn cho các Hội đồng Cộng sản tại các khu ngoại ô của thành phố này. Ngoài ra, Miralda còn làm việc tại Đức và Mỹ, ở đó anh cảm thấy hài lòng vì nghệ thuật của mình được đánh giá cao bởi những người dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giải trí. Thành phố Munich đã nhờ anh tổ chức một buổi tiệc cho lễ bế mạc Thế vận hội.
  3. . Trong một số đám tang hoặc lễ cưới của giới thượng lưu cũng hay đặt anh làm những bức tượng bằng thực phẩm; và Miralda hiểu rằng các tác phẩm của mình có sự gắn bó mạnh mẽ với cái chết, khả năng sinh sản, với giới tính và sự sinh nở. Ở Sydney, trước khi Miralda đến, người ta không làm lễ tiệc nào hoành tráng, mặc dù thành phố này cũng từng có những nỗ lực đáng kể (dù thất bại) trong chuyện này. Sydney từng tổ chức một cuộc diễu hành suốt con đường dài, dọc khu đại học New South Wales. Không gian lễ hội này đặc biệt cuốn hút Miralda. Ý định ban đầu của ông Kaldor chỉ đơn giản là tổ chức một Bữa tiệc sắc màu, nhằm khai trương phòng trưng bày vải do ông sản xuất. Một
  4. chiếc bàn dài, màu trắng, chất đầy thức ăn đủ màu được đặt giữa căn phòng rộng rãi và thoáng đãng, phòng này nằm ngay phía trên cái showroom bóng loáng do nhà điêu khắc Mike Kitching thiết kế. .
  5. . .
  6. Buổi tiệc cocktail diễn ra lúc 6 giờ tối dành cho giới doanh nhân ngành dệt may, giới thời trang, quan hệ công chúng và giới nghệ thuật. Thức ăn là những món ăn nhẹ căn bản đi với cocktail. Miralda đã thêm màu thực phẩm vào thức ăn mà không làm thay đổi mùi vị, và các vị khách có khuynh hướng chọn những món có màu sắc phối lạ hơn là những món có màu quen, hình thù quen. Miralda còn cho những chất phẩm tương tự vào vang trắng để thực khách có thể lựa chọn các loại thức uống nhiều màu sắc. .
  7. Món nào càng quen mắt và càng lắm chạm trổ, điêu khắc thì càng ít được ăn, và do đó đến cuối bữa tiệc vẫn còn đó. Trong khi khách ăn hàng đống cơm màu, hàng núi bánh mì, và bao nhiêu tháp ngô. . Những lát bánh mì trở thành vật lưu niệm*, và Miralda sẵn lòng ký tên, ghi ngày tháng lên miếng bánh để khách mang về. Sau này người ta đồn rằng chuột nhắt vùng Sydney rất khoái gặm bánh mì nhiều màu sắc của Miralda.
  8. . Dĩ nhiên, Bữa tiệc sắc màu ngày 18 tháng 9 năm 1973 chỉ dành cho những vị khách mời. Chính vì vậy, ngài Kaldor đã đặt làm thêm bánh mì cho tác phẩm Sắc màu bánh mì, như một món quà gửi đến Phòng trưng bày nghệ thuật của New South Wales – nơi mọi người có thể chiêm ngưỡng chúng trong vòng 2 tuần. Butler’s Family Bakery (Lò bánh mì nhà Butler) đã làm bánh dưới sự giám sát của Miralda. Miralda đã thực hiện những phác thảo chì chỉ dẫn các công đoạn nhuộm bánh. Những bản vẽ này và các bức ảnh về quá trình sắp đặt tại Phòng trưng bày nghệ thuật New South Wales, về sau
  9. chúng được Miralda kết hợp lại trong tác phẩm in lụa được triển lãm tại Trường Mỹ thuật Quốc gia Sydney. .
  10. . * Chú thích của Pha Lê: Không biết anh Miralda dùng màu thực phẩm hay màu tự nhiên. Thấy màu chói lọi quá nên hơi nghi nghi. Màu tự nhiên thì: - màu đỏ: lấy từ cà rốt hoặc mơ, rượu chát, củ dền - màu xanh: bột trà, cải xanh - màu vàng: nghệ - màu đen: mực của bạch tuộc. Các loại mì ý nhiều màu sắc cũng được “nhuộm” kiểu này. Mì ống vàng là mì trứng, mì xanh là mì rau, mì hồng là cà chua, mì đỏ là củ
  11. dền, mì đen là mực bạch tuộc. Mì đen lúc nào cũng đắt, nghe ‘mực bạch tuộc’ thấy ghê ghê vậy chứ ăn rất ngon, và dùng để nhuộm màu thực phẩm là khỏi chê. * Vật lưu niệm: các buổi lễ lớn, tiệc lớn, hay các nhà hàng sang trọng luôn phát quà lưu niệm miễn phí (thành ra hóa đơn phục vụ cao ngất ngưởng, chứ tính ra lắm lúc tiền đồ ăn chả có bao nhiêu). Có chỗ phát sô-cô-la, có chỗ phát đĩa CD, có chỗ phát thìa uống trà bằng bạc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2