intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Môn Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: Bài 1 - ThS. Phan Nguyễn Phương Thảo

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:134

267
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Môn Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: Bài 1 do ThS. Phan Nguyễn Phương Thảo biên soạn sau đây cung cấp cho các bạn những kiến thức về khái niệm về bộ máy nhà nước; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam; bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam qua bốn bản Hiến pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Môn Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: Bài 1 - ThS. Phan Nguyễn Phương Thảo

  1. ` GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1. Khái quát về bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam; 2. Chế độ bầu cử; 3. Quốc hội CHXHCN Việt Nam 4. Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam 5. Chính phủ CHXHCN Việt Nam 6. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 7. Chính quyền địa phương
  2. Mục đích:  Sau khi học xong môn “Những vấn đề cơ bản về Luật Hiến pháp Việt Nam”, môn học “Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam” là môn học tìm hiểu các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
  3.  Giúp sinh viên nắm và hiểu được những kiến thức cơ bản về Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:  Nguyên tắc tổ chức và họat động của Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  Vị trí, vai trò của các cơ quan nhà nước chủ chốt trong Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
  4.  Những tri thức môn học này là cơ sở, tiền đề sinh viên luật khi học các môn học về các ngành luật khác.
  5. Yêu cầu:  Chủ động, tích cực tự học, tự nghiên cứu;  Tích cực thảo luận, khuyến khích tranh luận khoa học.  Thực hiện đầy đủ các bài tập, xử lý tình huống… theo yêu cầu của giảng viên.
  6. Tài liệu tham khảo cho môn học:  Hệ thống văn bản pháp luật tập 2.  Đề cương môn học.  Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, năm 2008.  Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp kinh nghiệm thế giới và Việt Nam.  Bầu cử trong nhà nước pháp quyền, TS Vũ Văn Nhiêm.  Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, PGS.TS Bùi Xuân Đức, NXB Tư pháp.  Các bài viết các tạp chí.
  7. BÀI 1 KHÁI QUÁT BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
  8. Nội dung bài học: I. Khái niệm về bộ máy nhà nước II. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam III. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam qua bốn bản Hiến pháp ( SV tự tìm hiểu)
  9. I. KHÁI NIỆM VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1. Định nghĩa bộ máy nhà nước 2. Định nghĩa cơ quan nhà nước 3. Phân loại cơ quan nhà nước
  10. 1. Định nghĩa bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do Hiến pháp, pháp luật quy định, có vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nước.
  11. 2. Định nghĩa cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Cơ quan nhà nước là một tập thể người như Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…, hoặc một người như Chủ tịch nước... Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
  12. 1. Định nghĩa cơ quan nhà nước Phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức, các bộ phận bên trong cơ quan nhà nước?
  13. Đặc điểm cơ quan nhà nước
  14. Đặc điểm cơ quan nhà nước 1 2 3 4 5 C C T T Đ á h ộ n hi h à c h p ẩ n lậ â hí m h p n c q đ h lậ v ả u p o y ề m , tr tổ ề c h ác c n ơ h o h m
  15. Đặc điểm cơ quan nhà nước  Thẩm quyền:  Tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền lực nhà nước. Nhưng quyền lực nhà nước mỗi cơ quan nhà nước được giới hạn nhất định. Phạm vi thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi cơ quan nhà nước gọi là thẩm quyền.  Thẩm quyền: là tổng thể các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước.
  16. Đặc điểm cơ quan nhà nước Thẩm quyền mang tính quyền lực nhà nước:  Tính quyền lực nhà nước:  Đơn phương ra các quyết định;  Có tính chất bắt buộc đối với các đối tượng liên quan;  Tính bắt buộc này được đảm bảo sức mạnh cưỡng chế nhà nước.  Quyền đơn phương quyết định phải nằm trong thẩm quyền, không được vượt quá thẩm quyền.
  17. Đặc điểm cơ quan nhà nước Nhận xét: Đặc điểm thứ năm là quan trọng nhất. Vì sao?
  18. Câu hỏi 1: Hãy xác định các tổ chức sau có phải là CQNN hay ko? 1. Đảng CSVN 2. MTTQVVN, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ… 3. Đơn vị sự nghiệp công lập: Trường ĐH Luật TP HCM 4. Tổ chức KT: Cty cổ phần, Cty TNHH Phương Thảo…
  19. Câu hỏi 2:Phân biệt CQNN với các tổ chức bên trong của CQNN  QH: có UBTVQH, HĐ DT và Các ỦY ban của QH  CP: các Bộ, cơ quan ngang bộ  HĐND các cấp : Thường trực HĐND + Các ban (riêng HĐND cấp xã chỉ Thường trực HĐND)  UBND: – cấp tỉnh – Sở và tương đương - Cấp huyện – Phòng và tương đương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2