intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ba xu hướng làm thay đổi thị trường phần mềm và dịch vụ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

111
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ba xu hướng làm thay đổi thị trường phần mềm và dịch vụ (TBVTSG) - Tại hội nghị cao cấp về quản lý dữ liệu tổng thể (MDM) vừa được Gartner tổ chức ở Los Angeles (Mỹ) vào đầu tháng 5, các thành viên đã thảo luận về thị trường quản lý dữ liệu tổng thể và các xu hướng có thể giúp định hình sự phát triển của thị trường này trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ba xu hướng làm thay đổi thị trường phần mềm và dịch vụ

  1. Ba xu hướng làm thay đổi thị trường phần mềm và dịch vụ (TBVTSG) - Tại hội nghị cao cấp về quản lý dữ liệu tổng thể (MDM) vừa được Gartner tổ chức ở Los Angeles (Mỹ) vào đầu tháng 5, các thành viên đã thảo luận về thị trường quản lý dữ liệu tổng thể và các xu hướng có thể giúp định hình sự phát triển của thị trường này trong tương lai. Những xu hướng đó là gì? Hầu hết các công ty toàn cầu Khi thị trường dịch vụ MDM ngày càng phát triển, hầu ngày nay đều yêu cầu CIO của hết những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mình phải bảo đảm việc quản lý cung cấp dịch vụ này và các giám đốc công nghệ dữ liệu được thực hiện trên nền (CIO) đều nhận thấy cần có cái nhìn sâu sát cũng như các domain đa tầng và đa diện. những kiến thức sâu rộng hơn về các xu hướng và những yêu cầu liên quan, để qua đó tìm ra được phương án thực hiện tốt nhất những chiến lược phát triển của mình. “Quản lý dữ liệu đa tên miền, quản lý dữ liệu tập trung trong điện toán đám mây và quản lý dữ liệu trong mối tương tác với các mạng xã hội là ba xu hướng chính đang ngày càng được nhiều người quan tâm. Và, ba xu hướng này sẽ tác động đáng kể đến thị trường MDM trong vài năm nữa”, John Radcliffe, Phó chủ tịch nghiên cứu của Gartner, cho biết. Khi nhu cầu tăng mạnh Trước đây, hầu hết các ý tưởng về MDM đều được khởi phát và định hướng phát triển trên cơ sở một tên miền (domain) chuyên biệt và duy nhất. Theo thời gian, với những chuyển biến tích cực và sự phát triển đột phá về CNTT, khái niệm đó đã được thay đổi; hầu hết các công ty toàn cầu ngày nay đều yêu cầu CIO của mình phải bảo đảm việc quản lý dữ liệu được thực hiện trên nền các domain đa tầng và đa diện.
  2. Các doanh nghiệp thuộc danh sách “1.000 công ty hàng đầu” của Fortune hiện đang ý thức rất rõ tầm quan trọng của MDM trong việc hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển. Vì thế, nhu cầu về các phần mềm và dịch vụ dùng để thực hiện MDM trong doanh nghiệp đã gia tăng mạnh trong vòng hai năm trở lại đây. Các chuyên gia của Gartner dự báo, khoảng 66% các doanh nghiệp trong danh sách này sẽ phải triển khai từ hai giải pháp MDM trở lên trước năm 2014. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều nhà cung cấp phần mềm và các giải pháp MDM đã vào cuộc với những sản phẩm và dịch vụ ngày càng được hoàn thiện hơn. Tùy vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mỗi CIO sẽ xác định được bản thể và cấu trúc “đa miền” đặc thù của doanh nghiệp mình. Qua đó, việc “đa miền hóa” sẽ được thực hiện theo đúng bản thể và cấu trúc này. Hình 1. Mô hình một phương án MDM đa tên mi ền. Thông thường, một dự án về MDM được bắt đầu từ lĩnh vực dữ liệu cá nhân, sau đó sẽ đến các nội dung khác có mức độ quan trọng hơn như tổ chức nhân sự, kế hoạch kinh doanh, tài nguyên pháp lý… (xem hình 1). Ông Radcliffe nói: “Không có bất cứ nhà cung cấp phần mềm - dịch vụ MDM nào có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu về đa tên miền cho doanh nghiệp chỉ bằng những ứng dụng trong một sản phẩm - gói dịch vụ đơn lẻ. Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm phần mềm MDM, CIO nên đánh giá riêng lẻ từng tên miền và những dữ liệu tổng thể có liên quan thuộc tên miền đó và phải đặt ra câu hỏi liệu nhà cung cấp có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp mình một cách xuyên suốt và chặt chẽ hay không”. Các giải pháp MDM trong điện toán đám mây Đến năm 2015, có 10% gói dịch vụ về việc triển khai MDM trong điện toán đám mây sẽ được cung cấp dưới hình thức phần mềm dịch vụ (SaaS). Hiện nay, các giải pháp về MDM chủ yếu được thực hiện bởi chính đội ngũ nhân viên CNTT trong doanh nghiệp, cho nên rất nhiều dự án có khả năng không được phát triển thành công.
  3. Ở một số lĩnh vực kinh doanh, nhất là dịch vụ tài chính, việc bảo mật dữ liệu và an toàn thông tin không được các doanh nghiệp quan tâm đúng mực; nhiều nhân viên của các công ty này đã tìm cách vượt tường lửa để chia sẻ nhiều thông tin quan trọng ra bên ngoài, thậm chí phản ứng gay gắt lại với nhân viên quản trị hệ thống mỗi khi được nhắc nhở. Ở châu Âu, nơi mà quyền riêng tư luôn được tôn trọng ở mức độ cao nhất, việc ứng dụng các phần mềm quản lý tác vụ của nhân sự dường như luôn gặp thất bại. Tuy nhiên, khi các giải pháp MDM ngày càng được hoàn thiện và khả năng tích hợp với các ứng dụng từ SaaS ngày càng cao, Hình 2. Cấu trúc một giải pháp MDM trong đi ện toán đám mây. việc triển khai MDM sẽ thuận lợi hơn nếu CIO biết lựa chọn các dịch vụ quản lý nguồn dữ liệu chất lượng hơn từ môi trường điện toán đám mây (xem hình 2).Về phía nhà cung cấp dịch vụ, cho đến nay chỉ mới có vài đơn vị phát triển được các phần mềm có thể tích hợp tốt với MDM. Những sản phẩm SaaS và PaaS (hạ tầng dịch vụ) của họ hoàn toàn có thể mở rộng hay thu hẹp lại tùy vào nhu cầu của khách hàng. “Khi nhà cung cấp dịch vụ MDM triển khai dự án này, bạn nên yêu cầu họ khai thác các tài nguyên liên quan đang sẵn có trong môi trường đám mây. Điều này vừa giúp doanh nghiệp của bạn có thể khai thác tốt hơn các nguồn lực từ bên ngoài, vừa giúp nâng cao giá trị của nhà cung cấp trên thị trường”, ông Radcliffe tư vấn. Liên kết giữa MDM và mạng xã hội ngày càng gia tăng
  4. Đến năm 2015, sẽ có khoảng 15% doanh nghiệp trên toàn cầu bổ sung các tài liệu và dữ liệu về khách hàng vào các hệ thống MDM của mình. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ có được sự đánh giá sâu sắc hơn về khách hàng của mình, thông qua hai tiêu chí phân tích sau: Phân tích theo tình cảm: Việc phân tích này có thể được tiến hành ở cấp độ cá nhân hoặc dựa trên một xu hướng nào đó. Việc phân tích có thể chỉ đơn thuần là tổng hợp Hình 3. Mối tương tác giữa MDM và mạng xã hội. nhiều câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi, ví dụ: người ta đang nói gì về công ty tôi, về các sản phẩm và các thương hiệu của tôi? Phân tích theo nhóm khách hàng: Các câu hỏi có thể được đặt ra như sau: Người đó là ai? Những người trong nhóm có biết người đó không? Mức độ ảnh hưởng của người đó đến những người khác như thế nào? Nhiều dữ liệu từ các mạng xã hội sẽ được phân tích dưới hình thức tổng hợp hay đánh giá các xu hướng. Kết quả phân tích này sẽ rất hữu ích cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, khi phần lớn những câu trả lời đều hướng về mục đích khảo sát xem cộng đồng đang có những suy nghĩ gì về công ty, về sản phẩm và các dịch vụ của mình. Ví dụ, khi một người đề cập đến chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó của công ty A trên Twitter hay Facebook, thông tin đó sẽ nhanh chóng được “Twit” hay “Face” đến rất nhiều người trong danh sách bạn bè của họ và mở rộng hơn nữa cho nhiều đối tượng khác cùng xem; vô hình trung công ty A đã tiếp nhận được những phản hồi quý giá, để có thể cải tiến sản phẩm hay dịch vụ của mình. Ở mạng xã hội, việc xác định được một người nào đó (networker) có khả năng đại diện cho doanh nghiệp là một điều vô cùng thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh việc giúp doanh nghiệp có được những phản hồi sắc bén từ cộng đồng, networker này cũng có thể mang đến cho doanh nghiệp những phiền phức ngoại ý. Vì vậy, khi triển khai dự án MDM, doanh nghiệp phải ý thức được rằng hồ sơ khách hàng và sự tương tác của MDM với mạng xã hội là một trong những đề mục cần phải được đặc biệt quan tâm (xem hình 3). (theo Gartner.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2