Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Chiến lược cạnh tranh của địa phương
lượt xem 3
download
Bài giảng "Phát triển vùng và địa phương: Chiến lược cạnh tranh của địa phương" trình bày những nội dung chính sau đây: sự khác biệt của chiến lược địa phương sv. quốc gia; khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương; xây dựng chiến lược cạnh tranh của địa phương; xây dựng kế hoạch chiến lược;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Chiến lược cạnh tranh của địa phương
- CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA ĐỊA PHƯƠNG Vũ Thành Tự Anh Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright
- Nội dung trình bày ◼ Sự khác biệt của chiến lược địa phương sv. quốc gia • Mục tiêu, các điều kiện ràng buộc, công cụ chính sách, cách tiếp cận ◼ Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương • Yếu tố tự nhiên – sẵn có, NLCT “vĩ mô”, NLCT vi mô ◼ Xây dựng chiến lược cạnh tranh của địa phương ◼ Xây dựng kế hoạch chiến lược (strategic plan) ◼ [Thực hiện kế hoạch chiến lược] ◼ [Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chiến lược]
- Chiến lược địa phương sv. quốc gia QUỐC GIA ĐỊA PHƯƠNG ▪ Phạm vi quốc gia ▪ Phạm vi địa phương MỤC TIÊU ▪ Vĩ mô ▪ “Vi mô” ▪ Toàn diện ▪ Cục bộ ▪ Toàn vẹn chủ quyền quốc gia ▪ [...] RÀNG BUỘC ▪ Cam kết quốc tế song – đa phương ▪ Tuân thủ và triển khai cam kết ▪ Ngân sách (thâm hụt, phát hành nợ) ▪ Thương lượng ngân sách với TƯ ▪ Thiết kế chể chế quốc gia ▪ Tuân thủ thể chế quốc gia CÔNG CỤ ▪ Hoạch định chính sách vĩ mô ▪ Thực thi chính sách vĩ mô ▪ Đối tác thương mại – đầu tư quốc tế ▪ Không có tư cách đối tác quốc tế
- Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP Môi trường kinh Trình độ phát triển Hoạt động và chiến doanh cụm ngành lược của DN NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG Hạ tầng văn hóa, Hạ tầng kỹ thuật Chính sách tài khóa, giáo dục, y tế, (GTVT, điện, nước, đầu tư, tín dụng, cơ xã hội viễn thông) cấu kinh tế CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG Tài nguyên tự nhiên Vị trí địa lý Quy mô địa phương
- Tồn tại trong xây dựng chiến lược hiện nay ◼ Có tính hình thức, thậm chí đối phó, chưa thực sự là công cụ điều hành và quản lý ◼ Chưa thực sự có tính chiến lược: Thiếu phân tích SWOT kỹ lưỡng, chưa xác định được tầm nhìn và giá trị cốt lõi, chưa định vị được địa phương sv. khu vực, quốc gia và quốc tế. ◼ Chiến lược thường nhanh chóng bị lạc hậu trước biến động liên tục của thực tiễn. ◼ Có tính tất định, do vậy không dự báo được các biến động của môi trường. ◼ Cách tiếp cận từ trên xuống, mang tính áp đặt nên làm cho quy hoạch thiếu linh hoạt, chưa phát huy được mọi nguồn lực trong xã hội và của địa phương. ◼ Thiếu sự phối hợp chặt chẽ liên ngành, dẫn đến chồng chéo, không rõ trách nhiệm ◼ Lạc hậu về mặt phương pháp trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt.
- Chiến lược hiện đại sv. truyền thống ◼ Mang tính chiến lược thay vì toàn diện ◼ Linh hoạt thay vì cứng nhắc ◼ Mang tính hành động thay vì lý thuyết ◼ Tập trung vào quy trình thay vì sản phẩm ◼ Có sự tham gia rộng rãi thay vì ý chí chính trị và quan điểm chuyên gia ◼ Tầm nhìn dài hạn thay vì nhiệm kỳ ◼ Tính đến toàn cầu hóa, quốc gia, vùng thay vì chỉ địa phương ◼ Đóng vai trò điều phối và hợp nhất liên ngành trong hoạch định chính sách phát triển và quản lý thông qua cơ chế khuyến khích phối hợp quy hoạch ngành theo không gian ◼ Kiến tạo mô thức phát triển mới theo hướng nâng cao chất lượng không gian sống, đồng hành để hỗ trợ doanh nghiệp, thân thiện với môi trường.
- Xây dựng chiến lược cạnh tranh của địa phương Sự chuyển đổi về vai trò và trách nhiệm Mô hình cũ Mô hình mới ◼ Chính phủ dẫn dắt phát ◼ Phát triển kinh tế là quá trình triển kinh tế thông qua các hợp tác giữa chính quyền các chính sách, trợ cấp và cấp với khu vực doanh khuyến khích nghiệp, giới học thuật, và các tổ chức dân sự khác Năng lực cạnh tranh là kết quả của cả hai quá trình từ dưới lên và từ trên xuống trong đó mỗi tác nhân có liên quan có vai trò riêng nhưng bổ sung.
- Chiến lược phát triển NLCT địa phương Giá trị mục tiêu địa phương ◼ Đâu là vị thế cạnh tranh đặc thù của địa phương với vị trí địa lý, di sản văn hóa, các thế mạnh hiện tại và thế mạnh tiềm năng? • Giá trị đặc thù của địa phương như là một điểm đến kinh doanh? • Địa phương nên hướng tới những cụm ngành và cơ cấu kinh tế nào? • Vai trò, thế vị của địa phương đối với các địa phương lân cận, vùng, và quốc gia Bắt kịp và duy trì để ngang bằng với Tạo dựng các thế mạnh đặc thù các địa phương phát triển nhất • Những yếu tố nào trong các thành tố của • Những điểm yếu nào cần được giải quyết NLCT là thế mạnh độc đáo? để tháo gỡ các trở ngại và đạt kết quả • Những cụm ngành hiện tại và mới nổi thể tương đương với các địa phương khác? hiện thế mạnh gì của địa phương? • Xác định ưu tiên và trình tự hết sức cần thiết cho phát triển kinh ế
- Một số “phép thử” của chiến lược ◼ Vị thế độc đáo đã được cảm nhận rõ rệt và phát biểu tường minh chưa? • Vị thế này có giúp tạo ra hình ảnh tích cực cho đất nước? • Vị thế này có tạo cảm hứng cho người dân không? ◼ Chiến lược có được xây dựng trên cơ sở các điểm mạnh? • Đây có phải là các điểm mạnh thực sự so với lân bang và các quốc gia cạnh tranh? ◼ Chiến lược có giúp khắc phục các điểm yếu và nút thắt cơ bản không? ◼ Chiến lược có phù hợp với xu thế tiến bộ toàn cầu không? ◼ Cải cách kinh tế có nằm trong một tổng thể bao gồm cả những cải cách chính trị và xã hội hay không? ◼ Ý chí và sự đồng thuận về chính trị đã sẵn sàng để thực hiện chiến lược hay chưa?
- Một số “phép thử” của chiến lược ◼ Những ưu tiên chính sách có phù hợp với chiến lược không? • Sự lựa chọn và thiết kế của các chính sách đặc biệt? • Trình tự thực hiện chính sách? ◼ Chiến lược có được truyền đạt một cách rõ ràng tới các đối tượng có lợi ích hữu quan không? • Khu vực tư nhân có được tham gia không? • Bản thân chính phủ có được tổ chức để thực hiện chiến lược này không? ◼ Có cơ chế phối hợp tổng thể cho chiến lược không? ◼ Chất lượng của các cơ quan nhà nước và các thể chế khác có đủ để thực thi chiến lược một cách hiệu quả không? ◼ Có các cơ chế đo lường sự tiến bộ và đánh giá/điều chỉnh chiến lược khi kết quả được cải thiện hay các điều kiện khác thay đổi hay không?
- Khái niệm kế hoạch chiến lược ◼ Kế hoạch chiến lược là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác lập các ưu tiên và ra quyết định phân bổ nguồn lực, nhờ đó thực hiện được các mục tiêu chiến lược và đáp ứng hiệu quả trước những thay đổi trong môi trường. ◼ Tại sao cần kế hoạch chiến lược? • Thực hiện tầm nhìn và cam kết chiến lược • Xác lập ưu tiên rõ ràng • Giúp tập trung và phân bổ nguồn lực hiệu quả • Xác định lịch trình và hành động chính sách • Công cụ quản lý và điều hành
- Yêu cầu của kế hoạch chiến lược ◼ Hướng đến tương lai (forward looking), nhưng không phải là phỏng đoán tương lai (future prediction) ◼ Tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất ◼ Biết chấp nhận thay đổi nguyên trạng ◼ Phải có tính khả thi ◼ Hình thành văn kiện kế hoạch chiến lược ◼ Cụ thể hóa thành các kế hoạch hằng năm
- Quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược ◼ Kế hoạch chiến lược đề ra khung khổ, tạo cơ sở cho việc ra quyết định, xác lập ưu tiên, và quản lý quá trình thực hiện. Đánh giá Sứ mệnh Xác định Văn kiện Phân tích Thực hiện Theo dõi, vị thế Tầm nhìn các ưu tiên, kế hoạch hiện trạng kế hoạch đánh giá hiện tại Giá trị mục tiêu chiến lược
- Quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược (tiếp) ◼ Quá trình hoạch định chiến lược luôn được thực hiện trong một môi trường chính sách và chính trị nhất định. ◼ Môi trường này đa chiều và có thể biến động trong kỳ hoạch định, vì vậy cần phải: • Liên tục theo dõi để điều chỉnh • Định kỳ phân tích lại SWOT • Phải có sự tham gia của các bên hữu quan • Luôn đặt lợi ích và giá trị công lên hàng đầu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Bài 2 - Nguyễn Xuân Thành
12 p | 240 | 23
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Bài 3 - Nguyễn Xuân Thành
17 p | 218 | 16
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Bài 1 - Nguyễn Xuân Thành
10 p | 200 | 15
-
Bài giảng Lập và Quản lý dự án: Chương 3
4 p | 102 | 14
-
Bài giảng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - Chương 4: Xu thế phát triển của logistics và chuỗi cung ứng
6 p | 32 | 9
-
Phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
11 p | 49 | 7
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương (2019): Bài 8 - Nguyễn Xuân Thành
14 p | 53 | 7
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 2 - Sự phát triển bền vững
9 p | 104 | 7
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương (2019): Bài 7 - Nguyễn Xuân Thành
4 p | 51 | 6
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương (2019): Bài 4 - Nguyễn Xuân Thành
16 p | 63 | 6
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương (2019): Bài 1 - Nguyễn Xuân Thành
16 p | 60 | 6
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Khái niệm và khung phân tích định nghĩa năng lực cạnh tranh và các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh
19 p | 12 | 6
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Chiến lược phát triển của các địa phương
17 p | 14 | 5
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Mô hình kim cương phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành và chiến lược phát triển cụm ngành
14 p | 10 | 3
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Giới thiệu lý thuyết về chuỗi giá trị và cụm ngành
20 p | 16 | 3
-
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 14 - Phát triển bền vững và biến đổi khí hậu
19 p | 14 | 3
-
Bài giảng Kinh tế và chính sách phát triển vùng: Chương 7 - TS. Đào Duy Minh
19 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn