intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài cuối kỳ: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO) trong công tác văn phòng, văn thư và lưu trữ

Chia sẻ: Hồ Duyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:72

122
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài cuối kỳ: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO) trong công tác văn phòng, văn thư và lưu trữ giúp bạn đọc nắm được các thuật ngữ, định nghĩa, hệ thống quản lý chất lượng, trách nhiệm của lãnh đạo, quan lý nguồn lực, tạo sản phẩm, đo lường, phân tích và cải tiến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài cuối kỳ: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO) trong công tác văn phòng, văn thư và lưu trữ

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XàHỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LƯU TRỮ HỌC & QTVP ­­­­­­­­­­ BÀI CUỐI KỲ MÔN: ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ  CHẤT LƯỢNG (ISO) TRONG CÔNG TÁC  VĂN PHÒNG, VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Ly Sinh viên   : Hồ Thị Mỹ Duyên Lớp           : Lưu trữ học K13 MSSV       : 1356130007 1
  2. Tháng 5/2016 Bài tập số  1:  Anh/ Chị  hãy đưa ra tiêu chí và so sánh hai hệ  tiêu   chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và TCVN ISO 9001:2015. Bài làm Có   lẽ   sự   khác   biệt   lớn   nhất   giữa   tiêu   chuẩn   cũ   và   mới   là   cấu   trúc.   ISO   9001:2008 có năm phần chính “4­8” và ISO 9001:2015 nay đã có bảy “4­10” vì phiên  bản mới sử  dụng định dạng Phụ  lục SL mới. Theo ISO, tất cả  các tiêu chuẩn hệ  thống quản lý trong tương lai “MSS” sẽ sử dụng cách sắp xếp mới này và có các  yêu cầu cơ bản giống nhau. Kết quả là, tất cả MSS mới sẽ có cùng một cách nhìn   và cảm nhận cơ bản. Các Hệ thống quản lý có cùng cấu trúc chung có thể vì các khái niệm cơ bản   như: quản lý, khách hàng, yêu cầu, chính sách, thủ tục, hoạch định, thực hiện, mục   tiêu, kiểm soát, theo dõi, đo lường, đánh giá, ra quyết định, hành động khắc phục và  sự không phù hợp là phổ biến cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý. Không giống như tiêu chuẩn cũ, tiêu chuẩn mới mong muốn tổ chức hiểu bối   cảnh của tổ chức trước khi tổ chức thiết lập Hệ thống quản lý chất lượng “QMS”.   Khi ISO 9001:2015 yêu cầu tổ chức hiểu bối cảnh của tổ chức, tiêu chuẩn muốn tổ  chức xem xét các vấn đề  bên ngoài và bên trong có liên quan đến mục đích, định  hướng chiến lược và suy nghĩ về ảnh hưởng mà các vấn đề  này có thể  có đối với   QMS và kết quả tổ chức dự định đạt được. Điều này có nghĩa là tổ  chức cần phải   hiểu môi trường bên ngoài, văn hóa, giá trị, kết quả thực hiện và các bên liên quan  của tổ chức trước khi triển khai QMS. Tại sao? Bởi vì QMS của tổ chức sẽ cần để  có thể quản lý tất cả những ảnh hưởng này. Khi tổ  chức hiểu được tất cả  những điều trên, tổ  chức dự  kiến sẽ  sử  dụng   hiểu biết sâu sắc đó để  xác định phạm vi của QMS và những thách thức phải đối  phó. Trong khi những hiểu biết chắc chắn sẽ giúp các tổ chức phát triển được QMS   độc đáo để  giải quyết nhu cầu và yêu cầu riêng, thì việc thực hiện tất cả  những  điều này có thể là một thách thức đáng kể đối với một vài tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cũng đã loại bỏ cách phân biệt tồn tại rất lâu giữa  tài liệu và hồ  sơ. Bây giờ  chúng được gọi chung là “thông tin dạng văn bản”. Tại  sao ISO chọn loại bỏ hai khái niệm có ý nghĩa phổ biến và thay thế chúng bằng một   khái niệm gây lúng túng không cần thiết và hoàn toàn không rõ ràng? Theo định nghĩa của ISO, thuật ngữ  “thông tin dạng văn bản” đề  cập đến   thông tin phải được kiểm soát và duy trì. Vì vậy, bất cứ khi nào ISO 9001:2015 sử  dụng cụm từ “thông tin dạng văn bản”, ngụ ý là tổ chức kiểm soát và duy trì thông   tin và các phương tiện hỗ  trợ  thông tin. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ  câu   chuyện. 2
  3. Phụ lục trong tiêu chuẩn mới “A.6” còn thêm “nơi nào trong ISO 9001:2008 đề  cập đến thủ tục bằng văn bản...điều này bây giờ được thể hiện như là một yêu cầu   duy trì tài liệu bằng văn bản và nơi nào trong ISO 9001:2008 gọi là hồ  sơ, bây giờ  được thể hiện như một yêu cầu lưu giữ thông tin bằng văn bản”. Vì vậy, bất cứ  khi nào tiêu chuẩn mới đề  cập đến thông tin dạng văn bản và  tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức duy trì thông tin này, có nghĩa là tiêu chuẩn đang nói về  những gì thường được gọi là thủ  tục và bất cứ khi nào tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức  lưu giữ thông tin này, có nghĩa là tiêu chuẩn nói về những gì thường được gọi là hồ  sơ. Vì vậy đôi khi thông tin phải được duy trì và đôi khi thông tin phải được lưu giữ  “trái với những gì định nghĩa chính thức nói”. Do đó, trong khi các định nghĩa của thuật ngữ “tài liệu dạng văn bản” loại bỏ  sự phân biệt giữa các tài liệu “hoặc thủ tục bằng văn bản” và các hồ  sơ, thì thông   qua việc sử dụng các từ  “duy trì” và “lưu giữ” và điều này có nghĩa “theo Phụ lục   A” các phần chính của tiêu chuẩn thực sự phục hồi sự phân biệt này. Nói cách khác,  trong khi các tài liệu và hồ sơ đã bị loại bỏ khỏi cửa trước, chúng đã thực sự được   phép trở lại qua cửa sau. Theo tiêu chuẩn mới, “suy nghĩ dựa trên rủi ro luôn được ngầm định trong ISO  9001”. Theo quan điểm này, ISO 9001 đã luôn luôn dự đoán và ngăn ngừa những sai  lỗi thông qua suy nghĩ dựa trên rủi ro. Đó là lý do tại sao chúng ta đào tạo nhân viên,   tại sao chúng ta lập kế hoạch làm việc, tại sao chúng ta phân công vai trò và trách   nhiệm, tại sao chúng ta xác nhận và xác nhận giá trị  sử  dụng của các kết quả, tại   sao chúng ta đánh giá và xem xét các hoạt động và lý do tại sao chúng ta theo dõi, đo   lường và kiểm soát các quá trình. Chúng ta làm những việc này bởi vì chúng ta   muốn ngăn ngừa những sai lỗi. Chúng ta làm bởi vì chúng ta cố gắng để quản lý rủi  ro. Vì vậy, nếu chúng ta nghĩ về  tư  duy dựa trên rủi ro theo cách này, tư  duy này   luôn luôn là một phần đã có của ISO 9001. Trước đây cách tư  duy này là tiềm  ẩn;   bây giờ là rõ ràng. Vì vậy, cách tư duy “suy nghĩ dựa trên rủi ro” là gì và làm thế nào   để áp dụng? Tiêu chuẩn mới mong muốn các tổ chức làm gì? Tiêu chuẩn mới mong muốn   tổ chức xác định và giải quyết các rủi ro mà có thể ảnh hưởng đến khả  năng cung  cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp và đáp ứng khách hàng. Tiêu chuẩn mới mong   muốn tổ chức xác định và giải quyết các cơ hội có thể nâng cao khả năng cung cấp   sản phẩm và dịch vụ phù hợp và đáp ứng khách hàng. Tiêu chuẩn ISO mới cũng mong muốn tổ chức xác định rủi ro và cơ hội có thể  ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của QMS hoặc làm gián đoạn hoạt động của họ  và cũng mong muốn tổ chức xác định các hành động để hướng đến những rủi ro và  cơ hội này. Tiếp theo, tiêu chuẩn cũng mong muốn tổ chức phác thảo cách thức tổ  chức đưa các hành động này thành một phần của các quá trình trong QMS và cách   thức tổ  chức áp dụng, kiểm soát, đánh giá và xem xét tính hiệu quả  của các hành  động và các quá trình này. Trong khi “suy nghĩ dựa trên rủi ro” hiện nay là một phần  thiết yếu của tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn không thực sự mong đợi tổ chức thực hiện  quá trình quản lý rủi ro một cách hình thức cũng không mong đợi tổ chức chỉ lập tài  liệu phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro. 3
  4. Mục 1.2 của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nói rằng Tổ chức có thể ngoại lệ hoặc  bỏ qua các yêu cầu hình thành sản phẩm “phần 7” nếu tổ chức không thể áp dụng  và nếu làm như  vậy không  ảnh hưởng đến khả  năng hay trách nhiệm đáp ứng các   yêu cầu pháp luật và khách hàng. Tiêu chuẩn mới có một cách tiếp cận tương tự, nhưng thay vào đó, dường như  áp dụng tư duy này cho tất cả các yêu cầu. Mục 4.3 của tiêu chuẩn ISO 9001:2015   cho biết “Khi một yêu cầu của Tiêu chuẩn trong phạm vi được xác định có thể  được áp dụng, thì yêu cầu đó sẽ được áp dụng đối với tổ chức”. Vì vậy, một khi tổ  chức đã xác định phạm vi QMS của tổ chức, ISO 9001:2015 nói rằng mỗi yêu cầu   phải được áp dụng trong phạm vi ranh giới được xác định theo tuyên bố  phạm vi  của tổ chức. Tuy nhiên, khi tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nói rằng mỗi yêu cầu phải được áp  dụng, mục 4.3 và Phụ  lục A5 cũng nói rằng bất kỳ  yêu cầu có thể  được loại trừ  nếu nó không thể được áp dụng. Nếu tổ chức có thể cân nhắc và giải thích lý do tại  sao các yêu cầu đó không thể  áp dụng và nếu việc loại trừ  nó không làm suy yếu   khả năng hay trách nhiệm của tổ chức để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ phù   hợp. Định nghĩa của thuật ngữ  “đối tượng” là mới. Sự  ra đời của thuật ngữ  “đối  tượng” có nghĩa là những gì có thể  nhận biết, cảm nhận được và việc sử  dụng nó  trong các định nghĩa khác nhau “chất lượng, thiết kế và phát triển, đổi mới, xem xét,  truy xuất nguồn gốc” dường như  cho thấy rằng tiêu chuẩn ISO 9001 mới có thể  được áp dụng cho bất kỳ  đối tượng nào. Về  mặt lý thuyết, ít nhất, điều này mở  rộng đáng kể phạm vi của tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 gọi “sản phẩm” thì tiêu chuẩn mới gọi là “đầu ra”.  Hai định nghĩa đều giống nhau. Thuật ngữ “đầu ra” đã không được định nghĩa trong   tiêu chuẩn 2005. Sự  thay đổi thuật ngữ  này cho thấy rằng cách tiếp cận quá trình  bây giờ thậm chí còn tập trung hơn trong tiêu chuẩn mới. Tiếp tục những điều phức   tạp, các định nghĩa cũ về “sản phẩm” được chia thành ba định nghĩa riêng biệt đầu   ra, sản phẩm và dịch vụ. “Đầu ra” là khái niệm chung trong khi cả  hai thuật ngữ  “sản phẩm” và “dịch vụ” bây giờ được xem là “đầu ra”. Trong khi các thay đổi nói trên có thể  là những thay đổi quan trọng nhất, tiêu   chuẩn mới cũng đã làm rõ một số  khái niệm và sửa đổi một số  khác. Một số  thay   đổi được liệt kê dưới đây: Tiêu chuẩn cũ nói rằng một “dịch vụ” là một dạng “sản phẩm”. Bây giờ, cụm  từ “các sản phẩm và dịch vụ” được sử dụng trong suốt tiêu chuẩn mới và thuật ngữ  “dịch vụ” đã có được định nghĩa riêng của nó. Điều này giúp làm rõ rằng tiêu chuẩn   ISO 9001:2015 không chỉ áp dụng các nhà sản xuất mà còn cho tất cả các loại hình  của các nhà cung cấp dịch vụ. Những gì thường được gọi là “tài sản của khách hàng” đã được sửa đổi và mở  rộng rất nhiều bao gồm các sản phẩm, dịch vụ  và các quá trình thuộc tất cả  các  loại hình của các nhà cung cấp bên ngoài “bao gồm cả khách hàng”. 4
  5. Tiêu chuẩn mới mong muốn tổ chức kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ cung   cấp bên ngoài nếu chúng bao gồm trong các sản phẩm hoặc dịch vụ  của tổ  chức   hoặc chúng được cung cấp trực tiếp cho khách hàng. Các định nghĩa cũ “cải tiến liên tục” đã thay đổi. ISO 9001:2008 yêu cầu tổ  chức thực hiện những cải tiến liên tục có nghĩa tiêu chuẩn đã yêu cầu tổ  chức cải   tiến khả năng để thực hiện yêu cầu. Bây giờ, theo ISO 9001:2015 điều đó có nghĩa  là nâng cao hiệu quả “nhận được kết quả tốt hơn”. Đây là một thay đổi quan trọng. Theo tiêu chuẩn mới, các tổ chức phải xác định, tiếp thu và chia sẻ các “kiến   thức” mà nhân viên cần để  hỗ trợ cho hoạt động của các quá trình và đạt được sự  phù hợp của sản phẩm, dịch vụ. Các khái niệm cũ về “tạo sản phẩm” đã biến mất. Hầu hết các yêu cầu trong   phần hình thành sản phẩm cũ đã được sửa đổi và chuyển sang tiêu chuẩn ISO   9001:2015 thành “Hoạt động” Thuật ngữ “đại diện lãnh đạo” đã được giảm nhẹ. Nhiệm vụ và trách nhiệm  quản lý mà trước đây giao cho một người nào đó gọi là “đại diện lãnh đạo” thì nay   có thể được giao cho một người hoặc nhiều người. “Hành động phòng ngừa” cũng đã biến mất. Nó được thay thế  bằng cụm từ  “suy nghĩ dựa trên rủi ro”. Rõ ràng, cả  hai cách tiếp cận cũ và mới đều cố  để  đạt  được điều tương tự. Cả  hai đều cố  gắng ngăn ngừa các vấn đề  trong tương lai.  Một khi tổ  chức đưa vào “suy nghĩ dựa trên rủi ro”, tổ  chức không còn cần một  điều khoản riêng về hành động phòng ngừa nữa, vì điều khoản này sẽ thừa. Trong khi tiêu chuẩn cũ yêu cầu tổ  chức sử  dụng “Thiết bị” theo dõi và đo   lường, thì tiêu chuẩn mới đề  cập đến “Nguồn lực” theo dõi và đo lường. Đây là  một cách tiếp cận linh hoạt hơn để  theo dõi và đo lường vì tiêu chuẩn thừa nhận  một thực tế rằng các hoạt động này thường có thể được thực hiện mà có thể không  sử dụng các thiết bị. Bài tập số 2: Anh/ Chị hãy sưu tầm slogan của: ­ 5 doanh nghiệp ­ 5 cơ quan hành chính nhà nước ­ 5 trường học ­ 5 bệnh viện Bài làm  Slogan của 5 doanh nghiệp ­ KFC :“Vị ngon trên từng ngón tay”. ­ Café Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”.  ­ Giày dép Bitis: “Nâng niu bàn chân Việt”. ­ Bia Sài Gòn: “Có thể bạn không cao nhưng người khác phải ngước nhìn” 5
  6. ­ Yomost: “Một cảm giác rất Yomost”.  Slogan của 5 cơ quan hành chính nhà nước ­ Công an Nhân dân Việt Nam:  "Bảo vệ An ninh Tổ quốc". ­ Quân đội Nhân dân Việt Nam: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân,   sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự  do của Tổ  Quốc, vì Chủ  Nghĩa Xã Hội,   nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh   thắng” ­ Bộ Quốc phòng Việt Nam: “ Quyết thắng” ­ Tổng cục Kỹ  thuật, Bộ  Quốc phòng Việt Nam: “ Chủ  động, Sáng tạo, Tự   lực, Tự cường” ­   UBND   TP.Hồ   Chí   Minh:  “Đổi   mới   nhanh,   Hiệu   quả   cao   và   Phát   triển   mạnh”  Slogan của 5 trường học ­ Trường Phổ  thông Năng khiếu Đại học Quốc gia Thành phố  Hồ  Chí Minh:  “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ­ Trường Trung học Phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa: “Tự học  ­ Đổi mới ­   Năng động và sáng tạo” ­  Trường Trung học phổ  thông chuyên Hà Nội ­ Amsterdam:   “Nơi khởi đầu   của những ước mơ” ­  Trường Đại học Công nghệ   Đại học Quốc gia Hà Nội:  “Sáng tạo, tiên   phong, chất lượng cao” ­ Trường Đại học Vinh :  "Trường Đại học Vinh ­ Nơi tạo dựng tương lai cho   tuổi trẻ"   Slogan của 5 bệnh viện ­ Bệnh viện Chợ Rẫy: “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, Bệnh nhân ở chăm   sóc tận tình, Bệnh nhân về dặn dò chu đáo” ­ Bệnh viện Hữu Nghị: “Chúng tôi luôn cố gắng vì người bệnh” ­ Bệnh viện Trưng Vương: “Bệnh viện Trưng Vương ­ Tình thương và trách   nhiệm” ­   Bệnh viện Mắt Thành phố  Hồ  Chí Minh:  “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm   nở, Bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, Bệnh nhân về dặn dò chu đáo” ­ Bệnh viện đa khoa Nhật Tân: “Không n gừng đổi mới” Bài tập số 3: Sưu tầm và đánh giá mục tiêu chất lượng: ­ Doanh  nghiệp ­ Cơ quan nhà nước ­ Trường học ­ Bệnh viện So với yêu cầu quy định thực tế và lý luận Bài làm 6
  7.   Doanh nghiệp MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NĂM 2016       Nhằm tiếp tục duy trì và cải tiến hệ  thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn   ISO 9001:2008, Công ty cổ phần Đâu t ̀ ư Xây dựng va Phat triên ha tâng Viên thông ̀ ́ ̉ ̣ ̀ ̃   xây dựng mục tiêu chất lượng năm 2016 phấn đấu đạt được các chỉ tiêu như sau:  1. Đạt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận theo Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông   thường niên năm 2016. Tiếp tục mở rộng thị trường, nghiên cứu phát triển các lĩnh  vực sản xuất kinh doanh mới.  2. Thực hiện thi công xây lắp 95% các công trình đúng tiến độ, an toàn và đạt chất  lượng; 100% công trình được đo kiểm đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn quy   định;  100% cột bê tông bàn giao cho khách hàng theo đúng tiêu chuẩn ngành.  3. Đảm bảo cung cấp 100% các vật tư, thiết bị mua trong nước đúng tiến độ công  trình.  4. Cải tiến hệ  thống quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, tiết   kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện đời sống người lao động và đảm bảo  lợi tức cho các cổ  đông. Không ngừng đào tạo tăng cường nguồn nhân lực để  đáp   ứng yêu cầu phát triển của Công ty.  5. Giải quyết triệt để các khiếu nại của khách hàng.  6. Không để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng dẫn đến chết người.       Mục tiêu chất lượng của Công ty được đánh giá và công bố  kết quả  đạt được   trong cuộc họp sơ kết, tổng kết 6 tháng đầu năm và cuối năm. Để  thực hiện hoàn   thành kế hoạch năm 2016 được giao, yêu cầu các Ban chức năng, đơn vị trực thuộc   tiến hành xây dựng mục tiêu chất lượng, kế hoạch và biện pháp thực hiện mục tiêu   chất lượng của đơn vị mình trong năm 2016.   Cơ quan nhà nước Mục tiêu chất lượng và Kế hoạch thực hiện Mục tiêu chất lượng năm  2015 của Bộ Công Thương Ngày 09/3/2015, Bộ  Công Thương đã ban hành Quyết định số  2053/QĐ­ BCT về việc ban hành Mục tiêu chất lượng và Kế  hoạch thực hiện Mục tiêu  chất lượng năm 2015 của Bộ Công Thương. Theo   đó,   để   thực   hiện   tốt   Chính   sách   chất   lượng   đã   công   bố,   Bộ   Công   Thương thiết lập mục tiêu chất lượng năm 2015 bao gồm các nội dung chính như:  bảo đảm 100% hồ  sơ, yêu cầu của tổ  chức, cá nhân được xử  lý, giải quyết đúng  7
  8. quy định; Bảo đảm 100% các văn bản quy phạm pháp luật trong Chương trình công   tác của Bộ Công Thương được giải quyết và ban hành đúng thời gian quy định (trừ  một số  trường hợp cá biệt); Xây dựng cơ  chế  chính sách để  điều hành, bảo đảm   đạt được mục tiêu giá trị  gia tăng sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng  trên 7,8%; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 165 tỷ USD, tăng 10%; Đẩy mạnh thực  hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu ngành Công Thương; mở  rộng và nâng cao  hiệu quả công tác đối ngoại kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện tốt các  giải pháp phát triển thị  trường trong nước bảo đảm đạt mức bán lẻ  hàng hóa và  doanh thu dịch vụ  tăng 11­12%; Tiếp tục duy trì, cải tiến hệ  thống quản lý chất  lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 để  nâng cao hiệu quả  quản lý nhà  nước của Bộ  Công Thương, giữ  vững chứng chỉ  ISO trong những năm tiếp theo;  Đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế  hoạch cải cách hành chính của Bộ, kiểm soát   chặt chẽ các thủ tục hành chính, rà soát đơn giản hóa thủ  tục hành chính, hiện đại  hóa nền hành chính, tăng cường giải quyết dịch vụ công trực tuyến. Phấn đấu đạt  chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Bộ xếp thứ 2/19 Bộ, Cơ quan ngang   Bộ.  Trường học Mục tiêu chất lượng Trong bối cảnh hội nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) từ năm 2015,   việc nâng cao chất lượng đào tạo cũng như  chất lượng nguồn nhân lực là một đòi  hỏi cũng như  thách thức lớn đối với lao động Việt Nam. Nhận biết được yêu cầu  này, là một khoa đào tạo trong lĩnh vực kinh tế  quốc tế, Khoa Kinh tế  Quốc tế  trường Đại học Ngân hàng TPHCM phấn đấu trở thành khoa có chất lượng đào tạo  và nghiên cứu khoa học đáp  ứng được nhu cầu của nguồn nhân lực trong thời kỳ  hội nhập.  Hiện tại, tất cả các môn học của khoa đều đã thực hiện cải tiến chương trình   đào tạo, xây dựng chuẩn  đầu ra theo cách tiếp cận CDIO (Hình thành ý tưởng  (Conceive) – Thiết kế  (Design) – Triển khai (Implement) – Vận hành (Operate)).  Ngoài ra, hầu hết các môn học đều được thiết kế  đề  cương dựa trên các tài liệu   tiên tiến được sử  dụng tại các trường đại học trên thế  giới. Mục tiêu đào tạo  (chuẩn đầu ra) bao gồm: ­  Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo cử  nhân chuyên ngành Kinh tế  quốc tế  nhằm đào tạo  nguồn nhân lực trình độ đại học có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, đạo   đức và thái độ đúng đắn, có sức khỏe để thiết lập và quản lý các hoạt động, dự án   trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, có năng lực hoạt động nghiên cứu khoa học và phân  tích, đánh giá chính sách.­ ­ Mục tiêu cụ thể: 8
  9. + Mục tiêu về kiến thức   Chương trình đào tạo cử  nhân Kinh tế  quốc tế  bao gồm các môn học được   thiết kế hợp lý, đảm bảo cung cấp cho sinh viên hệ  thống kiến thức nền tảng về  kinh tế và các kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế. Ngoài ra, chương trình cũng   trang bị nhiều kiến thức bổ trợ cho sinh viên thông qua hệ thống môn học tự  chọn   được thiết kế linh hoạt nhằm nâng cao tính chủ động trong học tập của sinh viên.   + Mục tiêu về kỹ năng, phẩm chất cá nhân ­ nghề nghiệp Trong từng môn học, thông qua các hoạt động thuyết trình, thảo luận, kiểm   tra…, sinh viên được đào tạo các kỹ  năng tìm kiếm xử  lý thông tin, xây dựng kế  hoạch, làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp, phát triển tư  duy phản biện, tư  duy   độc lập, được kích thích năng lực sáng tạo… Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trau  dồi kỹ năng Anh ngữ và tin học trong suốt quá trình học. + Mục tiêu về kỹ năng, phẩm chất cá nhân trong cộng đồng   Trong quá trình đào tạo, sinh viên được rèn luyện các kỹ  năng giao tiếp, làm   việc nhóm... thông qua các hoạt động học tập trên lớp, hoạt động nghiên cứu cá   nhân, làm việc nhóm, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn ­ Hội, câu lạc bộ, đội,   nhóm... Sinh viên khi tốt nghiệp ngành Kinh tế  quốc tế  có khả  năng tham gia tích   cực vào hoạt động cộng đồng, có ý thức đổi mới, đoàn kết và góp phần vào việc  xây dựng đất nước, cộng đồng xung quanh. + Mục tiêu về năng lực Tốt nghiệp ngành Kinh tế  quốc tế, sinh viên có kiến thức và kỹ  năng đảm   nhận tốt các công việc của giảng viên của các trường đại học; chuyên viên  chuyên  viên nghiên cứu, tư  vấn, phân tích, họach định chính sách tại các viện, Bộ, Sở  liên   quan đến lĩnh vực kinh tế  quốc tế  (định hứơng chính). Sinh viên có thể  trở  thành   chuyên gia trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, cơ  quan xúc tiến thương mại (định hứơng đầu tư quốc tế) hoặc các công ty kinh doanh  xuất nhập khẩu, các công ty vận tải quốc tế, bộ phận thanh toán quốc tế trong các  ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia (định hướng kinh doanh quốc tế).   Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế  quốc tế  ngoài khả  năng tham gia tích cực vào  tiến trình hội nhập kinh tế  toàn cầu còn có khả  năng nghiên cứu chuyên sâu, học  tập chương trình đào tạo sau đại học hoặc giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trung  tâm đào tạo, trường cao đẳng, đại học, học viện trong và ngoài nước. + Chuẩn đầu ra cấp độ 3 (file đính kèm )   Với tôn chỉ luôn nâng cao và cải tiến chất lượng đào tạo, Khoa Kinh tế Quốc   tế đặt mục tiêu hướng tới đạt chất lượng đào tạo mang tầm khu vực. Cụ thể, trong   5 năm tới, Khoa phấn đấu chương trình đào tạo của Khoa sẽ  đăng ký thực hiện  9
  10. kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các   trường đại học Đông Nam Á (AUN­QA) đã được ban hành.   Bệnh viện Với mục tiêu là nâng cao chất lượng dịch vụ  Y tế, lấy khách hàng làm trung   tâm của tất cả mọi hoạt động, cung cấp dịch vụ đảm bảo khách hàng hài lòng nhất,  chúng tôi đã coi việc xây dựng hệ  thống quản lý chất lượng toàn diện và an toàn  người bệnh là một trong những yếu tố sống còn. Do đó chúng tôi liên tục tiến hành hoạt động đánh giá để đạt công nhận chất  lượng Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn và Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn  bằng các công cụ tiêu chuẩn: 28 khuyến cáo của Sở y tế. 84 tiêu chí Bộ Y Tế. Tiêu chuẩn JCI của Hoa Kỳ về chất lượng bệnh viện . Phương pháp 5S của Nhật Bản. Tác phong làm việc theo Tiêu chuẩn Văn Hóa Tai Mũi Họng Sài Gòn. Chế độ Chăm sóc toàn diện của đội ngũ Bác sĩ – Điều dưỡng. Bằng các công cụ trên, tập thể Bác sĩ, Điều dưỡng, Nhân viên của Bệnh viện   Tai Mũi Họng Sài Gòn và Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn quyết tâm : Thực hiện theo đúng tiêu chí: Y Đức – Chất Lượng – Thân Thiện Kiểm soát và nâng cao liên tục chất lượng khám và điều trị  tại Bệnh   viện và Phòng khám. Đảm bảo tính hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị. Giảm thiểu nguy cơ sai sót và tai biến. Lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao sự hài lòng của người bệnh. Cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo an toàn cho người bệnh và  sự hài lòng và an tâm công tác của nhân viên. Bài tập số  4:  Anh/ Chị  hãy sưu tầm quy chế  của một cơ  quan mà   anh/ chị biết. Bài làm QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN  SÀIGÒN Mục lục 1. Chương I : Những nguyên tắc chung 10
  11. 2. Chương II : Chức năng – Nhiệm vụ – Quyền hạn của các đơn vị 3. Chương III : Nhiệm vụ  – Quyền hạn – Trách nhiệm và nghĩa vụ  của các   chức danh lãnh đạo , cán bộ  quản lý nghiệp vụ, thuyền trưởng, nhân viên, thuyền  viên trong Công ty 4. Chương IV : Nhiệm vụ  – Quyền hạn – Trách nhiệm và nghĩa vụ  của cán   bộ  Công ty  là thành viên HĐQT hoặc Ban Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác  mà Công ty có vốn đầu tư 5. Chương V : Mối quan hệ công tác và lề lối làm việc 6. Chương VI : Cơ sở vật chất – Chế độ vật chất 7. Chương VII: Điều khoản thi hành QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG  CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀIGÒN (Ban hành theo Quyết định số:……………… ngày ….. tháng ….. năm của Hội đồng   Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài gòn) Để  hoạt động của Công ty cổ  phần vận tải biển Sài Gòn đi vào nếp, có tổ  chức, kỷ  luật, có khoa học đáp  ứng được các yêu cầu về  sản xuất kinh doanh và  quản lý của Công ty phù hợp với quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp, Điều   lệ  tổ  chức Hoạt động Công ty nhằm phấn đấu bộ  máy tổ  chức của Công ty ngày  càng hoàn thiện mang tính chuyên nghiệp cao và khoa học trong công tác quản lý,   điều hành các họat động Công ty. Phát huy được tính sáng tạo , chủ động trong công  việc, nâng cao vai trò trách nhiệm và tự  chịu trách nhiệm; tinh thần tập thể, đoàn   kết, đồng nghiệp, phối hợp, hợp tác, văn minh doanh nghiệp của từng đơn vị  trực  thuộc (các phòng ban , trung tâm , Chi nhánh và đội tàu biển…)  của từng cá nhân  (thành viên Ban Tổng Giám đốc, cấp trưởng, cấp phó, nhân viên và thuyền viên)   trong quá trình thực hiện các công việc được giao vì mục đích chung là Cty ngày   một phát triển có hiệu quả để đảm bảo được lợi ích của các cổ đông, của Công ty  và của Người Lao động. Đồng thời các nội dung của quy chế là nguyên tắc cơ bản để  thực hiện quản  lý, điều hành Công ty. Công ty xây dựng và ban hành quy chế hoạt động (Quy chế)   gồm các nội dung sau: Chương I  NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG 11
  12. Điều 1 :  Công Ty Cổ  phần Vận Tải Biển Sài Gòn (Công ty) hoạt động và   quản lý Kinh doanh theo luật doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công  ty (Điều lệ Công ty)  Điều 2 :  Đại hội Đồng Cổ  Đông (ĐHĐCĐ) là cơ  quan có thẩm quyền cao   nhất của Công ty. Điều 3 :  Hội đồng Quản trị  (HĐQT) là cơ  quan quản lý Công ty, có toàn  quyền nhân danh Công ty để  quyết định   mọi vấn đề  liên quan   đến mục đích,  quyền lợi của Công ty, trừ  những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và thực   hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình theo quy định tại Điều 38 của Điều lệ Công  ty. Điều 4 :  Tổng Giám đốc là Người Đại diện theo pháp luật của Công ty, là   Người  điều  hành hoạt  động  hàng  ngày của   Công  ty và   chịu trách nhiệm  trước  HĐQT về  thực hiện các quyền và nhiệm vụ  được giao theo quy định của   luật   doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Phó Tổng Giám đốc là Người giúp việc cho Tổng   Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về  những phần việc được   phân công,   chủ   động  giải  quyết  những  công  việc   đã   được   Tổng Giám  đốc   ủy  quyền và phân công theo đúng các quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty. Điều 5 : Cơ cấu tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty  1. Công ty áp dụng cơ cấu trực tuyến – chức năng và giao việc kinh doanh   để điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty  2. Nguyên tắc của cơ cấu trực tiếp – chức năng :  3. Theo cơ cấu này các đơn vị chức năng không có quyền ra lệnh trực tiếp  cho những đơn vị khác (kinh doanh, trực tiếp sản xuất, …). Các đơn vị  chức năng chỉ  tham mưu tư  vấn, giúp Tổng giám đốc chuẩn bị  quyết   định, tìm ra những giải pháp tối  ưu cho những vấn đề  phức tạp. Các  quyết định này được đưa xuống các đơn vị  khác thông qua Người lãnh   đạo của từng đơn vị. Có nghĩa là quyền quyết định những vấn đề   ấy   thuộc về Tổng giám đốc và các đơn vị khác chỉ nhận mệnh lệnh từ một   người .  4. Nguyên tắc giao việc kinh doanh :  5. Là một số  đơn vị  trực thuộc ngoài phải thực hiện các nguyên tắc nêu   trên sẽ  được giao quyền chủ  động kinh doanh trong hoạt dộng hàng   ngày, có trách nhiệm báo cáo Tổng giám đốc định kỳ  hàng tháng, quí,  năm về kết quả thực hiện hoặc đột xuất ngoài những việc kinh doanh   được giao có phát sinh  6. Cơ  cấu tổ  chức điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty sẽ  được  điều chỉnh thay đổi để  phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh từng   thời kỳ của Công ty. 12
  13. Điều 6 : Các Đơn vị  trực thuộc Công ty  Các đơn vị  trực thuộc Công ty bao   gồm: 1. Các đơn vị quản lý chức năng là các đơn vị  thực hiện chức năng tham  mưu, tư  vấn, giúp Tổng Giám đốc tổ  chức thực hiện  các hoạt động   trong toàn Công ty về  sản xuất kinh doanh; quản lý nghiệp vụ: lao  động, tài sản, kế  toán, tài chính, hành chính,… theo đúng các chế  độ  chính sách của Nhà nước, của quy định của ngành, của Công ty. 2. Các đơn vị kinh doanh là các đơn vị  trực tiếp thực hiện kế hoạch sản   xuất kinh doanh, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ  các mục tiêu, chỉ  tiêu kế  hoạch sản xuất đã được Tổng Giám đốc phê duyệt về  doanh   thu, sản lượng, chi phí, hiệu quả,…v.v và thực hiện các nghiệp vụ liên  quan theo đúng pháp luật của Nhà nước, của ngành, của Công ty.  3. Các Chi nhánh là các đơn vị  kinh tế  phụ  thuộc, có tư  cách pháp nhân   không đầy đủ, có trụ sở làm việc, được sử dụng con dấu riêng và mở  tài khoản tài các Ngân hàng theo pháp luật. Trực tiếp tổ  chức thực   hiện các mục tiêu, chỉ  tiêu sản xuất   đã được Tổng Giám đốc phê   duyệt về doanh thu, sản lượng, chi phí, hiệu quả  và các yêu cầu khác  của Công ty. Các Chi nhánh hoạt động theo Quy chế riêng đối với các   chi nhánh để đảm bảo các Chi nhánh chủ động trong tổ chức sản xuất   và hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật Nhà nước, của   ngành, của Công ty.  4. Các đơn vị trực tiếp sản xuất bao gồm các tàu biển của Công ty, mỗi   tàu biển là một đơn vị, có 1 thuyền bộ theo quy định của Công ty về số  lượng, chức danh, thuyền viên để  trực tiếp quản lý vận hành, bảo  quản tàu nhằm vận chuyển hàng hóa theo kế hoạch, đảm bảo được an  toàn về  Người, hàng hóa, tài sản, môi trường theo quy định luật pháp  hàng hải Việt Nam, quốc tế và các quy định của Công ty . Đồng thời,  chịu sự  chỉ đạo nghiệp vụ của các đơn vị liên quan.  5. Bộ  phận quản lý tài chính đầu tư  dài hạn vào các Công ty khác để  hoạt động theo Luật Đầu tư   nước ngoài tại Việt Nam. Bộ  phận này   do Tổng giám đốc quyết định thành lập để  giúp Tổng giám đốc đánh  giá hiệu quả đầu tư làm cơ sở cho Tổng giám đốc báo cáo với HĐQT.  6. Các Ban do Tổng giám đốc quyết định thành  lập có mục tiêu, có thời   gian hoạt động cụ thể để giúp Tổng giám đốc thực hiện các việc liên   quan đến công việc hàng ngày, hoặc đột xuất, sự cố kỹ thuật, bất khả  kháng, …   C ác đơn vị  trực thuộc sẽ  thực hiện chế  độ  thủ  trưởng  (Thủ trưởng là Người điều hành cao nhất tại đơn vị  để  thực hiện các  nghiệp vụ, quyền hạn của mình theo sự   ủy quyền của Tổng giám  đốc). Đồng thời có trách nhiệm hợp tác, phối hợp với nhau để  cùng  hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất. 7. Số  lượng, tên gọi, địa chỉ  giao dịch của các đơn vị  trực thuộc phụ  thuộc vào cơ cấu tổ chức của Công ty từng thời kỳ sản xuất  13
  14. Trụ   sở   văn   phòng   Công   ty   tại   số   09   Nguyễn   Công   Trứ,   Quận   I,  TP.HCM  a) Các đơn vị  quản lý chức năng : Phòng Kế  hoạch và Đầu tư  –  Tiếp thị  ; Kế  toán – Tài chính ; Hành chính – Quản trị  ; Bộ  phận quản lý tài chính đầu tư dài hạn ; các Ban  b) Các đơn vị  kinh doanh : Phòng Đại lý Tàu biển – Giao nhận  Hàng hóa ; Tàu biển ; Thuyền viên  c) Trực tiếp sản xuất : đội tàu biển (tàu Duyên Hải, tàu Saigon  Queen)  Đơn vị kinh doanh không trực thuộc trụ sở văn phòng  Công   ty   Trung   tâm   kho   vận   tại   số   27B   đường   Trường   Sơn,  F.Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM  Các chi nhánh gồm : chi nhánh Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng,  Vũng Tàu, Cần Thơ. Địa chỉ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh  doanh từng chi nhánh Điều 7 : Thành lập các đơn vị trực thuộc Trên cơ sở HĐQT thông qua mô hình  và cơ cấu tổ chức kinh doanh từng thời kỳ của Công ty theo tờ trình của Tổng Giám  đốc.  Chủ tịch HĐQT ký quyết định thành lập hoặc giải thể các đơn vị  kinh   tế phụ thuộc  Tổng Giám đốc ký quyết  định thành lập hoặc giải thể các đơn vị thuộc   khối quản lý chức năng, khối kinh doanh, trực tiếp sản xuất và các đơn  vị khác theo thẩm quyền. Chương II  CHỨC NĂNG ­ NHIỆM VỤ ­ QUYỀN HẠN CỦA CÁC ĐƠN VỊ  TRỰC THUỘC CÔNG TY Điều 8 : Chức năng – Nhiệm vụ  và quyền hạn của các đơn vị  quản lý chức   năng: Các đơn vị quản lý chức năng bao gồm:  1. Phòng Kế hoạch ­ Đầu tư ­ Tiếp thị  1.1. Chức năng:  Phòng Kế hoạch – Đầu tư – Tiếp thị  14
  15. Là đơn vị  quản lý nghiệp vụ  và tổng hợp; Tham mưu giúp việc cho Tổng   Giám đốc trong việc tổ  chức thực hiện kế  hoạch kinh doanh, tài chính hàng năm   theo Nghị quyết của HĐQT, thực hiện công tác tiếp thị và thực hiện các nhiệm vụ  theo yêu cầu của HĐQT về chiến lược phát triển Công ty, đầu tư tài chính, mua bán   cổ phiếu, phát hành trái phiếu, đầu tư dự án, …v.v 1.2 Nhiệm vụ:  a) Giúp HĐQT trong việc xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công  ty theo kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn.  b) Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc tổ  chức thực hiện các mục tiêu   chiến lược kinh doanh của Công ty.  c) Lập, theo dõi, tổng kết đánh giá và đề xuất các biện pháp việc thực hiện kế  hoạch kinh doanh của toàn Công ty cho từng thời kỳ.  d) Chủ  động tổ  chức thực hiện công tác tiếp thị  của Công ty theo các ngành  nghề kinh doanh của Công ty trừ lĩnh vực kinh doanh vận tải biển.  e) Lập, tổ  chức thực hiện các dự  án, theo yêu cầu của HĐQT về  đầu tư  tài  chính dài hạn vào Doanh nghiệp khác, xây dựng, mua sắm tài sản theo đúng quy   định của pháp luật Việt Nam, quy định của Công ty và giúp Tổng Giám đốc thực  hiện các dự án đó.  f) Quản lý hồ  sơ, theo dõi, đánh giá họat động của các Công ty liên doanh,   chuẩn bị các hồ sơ liên quan và  đề  xuất những vấn đề  thuộc thẩm quyền HĐQT   hoặc Tổng giám đốc về các quan điểm của Công ty đối với họat động của Công ty   liên doanh nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tại các cuộc họp của HĐQT Công  ty Liên doanh. g) Lưu trữ, quản lý các hồ sơ tài liệu của phòng theo quy định.  h) Và thực hiện các nhiệm vụ  khác theo yêu cầu của Hội đồng Quản trị  và  Tổng Giám đốc. 1.3. Quyền hạn:  a) Góp ý HĐQT về  các biện pháp tổ  chức thực hiện hoặc điều chỉnh chiến   lược phát triển của Công ty, với Tổng Giám đốc về  các biện pháp thực hiện các   mục tiêu kinh doanh của Cty trong từng thời kỳ.  b) Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị liên quan theo nhiệm vụ, quyền hạn của  phòng  c) Tổ chức các cuộc họp về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng.  15
  16. d) Yêu cầu các đơn vị  liên quan cung cấp hồ  sơ  tài liệu, thông tin liên quan  theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.  e) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc, giao dịch với khách hàng liên quan đến  nhiệm vụ của phòng.  f) Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. 2. Phòng Kế toán Tài chính 2.1. Chức năng:  Phòng Kế  toán Tài chính   là đơn vị  quản lý chức năng nghiệp vụ  chuyện  ngành, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành về công tác kế toán,   tài chính của toàn Công ty phù hợp với đặc điểm SXKD của Công ty, phù hợp với  các quy định của pháp luật Việt Nam, của cơ quan chủ quản, của Công ty để  đảm  bảo các họat động của Công ty đạt hiệu quả cao. Nhiệm vụ:  a) Xây dựng và tổ chức thực hiện tổ chức bộ máy kế toán của Công ty sau khi  được Tổng Giám đốc phê duyệt.  b) Đề  xuất cho Tổng Giám đốc trong việc lập kế  hoạch sử  dụng và quản lý   nguồn tài chính, tài sản của Công ty.  c) Thực hiện kế hoạch sử dụng tài chính và cấp tài chính theo nhu cầu SXKD  của Công ty.  d) Thực hiện công tác kế  toán, tài chính của Công ty theo đúng các quy định   của pháp luật, quy định của Công ty.  e) Lập các báo cáo kế toán thống kê theo quy định và kiểm tra sự chính xác của   các báo cáo do các đơn vị trực thuộc khác lập.  f) Giúp Tổng Giám đốc hướng dẫn, chỉ  đạo các đơn vị  trực thuộc và các bộ  phận trong phòng thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, phương pháp.  g) Giúp Tổng Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hoạch toán kinh tế,   phân tích họat động kinh tế và quyết toán với cấp trên.  h) Giúp Tổng Giám đốc phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc   thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong Công ty.  i) Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế  toán thống kê  và cung cấp số liệu đó cho các đơn vị liên quan trong Công ty và cơ  quan cấp trên theo quy định.  16
  17. j) Tham gia xây dựng, góp ý cho các quy định, định mức kinh tế, kỹ thuật của   Công ty.  k) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. Quyền hạn:  a) Đề xuất với Tổng Giám đốc các biện pháp cụ thể  về quản lý vốn, tài sản   để  đảm bảo sản xuất kinh doanh của Công ty, bảo toàn và phát triển được vốn;  kiểm tra tình hình thực hiện nghiệp vụ kế toán, thống kê và quản ly Thu ­ Chi  tài   chính tại các đơn vị trực thuộc. b) Đề xuất khen thưởng các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác kế toán – tài  chính trong Công ty và xử lý kỷ luật những cá nhân và đơn vị vi phạm.  c) Đề  nghị  các đơn vị  trong Công ty cung cấp các số  liệu, hồ  sơ  có liên quan   đến nghiệp vụ kế toán tài chính để tổng hợp.  d) Có quyền từ  chối các khoản chi tiêu không đúng chế  độ, mua sắm vật tư,   tài sản không đáp  ứng yêu cầu phục vụ  sản xuất kinh doanh, không có kế  hoạch  hoặc đột xuất không có lệnh của Tổng Giám đốc.  e) Không thanh toán bất cứ  trường hợp nào thấy sai sót, không hợp lệ, không   đúng thủ tục, chứng từ bị tẩy xóa và vật tư, tài sản, hàng hóa không đúng quy cách,   phẩm chất theo Hợp đồng mua bán.  f) Tổ chức các cuộc họp (nội bộ, khách hàng, tập huấn nghiệp vụ) theo nhiệm  vụ của Phòng.  g) Thay mặt Tổng Giám đốc tiếp và làm việc với khách hàng theo chức năng   nhiệm vụ của Phòng.  h) Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền  của Tổng Giám đốc. 3. Phòng Hành chính ­ Quản trị  3.1. Chức năng:  Phòng Hành chinh ­ Quản trị  là đơn vị  nghiệp vụ  tổng hợp có nhiệm vụ  vừa  tham mưu giúp Tổng Giám đốc, thực hiện nghiệp vụ về lĩnh vực tổ chức, quản trị  nhân sự  , chế  độ  chính sách liên quan đến Người lao động, quản trị  tài sản, hành  chính của toàn Công ty vừa trực tiếp thực hiện quản trị tài sản, hành chính ở trụ sở  văn phòng Công ty.  3.2. Nhiệm vụ:  17
  18. a) Tham mưu cho Tổng Giám đốc về  phương án kiện toàn tổ  chức, bộ  máy  quản lý theo hướng gọn và hoạt động có hiệu quả  b) Giúp Tổng giám đốc thực hiện công tác quản trị  nhân sự  (lao động, tiền  lương, chính sách chế độ, tuyển dụng, đào tạo, …v,v) của Công ty.  c) Giúp Tổng giám đốc thực hiện công tác quản trị tài sản (nhà, đất, xe cộ, …),   hành chính thông tin liên lạc, văn thư, lưu trữ, hệ thống tin học, …v.v) của Công ty  d) Thực hiện công tác bảo vệ  nội bộ, an ninh trật tự  và an toàn vệ  sinh, lao   động của Công ty.  e) Thực hiện công tác hành chính, quản trị (hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân,  thư  viện, quản lý tài sản, cơ  sở  vật chất được giao, đội xe văn phòng,…)  ở  văn   phòng. f) Xây dựng, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định, định mức của Công  ty về quản trị nhân sự, quản trị tài sản, hành chánh. g) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. 3.3. Quyền hạn:  a) Chứng nhận và xác nhận lý lịch Người lao động theo phân cấp quản lý.  b) Thừa lệnh Tổng Giám đốc triệu của cuộc họp thuộc lĩnh vực, phạm vi  nhiệm vụ của phòng để phổ biến, hướng dẫn thực hiện, giải đáp,…  c) Là thành viên của các Hội đồng : nâng lương, khen thưởng, tuyển dụng lao  động, kỷ luật.  d) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội quy lao động của Người Lao động.  e) Kiểm tra về hình thức các văn bản của Cty gửi đi trước khi đóng dấu.  f) Thay mặt Tổng Giám đốc tiếp và làm việc với khách về những vấn đề liên   quan đến nhiệm vụ  của Phòng. g) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của  Tổng Giám đốc. Điều 9: Chức năng – Nhiệm vụ – Quyền hạn của các đơn vị  kinh doanh  Các đơn vị kinh doanh bao gồm:  1. Phòng Tàu biển:  Chức năng:  18
  19. Phòng Tàu biển là đơn vị kinh doanh vừa tham mưu giúp Tổng Giám đốc vừa  tổ  chức thực hiện quản lý, kinh doanh đội tàu biển của Công ty theo kế  hoạch và   đảm bảo đầy đủ  tinh pháp lý hàng hải để  đội tàu biển Công ty hoạt động an toàn   về Người, hàng hóa, tài sản, môi trường, mang lại hiệu quả cao.  Nhiệm vụ:  a) Tham mưu cho Tổng Giám đốc  Công ty trong việc xác định chiến lược kinh   doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế  vận tải biển, thuê tàu, sửa chữa tàu, mua sắm   vật tư, thiết bị máy móc cho tàu, cung cấp nhiên liệu,… cho đội tàu biển Cty.  b) Tổ  chức thực hiện hiện kế  hoạch khai thác,sửa chữa, cung  ứng vật tư,   nhiên liệutheo hình thức không định tuyến và định tuyến cho đội tàu Công ty để  đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả, quản lý đội tàu biển theo đúng quy định luật   pháp hàng hải quốc tế, của Chính phủ Việt Nam và các quy định của Công ty. c) Xây dựng, kiểm tra, hướng dẫn, thực hiện các quy định, định mức kinh tế,  kỹ thuật về giá cước, phí hoa hồng, môi giới, quản lý mua sắm vật tư, sửa chữa đội  tàu, tiền công ngoài chức trách thuyền viên, …v.v  d) Thực hiện tốt công tác tiếp thị, văn thư, lưu trữ hồ sơ, chế độ báo cáo theo   quy định của Công ty. e) Thực hiện được nghiệp vụ kế toán, thống kê theo hướng dẫn của phòng kế  toán, của Công ty.  f) Thực hiện tốt và có hiệu quả  các nhiệm vụ  của phòng theo quy định của   HTQLAT, kế hoạch an ninh Công ty.  g) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc. Quyền hạn:  a) Đề xuất với Tổng Giám đốc về các hình thức kinh doanh đội tàu biển: Công   ty tự khai thác, cho thuê định hạn, thuê tàu trần,… và các biện pháp quản lý đội tàu  biển về kỹ thuật, sửa chữa, vật tư  nhiên liệu và trang thiết bị,….  b) Đề xuất Tổng Giám đốc  khen thưởng tàu và thuyền viên có thành tích trong   việc hoàn thành nhiệm vụ vận hành, an toàn hàng hóa, thực hiện tiết kiệm chi phí;  kỷ luật những tàu và thuyền viên vi phạm các quy định của Công ty về quản lý vận  hành. 19
  20. c) Kiểm tra việc thực hiện của từng tàu và thuyền viên trong việc chấp hành  các quy định của Công ty về khai thác, quản lý tàu và đề xuất với Tổng Giám đốc   các biện pháp để  nâng cao công tác quản lý các tàu nhằm nâng cao hiệu quả  khai  thác của từng tàu.  d) Tổ  chức các cuộc họp (nội bộ, khách hàng) liên quan đến nhiệm vụ  của  Phòng. e) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng về những vấn đề có liên   quan đến nhiệm vụ của Phòng.  f) Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. 2. Phòng Đại lý tàu biển và Giao nhận hàng hóa:  2.1. Chức năng:  Phòng Đại lý tàu biển và Giao nhận hàng hóa là đơn vị  kinh doanh vừa tham   mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ  hàng hải của Công ty, vừa thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa,  vận tải đa phương thức và các dịch vụ  hàng hải khác tại khu vực TP.HCM, đảm  bảo các hoạt động này đạt hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ:  a) Đề  xuất, góp ý cho Tổng Giám đốc trong việc xác định chiến lược kinh   doanh, ký kết   các hợp đồng kinh tế  về  dvu đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa   bằng đường biển, đường không, đường thủy, đường sắt, đường bộ, vận tải đa  phương thức và các dịch vụ hàng hải khác. b) Tổ  chức thực hiện nghiệp vụ đại lý tàu biển cho đội tàu Công ty theo kế  hoạch, dịch vụ  hàng hải khác theo Hợp đồng đã ký  hoặc theo yêu cầu của khách  hàng tại khu vực TP.HCM. c) Thực hiện nghiệp vụ  các dịch vụ  hàng hải đúng luật pháp quốc tế, chính  phủ Việt Nam và các quy định của Công ty.  d) Xây dựng và thực hiện quy định về  chính sách giá cước, hoa hồng cho   khách hàng sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.  e) Phối hợp với Phòng Kế  hoạch – Đầu tư  – Tiếp thị  hoặc chủ  động thực   hiện tiếp thị các dịch vụ thuộc nhiệm vụ của đơn vị.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2