Bài giảng Chuyên đề: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS - Hoàng Sơn
lượt xem 17
download
Bài giảng Chuyên đề: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS do Hoàng Sơn biên soạn cung cấp cho các bạn những kiến thức về khái niệm kỹ năng sống; mục tiêu giáo dục kỹ năng sống; vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống; phân loại kỹ năng sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS - Hoàng Sơn
- Giáo Học Viên Sinh Mẫu Thân Mực Thiệ n
- CHUYÊN ĐỀ: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THCS Người thực hiện: Hoàng Sơn
- Ngày nay, rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ mà tiêu biểu là các em học sinh là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, người giáo viên giữ vai trò quyết định. Đây cũng là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực mà Bộ Giáo dục đã đề ra. Đối với giáo viên, ngoài những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, đòi hỏi phải nắm vững kiến thức kỹ năng sống để giáo dục các em học sinh. Tạo điều kiện để các em cảm nhận được không khí thân thiện với trường, lớp, với gia đình và với mọi người. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi và bậc học mà người giáo viên có những biện pháp giáo dục các em khác nhau. Giáo dục kỹ năng sống bao gồm giáo dục nhận thức, sự hiểu biết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là những hành vi mang tính tích cực.
- I Kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống: Là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại hay nói ngắn gọn Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
- II Mục tiêu GDKNS cho HS: để giúp các em Làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.
- III Tại sao phải dạy kỹ năng sống cho học sinh ? Để giúp các em: + Làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. + Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đảm bảo mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh trong cộng đồng. + Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.
- Dạy KNS cho học sinh phải dựa vào đặc điểm lứa tuổi của học sinh Đối với học sinh THCS, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được cái gì tốt, cái gì xấu; điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn. + Do đó, người giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh. + Giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ thể. + Luôn tạo điều kiện, động viên các em tham gia, hoạt động tốt công tác đội, đoàn và những sân chơi bổ ích, lành mạnh như: câu lạc bộ văn học, toán học, ngoại ngữ, hùng biện… thường xuyên tổ chức chuyến về nguồn, thực tế (gắn liền với nội dung học ở trường) ở các địa phương để giúp các em có thêm kiến thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Hoặc tổ chức các buổi xem phim, xem triển lãm với nội dung thiết thực về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng… thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Kỹ năng sống hình thành từ đâu? Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.
- Kỹ năng sống cần trong thời gian bao lâu? Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống.
- CÓ NHIỀU CÁCH PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG Dựa vào môi trường sống: + Kỹ năng sống tại trường học + Kỹ năng sống tại gia đình + Kỹ năng sống tại nơi làm việc
- Dựa vào các lĩnh vực tâm lý, người ta chia các KN : Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán… Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối qaun hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động… Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…
- Trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS , người ta nhắc đến những nhóm kỹ năng sống sau đây: Nhóm kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả Kỹ năng đồng cảm Kỹ năng quan sát Kỹ năng kiên định Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh)
- Nhóm kỹ năng giao tiếp Xác định đối tượng giao tiếp Xác định nội dung và hình thức giao tiếp Sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp
- Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực: Phòng chống xâm hại thân thể Phòng tránh xâm hại tình dục Phòng chống bạo lực học đường Phòng chống bạo lực gia đình Tránh tác động xấu từ bạn bè Kỹ năng duy trì mối quan hệ Kỹ năng hoá giải mâu thuẫn
- Nhóm kỹ năng đời sống cá nhân & gia đình: Phòng tránh tai nạn thương tích Bảo vệ sức khoẻ Vượt qua nghịch cảnh Tình yêu chân chính và tình dục an toàn Quản lý tiền bạc
- Nhóm kỹ năng nghề nghiệp: Khám phá bản thân Khám phá sở thích và hứng thú Định hướng nghề nghiệp…
- NHỮNG KỸ NĂNG CẦN LƯU Ý TRONG GIAO TIẾP VỚI HỌC SINH Thông thường, GV nghĩ rằng các em HS luôn phải trật tự và tuân thủ theo những lời dạy của thầy. Điều đó là hoàn toàn đúng vì thanh thiếu niên nói chung và HS cần được nghe người khác nói, đặc biệt là những điều GV giáo dục học sinh. Tuy nhiên chúng ta cũng rất cần phải lắng nghe những ý kiến phản hồi từ các em. Do vậy không chỉ HS mà GV cũng phải rèn kỹ năng nghe nói, kỹ năng ứng x ử. Để lắng nghe HS nói được tốt, người GV cần: Thực sự chăm chú khi lắng nghe. Hướng người về phía người nói và nhìn vào mặt hay vào mắt họ. Cố gắng không nghĩ gì về việc mình định nói gì sau đó. Đảm bảo rằng mình hiểu những gì HS đang nói. Không đưa ra lời khuyên mà hãy giúp các em xác định những lựa chọn và tự tìm giải pháp. Không ngắt lời trong khi HS đang nói. Không giả vờ mình hiểu trong khi thực sự không hiểu những điều HS đang nói. Cố gắng tập trung vào những tình cảm của HS: chia sẻ, động viên… Lắng nghe thật lòng bằng trái tim cũng như bằng đôi tai. * Xưng hô đúng mực với học sinh. * Rèn luyện được các kỹ năng trên, đồng chí sẽ trở thành người giao tiếp giỏi để tư vấn cho các em được nhiều hơn.
- Những tích hợp về GDKNS trong quá trình dạy học 1.Giáo dục kỹ năng tự nhận thức: + Biết đặt mình vào vị trí người khác, từ đó soi lại chính mình, nhận thức hơn về mình. 2.Giáo dục kỹ năng xác định giá trị: + Luôn tôn trọng những gì mình có, song sẵn sàng cởi mở, lắng nghe ý kiến người khác để hoàn thiện mình, khắc phục những điểm yếu. 3.Giáo dục kỹ năng: ra quyết định và giải quyết vấn đề: + Đứng trước 1 vấn đề cần giải quyết, các em phải biết xác định nguyên nhân, các phương án giải quyết tối ưu nhất để đạt hiệu quả cao nhất. 4.Giáo dục kỹ năng kiên định cho học sinh qua ca dao, tục ngữ: Ai ơi, giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. Dù ai nói ngả nói nghiêng, Thì ta cũng vững như kiềng ba chân.
- 5. Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng: + 2. Giáo dục kỹ năng đồng cảm bằng các hành động cụ thể: + Đồng cảm, sẻ chia với bạn học cùng có hoàn cảnh khó khăn. + Tặng sách, tặng quần áo, dụng cụ học tập cho đồng bào vùng lũ… 3. Giáo dục kỹ năng quan sát: + Dạy các em khả năng quan sát những gì diễn ra hàng ngày xung quanh mình sau đó phân tích tìm ra lựa chọn đúng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Module MN 4: Đặc điểm phát triển nhận thức, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về nhận thức - Nguyễn Văn Lũy, Lê Mỹ Dung
44 p | 953 | 48
-
Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp: Phần 5 - Tổ chức giảng dạy và đánh giá bài giảng tích hợp
18 p | 118 | 26
-
Bài giảng Chuyên đề 5: Lập kế hoạch dạy học
15 p | 280 | 22
-
Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị theo chương trình chuyển đổi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
10 p | 29 | 7
-
Các phương pháp giảng dạy hiện đại phù hợp với mô hình chuyển đổi số tại các trường đại học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 12 | 7
-
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - BÀI 5: MẠCH TÍCH HỢP - GS. MICHAEL BLAKENEY
0 p | 78 | 6
-
Những ý kiến về nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên dạy toán bằng tiếng Anh ở Việt Nam từ phân tích kinh nghiệm của một số nước
9 p | 83 | 6
-
Một số vấn đề trong việc dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh ở bậc đại học trên thế giới và Việt Nam
13 p | 56 | 5
-
Phân tích, đề xuất áp dụng công nghệ số vào đổi mới phương pháp dạy và học đáp ứng mô hình đào tạo chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
8 p | 7 | 4
-
Tích hợp phương pháp sư phạm kỹ thuật số trong hoạt động giảng dạy và học tập: Nghiên cứu về một trường đại học tư thục ở Việt Nam
10 p | 12 | 4
-
Tích hợp ứng dụng công nghệ Ispring Suite trong soạn giáo án điện tử nâng cao chất lượng giảng dạy đại học
8 p | 6 | 3
-
Kịch bản sư phạm dạy học tích hợp
10 p | 16 | 3
-
Chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
8 p | 11 | 3
-
Tích hợp văn hóa trong giảng dạy học phần văn học Việt Nam cho sinh viên ngành Việt Nam học
9 p | 62 | 3
-
Khó khăn của học viên Lào tại Học viện Kỹ thuật Quân sự trong việc nghe hiểu tiếng Việt và một số biện pháp khắc phục
8 p | 69 | 3
-
Xây dựng khóa học trực tuyến trên cơ sở tích hợp các công nghệ sử dụng XBlock trên nền Open edX
5 p | 30 | 2
-
Tích hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
5 p | 71 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn