intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyễn Chánh Sắt: Xu hướng đại chúng hóa và loại hình tiểu thuyết nghĩa hiệp – trinh thám

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:41

121
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguyễn Chánh Sắt: Xu hướng đại chúng hóa và loại hình tiểu thuyết nghĩa hiệp – trinh thám trình bày về Nguyễn Chánh Sắt và xu hướng đại chúng hóa tiểu thuyết quốc ngữ đầu thế kỉ XX; tiểu thuyết của Nguyễn Chánh Sắt và một số nội dung khác. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyễn Chánh Sắt: Xu hướng đại chúng hóa và loại hình tiểu thuyết nghĩa hiệp – trinh thám

  1. NGUYỄN CHÁNH SẮT: XU HƯỚNG ĐẠI CHÚNG HÓA  VÀ LOẠI HÌNH TIỂU THUYẾT  NGHĨA HIỆP – TRINH THÁM 1
  2. 1. Nguyễn Chánh Sắt và xu hướng đại chúng hóa  tiểu thuyết quốc ngữ đầu thế kỉ XX Văn  học  đại  chúng  và  xu  hướng  đại  chúng  hóa  tiểu thuyết quốc ngữ trước 1930 ở Nam Bộ 1. Quan niệm về “văn học đại chúng”: ­Âu  Mỹ:  văn  học  đại  chúng  gắn  liền  với  sự  phát  triển  của  đô  thị  và  chủ  nghĩa  công  nghiệp  Anh  TK  XVIII, lan sang Tây Âu, Mỹ.
  3. Văn  học  đại  chúng  và  xu  hướng  đại  chúng  hóa  tiểu thuyết quốc ngữ trước 1930 ở Nam Bộ 1. Quan niệm về “văn học đại chúng”: ­Nhật Bản: Từ điển  Kôjien VHĐC, đối lập với văn  học  thuần  túy,  nhắm  tới  độc  giả  quần  chúng,  bình  dân.  Đchúng:  trung  lưu  NB  giai  đoạn  kĩ  nghệ  hóa.  (tantei:  thám  trinh;  suiri,  deduction:  suy  lý;  truyền  thống: tt lịch sử; tt trinh thám; tt kiếm hiệp; tt “tiểu  thuyết gia đình có tính chất gia đình hay yếu tố khôi  hài”). Đầu tk XX: TTĐC gồm:  tt lịch sử; tt tân thời;  tt trinh thám và suy luận; tt khoa học giả tưởng. 
  4. 1. Quan niệm về “văn học đại chúng”: ­Trung  Hoa:  tục  văn  học  (văn  học  thông  tục)  đối  lập với nhã văn học; trung gian giữa nhã văn học và  vhdg.  “Tục  văn  học  lấy  sự  tiếp  nhận  từ  đại  chúng  làm  cơ  sở,  lấy  sự  giáo  hóa  đạo  đức,  truyền  bá  tôn  giáo, phổ cập tri thức và tiêu khiển giải trí làm chức  năng cơ bản nhất. Tục văn học là một tác phẩm văn  học,  trên  phương  diện  nội  dung  biểu  hiện,  hình  thức nghệ thuật và thị hiếu thẩm mĩ đều theo đuổi  sự thế  tục  hóa.  Tục  văn  học  có  đặc  tính  truyền  bá  phổ  cập  hóa,  có  tính  thương  mại  tiêu  dùng  ở  mức  độ nhất định”. (Nguyễn Văn Hoài trong Những lằn  ranh văn học, 70/551)
  5. Văn  học  đại  chúng  và  xu  hướng  đại  chúng  hóa  tiểu thuyết quốc ngữ trước 1930 ở Nam Bộ 1. Quan niệm về “văn học đại chúng”: ­Trung Hoa: Tiểu thuyết giải trí Nhật Bản (dịch) +  tục văn học nội địa = văn học đại chúng. Tt giải trí  ở Trung Hoa gồm 4 loại:  chuyện tình; chuyện phiêu  lưu và anh hùng nghĩa hiệp; chuyện thu hút sự chú ý  của công chúng, scandal; chuyện trinh thám. Vhđc “viết về cuộc sống đời thường, trình bày đơn  giản,  hướng  đến  người  đọc  rộng  lớn,  có  tính  chất  giải trí và hàng hóa” Phan Mạnh Hùng, tr. 47. ­VIỆT NAM:
  6. Nguyễn  Trọng  Thuật:  “Văn  học  ngày  nay  gọi  là  văn học bình dân, là toàn thể cõi văn học đều là để  biểu diễn một cái tinh thần tư tưởng của chủ nghĩa  bình  dân,  mà  ở  trong  vẫn  phân  ra  hai  hạng  là  văn  chương  cao  đẳng  và  văn  chương  phổ  thông,  văn  chương  cao  đẳng  để  hạng  bình  dân  trí  thức  dùng,  văn  chương  bình  dân  để  hạng  bình  dân  dùng,  văn  chương  cao  đẳng  là  cái  để  chứa  những  cốt  cách  làm  chủ  não  cho  nhân  dân  một  nước,  mà  văn  chương phổ thông là để diễn giải truyền bá những  cốt  cách  ấy  ra  một  cách  dễ  hiểu,  dễ  cảm  cho  số  đông. […] lối nào cũng phải lấy một cái tinh thần tư  tưởng bình dân làm gốc.” theo PMH, tr44­45. Nhiều  tác giả: Hồ Biểu Chánh, người mở đường cho tt VN 
  7. Kiều Thanh Quế: “Đại  chúng  bao  gồm  tất  cả  hạng  dân  tầm  thường  trong  một  nước.  […]  Tiểu  thuyết  ngày  nay  cũng  nằm trong  văn học  đại chúng. Tiểu thuyết của  đại  chúng  không  thiên  trọng  về  lối  phô  diễn  cầu  kỳ.  Tánh chất giá trị của nó là giản dị đẹp và thật […]  Tiểu  thuyết  Đại  chúng  không  vị  nghệ  thuật  mà  vị  nhân sinh. Vị nghệ thuật là chú trọng  ở  lời văn. Vị  nhân  sinh  là  chú  trọng  ở  hứng  thú.  Đại  chúng  là  hạng  người  nghèo  khổ,  cả  ngày  vất  vả  với  sống  còn.  Một  khi  được  thảnh  thơi  mó  đến  cuốn  tiểu  thuyết họ không cần gì hơn được tìm trong  ấy một  vài  hứng  thú,  để  qua  những  giờ  nhàn  rỗi  vô  vị.” 
  8. Kiều Thanh Quế: Ở  Âu  Mỹ,  theo  KTQ  có  mấy  loại:  1.  Trinh  thám  tiểu  thuyết;  2.  Lịch  sử  tiểu  thuyết;  3.  Võ  hiệp  tiểu thuyết; 4. Diễm tình tiểu thuyết; 5. Phiêu lưu  tiểu  thuyết;  6.  Giáo  dục  tiểu  thuyết;  7.  Xã  hội  tiểu thuyết. Ở Việt Nam: Thế Lữ, Phạm Cao Củng:  tt trinh thám; Phú Đức:  tt  võ  hiệp; Nguyễn Triệu  Luật, Phan  Trần Chúc, Lan  Khai:  tt  lịch  sử;  Hoàng  Ngọc  Phách,  Nhất  Linh:  tt  diễm  tình;  Vũ  Trọng  Phụng,  Lê  Văn  Trương:  tt  xã  hội.
  9. Văn  học  đại  chúng  và  xu  hướng  đại  chúng  hóa  tiểu thuyết quốc ngữ trước 1930 ở Nam Bộ 1.1. Quan niệm về “văn học đại chúng”: 1.2. Xu hướng đại chúng hóa Khái  niệm  “đại  chúng  hóa”  văn  học  (làm  cho  văn  học  trở  nên  có  tính  đại  chúng,  thuộc  về  đại  chúng) mang một tiền giả định rằng tính đại chúng  hay  những  yếu  tố  mang  tinh  thần  đại  chúng  trong  văn học trước đó là chưa có, hoặc rất mờ nhạt. 
  10. 1.2. Xu hướng đại chúng hóa Đại  chúng  hóa,  gắn  với  dân  chủ  hóa,  thực  chất  là  thoát bỏ tính chất cựu văn mang các đặc trưng thẩm  mỹ phi dân chủ, ít thân thiện với giới “đại chúng”,  “bình dân”  (nhiều  ước  lệ,  uyên  bác,  cao  nhã;  ít  quan  tâm  đến  con người nhỏ bé, cá nhân; hình thức văn tự xa cách  khó  phổ  cập,  gây  trở  ngại  đối  với  việc  tiếp  nhận  của giới bình dân…). 
  11. 1.2. Xu hướng đại chúng hóa Khi chữ quốc ngữ bắt  đầu được sử dụng rộng rãi,  công cuộc đổ móng cho nền tân văn phải bắt đầu từ  việc thoát  bỏ  khỏi  những quan niệm thẩm  mĩ cách  biệt với giới bình dân, gia tăng tính dân chủ, đưa văn  học  áp  sát  đời  sống  thường  nhật,  làm  cho  sáng  tác  văn học có tính phổ cập. Việc  tiếp  thu  các  nguồn  ảnh hưởng  từ nước ngoài  trong  một  bối  cạnh  như  thế,  cũng  phải  trên  tinh  thần vừa bản địa hóa vừa quốc ngữ hóa, đại chúng 
  12. 1.2. Xu hướng đại chúng hóa Vai  trò  của  giới  sáng  tác  đối  với  xu  hướng  này  –  một khi họ thấy rằng cần thiết – là rất quan trọng.  Thông qua tác phẩm của mình nhà tiểu thuyết thực  hiện  cuộc  giao  tiếp  với  người  đọc  và  thúc  đẩy  xu  hướng đại chúng hóa phát triển.  Đó  thực  chất  là  thực  hiện  quá  trình  tìm  kiếm,  vẫy  gọi  công  chúng  đến  với  nền  “tân  văn”  quốc  ngữ  trong những bước đi ban đầu.  Loại hình tiểu thuyết  (nhìn từ xu hướng đại chúng hóa)?
  13. Nguyên tắc phân loại:  1.  Tránh  chồng  lấn;  2.  Bảo  đảm  tính  khái  quát;  3.  Bảo  đảm  tính  hệ  thống;  4.  Tính  khu  biệt  loại  hình  rõ; 5. Nhất quán về góc nhìn, bình diện phân loại.  Bảng phân loại tiểu thuyết Nam Bộ trước 1930:  (1) Tiểu thuyết lịch sử; (2) Tiểu thuyết nghĩa hiệp­trinh thám;  (3) Tiểu thuyết đạo đức­tâm lý­xã hội.  (2)  gồm:  tiểu  thuyết  nghĩa  hiệp  (Nguyễn  Chánh  Sắt),  tiểu  thuyết  trinh  thám  (Thế  Lữ,  Phạm  Cao  Củng  ở  miền  Bắc,  sau  1930),  tiểu  thuyết  nghĩa  hiệp­trinh thám (Biến Ngũ Nhy, Phú Đức). 
  14. Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: ­Tiểu  thuyết  lịch  sử  có  Việt  Nam  Lê  Thái  Tổ  (1929); ­Tiểu thuyết nghĩa hiệp – trinh thám  gồm:  Trinh  hiệp  lưỡng  mỹ  (1916­1925),  Nghĩa  hiệp  kỳ  duyên  (1920), Một đôi hiệp khách (1929);  ­Tiểu thuyết đạo đức, tâm lý – xã hội gồm:  Lòng  người nham hiểm  (1925­1926),  Tài mạng tương  đố  (1925­1926), Tình đời ấm lạnh (?),... 
  15. Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Lớp công chúng cận hiện đại  khu biệt với công chúng văn học Hán Nôm, văn học  truyền khẩu­diễn xướng,  khu  biệt  với  công  chúng  văn  học  quốc  ngữ  ở  thời  điểm  trưởng  thành  của  nó,  sau  1930  ở  miền  Bắc  (hiện đại).  Đó là một thế hệ công chúng đọc tân văn (văn quốc  ngữ  la  tinh).  Họ  đến  với  văn  chương  trước  hết  và  chủ yếu trên những trang báo (“khán quan”). 
  16. Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Cộng  đồng  văn  học  kiểu  “văn  chương  nhật  trình”,  “văn  chương  ký  giả”  ra  đời,  tính  chất  hàng  hóa  và  quy luật  thị trường sẽ tác  động, chi phối,  điều tiết  tất cả “các bên” trong cộng đồng ấy.  “Khán  quan”,  tức  người  đọc  báo,  xem  truyện  trở  thành lực lượng  chi phối  đầy quyền uy lên sáng tác  văn học, nhất là tiểu thuyết. Sự chi phối này – vừa  vô  hình  (thông  qua  thái  độ,  dư  luận)  vừa  hữu  hình  (hành  vi  móc  tiền  mua  báo)  –  nhiều  khi  thật  hiệu  nghiệm và đầy tính quyết đoán.
  17. Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Thời Nguyễn Chánh Sắt, nhà văn là người sản sinh  tác  phẩm,  nhưng  cũng  là  người  bạn,  thậm  chí,  người  thầy  hướng  dẫn  độc  giả  về  cách  đọc  tác  phẩm của anh ta – một sự hướng dẫn nhiều khi rất  cụ thể, tỉ mỉ, bếp núc.  Lịch sử đặt lên vai thế hệ ông một sứ mệnh “kép”:  Vừa viết văn làm báo, vừa dẫn dụ, “khai minh”; vừa  viết  tiểu  thuyết,  vừa  kiếm  tìm,  dẫn  dắt,  tập  hợp  độc giả cho tiểu thuyết. 
  18. Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Có  hai  phương  thức  tạo  lập  công  chúng  (độc  giả)  trong  sáng  tác­tiếp  nhận  văn  học:  tuyển  mộ  và  tập  hợp.  Tuyển mộ là phương thức “chọn lọc tự nhiên” theo  nguyên  tắc:  tác  phẩm  văn  chương  phải  hay,  phải  mới, phải độc đáo, đặc sắc, tự khắc người đọc tinh  hoa, tìm đến với nó. 
  19. Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Tập  hợp  là  một  phương  thức  chọn  lọc  phi  “tự  nhiên”, vì nó mang tinh thần và mục đích xã hội hóa  rất rõ, tất nhiên phải tận dụng các nguyên tắc, thủ  pháp, phát huy các lợi thế của công cụ tuyên truyền.  Xu hướng đại chúng hóa tiểu thuyết không cho phép  tuyển mộ mà đòi hỏi tập hợp, nghĩa là phải hướng  ngòi bút trước hết đến số đông. Đó là một lựa chọn  không thể khác.
  20. Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: 2.  Những  thiên  truyện  tập  hợp,  chinh  phục  người đọc bình dân   2.1.  Thu  hút  bạn  đọc  bình  dân  bằng  chuyện  về  các  “chân  nhân”  nghĩa  dũng,  hành  xử  theo  quan  niệm đạo đức, công lý của nhân dân  2.2.  Tác  phẩm  được  xây  dựng  theo  xu  hướng  đa  gộp thẩm mĩ, tổng hợp thể tài, tập trung thể hiện  cảm hứng anh hùng, ngợi ca nghĩa hiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2