intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn luật môi trường_Chương 3

Chia sẻ: Van Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

407
lượt xem
189
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài giảng chương 3 môn Luật môi trường trình bày về Định hướng chiến lược bảo vệ môi trường và ở Việt Nam. 2 Các biện pháp bảo vệ môi trường và vai trò của pháp luật Biện pháp chính trị Là biện pháp cơ bản, biểu hiện dưới nhiều góc độ : các hội nghị quốc tế cam kết, các đảng phái ( đảng Xanh ở Đức ), các chính trị gia, cuộc biểu tình ( dân Pháp yêu cầu xây đường đi bộ )...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn luật môi trường_Chương 3

  1. CHƯƠNG III CHƯƠNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
  2. Mục tiêu • Nắm bắt được quan điểm, mục tiêu, chiến lược và phương hướng hành động của Chiến lược Bảo vệ môi trườngvà Phát triển bền vững ở Việt Nam • Biết cách xây dựng một chiến lược Quốc gia
  3. I. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 Đánh giá việc thực hiện chiến lược KTXH 2001-2010 • Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010, Việt Nam đã tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng.
  4. Phương hướng, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 bước đầu được xác định là: • Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững để đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề để phát triển cao hơn trong các thời kỳ chiến lược sau.
  5. • Tăng trưởng GDP 5,2%, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực ĐNÁ, là 1/12 nước có GDP tăng trưởng dương của thế giới (Theo IMF (công bố tháng 10/2009): Năm 2009 Indonesia: 4,0%; Malaysia: - 3,6%; Philippines: 1%; Thailand: -3,5%; Việt Nam: 4,6%.) • Một số thành tưu đạt được như ngăn chặn suy thoái kinh tế, xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục (6 triệu tấn), cao nhất từ trước đến nay. Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động và khởi công xây dựng một loạt các tuyến đường giao thông cao tốc. • Tổng thu ngân sách bằng 100,2% kế hoạch dự toán : Tổng thu ngân sách năm 2009 tiếp tục tăng, đạt khoảng 390,65 nghìn tỷ, bằng 100,2% kế hoạch dự toán; bội chi ngân sách khống chế dưới 7% GDP. Giá cả thị trường tương đối ổn định. Kiềm chế lạm phát phi mã (từ 19,89%) năm 2008, xuống còn khoảng 7%, trong bối cảnh áp dụng nhiều biện pháp kích cầu đầu tư,
  6. • Chi an sinh xã hội tăng 62% so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 11% • Tổng số chi cho an sinh xã hội năm 2009 ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008. • Thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ chính thức đạt mức cao
  7. Trong giai đoạn 1985-2007, mỗi năm HDI của Việt Nam tăng thêm 1,16%, bất kể có lúc kinh tế tăng trưởng chậm lại. chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam xếp thứ 116/182 nước. Tiêu chí xếp hạng HDI năm nay dựa trên chỉ số tổng hợp về chất lượng cuộc sống, trong đó bao gồm tuổi thọ trung bình, tỷ lệ người biết đọc biết viết, được đến trường và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người tại mỗi quốc gia.
  8. The human development index gives a more complete picture than come
  9. Một số kết quả đã đạt được (2001-2005)  Diện tích che phủ của rừng đã tăng từ khoảng 28% tổng diện tích đất tự nhiên vào năm 1990 lên tới khoảng 37% vào cuối năm 2004  Phạm vi cung cấp nước sạch ở nông thôn đã tăng từ 48% vào năm 1990 lên tới khoảng 58% vào cuối năm 2004  Theo ước tính, tỷ lệ người dân có “nhà vệ sinh riêng” là khoảng 45% dân số ở nông thôn vào cuối năm 2004 và 85% dân số ở thành thị vào cuối năm 2003  Ngoài ra, kết quả đánh giá chất lượng nước và không khí ở hầu hết các trạm quan trắc trong các năm từ 1995 đến 1999 phản ánh xu hướng tiêu cực, song từ năm 2000 đến nay, ngày càng có nhiều trạm quan trắc thông báo kết quả đánh giá phản ánh xu hướng tích cực.
  10. Diễn biến tài nguyên và môi trường giai đoạn Di 2001 – 2010 • Tài nguyên đất: Theo số liệu năm 2007, Việt Nam có 33.115.039,62 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có 28.328.939,12 ha đất đã được sử dụng (chiếm 85,70%) và 4.732.786,09 ha đất chưa sử dụng (chiếm 13,30%). Đất nông nghiệp có 24.997.153 ha (chiếm 75,48%), đất phi nông nghiệp có 3.385.786 ha (chiếm 10,22%). • Tài nguyên nước: Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm của nước ta vào khoảng gần 850 km3, trong đó từ bên ngoài vào chiếm khoảng 60%. Xét về tổng lượng, Việt Nam là quốc gia dồi dào về nguồn nước mặt.
  11. Diễn biến tài nguyên và môi trường giai đoạn Di 2001 – 2010 • Tài nguyên khoáng sản: Các loại khoáng sản của Việt Nam rất đa dạng. Tuy nhiên, hầu hết các mỏ có quy mô không lớn, phân bố rải rác, một số mỏ khó khai thác hoặc chất lượng thấp. • Biển và hảo đảo: Đường bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, tài nguyên biển phong phú và đa dạng
  12. Các vấn đề môi trường • Các nguồn gây ô nhiễm: ngày càng gia tăng. • Chất thải: Nước thải, khí thải và chất thải rắn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của con người là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường. • Hàng năm ước tính có khoảng 2 tỷ mét khối nước thải ra môi trường, trong đó nước thải sinh hoạt chiếm hơn 60%, nước thải công nghiệp chiếm hơn 30%. • Khí thải từ các nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đô thị. Ước tính hàng năm các nguồn thải ở nước ta thải ra trên 360.000 tấn CO, trên 300.000 tấn Nox và hơn 400.000 tấn SO2.
  13. Các vấn đề môi trường • Chất thải rắn với khối lượng chủ yếu là rác thải sinh hoạt chưa được quản lý tốt đang là yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở nước ta. Với khối lượng khoảng 15 – 16 triệu tấn năm và dự báo đến năm 2020 khoảng 45 – 50 triệu tấn/năm, xử lý chất thải rắn đang là vấn đề lớn trong công tác quản lý môi trường. trên 400.000 tấn. Dự báo đến năm 2020 khối lượng chất thải nguy hại phát sinh có thể lên đến 2 – 3 triệu tấn/năm. Đây thực sự là thách thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường.
  14. • Các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái: Số liệu quan trắc, điều tra cho thấy nhiều khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái nặng. • Đa dạng sinh học: Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài hoang dã phong phú và đa dạng trong đó có nhiều loài hoang dã đặc hữu, nhiều nguồn gen có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, dưới sức ép gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, đa dạng sinh học ở nước ta đang bị suy giảm với tốc độ rất nhanh.
  15. Quản lý nhà nước về tài nguyên và Qu môi trường giai đoạn 2001 – 2010 • Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đang được thực hiện theo các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật Đa dạng sinh học 2008 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật dưới luật khác. • Cùng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đang được định hướng bởi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam, Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020.
  16. Quản lý nhà nước về tài nguyên và Qu môi trường giai đoạn 2001 – 2010 • Một số lĩnh vực của ngành đã có các chiến lược chuyên ngành như Chiến lược Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ đến năm 2020, v.v. Một số lĩnh vực khác cũng đang trong quá trình xây dựng chiến lược chuyên ngành như Chiến lược về khí tượng thủy văn đến năm 2020, Chiến lược phát triển bền vững biển đến năm 2020, v.v. • Các quy hoạch kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng đang được xây dựng và hoàn thiện phục vụ công tác quản lý nhà nước của toàn ngành, góp phần đưa công tác này đi vào chính quy, thống nhất.
  17. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường • Đặc thù lớn nhất của công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là có sự tham gia của nhiều ngành, lĩnh vực và các cấp địa phương. • Vì vậy, việc phân công, phân cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu phân công, phân cấp tốt, hợp lý sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Ngược lại, sẽ gây những mâu thuẫn, chồng chéo khó khăn trong cải cách thủ tục hành chính, phiền hà cho doanh nghiệp, nhân dân
  18. Những kết quả nổi bật a) Chung cho toàn ngành: - Về nhận thức: Nhận thức về các giá trị của các nguồn tài nguyên thay đổi cơ bản theo hướng coi tài nguyên là một loại hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Bảo vệ môi trường được cân nhắc như một trong ba trụ cột của định hướng phát triển bền vững. - Về xây dựng và hoàn thiện pháp luật: Hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được hoàn thiện đồng bộ, ngày càng rõ ràng, cụ thể và sát với thực tế. - Về tổ chức cán bộ: Hệ thống tổ chức về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được xây dựng, kiện toàn đồng bộ cả ở Trung ương và ở các cấp địa phương trên phạm vi cả nước. Năng lực nghiên cứu, quản lý, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của các cán bộ trong toàn ngành có những bước tiến dài, theo kịp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
  19. - Về cải cách hành chính: Công tác cải cách hành chính được chú trọng và đã có những bước tiến tích cực. Văn phòng một cửa được hình thành trong các đơn vị liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các sở tài nguyên và môi trường. - Về ứng dụng tiến bộ khoa học và tiếp thu tinh hoa của nhân loại: Tư tưởng chỉ đạo, các nguyên tắc vận hành, nguyên lý cơ bản của cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh nghiệm của các nước, tiến bộ khoa học và công nghệ được quán triệt, vận dụng, lồng ghép vào quá trình hoạch định chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2