CHƯƠNG 3<br />
TƯ DUY/ TRƯỜNG PHÁI/LÝ THUYẾT/<br />
CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU<br />
TRONG KHOA HỌC ĐỊA LÝ<br />
<br />
TƯ DUY LÃNH THỔ<br />
•<br />
<br />
Các đơn vị lãnh thổ trong nghiên cứu Địa lý<br />
<br />
o Theo đơn vị hành chánh: Tỉnh, Quận/Huyện, Phường/Xã<br />
o Theo vùng kinh tế: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam<br />
o Theo liên kết chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia: Khu vực Đông<br />
Nam Á<br />
o Theo liên kết về chức năng giữa các thành phố : Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh<br />
o Theo tính thống nhất của hệ thống tự nhiên: lưu vực sông Mekong<br />
o Theo đặc điểm sản xuất, sinh hoạt: Nông thôn, Đô thị<br />
<br />
TƯ DUY LÃNH THỔ<br />
•<br />
<br />
Tư duy nghiên cứu<br />
Mỗi ngành khoa học với góc độ nghiên cứu khác nhau từ đó có tư duy nghiên cứu<br />
riêng cho mình.<br />
<br />
o Kinh tế: tư duy thị trường, cung-cầu<br />
o Nhân học: tư duy về thế giới quan-nhận thức-niềm tin<br />
o Xã hội học: tư duy về hành vi, tổ chức và quan hệ xã hội<br />
o Địa lý học: tư duy lãnh thổ<br />
•<br />
<br />
Tư duy lãnh thổ<br />
<br />
o Tư duy lãnh thổ là tư duy về tính đặc thù của đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội<br />
của mỗi lãnh thổ. Tính đặc thù này dẫn đến các đặc trưng về cư trú, sản xuất, sinh<br />
hoạt …<br />
o Ngoài ra, tư duy lãnh thổ còn là tư duy so sánh về tính tương đồng và dị biệt giữa<br />
các lãnh thổ .<br />
<br />
TRƯỜNG PHÁI NGHIÊN CỨU (SCHOOL)<br />
• Trường phái nghiên cứu là gì?<br />
o Trường phái nghiên cứu là quan điểm khoa học, triết lý hay cách suy nghĩ<br />
về một vấn đề của một nhóm nghiên cứu.<br />
o Mỗi trường phái nghiên cứu gắn liền với một hay các lý thuyết căn bản,<br />
đặc trưng cho mình.<br />
• Các trường phái nghiên cứu địa lý<br />
1. Trường phái nghiên cứu Địa lý nhân văn<br />
2. Trường phái nghiên cứu Địa lý định lượng<br />
3. Trường phái nghiên cứu vùng<br />
4. ………………………………………………………………………….<br />
<br />
CÁC TRƯỜNG PHÁI ĐỊA LÝ THẾ KỶ XX<br />
1. Trường phái Địa lý Đức với khuynh hướng tiếp cận cảnh quan học chú ý nhiều đến<br />
lớp phủ thực vật bên cạnh có các khuynh hướng địa lý chính trị, địa lý văn hoá,<br />
sinh thái học…<br />
2. Trường phái Địa lý Pháp lấy sự phân hoá không gian, sự phân hoá theo vùng làm<br />
nền tảng và mục tiêu nghiên cứu trong đó chú ý quan hệ con người và môi trường<br />
địa lý.<br />
3. Trường phái Địa lý Nga với khuynh hướng Địa lý tổng hợp có sự phân biệt rõ rệt<br />
Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế (tổng thể lãnh thổ tự nhiên và tổng hợp thể lãnh<br />
thổ sản xuất). Địa lý Nga cũng du nhập thuật ngữ cảnh quan (landscape) của trường<br />
phái Đức song có những sáng tạo riêng.<br />
4. Trường phái Địa lý Mỹ có tính thực dụng thiên về phương pháp định lượng chính<br />
xác, sử dụng công cụ toán học và thực nghiệm trên thực địa tỷ lệ lớn. Địa lý Mỹ<br />
hướng tới nghiên cứu địa lý vùng và cảnh quan trên quan điểm Địa lý thống nhất tự<br />
nhiên – con người có chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.<br />
<br />
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU (THEORY)<br />
• Lý thuyết nghiên cứu là gì?<br />
o Lý thuyết được định nghĩa là “Một hệ thống các ý tưởng giải thích một sự kiện”<br />
hay “Một hệ thống các ý tưởng dựa trên các nguyên tắc tổng quát, độc lập của các<br />
sự kiện hay hiện tượng được giải thích” hay “ Một nhận định khoa học hay một<br />
nhóm các nhận định khoa học về một hiện tượng”<br />
• Vai trò của lý thuyết trong nghiên cứu<br />
o Làm cơ sở cho việc thiết kế nghiên cứu<br />
o Cung cấp cho người nghiên cứu sự hiểu biết về hiện tượng được điều tra, khảo sát<br />
o Qua sử dụng/kiểm định trong thực tế, có thể hình thành một kiến thức mới trong<br />
nghiên cứu<br />
• Một số lý thuyết sử dụng trong khoa học Địa lý<br />
o Lý thuyết quyết định luận môi trường<br />
o Lý thuyết vị trí trung tâm<br />
o Lý thuyết phát triển phân kỳ<br />
o Lý thuyết lực hút và lực đẩy<br />
o Lý thuyết chuyển đổi dân số<br />
<br />
o ……………………………………………………………………..<br />
<br />
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU (THEORY)<br />
•<br />
<br />
Lý thuyết quyết định luận môi trường (Theory of environmental determinism)<br />
Quyết định luận môi trường là lý thuyết cho rằng nơi cư trú của con người và các đặc trưng<br />
văn hóa được tạo bởi các điều kiện địa lý.<br />
Lý thuyết này được xây dựng bởi Ellsworth Huntington, xuất phát từ phân tích sự phát triển<br />
và sụp đổ của đế chế La Mã vào thời kỳ 400-500. Theo lý thuyết này, nguyên nhân chủ yếu<br />
của sự sụp đổ của đế chế liên quan đến nạn hạn hán trong khu vực làm giảm độ màu mở của<br />
đất đai và sản lượng nông nghiệp, từ đó dẫn đến sự mất ổn định của xã hội.<br />
Có nhiều lý thuyết gắn kết các yếu tố môi trường vào việc giải thích tại sao lãnh thổ này lại<br />
phát triển hơn lãnh thổ khác. Tuy nhiên, lý thuyết quyết định luận môi trường ở góc độ kinh tế<br />
đặt môi trường tự nhiên và địa lý là trọng tâm khi giải thích sự phân bố tăng trưởng và phát<br />
triển theo lãnh thổ.<br />
Sau này, lý thuyết được phát triển để bao hàm tất các các điều kiện địa lý và môi trường và các<br />
tác động của chúng đến sức mạnh về xã hội, chính trị và kinh tế của một xã hội. Công nghệ<br />
được xem là giải pháp duy nhất để giảm bớt các nguy cơ gắn liền với quyết định luận môi<br />
trường.<br />
<br />
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU (THEORY)<br />
•<br />
<br />
Lý thuyết vị trí trung tâm (Central place theory)<br />
Đây là lý thuyết về lãnh thổ trong Địa lý đô thị giải thích lý do phân bố các kiểu<br />
hình, quy mô và số lượng các thành phố trênThế giới.<br />
Lý thuyết này đầu tiên được xây dựng bởi Walter Christaller vào năm 1933 khi ông<br />
nhận thấy có các quan hệ kinh tế giữa các thành phố và khu vực bao quanh. Walter<br />
Christaller đã kiểm định lý thuyết này tại khu vực phía Nam nước Đức và kết luận<br />
rằng người dân tụ họp trong các thành phố để chia sẻ hàng hóa và ý tưởng và đây<br />
hoàn toàn là từ động lực kinh tế.<br />
Theo quan điểm kinh tế của Walter Christaller, vị trí trung tâm tồn tại chính yếu là<br />
để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho dân số cư trú tại các khu vực chung quanh nó.<br />
Do đó, thành phố về thực chất được xem là trung tâm phân phối.<br />
<br />
1. Tối ưu hóa thị trường (Market Optimising):<br />
Những người mua sắm tại các khu dân cư nhỏ hơn sẽ chia làm 3 nhóm với số người<br />
bằng nhau khi đi mua sắm tại 3 khu dân cư lớn hơn và gần nhất với khu dân cư của<br />
họ.<br />
<br />
2. Tối ưu hóa việc đi lại (Transport Optimising):<br />
Những người mua sắm ở các khu dân cư nhỏ hơn sẽ chia thành 2 nhóm với số người<br />
bằng nhau khi đi mua sắm tại 2 khu dân cư lớn hơn và gần nhất với khu dân cư của<br />
họ.<br />
<br />