intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chính sách xã hội: Chương 1

Chia sẻ: Thaovi Đào | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:22

695
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 Một số vấn đề chung về chính sách xã hội thuộc bài giảng Chính sách xã hội, cùng nắm kiến thức trong chương này thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: khái niệm và phân loại về chính sách xã hội, phân loại về chính sách xã hội, đối tượng của chính sách xã hội, chức năng của chính sách xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chính sách xã hội: Chương 1

  1. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Chương I: Một số vấn đề chung về chính sách xã hội
  2. I. Khái niệm và phân loại về CSXH • Chính sách xãniệim CSXHợp các 1. Khái hộ là tổng h phương thức, các biện pháp của nhà nước, của đảng phái, và các tổ chức chính trị khác nhau để nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, phù hợp với trình độ kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội góp
  3. Ở Việt Nam, chính sách xã hội thể hiện rõ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của nhân dân và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  4. Khái niệm CSXH Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến từng nhóm người hay toàn bộ dân cư, trên cơ sở phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người. (Giáo trình Chính sách xã hội – PGS.TS. Nguyễn Tiệp, 2011)
  5. Mặc dù có nhiều khái niệm về CSXH khác nhau, thì ngoài việc xác định được chủ thể, đối tượng, nội dung, mục tiêu còn bao hàm một số đặc trưng cơ bản như: 1) CSXH thường hướng vào phục vụ, nhiệm vụ chính trị của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong từng thời kỳ 2) CSXH thể hiện trách nhiệm cao, mang hàm nghĩa văn hóa, văn minh, nó phản ánh tính chất tính chất tiến bộ, công bằng của một xã hội. 3) CSXH bao giờ cũng liên quan trực tiếp đến con người. 4) CSXH mang tính XH, nhân văn, nhân bản sâu
  6. 2. Phân loại về chính sách xã hội a. Hệ thống các chính sách tác động vào các nhóm xã hội đặc thù: - Theo tuổi tác: có chính sách xã hội với người già, trẻ em, thanh niên. - Theo giới tính: có chính sách xã hội đối với phụ nữ. - Theo nghề nghiệp: có chính sách xã hội đối với thợ mỏ, giáo viên, thầy thuốc... - Theo sắc tộc: có chính sách xã hội với đồng bào dân tộc thiểu số, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  7. - Theo tôn giáo: có chính sách xã hội đối với đồng bào theo đạo Thiên chúa, Tin lành, Phật giáo, Cao đài, Hoà hảo... - Theo trình độ học vấn: có chính sách xã hội đối với người có học vấn cao, những tài năng khoa học và nhóm người còn đang ở trình độ học vấn thấp.
  8. b. Hệ thống chính sách xã hội tác động vào quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội - Chính sách dân số - Chính sách việc làm - Chính sách bảo hộ lao động - Chính sách tiền lương - Chính sách phúc lợi xã hội - Chính sách bảo hiểm xã hội - Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công - Chính sách cứu trợ xã hội - Chính sách giáo dục
  9. 3. Đối tượng của chính sách Đối tượng củaxã hội chính sách xã hội là các tầng lớp nhân dân trong xã hội như: công nhân, nông dân, thợ thủ công, sinh viên, trí thức, các nhà doanh nghiệp tư nhân, trẻ em, người già, thanh niên, phụ nữ, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, những bậc lão thành cách mạng, những thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng…
  10. Nhiệm vụ của chính sách xã hội - Thể chế hóa đường lối chủ trương của đảng và nhà nước - Định hướng thực hiện những thể chế hóa trong đời sống xã hội - Điều chỉnh những lợi ích của con người với con người và con người với xã hội - Góp phần làm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người
  11. 4.Chức năng của chính sách • xãậhộiức 4.1 Chức năng nh n th Thông qua chính sách xã hội, người ta hiểu được những chủ trương đường lối của Đảng của Nhà nước của các tổ chức xã hội, Bởi vì, chính sách xã hội là sự thể chế hoá, cụ thể hoá những điều luật cụ thể, những chủ trương đường lối của giai cấp cầm quyền. Nó biểu hiện trên từng lĩnh vực cụ thể như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...
  12. • 4.2 Chức năng thực tiễn Vận dụng những chính sách vào trong từng hoàn cảnh thực tiễn, chính sách xã hội là công cụ để giai cấp thống trị điều chỉnh các quan hệ xã hội, quan hệ giữa các giai cấp, giữa các nhóm nhằm giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra, để thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ xã hội, bình đẳng xã hội để tiến tới phát triển con ngươì toàn diện.
  13. 4.3 Chức năng tư tưởng Chính sách xã hội nhằm mục đích hướng tới chứng minh sự ưu việt của một chế độ xã hội mà giai cấp lãnh đạo đang hướng tới và mặt khác nó chống lại những luận điểm tư tưởng của những chính sách xã hội phản tiến bộ, nâng cao dân trí cho các tầng lớp nhân dân, đào tạo nhân tài, lực lượng lao động để thực hiện các công việc của xã hội.
  14. 5.Hệ thống CSXH ở Việt Nam a.Nhóm chính sách tác động vào quá trình phát triển con người Các chính sách này bao gồm các lĩnh vực liên quan đến sự phát triển con người về mặt thể lực, trí lực và sức khỏe của con người, bao gồm các chính sách như: • Chính sách dân số • Chính sách Giáo dục – đào tạo • Chính sách việc làm •
  15. b. Nhóm chính sách xã hội trong lĩnh vực phân phối Bao gồm các chính sách như liên quan đến phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp và nền kinh tế, bảo đảm lợi ích vật chất hài hòa giữa những người lao động, tầng lớp dân cư và cộng đồng xã hội, bao gồm các chính sách như: • Chính sách tiền lương • Chính sách phúc lợi xã hội • Chính sách bảo hiểm xã hội • Chính sách trợ giúp đặc biệt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2