LỜI NÓI ĐẦU<br />
Bài giảng học phần Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng là học phần thực<br />
hành trang trí nối tiếp học phần Trang trí cơ bản. Sau khi học xong học phần Trang trí<br />
cơ bản sinh viên có thể nắm một cách cơ bản và cảm thụ được cái đẹp trong trang trí<br />
như đường nét, hình mảng, bố cục và màu sắc, có khả năng sáng tạo trong thực hiện<br />
bài tập trang trí, có thể vận dụng một cách sáng tạo trang trí cơ bản để giải quyết các<br />
bài tập ở phần Trang trí ứng dụng. Tuy nhiên muốn nâng cao năng lực sáng tạo trong<br />
trang trí, người học tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể hơn trong hoc phần này<br />
Học phần biên soạn gồm có phần lý thuyết, rõ ràng để hướng dẫn phương<br />
pháp , kỹ năng thực hành bài tập trang trí. Nội dung gồm có 3 chương: Nghiên cứu vốn<br />
cổ dân tộc, Chép và cách điệu hoa lá, Trang trí vải hoa. Sau phần lý thuyết có phần phụ<br />
lục bài tham khảo của sinh viên chuyên mỹ thuật, sinh viên sư phạm mỹ thuật Đại học<br />
Phạm Văn Đồng một phần sẽ đáp ứng cho việc nghiên cứu học tập của sinh viên đang<br />
học học phần này. Sinh viên có thể đọc phần lý thuyết để nắm vứng kiến thức cơ bản<br />
của bài học, ứng dụng vào việc chuẩn bị bài tập (phần phác thảo ) trước khi đến lớp<br />
và chủ động dự kiến cho hoạt động sáng tạo trong học tập môn trang trí.<br />
Học phần tiếp tục giúp người học rèn luyện khả năng sáng tạo và cảm thụ cái<br />
đẹp trong nghệ thuật trang trí. Hướng dẫn nghiên cứu ghi chép họa tiết trang trí cổ để<br />
tìm hiểu cái đẹp, về tính dân tộc trong nghệ thuật trang trí, học tập và kế thừa trong<br />
sáng tạo họa tiết trang trí có giá trị để ứng dụng một cách hiệu quả trên bài học ứng<br />
dụng đầu tiên là trang trí một nền vải hoa. Người học phải nghiên cứu một hệ thống<br />
vốn cổ dân tộc đặc sắc mà cha ông đa để lại hàng nghìn năm qua để có thể đi lại hành<br />
trình sáng tạo của người xưa nhưng sáng tạo phải kết hợp hiện đại với bản sắc dân<br />
tộc. Qua bài học người học sẽ cảm nhận được giá trị của nghệ thuật trang trí hiện đại<br />
và trang trí dân tộc, trên nền tảng giá trị nghệ thuật trang trí. Sự rèn luyện sáng tạo<br />
trong học tập môn trang trí giúp người học thấy được giá trị cái đẹp, sự sáng tạo để có<br />
thể vận dụng nghệ thuật làm đẹp vào các học phần ứng dụng kế tiếp, các học phần mỹ<br />
thuật và ứng dụng một cách rộng rãi trong đời sống hàng ngày.<br />
Biên soạn bài giảng Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng, được tham khảo<br />
giáo trình trang trí 1- Nhà xuất bản ĐHSP - 2004 là tài liệu chính thức. và tài liệu sách<br />
giáo khoa Mỹ thuật 6,7,8,9 để có thể đáp ứng việc đứng lớp giảng dạy sau này. Trong<br />
quá trình biên soạn để sử dụng vào giảng dạy học phần, không tránh khỏi một số thiếu<br />
sót, xin đóng góp ý kiến chân thành để được hoàn thiện hơn.<br />
<br />
1<br />
<br />
BÀI GIẢNG HỌC PHẦN<br />
NGHIÊN CỨU VỐN CỔ DÂN TỘC VÀ ỨNG DỤNG<br />
-<br />
<br />
Số tín chỉ: 2(54 tiết)<br />
Lý thuyết: 6 tiếtThực hành: 48 tiết<br />
<br />
1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần<br />
- Sinh viên hiểu sâu hơn truyền thống thẩm mỹ đặc sắc của dân tộc. Vai trò quan trọng<br />
của nghệ thuật truyền thống trong đời sống xã hội và trong giáo dục thẩm mỹ ở trường<br />
phổ thông.<br />
- Nắm được vẻ đẹp của vốn cổ, có ý thức trong nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng sáng<br />
tạo trong học tập chuyên môn, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.<br />
- Vân dụng cụ thể vào bài đơn giản và cách điệu hoa lá.<br />
- Tự hào và tôn trọng nghệ thuật truyền thống dân tộc.<br />
2. Mục tiêu đào tạo cụ thể<br />
Chương 1: Tìm hiều nghiên cứu ghi chép vốn cổ dân tộc để làm tư liệu mỹ thuật<br />
Chương 2: Ghi chép hoa lá thực tế ứng dụng vốn cổ để cách điệu nên họa tiết trang trí<br />
Chương 3: Nắm được nguyên tắc trang trí mẫu vải hoa ứng dụng vào thực tế, sử dụng<br />
tư liệu là họa tiết dân tộc và họa tiết sáng tạo.<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU VỐN CỔ DÂN TỘC: 20 tiết<br />
Lý thuyết: 2 tiết - Thực hành: 18 tiết<br />
Kiến thức của bài học:<br />
1 Khái niệm<br />
2.Nét độc đáo phong phú của vốn cổ dân tộc<br />
3. Vai trò của nghiên cứu vốn cổ dân tộc trong học tập mỹ thuật nói chung, trang trí nói<br />
riêng<br />
4. Phương pháp ghi chép họa tiết trang trí cổ<br />
5. Bài tập: Chép một số họa tiết trang trí cổ qua bản dập hoặc phù điêu chạm khắc<br />
Yêu cầu: Khổ giấy: 30x40(cm)<br />
Số lượng: 4-8 bài, chất liệu: chì đen, có diễn tả đậm nhạt như mẫu<br />
PHẦN LÝ THUYẾT<br />
Mục tiêu bài học:<br />
Kiến thức: Nhận thức được giá trị về nghệ thuật và giá trị sử dụng của vốn cổ,<br />
biết vận dụng sáng tạo trong học tập môn mỹ thuật và môn trang trí nói riêng.<br />
- Kỹ năng: Nắm được các phương pháp, kỹ năng ghi chép vốn cổ<br />
- Thái độ: Biết trân trọng và bảo vệ những vốn quý của cha ông để lại.<br />
1. Khái niệm<br />
-<br />
<br />
Nghệ thuật trang trí Việt Nam đã có từ lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước<br />
và giữ nước, ông cha ta đã để lại cho thế hệ ngày nay những trang sử hào hùng và một<br />
kho tàng văn hóa, nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật trang trí.(H.1.1.). Nghệ thuật<br />
trang trí luôn gắn liền với đời sống hằng ngày và gắn bó với truyền thống dân tộc.<br />
Nghiên cứu vốn cổ dân tộc giúp sinh viên hiểu được sự sáng tạo trong nghệ thuật của<br />
nhân dân ta qua các thời đại, từ đó có thể ứng dụng vào bài học nghệ thuật trang trí<br />
hiện đại một cách mạnh bạo, sáng tạo, đầy ngẫu hứng nhưng vẫn bộc lộ bản sắc văn<br />
hóa Việt Nam.<br />
<br />
3<br />
<br />
Hình1. 1.Mặt Trống đồng Ngọc Lũ- Đông Sơn<br />
2. Nét độc đáo, phong phú của vốn cổ dân tộc<br />
Nền nghệ thuật cổ Việt Nam có giá trị rất lớn và là di sản văn hóa quý báu. Cùng<br />
với thành tựu đáng tự hào về kiến trúc là những hình trang trí về mỹ thuật, trải qua<br />
hàng ngàn năm tồn tại vượt lên trên mọi sự phá hoại của thiên nhiên và con người để<br />
còn lại đến ngày nay.<br />
Trống đồng Ngọc Lũ – Đông Sơn (H.1.1.) không những thể hiện trình độ khoa học cao<br />
thời kỳ đồ đồng mà còn là những bức tranh trang trí tuyệt đẹp. Trên mặt trống được<br />
trang trí ngôi sao nhiều cánh ở giữa, các thú vật, chim muông và con người chạy vòng<br />
quanh với tư duy liên tưởng đã tạo nên hình tượng con người và thiên nhiên hòa quyện<br />
một cách nhuần nhuyễn. Đó là con người nhân hậu, hiền hòa mang tính nhân văn sâu<br />
sắc, bên cạnh đó là những hình chim, hình cá, hình tượng ghép đôi muông thú và con<br />
người phản ánh tín ngưỡng phồn thực của nền văn minh lúa nước, luôn khát khao cuộc<br />
sống nảy nở dồi dào.<br />
Những công trình kiến trúc không những thể hiện trình độ khoa học về xây dựng mà<br />
còn là những kiệt tác của nghệ thuật tạo hình như chùa Bút Tháp, chùa Trăm Gian,<br />
chùa Tây Phương, đình Chu Quyến, Tây Đằng, Đào Xá, Thổ Hà, v.v… với những bức<br />
tượng, bức chạm gỗ, khắc đá, những trang trí cấu trúc đầu hồi, những bức hoành phi,<br />
những đồ gốm, sứ… với những hình nét hoàn chỉnh, vững chãi, mẫu mực của sự trau<br />
chuốt và cách điệu. Dù tả người, tả vật hay hoa văn, đều được sắp xếp nhịp nhàng theo<br />
<br />
4<br />
<br />
hệ thống mạch lạc, khúc chiết. Cách dàn dựng hài hòa chứng tỏ cảm xúc và trình độ<br />
tạo hình của ông cha ta hàng ngàn năm trước đã đạt tới trình độ thẩm mỹ cao.<br />
Điêu khắc đình làng xứ Bắc là một di sản nghệ thuật quý giá. Phần chạm trổ trên các<br />
mảng chạm nổi, chạm lộng còn nguyên chất gỗ để mục, thể hiện sự hồn nhiên, giản dị,<br />
từ cuộc sống bình dân không câu nệ vào các quy tắc gò bó như ở đình Vị Hạ - Hà Nam,<br />
đình Liên Hiệp, Chu Quyến – Hà Tây. Những mẫu vật được trang trí sơn son thếp vàng<br />
trang trọng và rực rỡ như tượng Nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp. Các đình, chùa<br />
như chùa Tây Phương, chùa Thái Lạc, chùa Mía, chùa Thầy, v.v … đều mang một sắc<br />
thái riêng và có giá trị nghệ thuật cao.<br />
<br />
Hình 1.2.Đá cầu. Hình1. 3. Tiên cưỡi rồng<br />
Nghệ thuật dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ cuộc sống thực tế của con người. Nó phản<br />
ánh tập quán, phong tục, truyền thống của đất nước mình. Những tác phẩm nghệ thuật<br />
đều biểu hiện sự gắn bó với làng quê, nội dung đều được khai thác từ cuộc sống dân<br />
gian, gắn bó với văn hóa đình làng là nét truyền thống của dân tộc Việt. Mỗi một địa<br />
phương đều có ngôi đình, mái chùa, là nơi thờ cúng thành hoàng, nơi hội họp bàn việc<br />
5<br />
<br />