YOMEDIA
ADSENSE
Bài 2- Mã hóa đối xứng căn bản
164
lượt xem 20
download
lượt xem 20
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thế kỷ thứ 3 trƣớc công nguyên, nhà quân sự ngƣời La Mã Julius Ceasar đã nghĩ ra phƣơng pháp mã hóa một bản tin: thay thế mỗi chữ trong bản tin bằng chữ đứng sau nó k vị trí trong bảng chữ cái. Giả sử chọn k = 3, ta có bảng chuyển đổi nhƣ sau
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 2- Mã hóa đối xứng căn bản
- BẢO MẬT THÔNG TIN BÀI 2: MÃ HÓA ĐỐI XỨNG CĂN BẢN Nguyễn Hữu Thể 1
- Nội dung 1. Mã hóa Ceasar 2. Mô hình mã hóa đối xứng (Symmetric Ciphers) 3. Mã hóa thay thế đơn bảng (Monoalphabetic Substitution Cipher) 4. Mã hóa thay thế đa bảng (Polyalphabetic Substitution Cipher) 5. One-Time Pad 6. Mã hoán vị (Permutation Cipher) 2
- Mã hóa Ceasar Julius Caesar 3
- Mã hóa Ceasar Thế kỷ thứ 3 trƣớc công nguyên, nhà quân sự ngƣời La Mã Julius Ceasar đã nghĩ ra phƣơng pháp mã hóa một bản tin: thay thế mỗi chữ trong bản tin bằng chữ đứng sau nó k vị trí trong bảng chữ cái. Giả sử chọn k = 3, ta có bảng chuyển đổi nhƣ sau: (sau Z sẽ vòng lại là A, do đó x -> A, y -> B và z -> C) • Giả sử có bản tin gốc (bản rõ): meet me after the toga party • Nhƣ vậy bản tin mã hóa (bản mã) sẽ là: PHHW PH DIWHU WKH WRJD SDUWB Ceasar gửi bản mã. Khi cấp dƣới nhận đƣợc bản mã, tiến hành giải mã theo quy trình ngƣợc lại để có đƣợc bản rõ. 4
- Mã hóa Ceasar Gán cho mỗi chữ cái một con số nguyên từ 0 đến 25: Phƣơng pháp Ceasar đƣợc biểu diễn nhƣ sau: với mỗi chữ cái p thay bằng chữ mã hóa C, trong đó: C = (p + k) mod 26 (trong đó mod là phép chia lấy số dƣ) Và quá trình giải mã đơn giản là: p = (C – k) mod 26 k đƣợc gọi là khóa. Dĩ nhiên là Ceasar và cấp dƣới phải cùng dùng chung một giá trị khóa k, nếu không bản tin giải mã sẽ không giống bản rõ ban đầu. 5
- Mã hóa Ceasar Ngày nay phƣơng pháp mã hóa của Ceasar không đƣợc xem là an toàn. Giả sử đối thủ của Ceasar có đƣợc bản mã: PHHW PH DIWHU WKH WRJD SDUWB và biết đƣợc phƣơng pháp mã hóa và giải mã là phép cộng trừ modulo 26. Đối thủ có thể thử tất cả 25 trƣờng hợp của k nhƣ sau: 6
- Mã hóa Ceasar Trong 25 trƣờng hợp trên, chỉ có trƣờng hợp k=3 thì bản giải mã tƣơng ứng là có ý nghĩa. Do đó đối thủ có thể chắc chắn rằng “meet me after the toga party” là bản rõ ban đầu. 7
- Mã hóa Ceasar Với bản chữ cái Tiếng Việt (29 ký tự) với khóa là 3: Bảng chữ cái thƣờng: AĂÂBCDĐEÊGHIKLMNOÔƠPQRSTUƢVXY Bảng chữ cái mật mã: BCDĐEÊGHIKLMNOÔƠPQRSTUƢVXYAĂÂ Gán cho mỗi chữ cái một con số nguyên từ 0 đến 28: Phƣơng pháp Ceasar biểu diễn tiếng Việt nhƣ sau: với mỗi chữ cái p thay bằng chữ mã hóa C, trong đó: C = (p + k) mod 29 (trong đó mod là phép chia lấy số dƣ) Và quá trình giải mã đơn giản là: p = (C – k) mod 29 8
- Mã hóa Ceasar Code Java private String encryptMessage(String msg, int k) { String result = ""; for (int i = 0; i < msg.length(); i++) result += encryptChar(msg.charAt(i), k); return result; } private char encryptChar(char c, int k) { if (Character.isLetter(c)) return (char) ('A' + (c - 'A' + k) % 26); //'A'=65 else return c; } Nếu giải mã: encryptMessage(msg,26-k); 9
- Mã hóa Ceasar 10
- Mô hình mã hóa đối xứng (Symmetric Ciphers) Bản rõ P (plaintext) Thuật toán mã hóa E (encrypt algorithm) Khóa bí mật K (secret key) Bản mã C (ciphertext) Thuật toán giải mã D (decrypt algorithm) Trong đó: C = E (P, K) P = D (C, K) 11
- Mô hình mã hóa đối xứng (Symmetric Ciphers) Thuật toán mã hóa và giải mã sử dụng chung một khóa, thuật toán giải mã là phép toán ngƣợc của thuật toán mã hóa (trong mã hóa Ceasar, E là phép cộng còn D là phép trừ). Vì vậy mô hình trên đƣợc gọi là phƣơng pháp mã hóa đối xứng. Bản mã C đƣợc gởi đi trên kênh truyền. Do bản mã C đã đƣợc biến đổi so với bản rõ P, cho nên những ngƣời thứ ba can thiệp vào kênh truyền để lấy đƣợc bản mã C, thì không hiểu đƣợc ý nghĩa của bản mã. Khóa phải đƣợc giữ bí mật giữa ngƣời gởi và ngƣời nhận, hay nói cách khác khóa phải đƣợc chuyển một cách an toàn từ ngƣời gởi đến ngƣời nhận. 12
- Mô hình mã hóa đối xứng (Symmetric Ciphers) “Nếu đã có một kênh an toàn để chuyển khóa như vậy thì tại sao không dùng kênh đó để chuyển bản tin, tại sao cần đến chuyện mã hóa?” Câu trả lời: nội dung bản tin thì có thể rất dài, còn khóa thì thƣờng là ngắn. Ngoài ra một khóa còn có thể áp dụng để truyền tin nhiều lần. Do đó nếu chỉ chuyển khóa trên kênh an toàn thì đỡ tốn kém chi phí. 13
- Mô hình mã hóa đối xứng (Symmetric Ciphers) Mã hóa Ceasar, từ một bản mã có thể dễ dàng suy ra đƣợc bản rõ ban đầu mà không cần biết khóa bí mật. Hành động đi tìm bản rõ từ bản mã mà không cần khóa nhƣ vậy đƣợc gọi là hành động phá mã (cryptanalysis). Do đó một hệ mã hóa đối xứng đƣợc gọi là an toàn khi và chỉ khi nó không thể bị phá mã hoặc thời gian phá mã là bất khả thi. Trong phƣơng pháp Ceasar, lý do mà phƣơng pháp này kém an toàn là ở chỗ khóa k chỉ có 25 giá trị, do đó kẻ phá mã có thể thử đƣợc hết tất cả các trƣờng hợp của khóa rất nhanh chóng. Phƣơng pháp tấn công này đƣợc gọi là phƣơng pháp vét cạn khóa (brute-force attack). Chỉ cần nới rộng miền giá trị của khóa thì có thể tăng thời gian phá mã đến một mức độ đƣợc coi là bất khả thi. 14
- Mô hình mã hóa đối xứng (Symmetric Ciphers) Bảng liệt kê thời gian phá mã trung bình tƣơng ứng với kích thƣớc của khóa. Tốc độ CPU hiện nay khoảng 3x109 Hz Tuổi vũ trụ vào khoảng ≈ 1010năm 15
- Mã hóa thay thế đơn bảng (Monoalphabetic Substitution Cipher) Xét lại phƣơng pháp Ceasar với k=3: Phƣơng pháp đơn bảng tổng quát hóa phƣơng pháp Ceasar bằng cách dòng mã hóa không phải là một dịch chuyển k vị trí của các chữ cái A, B, C, … nữa mà là một hoán vị của 26 chữ cái này. Lúc này mỗi hoán vị đƣợc xem nhƣ là một khóa. Giả sử có hoán vị sau: Quá trình giải mã đƣợc tiến hành ngƣợc lại. 16
- Mã hóa thay thế đơn bảng (Monoalphabetic Substitution Cipher) Việc mã hóa đƣợc tiến hành bằng cách thay thế một chữ cái trong bản rõ thành một chữ cái trong bản mã, nên phƣơng pháp này đƣợc gọi là phƣơng pháp thay thế. Số lƣợng hoán vị của 26 chữ cái là 26!, đây cũng chính là số lƣợng khóa của phƣơng pháp này. Vì 26! là một con số khá lớn nên việc tấn công phá mã vét cạn khóa là bất khả thi (6400 thiên niên kỷ với tốc độ thử khóa là 109 khóa/giây). Vì vậy mã hóa đơn bảng đã đƣợc xem là một phƣơng pháp mã hóa an toàn trong suốt 1000 năm sau công nguyên. 17
- Mã hóa thay thế đơn bảng (Monoalphabetic Substitution Cipher) Vào thế kỷ thứ 9, Al-Kindi (ngƣời Ả Rập) đã phát hiện ra một phương pháp phá mã khả thi. Trong tiếng Anh, tần suất sử dụng của các chữ cái không đều nhau: Chữ E đƣợc sử dụng nhiều nhất, còn các chữ ít đƣợc sử dụng thƣờng là Z, Q, J. Cụm 2 chữ cái (digram): cụm chữ TH đƣợc sử dụng nhiều nhất. 18
- Mã hóa thay thế đơn bảng (Monoalphabetic Substitution Cipher) 19
- Mã hóa thay thế đơn bảng (Monoalphabetic Substitution Cipher) Phƣơng pháp mã hóa đơn bảng ánh xạ một chữ cái trong bản rõ thành một chữ cái khác trong bản mã. Do đó các chữ cái trong bản mã cũng sẽ tuân theo luật phân bố tần suất trên. Nếu chữ E đƣợc thay bằng chữ K thì tần suất xuất hiện của chữ K trong bản mã là 13.05%. => Đây chính là cơ sở để thực hiện phá mã. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn