YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng 2: Vật liệu Polime - TS. Phạm Ngọc Sơn
159
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Xin giới thiệu tới các bạn học sinh, sinh viên "Bài giảng 2: Vật liệu Polime" của TS. Phạm Ngọc Sơn để nắm bắt một số thông tin cơ bản về lý thuyết và bài tập phần vật liệu Polime. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng 2: Vật liệu Polime - TS. Phạm Ngọc Sơn
- BÀI GIẢNG 2. VẬT LIỆU POLIME Biên soạn : TS. Phạm Ngọc Sơn A. LÝ THUYẾT 1. Một số polime dùng làm chất dẻo - Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. - Thành phần cơ bản của chất dẻo là polime. Ngoài ra, còn có các thành phần phụ khác phụ thêm: Chất dẻo hóa, chất độn để tăng khối lượng của chất dẻo, chất màu, chất ổn định… a) Polietilen (PE) o nCH2 CH2 t ,p xt ( CH2 CH2 ) n b) Poli(vinyl clorua), (PVC) o nCH2 CH t ,xt, p CH2 CH | | n Cl Cl c) Poli(metyl metacrylat) CH3 | xt,t o nCH2 C COOCH3 ( CH2 C ) n | | CH3 COOCH3 d) Poli(phenol-fomanđehit) (PPF) PPF có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit. Nhựa novolac: Đem đun nóng hỗn hợp fomanđehit và phenol lấy dư, xúc tác axit được nhựa novolac (mạch không phân nhánh). Nhựa rezol: Đun nóng hỗn hợp phenol và fomanđehit theo tỉ lệ mol 1: 1,2 có xúc tác là kiềm ta được nhựa rezol (mạch không phân nhánh). Nhựa rezit: Khi đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ 1500C thu được nhựa có cấu trúc mạng lưới không gian gọi là nhựa rezit hay còn gọi là bakelit. 2. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp - Tơ là những vật liệu polime hình sợi và mảnh với độ bền nhất định. a) Tơ nilon-6,6 to nNH2[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH ( NH[CH2 ]6 NHCO[CH2 ]4 CO ) n + 2nH2O poli(hexametylen ađipamit) (nilon-6,6) b) Tơ nitron (hay olon) Bài giảng được tài trợ bởi: Thành Công Study – www.thanhcongstudy.edu.vn. Địa chỉ: 6A1, Tiểu khu Ngọc Khánh, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Để đăng ký học, quý phụ huynh và học sinh gọi điện tới: 0977.333.961 hoặc gửi email tới hòm thư: thanhcongstudy@gmail.com. Trân trọng!
- Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua (hay acrilonitrin) nên được gọi là poliacrilonitrin : o nCH2= CH xt,t CH2 - CH n CN CN acrilonitrin poliacrilonitrin c) Tơ lapsan nHOOC - - COOH + nHOCH2-CH2OH ( OC - - COO-CH2-CH2O ) n + 2nH2O Tơ lapsan thuộc loại tơ polieste được tổng hợp từ axit terephtalic và etylen glicol. Tơ lapsan rất bền về mặt cơ học, bền đối với nhiệt hơn nilon, bền với axit, với kiềm, được dùng để dệt vải may mặc. 3. Cao su - Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi. - Có 2 loại cao su: Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. a) Cao su thiên nhiên CH2 - C =CH-CH2 n n = 1500 – 15000 CH3 b) Cao su tổng hợp - Cao su buna o nCH2 CH CH CH2 Na,t ( CH2 CH CH CH2 )n - Cao su isopren CH2 - C =CH-CH2 n CH3 + Policloropren ( CH2 - CCl = CH - CH2 ) n + Polifloropren ( CH2 - CF = CH-CH2 ) n 4. Keo dán Keo dán (keo dán tổng hợp hoặc keo dán tự nhiên) là loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu giống nhau hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính. a) Keo dán epoxi b) Keo dán ure-fomanđehit Bài giảng được tài trợ bởi: Thành Công Study – www.thanhcongstudy.edu.vn. Địa chỉ: 6A1, Tiểu khu Ngọc Khánh, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Để đăng ký học, quý phụ huynh và học sinh gọi điện tới: 0977.333.961 hoặc gửi email tới hòm thư: thanhcongstudy@gmail.com. Trân trọng!
- Keo dán ure-fomanđehit được sản xuất từ poli(ure-fomanđehit). Poli(ure-fomanđehit) được điều chế từ ure và fomanđehit trong môi trường axit : o nNH2 - CO- NH2 + nCH2O H ,t nNH2 - CO - NH-CH2OH ure fomanđehit monometylolure o H ,t ( NH CO NH CH2 ) n nH2 O poli(ure-fomanđehit) c) Nhựa vá săm d) Keo hồ tinh bột B. BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1: Mục đích chính của chất độn thêm vào chất dẻo là A. Tăng tính dẻo. B. Tăng một số đặc tính như chịu nhiệt, dẫn điện, dẫn nhiệt. C. Tiết kiệm polime. D. Cả B, C đều đúng. Câu 2: Cho các vật liệu: polietilen (1), polistiren (2), đất sét ướt (3), gốm (4), bakelit (5), poli(vinyl clorua) (6). Nhóm các chất nào sau đây dùng làm chất dẻo ? A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 3, 5 ,6. C. 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 5, 6. Câu 3: Nilon-6,6 là một loại A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco. Câu 4: Loại tơ nào dưới đây là tơ tổng hợp ? A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ visco. C. Tơ tằm. D. Tơ xenlulozơ axetat. Câu 5: Trong số các loại tơ sau: (1) (–NH-CH26-CO–)n ; (2) (–NH-[CH2]6-NH-OC-[CH2]4-CO–)n (3) (–NH-CH25-CO–)n ; (4) (C6H7O2[OOC-CH3]3)n Tơ capron, tơ nilon-6,6 và tơ enang có công thức lần lượt là A. (4), (1), (3). B. (1), (2), (3). C. (3), (2), (1). D. (1), (4), (2). Câu 6: Trong số các loại tơ: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo ? A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6. C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat. Câu 7: Có 8 chất: cao su, polietilen, xenlulozơ, xenlulozơ trinitrat, poli(metyl metacrylat), tơ visco, tơ nitron, poli(etylen terephtalat). Số chất thuộc loại polime thiên nhiên, polime tổng hợp lần lượt là A. 2 và 3. B. 2 và 4. C. 1 và 5. D. 1 và 6. Câu 8: Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng A. HOOC-CH22-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-CH24-COOH và HO-CH22-OH. C. HOOC-CH24-COOH và H2N-CH26-NH2. D. H2N-CH25-COOH. Bài giảng được tài trợ bởi: Thành Công Study – www.thanhcongstudy.edu.vn. Địa chỉ: 6A1, Tiểu khu Ngọc Khánh, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Để đăng ký học, quý phụ huynh và học sinh gọi điện tới: 0977.333.961 hoặc gửi email tới hòm thư: thanhcongstudy@gmail.com. Trân trọng!
- Câu 9: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là A. cao su ; tơ nilon-6,6 ; tơ nitron. B. tơ axetat; tơ nilon-6 ; tơ nilon-6,6. C. nilon-6,6; tơ lapsan ; thuỷ tinh plexiglas. D. nilon-6; tơ lapsan; nhựa novolac. Câu 10: Nhóm polime bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là A. poli(vinyl axetat) ; tơ capron. B. tinh bột ; xenlulozơ. C. polibutađien ; polistiren. D. poliisopren ; polipropilen. Câu 11: Cho polime có công thức cấu tạo: (CH2 CH(OH) ) n Để điều chế trực tiếp chất trên có thể dùng polime tương ứng với monome nào dưới đây ? A. CH2 =CH-COOCH3. B. CH2 =CH-COOH. C. CH2 =CH-OOCCH3. D. CH2 =CH-Cl. Câu 12: Nhóm các polime sau có cấu trúc mạch không phân nhánh là A. PVC, cao su lưu hoá, cao su buna, xenlulozơ, amilozơ. B. PE, PVC, cao su thiên nhiên, amilozơ, xenlulozơ. C. PE, cao su lưu hoá, cao su buna, xenlulozơ, amilozơ. D. PVC, cao su buna, cao su thiên nhiên, amilopectin, xenlulozơ. Câu 13: Polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là A. nhựa bakelit. B. poli(vinyl clorua). C. amilopectin. D. cao su lưu hoá. Câu 14: Polime có cấu trúc mạng mạng lưới không gian là A. PE. B. amilopectin. C. PVC. D. nhựa bakelit. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Tơ visco là tơ tổng hợp. B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit). D. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng. 1D 2D 3B 4A 5C 6D 7B 8C 9D 10A 11C 12C 13B 14D 15D Bài giảng được tài trợ bởi: Thành Công Study – www.thanhcongstudy.edu.vn. Địa chỉ: 6A1, Tiểu khu Ngọc Khánh, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Để đăng ký học, quý phụ huynh và học sinh gọi điện tới: 0977.333.961 hoặc gửi email tới hòm thư: thanhcongstudy@gmail.com. Trân trọng!
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn