intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Chiến lược phát triển của các địa phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phát triển vùng và địa phương: Chiến lược phát triển của các địa phương" trình bày những nội dung chính sau đây: chiến lược phát triển phạm vi quốc gia; các giai đoạn phát triển kinh tế của quốc gia; chiến lược phát triển phạm vi vùng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Chiến lược phát triển của các địa phương

  1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG Phạm Văn Đại Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright
  2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN PHẠM VI QUỐC GIA
  3. Đồng thuận Washington (Washington consensus) – IMF, WB, Bộ TC Hoa Kỳ 1) Kỷ luật tài khóa, kiểm soát tỷ lệ thâm ngụt ngân sách/GDP ở mức thấp 2) Loại bỏ trợ cấp nhà nước gây méo mó thị trường, e.g. hỗ trợ ngành, doanh nghiệp nhà nước, trợ giá nhiên liệu, thực phẩm…, tập trung vào các yếu tố nền tảng: Giáo dục phổ thông, y tế cơ sở, cơ sở hạ tầng 3) Mở rộng cơ sở thuế, chống thất thu thuế 4) Tự do hóa khu vực tài chính, lãi suất theo thị trường 5) Tỷ giá cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu 6) Loại bỏ các rào cản thương mại và bảo hộ 7) Loại bỏ các rào cản với thu hút FDI 8) Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 9) Thúc đẩy thị trường cạnh tranh 10) Bảo vệ quyền sở hữu tài sản Tổng kết bởi John Williamson (Viện NC kinh tế quốc tế Peterson)
  4. Đồng thuận “Bắc Kinh” ? 1) Hiệu quả của thể chế quan trọng hơn mô hình, tính chất của thể chế 2) DNNN đóng một vai trò quan trọng nếu có cơ chế tạo động lực phù hợp 3) Người làm việc khu vực công cần có cơ chế tạo động lực: ▪ Thăng tiến dựa trên thành tích ▪ Thu nhập gắn với tăng trưởng kinh tế: Khu vực phát triển hơn, lương cao hơn; Các cơ quan khác nhau, cơ chế đãi ngộ khác nhau và thường cao hơn ở các cơ quan quản lý kinh tế; cơ chế thưởng đặc thù cho thành tích về thu thuế. ▪ Tôn trọng thực tiễn và hiệu quả của cơ chế tạo động lực 4) Ngăn chặn tác động từ các nhóm lợi ích 5) Tôn trọng quy tắc hiệu quả Pareto - chấp nhận sự bất bình đẳng trong ngắn hạn và chính sách bàn tay mạnh để thực hiện chính sách tái phân phối hoặc phát triển không đồng đều giữa các vùng, các nhóm đối tượng Tổng kết bởi Yang Yao (Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Đại học Bắc Kinh)
  5. Đồng thuận “Hà Nội”? Việt Nam áp dụng những gì và không áp dụng những gì của Đồng thuận Washington ? Việt Nam áp dụng những gì và không áp dụng những gì của Đồng thuận “Bắc Kinh” ? Các chính sách của Việt Nam tương đồng nhiều hơn Đồng thuận Washington hay Đồng thuận “Bắc Kinh” ?
  6. Đồng thuận chung • Có những nguyên lý chung cho sự phát triển của một quốc gia, e.g. Năng lực cạnh tranh • Không có một công thức chung để áp dụng các nguyên lý vào từng quốc gia cụ thể, ở từng giai đoạn cụ thể: ✓Làm sao thể cải thiện NLCT trong điều kiện nguồn lực hạn chế? • Tôn trọng thực tiễn, luôn giữ được sự hoài nghi về tính đúng đắn của các lý thuyết M. Porter (1990), The Competitive Advantage of Nations, (Book: Free Press)
  7. Các giai đoạn phát triển kinh tế của quốc gia Những ưu tiên chính sách khác nhau Nền kinh tế dựa vào yếu tố Nền kinh tế dựa vào Nền kinh tế dựa vào đầu vào đầu tư đổi mới sáng tạo Đầu vào chi phí thấp Năng suất Lợi thế đặc thù • Ổn định chính trị, luật pháp • Phát triển khu vực DN tư nhân • Kỹ năng bậc cao và vĩ mô nội địa • Các cơ sở khoa học công • Nguồn nhân lực được cải • Tăng cường cạnh tranh nội địa nghệ thiện • Mở cửa thị trường • Các quy định và khuyến • Cơ sở hạ tầng cơ bản sẵn • Các quy định và khuyến khích khích đổi mới sáng tạo có tăng năng suất • Nâng cấp các cụm ngành • Chi phí tuân thủ các quy • Cơ sở hạ tầng hiện đại định và thủ tục thấp • Có sự hình thành và hoạt động của các cụm ngành Nguồn: VCR 2010
  8. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN PHẠM VI VÙNG
  9. Chiến lược địa phương vs. quốc gia QUỐC GIA ĐỊA PHƯƠNG ▪ Phạm vi quốc gia ▪ Phạm vi địa phương ▪ Trọng tâm vĩ mô ▪ Trong tâm “Vi mô” TÍNH CHẤT ▪ Thiên nhiều hơn về chiến lược cạnh ▪ Thiên nhiều hơn về chiến lược xây tranh dựng năng lực cạnh tranh BỐI CẢNH ▪ Các vấn đề về an ninh ▪ [...] XÂY DỰNG ▪ Các vấn đề về ổn định vĩ mô ▪ [...] CHIẾN ▪ Nguồn lực thực hiện chiến lược: Mở ▪ Nguồn lực: Mở rộng nguồn thu thếu LƯỢC rộng nguồn thu thuế + Thương lượng với TW ▪ Xây dựng cụm ngành độc lập trong ▪ Kết nối cụm ngành với vùng, liên đường biên thương mại vùng CÔNG CỤ & ▪ Các công cụ bảo hộ thương mại ▪ Không có RÀNG BUỘC ▪ Lợi thế thị trường nội địa ▪ Không có ▪ Không có ▪ Các ràng buộc bởi quy định luật
  10. Chiến lược hiện đại sv. truyền thống • Mang tính ưu tiên thay vì dàn trải • Linh hoạt thay vì cứng nhắc • Mang tính hành động thay vì lý thuyết • Tập trung vào quy trình thay vì sản phẩm • Có sự tham gia rộng rãi thay vì ý chí chính trị và quan điểm chuyên gia • Tầm nhìn dài hạn thay vì nhiệm kỳ • Tính đến toàn cầu hóa, quốc gia, vùng thay vì chỉ địa phương • Mang tính tích hợp thay vì đơn lẻ
  11. Chiến lược phát triển mang tính tổng thể ✓Đã xác định được hiện trạng, e.g. Kinh tế tăng trưởng tốt nhưng đô thị chưa phát triển ✓Đã xác định được tầm nhìn, mục tiêu, e.g. trở thành thành phố hiện đại ✓Đã xác định được các việc cần làm, e.g. cải thiện hệ thống y tế ✓Đã xác định được các giải pháp để thực hiện các việc cần làm, e.g. xây thêm các bệnh viện X Nguồn vốn ở đâu để xây bệnh viện ? X Liệu xây KCN có phải là giải pháp tốt hơn so với bệnh viện không ?
  12. Chiến lược phát triển mang tính tổng thể ▪ Luôn đặt trong bối cảnh nguồn lực hạn chế ▪ Luôn gắn với việc chỉ ra các khâu đột phá ▪ Luôn đi kèm câu trả lời cho việc: KHÔNG LÀM GÌ
  13. Chiến lược phát triển mang tính tổng thể Khung phân tích: Vòng xoáy đi xuống Mỗi nền kinh tế luôn là một tổng thể cân bằng bao gồm các chủ thể và thành tố ràng buộc, kìm hãm lẫn nhau. Một chiến lược tốt cần xác định rõ quan hệ giữa các thành tố và tạo ra được các đột phá.
  14. Chiến lược phát triển mang tính đặc thù Tầm nhìn/Nhiệm vụ địa phương • Đâu là vị thế cạnh tranh đặc thù của địa phương với vị trí địa lý, di sản văn hóa, các thế mạnh hiện tại và thế mạnh tiềm năng? • Giá trị đặc thù của địa phương như là một điểm đến kinh doanh? • Địa phương nên hướng tới những cụm ngành và cơ cấu kinh tế nào? • Vai trò, thế vị của địa phương đối với các địa phương lân cận, vùng, và quốc gia Bắt kịp và duy trì để ngang bằng với Tạo dựng các thế mạnh đặc thù các địa phương phát triển nhất • Những yếu tố nào trong các thành tố của NLCT • Những điểm yếu nào cần được giải quyết để là thế mạnh đặc thù? tháo gỡ các trở ngại và đạt kết quả tương • Những cụm ngành hiện tại và mới nổi thể hiện đương với các địa phương khác? thế mạnh gì của địa phương? • Xác định ưu tiên và trình tự hết sức cần thiết cho phát triển kinh ế
  15. Một số “phép thử” đặc thù • Vị thế độc đáo đã được cảm nhận rõ rệt và phát biểu tường minh chưa? • Vị thế này có giúp tạo ra hình ảnh tích cực cho đất nước? • Vị thế này có tạo cảm hứng cho người dân không? • Chiến lược có được xây dựng trên cơ sở các điểm mạnh? • Đây có phải là các điểm mạnh thực sự so với lân bang và các quốc gia cạnh tranh? • Chiến lược có giúp khắc phục các điểm yếu và nút thắt cơ bản không? • Chiến lược có phù hợp với xu thế tiến bộ toàn cầu không? • Cải cách kinh tế có nằm trong một tổng thể bao gồm cả những cải cách chính trị và xã hội hay không? • Ý chí và sự đồng thuận về chính trị đã sẵn sàng để thực hiện chiến lược hay chưa?
  16. Một số “phép thử” đặc thù • Những ưu tiên chính sách có phù hợp với chiến lược không? • Sự lựa chọn và thiết kế của các chính sách đặc biệt? • Trình tự thực hiện chính sách? • Chiến lược có được truyền đạt một cách rõ ràng tới các đối tượng có lợi ích hữu quan không? • Khu vực tư nhân có được tham gia không? • Bản thân chính phủ có được tổ chức để thực hiện chiến lược này không? • Có cơ chế phối hợp tổng thể cho chiến lược không? • Chất lượng của các cơ quan nhà nước và các thể chế khác có đủ để thực thi chiến lược một cách hiệu quả không? • Có các cơ chế đo lường sự tiến bộ và đánh giá/điều chỉnh chiến lược khi kết quả được cải thiện hay các điều kiện khác thay đổi hay không?
  17. Chiến lược phát triển như một quy trình cải tiến ◼ Lập chiến lược cần được hiểu là một quá trình diễn ra thường xuyên không phải một lần. Xác định Đánh giá vị Sứ mệnh Phân tích các ưu tiên, Kế hoạch Thực hiện Theo dõi, thế Tầm nhìn hiện trạng mục tiêu, hành động kế hoạch đánh giá hiện tại Giá trị giải pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2