Bài giảng Chương 6: Mẫu - Thiết kế và Tiến trình
lượt xem 6
download
Bài giảng Chương 6: Mẫu - Thiết kế và Tiến trình gồm các nội dung sau đây: Tổng quan; Quá trình phát triển một kế hoạch chọn mẫu; Phân loại các kỹ thuật chọn mẫu; PP chọn mẫu phi xác suất; PP chọn mẫu xác suất; Lựa chọn PP chọn mẫu phi xác suất và PP chọn mẫu xác suất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 6: Mẫu - Thiết kế và Tiến trình
- Chương 6 Mẫu: Thiết kế và Tiến trình 11-1
- 1. Khái quát chương 1) Tổng quan 2) Quá trình phát triển một kế hoạch chọn mẫu 3) Phân loại các kỹ thuật chọn mẫu 4) PP chọn mẫu phi xác suất 5) PP chọn mẫu xác suất 6) Lựa chọn PP chọn mẫu phi xác suất và PP chọn mẫu xác suất 11-2
- 1. Các khái niệm cơ bản Tổng thể mục tiêu là tập hợp tất cả các phần tử thuộc đối tượng khảo sát được xác định trong mục tiêu nghiên cứu. • Mẫu: một nhóm của tổng thế và có thể đại diện cho toàn bộ tổng thể. • Phần tử là 1 người hay 1 đối tượng trong tổng thế mục tiêu mà dữ liệu & thông tin được thu thập. • Ví dụ: 1 KH cụ thể đã đi mua sắm tại tại ST AA • Đơn vị lấy mẫu là 1 phần tử cụ thể từ tổng thể mục tiêu đã được xác định và sẵn sàng cho việc chọn mẫu. • Ví dụ: là hộ gia đình, còn phần tử là phụ nữ đã đi mua sắm tại siêu thị AA • Khung lấy mẫu là 1 danh sách những đơn vị lấy mẫu đạt tiêu chuẩn, hay là 1 danh sách tổng thể mục tiêu được xác định. 11-3
- 2. Quá trình phát triển một kế hoạch chọn mẫu A. Xác định tổng thể mục tiêu B. Lựa chọn phương pháp TTDL C. Xác định khung lấy mẫu D. Lựa chọn phương pháp chọn mẫu thích hợp E. Xác định quy mô mẫu và tỷ lệ tiếp xúc tổng thể F. Triển khai kế hoạch tác nghiệp và thực hiện chọn mẫu 11-4
- 2. Quá trình phát triển một kế hoạch chọn mẫu Yếu tố quan trọng trong việc xác định kích thước mẫu là: • Bản chất của nghiên cứu • Khảo sát cần nhiều người; phỏng vấn định tính cần ít • Số lượng biến • Nhiều biến = nhiều người • Bản chất của phân tích • Một số phương thức đòi hỏi nhiều người hơn - ví dụ: t-test cần nhiều hơn trung bình đơn giản • Kích cỡ mẫu được sử dụng trong các nghiên cứu tương tự 11-5
- 2. Kích cỡ mẫu được sử dụng trong các nghiên cứu tương tự Loại nghiên cứu Kích thước Phạm vi tối thiểu điển hình Nghiên cứu thị trường tiềm năng 500 1,000-2,500 Nghiên cứu giá 200 300-500 Kiểm tra sản phẩm 200 300-500 Nghiên cứu thử nghiệm marketing 200 300-500 TV, radio, hoặc quảng cáo in ấn 150 200-300 (mỗi quảng cáo thương mại hoặc thử nghiệm) Kiểm tra kiểm toán thị trường 10 cửa hàng 10-20 cửa hàng Phỏng vấn nhóm 2 nhóm 6-15 nhóm 11-6
- 3. Phân loại các kỹ thuật chọn mẫu Kỹ thuật chọn mẫu Kỹ thuật chọn mẫu Kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất xác suất Chọn mẫu Chọn mẫu Chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện phán đoán Kiểm tra tỉ lệ tích lũy nhanh Chọn mẫu ngẫu Chọn mẫu có Chọn mẫu ngẫu Chọn mẫu nhiên đơn giản hệ thống nhiên phân tầng theo cụm 11-7
- 3. Phân loại các kỹ thuật chọn mẫu • Phương pháp chọn mẫu xác suất là phương pháp lấy mẫu mà trong đó xác suất mà mỗi phần tử được chọn vào mẫu là như nhau. • Phương pháp chọn mẫu phi xác suất là phương pháp lẫy mẫu mà trong đó xác suất hoặc cơ hội mà mỗi phần tử được chọn vào mẫu là không như nhau (dựa vào đánh giá chủ quan của nhà nghiên cứu) 11-8
- 4. PP chọn mẫu phi xác suất - Chọn mẫu thuận tiện PP chọn mẫu phi xác suất bao gồm: chọn mẫu thuận tiện, phán đoán, kiểm tra tỉ lệ và tích lũy nhanh Chọn mẫu thuận tiện cố gắng chọn ra các phần tử thuận tiện (dễ tiếp cận) của mẫu. Thông thường, người trả lời được lựa chọn vì họ được có mặt ở đúng nơi, vào đúng thời điểm chọn mẫu. Ví dụ: • Sử dụng người trả lời là sinh viên • Thành viên của tổ chức xã hội • Phỏng vấn “người đi đường” 11-9
- 4. PP chọn mẫu phi xác suất - Chọn mẫu phán đoán Chọn mẫu phán đoán là hình thức lấy mẫu phi xác suất trong đó các phần tử của tổng thể được lựa chọn dựa trên thẩm quyền và đánh giá chủ quan của các nhà nghiên cứu. Ví dụ: • Công ty Honda sắp cho ra đời 1 loại xe mới và nhà nghiên cứu phán đoán rằng khách hàng tiềm năng của loại xe này là đàn ông trên 40 tuổi. 11-10
- 4. PP chọn mẫu phi xác suất - Chọn mẫu kiểm tra tỉ lệ Chọn mẫu kiểm tra tỉ lệ liên quan đến việc chọn những đáp viên tiềm năng theo các tỉ lệ đã được xác định. 1. Giai đoạn đầu tiên bao gồm phát triển các tỉ lệ của phần tử tổng thể. 2. Trong giai đoạn thứ hai, yếu tố mẫu được lựa chọn dựa trên sự tiện lợi hay phán xét. Biến Tổng thể Mẫu tỉ lệ 319m. 1000 Số giới Tỉ lệ Tỉ lệ tính Nam 48% 48% 480 Nữ 52% 52% 520 ____ ____ ____ 100% 100% 1000 11-11
- 4. PP chọn mẫu phi xác suất - Chọn mẫu tích lũy nhanh Trong chọn mẫu tích lũy nhanh, một nhóm ban đầu của người trả lời được chọn, thông thường một cách ngẫu nhiên. • Sau khi được phỏng vấn, những người trả lời được hỏi để xác định những người thuộc về tổng thể chủ đích. • Người trả lời tiếp theo được lựa chọn dựa trên sự giới thiệu. 11-12
- 5. PP chọn mẫu xác suất – Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản PP chọn mẫu xác suất bao gồm: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, có hệ thống, phân tầng và theo cụm Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: •Mỗi phần tử trong tổng thể có xác suất được hiện diện và lựa chọn bằng nhau • Điều này ngụ ý rằng mỗi phần tử được chọn độc lập với các phần tử khác 11-13
- 5. PP chọn mẫu xác suất – Chọn mẫu có hệ thống Chọn mẫu có hệ thống •Mẫu được chọn bằng cách chọn một điểm khởi đầu ngẫu nhiên và sau đó chọn các phần tử thứ i (ví dụ thứ 5, thứ 10) liên tiếp từ cấu trúc mẫu. •Khoảng cách lấy mẫu, i, được xác định bằng cách chia kích thước tổng thể, N, bởi kích thước mẫu, n, và làm tròn đến số nguyên gần nhất. • Ví dụ: 500,000 (N)/1,000(n) = 500(i) •Khi thứ tự của các phần tử có liên quan đến các đặc tính quan tâm (ví dụ độ tuổi), PP chọn mẫu có hệ thống làm tăng tính đại diện của mẫu. 11-14
- 5. PP chọn mẫu xác suất – Chọn mẫu có hệ thống Ví dụ: • Có 100,000 người trong tổng thể (N) • Mỗi người được đặt vào thứ tự dựa trên tuổi tác • Mẫu (n) 1,000 • Trong trường hợp này, khoảng cách lấy mẫu, i, là 100 • (100,000/1,000) = 100 • Một số ngẫu nhiên giữa 1 và 100 được chọn • Nếu, ví dụ, con số đó là 23, mẫu bao gồm các phần tử 23, 123, 223, 323, 423, 523,… 11-15
- 5. PP chọn mẫu xác suất – Chọn mẫu phân tầng Chọn mẫu phân tầng: 1.Một tiến trình 2 bước trong đó tổng thể được phân tầng thành các phân nhóm, hoặc tầng lớp • Mỗi người trong tổng thể cần được gán cho một và chỉ một tầng và các phần tử không thuộc tổng thể nên bỏ qua. 2.Tiếp theo, phần tử được lựa chọn từ mỗi tầng của một tiến trình ngẫu nhiên, thường là lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản •Một mục tiêu quan trọng của lấy mẫu phân tầng là để tăng độ chính xác mà không làm tăng chi phí 11-16
- 5. PP chọn mẫu xác suất – Chọn mẫu phân tầng • Các phần tử/ người trong một tầng (ví dụ như giới tính nam) nên càng đồng nhất càng tốt • Các phần tử/ người giữa các tầng (ví dụ như nam, nữ) nên càng không đồng nhất càng tốt • Các biến số phân tầng cũng phải liên quan chặt chẽ đến các đặc tính quan tâm 11-17
- 5. PP chọn mẫu xác suất – Chọn mẫu theo cụm Chọn mẫu theo cụm: 1.Đầu tiên, tổng thể mục tiêu được chia thành phân nhóm loại trừ lẫn nhau và đầy đủ, hoặc cụm 2.Sau đó, một mẫu ngẫu nhiên của các cụm được chọn, dựa trên một kỹ thuật lấy mẫu xác suất như lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản 3.Đối với mỗi cụm chọn, tất cả các phần tử được bao gồm ở mẫu. 11-18
- 5. PP chọn mẫu xác suất – Chọn mẫu theo cụm Lưu ý: Trong chọn mẫu phân tầng, một mẫu ngẫu nhiên được rút ra từ mỗi của các tầng (ví dụ như năm người từ mỗi thành phố), trong khi đó ở chọn mẫu theo cụm chỉ có những cụm được chọn mới được nghiên cứu (ví dụ như mỗi người từ năm thị trấn) 11-19
- 6. Lựa chọn PP chọn mẫu phi xác suất và PP chọn mẫu xác suất Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm PP chọn mẫu phi xác suất Ít tốn kém nhất, ít tốn Lựa chọn chủ quan, mẫu không có tính Chọn mẫu thuận tiện thời gian nhất, đại diện, không nên dùng cho nghiên thuận tiện nhất cứu mô tả hoặc nhân quả Chọn mẫu phán đoán Ít chi phí, thuận tiện, Không được dùng phổ biến, không tốn thời gian Lựa chọn chủ quan Chọn mẫu kiểm tra tỉ lệ Mẫu có thể điều chỉnh Lựa chọn chủ quan, cho đặc tính nhất định không đảm bảo tính đại diện Chọn mẫu tích lũy nhanh Có thể ước tính Lựa chọn chủ quan, tốn thời gian các đặc tính, thuận tiện PP chọn mẫu xác suất Có tính đại diện Khó xây dựng cấu trúc mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản kết quả chính xác, tốn kém, độ chính xác thấp dễ thực hiện Chọn mẫu có hệ thống Có thể tẳng tính đại diện, Vô tình có thể làm giảm dễ thực hiện hơn chọn mẫu tính đại diện ngẫu nhiên đơn giản, không cần cấu trúc mẫu Chọn mẫu phân tầng Bao gồm tất cả các Khó lựa chọn biến phân tầng phân nhóm quan trọng, liên quan, việc phân tầng nhiều biến có tính đại diện không khả thi, ít tốn kém Chọn mẫu theo cụm Dễ thực hiện,chi phí Không chính xác, khó tính toán và hiệu quả, có tính đại diện cao giải thích kết quả 11-20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 6. Phân tích dữ liệu định lượng – phân tích phương sai (ANOVA)
5 p | 680 | 100
-
Bài giảng Xác suất & thống kê đại học - Chương 6: Mẫu thống kê và Ước lượng tham số
76 p | 308 | 48
-
Bài giảng về Kinh tế lượng: Chương 6
13 p | 211 | 33
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế: Chương 6 - TS. Trần Tiến Khai
67 p | 105 | 30
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 6 - Nguyễn Ngọc Lam
17 p | 384 | 27
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 6 - GV. Nguyễn Hữu Lộc
36 p | 137 | 24
-
Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 6 - Nguyễn Thị Thùy Trang
12 p | 100 | 6
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 6: Liên kết kinh tế quốc tế – liên hiệp quan thuế (2017)
15 p | 50 | 6
-
Bài giảng môn Kinh tế lượng - Chương 6: Mô hình hồi quy với số liệu chuỗi thời gian
13 p | 27 | 4
-
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 1 - Bùi Dương Hải (2018)
34 p | 68 | 4
-
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 6 - Bùi Dương Hải (2017)
22 p | 46 | 4
-
Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 6 - Mai Cẩm Tú
27 p | 6 | 3
-
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 6 - Bùi Dương Hải
15 p | 51 | 3
-
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 6 - Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân (Năm 2022)
22 p | 10 | 3
-
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 6 - Bùi Dương Hải (2018)
22 p | 55 | 2
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 6 - Trương Tiến Sĩ
12 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 6 - Bùi Dương Hải (2022)
22 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn