intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 1: Tổng quan kinh tế học

Chia sẻ: Fgnfffh Fgnfffh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

93
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của chương 1 Tổng quan kinh tế học thuộc bài giảng Kinh tế vĩ mô trình bày về những vấn đề trọng tâm của Kinh tế vĩ mô, cách tính sản lượng quốc gia và tăng trưởng kinh tế, tổng cung – Tổng cầu, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, mô hình IS – LM, thất nghiệp và lạm phát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 1: Tổng quan kinh tế học

  1. BÀI GIẢNG KINH TẾ VĨ MÔ
  2. NỘI DUNG • Tổng quan về Kinh tế học • Những vấn đề trọng tâm của Kinh tế vĩ mô • Cách tính sản lượng quốc gia và tăng trưởng kinh tế • Tổng cung – Tổng cầu • Chính sách tài khóa • Chính sách tiền tệ • Mô hình IS – LM • Thất nghiệp và lạm phát 1
  3. Chương 1 TỔNG QUAN KINH TẾ HỌC
  4. Mục tiêu của chương • Định nghĩa Kinh tế học • Một số nguyên lý nền tảng làm định hướng khi nghiên cứu kinh tế học • Phân nhánh kinh tế học 3
  5. Định nghĩa Kinh tế học • Nhu cầu xã hội luôn vượt xa so với khả năng đáp ứng của xã hội từ số nguồn lực hiện có. • KHAN HIẾM là vấn đề mà cả người giàu và nghèo đều phải đối mặt. 4
  6. Định nghĩa Kinh tế học • KINH TẾ HỌC là môn khoa học về sự lựa chọn – nó giải thích tại sao các cá nhân, doanh nghiệp, hoặc chính phủ lại đưa ra lựa chọn như vậy khi họ phải đối mặt với sự KHAN HIẾM. 5
  7. Định nghĩa Kinh tế học • Kinh tế học sẽ trả lời ba câu hỏi; 1. Sản xuất hàng hóa gì và số lượng bao nhiêu? 2. Sản xuất hàng hóa đó bằng cách gì (K hay L)? 3. Sản xuất hàng hóa đó cho ai (giàu/nghèo)? 6
  8. Nguyên lý nền tảng • NGUYÊN LÝ NỀN TẢNG định hướng chúng ta cách đưa ra câu hỏi và tìm lời giải cho những vấn đề kinh tế 7
  9. Nguyên lý nền tảng • Nguyên lý 1 – Chúng ta phải đối mặt với sự đánh đổi: do khan hiếm và phải lựa chọn nên chúng ta phải chấp nhận từ bỏ một thứ để nhận được một thứ khác. – Giá trị của thứ mà ta từ bỏ được gọi là chi phí cơ hội – Ví dụ: đến trường học và ở nhà ngủ, công bằng và tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát… 8
  10. Nguyên lý nền tảng • Nguyên lý 2 – Chúng ta đưa ra lựa chọn dựa trên các giá trị cận biên • Lợi ích cận biên (quy luật lợi ích cận biên giảm dần) • Chi phí cận biên (quy luật chi phí cận biên tăng dần) – VD: Bát phở 10.000VND; chúng ta sẵn sàng trả tiền để ăn bát 1 nhưng không chấp nhận trả tiếp để ăn bát 2 do lợi ích của bát 2 đã giảm và thấp hơn 10.000. 9
  11. Nguyên lý nền tảng • Nguyên lý 3 – Trao đổi hàng hóa tự nguyện sẽ làm cả hai bên mua và bán được lợi – Thị trường là một cách tổ chức trao đổi hiệu quả do nó đảm bảo nguồn lực được chuyển tới nơi được định giá trị cao nhất. 10
  12. Nguyên lý nền tảng • Nguyên lý 4 – Trong một số trường hợp, thị trường gặp phải những khuyết tật hoặc do xã hội không chỉ theo đuổi duy nhất mục tiêu hiệu quả (mà còn có mục tiêu công bằng) nên đôi khi chính phủ có thể tham gia nhằm cải thiện tính hiệu quả hoặc tính công bằng. 11
  13. Phân nhánh kinh tế học • Các nhà kinh tế nhìn nhận và phân tích nền kinh tế để lý giải cơ chế hoạt động của nó từ hai góc độ vi mô và vĩ mô. Kinh tế Vi mô vs. Kinh tế Vĩ mô Microeconomics vs. Macroeconomics 12
  14. Kinh tế Vi mô • Kinh tế Vi mô là môn học nghiên cứu hành vi của các cá nhân và các doanh nghiệp và cách thức tương tác giữa các tác nhân này trên thị trường • VD: – hộ gia đình mua bao nhiêu hàng hóa, cung cấp bao nhiêu giờ lao động – DN thuê bao nhiêu lao động và bán bao nhiêu hàng hóa – Giá cả được hình thành như thế nào 13
  15. Kinh tế Vĩ mô • Kinh tế Vĩ mô là môn học nghiên cứu chung toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoặc nền kinh tế toàn cầu. • VD: – Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát. – Nghiên cứu cán cân thương mại, cán cân vốn, tỷ giá. – Nghiên cứu chính sách tài khóa, tiền tệ 14
  16. Phân nhánh Kinh tế học • Các nhà kinh tế có thể nhìn nhận và phân tích nền kinh tế từ hai góc độ thực chứng và chuẩn tắc. Phân tích thực chứng vs. Phân tích chuẩn tắc Positive Statements vs. Normative Statements 15
  17. Phân tích thực chứng và Phân tích chuẩn tắc • Phân tích thực chứng cho biết những gì đang thực sự diễn ra. – Nó có thể được chứng minh là đúng hoặc sai – Nó có thể được kiểm chứng từ thực tế • Phân tích chuẩn tắc cho biết chúng ta nên làm gì. – Nó phụ thuộc vào giá trị và cảm nhận của mỗi cá nhân. – Nó rất khó có thể kiểm định được là đúng hay sai. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2