intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh dại (Lyssa, Rabise)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:57

154
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bệnh dại (Lyssa, Rabise) được biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức về lịch sử và địa dư bệnh; căn bệnh; truyền nhiễm học; triệu chứng; bệnh tích; cách điều trị; phòng bệnh và tiêm phòng bệnh dại. Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh dại (Lyssa, Rabise)

  1. Bệnh dại (Lyssa, Rabise)
  2. Giới thiệu chung • Là  bệnh  chung  cho  nhiều  loại  động vật  máu nóng và người • Do virus có tính hướng thần kinh gây nên  • Virus tác động vào não bộ nên con vật có  những  tác  loạn  thần  kinh  như  :  điên  cuồng, lồng lộn, bại liệt rồi chết
  3. Lịch sử và địa dư bệnh • Bệnh có từ thời thượng cổ. • Năm  1880,  Luis  Pasteur  đã  chứng  minh  được độc lực của mầm bệnh có trong hệ  TKTƯ.  Năm  1884  ,  ông  chế  được  vacxin  phòng bệnh • Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới
  4. • Theo thống kê, năm 2007 có 131 trường hợp tử vong vì bệnh dại, trong đó 38% trẻ em dưới 15 tuổi. 8 tháng đầu năm 2008 có 38 trường hợp tử vong, trong đó chủ yếu cũng là trẻ em dưới 15 tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lấy ngày 28/9 hàng năm là Ngày Thế giới Phòng chống bệnh dại
  5. I. Căn bệnh • Do virus thuộc họ Rhabdovirus • VR có hình viên đạn, kích thước : dài 180nm, rộng 80nm • VR có vỏ bọc với các đầu nhọn dài 6 ­ 7nm • Là ARN virus, sợi đơn • Chủng “virus dại đường phố” là các dòng virus mới được phân lập trực tiếp từ con vật bị nhiễm. Các dòng virus này cho thời kỳ ủ bệnh dài và thay đổi (21-60 ngày ở loài chó),tạo thể vùi trong bào tương, khả năng gây bệnh cao. • Chủng “virus dại cố định” Là dòng virus đã được cấy truyền liên tiếp trong não thỏ, th đã qua hơn 50 lần cấy truyền. Virus cố định (virus đột biến) nhân lên rất nhanh và thời kỳ ủ bệnh rất ngắn chỉ còn khoảng 4-6 ngày, gây bệnh cảnh dại bại liệt cho động vật nhưng mất khả năng gây bệnh cho người, được xử lý để sản xuất vắcxin phòng bệnh. • VR có thể nhân lên khi nuôi cấy trên phôi gà, phôi vịt, một  số tế bào nuôi cấy, đặc biệt tế bào BHK21 (baby hamster  kidney) và tế bào lưỡng bội của người
  6. I. Căn bệnh Đặc điểm kháng nguyên • Virus dại có 1 type kháng nguyên duy nhất . • Ở Mỹ, đã tìm thấy 5 biến thể kháng nguyên trong động vật sống trên cạn và 8 biến thể khác trong loài dơi. • Kháng huyết thanh kháng nucleocapsit giúp chẩn đoán bệnh dại bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
  7. Căn bệnh • Thể Negri do nhà bác học Negri (Italia) phát hiện ra năm 1903 ở trong não của súc vật chết vì bệnh Dại. Thể Negri có hình dạng thay đổi (nhỏ, hình tròn hình trứng, hình bầu dục, kích thước từ 0,5 - 30µm • Thường định vị trong bào tương của noron thần kinh, chủ yếu là sừng Amon, trong tế bào tiểu não ít hơn • Bản chất tiểu thể Negri vẫn chưa rõ : – Ý kiến 1 : đó là “khuẩn lạc” của virus – Ý kiến 2 : đó là bệnh tích trong tế bào TK do virus gây nên • Có thể nhuộm bằng phương pháp nhuộm Giemsa, Mann, Sellers
  8. Tiểu thể Negri trong não chó bị bệnh
  9. I. Căn bệnh • Sức đề kháng  : VR có sức đề kháng yếu  với điều kiện ngoại cảnh – Nhiệt độ 560C, VR bị diệt sau 30 phút – Nhiệt độ 700C, VR bị chết ngay – VR  có  thể  tồn  tại  trong  não  bệnh  10  ngày  ở  nhiệt độ phòng; nếu  ở 40C, có thể tồn tại vài  tuần và 3 - 4 năm ở nhiệt độ âm – Các  chất  hoá  học  như  :  formalin  1%,  cresol  3%, beta­propiolactone 0,1% có thể diệt VR
  10. II. Truyền nhiễm học • Loài vật mắc bệnh – Trong  thiên  nhiên,  mọi  động  vật  máu  nóng  đều  cảm  nhiễm,  nhất  là  chó,  chó  sói,  cáo,  mèo – Chó nuôi và mèo là nguồn lây bệnh chính cho  người – Ở châu Mỹ, chồn và dơi là động vật mang và  tàng trữ bệnh dại – Con vật mắc bệnh ở mọi lứa tuổi – Trong  phòng  thí  nghiệm  thường  dùng  thỏ,  chuột bạch
  11. Loài vật mắc bệnh (tính mẫn cảm) RẤT CAO CAO TRUNG BÌNH THẤP Cáo Chuột Hamster Chó Thú có túi Chó sói đồng cỏ Chồn hôi Cừu Chó sói Gấu trúc Dê Chuột Mèo Ngựa Dơi Linh trưởng Thỏ Trâu bò
  12. Truyền nhiễm học
  13. Truyền nhiễm học
  14. II. Truyền nhiễm học • Chất chứa căn bệnh – Trong cơ thể bệnh, mầm bệnh có nhiều trong hệ thần kinh như não, tuỷ sống, sừng Amon, chất xám của vỏ não, tuyến nước bọt – Trong tuyến nước bọt, thời gian có virus trước khi phát bệnh lâm sàng vẫn chưa được thống nhất • 3 ngày • 7 ngày hoặc 13 ngày • Sau khi khỏi (hãn hữu), VR tồn tại sau 8 ngày
  15. II. Truyền nhiễm học • Đường xâm nhập – VR  xâm  nhập  vào  cơ  thể  chủ  yếu  qua  vết  cắn hoặc vết xây xát ở da, niêm mạc – Thời gian nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc  vào: • Vị trí vết cắn • Độ nông sâu của vết cắn • Số lượng virus xâm nhập • Điều kiện ngoại cảnh, tuổi
  16. - Virus dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết liếm vào vết thương của người hoặc một số động vật khác của động vật mắc bệnh dại. - Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc do ghép giác mạc. Nhiễm bệnh dại từ người qua người rất hiếm gặp. - Chỉ ghi nhận được trừơng hợp mắc bệnh dại do truyền qua ghép giác mạc :giác mạc người cho bị chết vì bệnh của hệ thần kinh trung ương không rõ nguyên nhân và người nhận chết vì bệnh dại sau 50-80 ngày. - Về mặt lý thuyết, bệnh dại có thể khởi đầu từ nước bọt bệnh nhân sang người tiếp xúc, nhưng trên thực tế chưa bao giờ ghi nhận được cách truyền bệnh này .
  17. II. Truyền nhiễm học • Động vật bị động vật khác mắc bệnh dại cắn có  khả năng phát bệnh dại 30­40% do: – Sự phát bệnh tuỳ thuộc vào vết cắn, nếu vết cắn sâu,  rộng thì khả năng phát bệnh dại lớn – Vết  thương  chảy  máu  có  thể  coi  là  quá  trình  tự  rửa,  đẩy virus trôi ra ngoài – Người hay vật bị cắn có lớp bao phủ (quần  áo, lông),  sẽ  thấm  nước  bọt,  làm  giảm  lượng  virus  vào  vết  thương – Người sau khi bị chó dại cắn, nếu ngay lập tức rửa và  bôi thuốc sát trùng sẽ làm giảm khả năng phát dại – Virus sau khi vào cơ thể bị cơ thể chống lại bằng các  phản ứng không đặc hiệu – Sau  khi  VR  vào  cơ  thể  sẽ  nằm  tiềm  ẩn,  khi  sức  đề  kháng của cơ thể giảm hoặc stress sẽ phát bệnh
  18. II. Truyền nhiễm học • Cơ chế sinh bệnh – Khi vào cơ thể, VR đi theo dây thần kinh hướng tâm lên não.  Tốc độ di chuyển của VR trong dây thần kinh là 1mm/giờ – Tại  não  bộ,  VR  theo  dây  thần  kinh  ly  tâm  đi  đến  các  nơi  khác (tuyến nước bọt) – Thời kỳ đầu, VR mới nhân lên ở não bộ, phá huỷ một lượng  ít noron TK nên con vật chưa có biểu hiện bệnh dại – Giai đoạn sau, các noron TK bị phá huỷ, con vật xuất hiện  triệu chứng thần kinh : điên cuồng, lồng lộn, cắn xé, rối loạn  tâm lý – Sau đó, các noron TK bị phá huỷ nghiêm trọng, con vật bị  bại liệt rồi chết. Phần lớn chết do liệt thần kinh hô hấp
  19. III. Triệu chứng • Thời gian ủ bệnh : từ 7 ngày đến 5 năm sau khi bị động vật dại cắn • Chia làm 2 thể : – Thể dại điên cuồng : chiếm từ 15 – 20% chó bị dại – Thể dại bại liệt
  20. Triệu chứng ­ Thể dại điên cuồng • Chia làm ba thời kỳ • Thời kỳ mở đầu : – Rất khó phát hiện – Chó có biểu hiện khác thường, chủ yếu thay  đổi  tính  nết  như  :  trốn  vào  một  góc  kín  (sau  tủ, gầm giường, chỗ tối …) – Khi chủ gọi chạy đến một cách miễn cưỡng – Biểu  hiện  vui  mừng  quá  hơn  bình  thường  (liếm chân chủ, vẫy đuôi nhanh hơn) – Cắn  sủa  vu  vơ  lên  không  khí,  hoặc  cắn  lên  không khí (đớp ruồi) vẻ bồn chồn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2