Bài giảng quản trị rủi ro tài chính - Bài 5
lượt xem 13
download
Tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản về định giá quyền chọn. Xác định giới hạn trên và dưới của giá quyền chọn mua và quyền chọn bán, và nghiên cứu các biến số tác động đến giá quyền chọn. Xác định mối liên hệ giữa giá quyền chọn mua và quyền chọn bán thông qua nguyên tắc ngang giá quyền chọn mua-quyền chọn bán
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng quản trị rủi ro tài chính - Bài 5
- QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH Bài 3: Các nguyên lý định giá quyền chọn
- Mục tiêu của chương • Tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản về định giá quyền chọn • Xác định giới hạn trên và dưới của giá quyền chọn mua và quyền chọn bán, và nghiên cứu các biến số tác động đến giá quyền chọn • Xác định mối liên hệ giữa giá quyền chọn mua và quyền chọn bán thông qua nguyên tắc ngang giá quyền chọn mua- quyền chọn bán • Nghiên cứu các điều kiện có thể làm cho người giao dịch quyền chọn thực hiện quyền trước khi đáo hạn.
- Định giá quyền chọn : • Giá trị của quyền chọn là gì? Phân biệt giá trị và giá cả? • Giá trị của quyền chọn phụ thuộc những yếu tố nào? • Làm sao xác định giá trị đó?
- Khái niệm cơ bản và thuật ngữ S0 = Giá cổ phiếu hiện tại X = Giá thực hiện T = Thời gian cho đến khi đáo hạn (thừa số) r = Lãi suất phi rủi ro. ST = Giá cổ phiếu ở thời điểm đáo hạn quyền chọn, tức là sau khoảng thời gian T. C(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua với giá cổ phiếu hiện tại là S0, thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X. P(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán với giá cổ phiếu hiện tại là S0, thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X.
- Khái niệm cơ bản và thuật ngữ Trong hầu hết các ví dụ, chúng ta giả định rằng cổ phiếu không trả cổ tức. Nếu trong suốt vòng đời của quyền chọn, cổ phiếu có chi trả cổ tức D1, D2,.., thì chúng ta có thể thực hiện các điều chỉnh đơn giản và đạt được các kết quả giống nhau. Để làm điều đó, chúng ta chỉ cần trừ đi hiện giá của cổ tức. N ∑ D (1 + r) −t j j j=1
- Khái niệm cơ bản và thuật ngữ Thời gian cho đến lúc đáo hạn được thể hiện dưới dạng phân số của một năm. Ví dụ, nếu ngày hiện tại là 9/4 và ngày đáo hạn là 18/7, chúng ta chỉ đơn giản đếm số ngày giữa hai ngày này. Ta có: 21 ngày trong tháng 4, 31 ngày tháng 5, 30 ngày tháng 6, 18 ngày trong tháng 7, Tổng cộng là 100 ngày. Vậy thời gian cho đến khi đáo hạn (t) là 100/365 = 0,274.
- Khái niệm cơ bản và thuật ngữ Lãi suất phi rủi ro (r) là tỷ suất sinh lợi của các khoản đầu tư không có rủi ro. Một ví dụ của khoản đầu tư phi rủi ro là trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn, T-bill. Tỷ suất sinh lợi của một T-bill có thời hạn có thể dùng để so sánh sẽ là đại diện cho lãi suất phi rủi ro. Trái phiếu chính phủ ngắn hạn trả lãi không thông qua các phiếu lãi coupon mà thông qua việc bán với giá chiết khấu. Trái phiếu sẽ được mua lại ít nhất là bằng với mệnh giá. Chênh lệch giữa giá mua lại và giá phát hành được gọi là khoản chiết khấu. Nếu nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn, trái phiếu sẽ được mua lại ở mệnh giá. Vì vậy, khoản chiết khấu là lợi nhuận mà người nắm giữ trái phiếu thu được.
- Khái niệm cơ bản và thuật ngữ Các khoản chiết khấu hỏi mua và chào bán của T-bill trong ngày giao dịch 14/5 của một năm cụ thể là như sau: Đáo hạn Hỏi mua Chào bán 20/5 4,45 4,37 17/6 4,41 4,37 15/7 4,47 4,43
- • Hầu hết các quyền chọn trên sàn đáo hạn vào thứ Sáu tuần thứ 3 của tháng (nếu thứ 6 là ngày lễ thì sẽ đáo hạn vào thứ 5 trước đó) • Luôn luôn có một trái phiếu chính phủ đáo hạn vào ngày trước đó (thứ Năm, nếu thứ Năm là ngày lễ, trái phiếu sẽ đáo hạn vào ngày thứ Tư của tuần đó)
- Khái niệm cơ bản và thuật ngữ Trong ví dụ trên, ngày thứ Sáu tuần thứ ba trong tháng Năm là ngày 21/5. Để tính lãi suất T-bill, chúng ta sử dụng số trung bình của chiết khấu hỏi mua và chào bán, là (4,45 + 4,37)/2 = 4,41. Sau đó chúng ta tính khoản chiết khấu so với mệnh giá là 4,41(7/360) = 0,08575 (dựa vào thực tế là quyền chọn còn 7 ngày nữa thì đáo hạn). Vì vậy, giá trái phiếu là 100 – 0,08575 = 99,91425
- Khái niệm cơ bản và thuật ngữ • Tỷ suất sinh lợi của T-bill dựa trên giả định là mua ở mức giá 99,91425 và giữ trong vòng 7 ngày, sau 7 ngày giá trị của nó là 100.Tỷ suất sinh lợi sẽ là (100 – 99,91425)/99,91425 = 0,000858. • Nếu chúng ta lập lại giao dịch này cứ 7 ngày một lần trong suốt một năm, tỷ suất sinh lợi sẽ là: (1,000858)365/7 – 1 = 0,0457 với 1,000858 chính là 100/99,91425 hoặc là 1 cộng với tỷ suất sinh lợi trong 7 ngày. • Lưu ý rằng khi chúng ta tính tỷ suất sinh lợi theo năm, chúng ta cho một năm có 365 ngày. • Chúng ta sẽ sử dụng lãi suất 4,57% như đại diện cho lãi suất phi rủi ro đối với các quyền chọn đáo hạn vào ngày 21/5 (1 ngày sau TP).
- Các nguyên tắc định giá quyền chọn mua Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua Quyền chọn không thể có giá trị âm, vì người mua không bị bắt buộc phải thực hiện quyền chọn. Vì vậy, C(S0,T,X) ≥ 0 Đúng cho cả quyền chọn kiểu Châu Âu và Mỹ (cả quyền chọn mua và bán)
- Các nguyên tắc định giá quyền chọn mua Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua Đối với quyền chọn kiểu Mỹ, kết luận quyền chọn mua có giá trị thấp nhất là 0 bị lấn át bởi kết luận: Ca(S0,T,X) ≥ Max(0,S0 – X) Hàm số Max(0, S0 – X) có nghĩa là “Lấy giá trị cao nhất trong số hai tham số, 0 hoặc S0 – X ”. (Bởi vì quyền chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện bất kể lúc nào trong thời gian còn hiệu lực khi đó có thể S0 – X > 0)
- Các nguyên tắc định giá quyền chọn mua Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua Giá trị thấp nhất của một quyền chọn được gọi là giá trị nội tại, đôi khi được gọi là giá trị cân bằng, hoặc giá trị thực hiện. Giá trị nội tại nhận giá trị dương đối với quyền chọn mua cao giá ITM và 0 đối với quyền chọn mua kiệt giá OTM, là giá trị mà người mua quyền chọn mua nhận được khi thực hiện quyền chọn và là giá trị mà người bán quyền chọn mua từ bỏ khi quyền chọn được thực hiện. (giá trị quy
- Các nguyên tắc định giá quyền chọn mua Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua Ví dụ, xét quyền chọn mua cổ phiếu AOL tháng 6 giá 120. Giá cổ phiếu là $125,9375, giá thực hiện là $120. Ta có hàm số Max(0, 125,9375 – 120) = 5,9375. Bây giờ hãy xem điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp quyền chọn mua bị định giá thấp hơn 5,9375 – ví dụ $3 (Phí quyền chọn, giá cả quyền chọn – C). Nhà kinh doanh quyền chọn có thể mua quyền chọn với giá $3, thực hiện nó – tức là mua cổ phiếu với giá $120 – và sau đó bán cổ phiếu với giá $125,9375. Giao dịch kinh doanh chênh lệch này (Arbitrage) sẽ ngay lập tức đem lại lợi nhuận ròng phi rủi ro là $2,9375 đối với mỗi cổ phiếu. Vì vậy, $5,9375 là giá trị thấp nhất của quyền chọn mua.
- Các nguyên tắc định giá quyền chọn mua Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua Nếu giá thực hiện lớn hơn giá cổ phiếu hiện tại, ví dụ như quyền chọn có giá thực hiện là $130 thì sao? Khi đó Max(0, 125,9375 – 130) = 0, và giá trị thấp nhất của quyền chọn là 0.
- Các nguyên tắc định giá quyền chọn mua Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua Khái niệm giá trị nội tại chỉ áp dụng đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ, vì quyền chọn mua kiểu Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn. Nếu giá của quyền chọn kiểu Châu Âu thấp hơn Max(0,S0 – X), việc không thể thực hiện quyền chọn sẽ ngăn cản các nhà kinh doanh tham gia vào hoạt động kinh doanh chênh lệch giá được đề cập ở trên, vốn có tác động làm tăng giá quyền chọn.
- Các nguyên tắc định giá quyền chọn mua Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua Giá quyền chọn mua kiểu Mỹ thường lớn hơn giá trị nội tại của nó. Chênh lệch giữa giá quyền chọn và giá trị nội tại được gọi là giá trị thời gian hay giá trị đầu cơ của quyền chọn mua, được định nghĩa là Ca(S0,T,X) – Max (0,S0 – X). Giá trị thời gian phản ánh những gì mà nhà kinh doanh sẵn sàng chi trả cho sự không chắc chắn của cổ phiếu cơ sở. Lưu ý rằng giá trị thời gian tăng cùng chiều với thời gian tính cho đến khi đáo hạn.
- Các nguyên tắc định giá quyền chọn mua Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua
- Các nguyên tắc định giá quyền chọn mua Giá trị tối đa của quyền chọn mua C(S0,T,X) ≤ S0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Bài 1 TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
9 p | 1037 | 273
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính - ThS.Trịnh Thị Phan Lan
31 p | 680 | 235
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - PGS.TS Nguyễn Minh Duệ
93 p | 434 | 131
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính – Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh
0 p | 127 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 1 - ThS. Hà Lâm Oanh
4 p | 150 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 6 - ThS. Hà Lâm Oanh
5 p | 142 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
15 p | 49 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 4 - ThS. Hà Lâm Oanh
5 p | 132 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 7 - ThS. Hà Lâm Oanh
3 p | 165 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 2: Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp
11 p | 37 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 5 - ThS. Hà Lâm Oanh
4 p | 138 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 3: Quản trị rủi ro lãi suất của doanh nghiệp
10 p | 36 | 8
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 4: Quản trị rủi ro hối đoái của doanh nghiệp
12 p | 32 | 8
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính - Chương 1: Dẫn luận
9 p | 101 | 7
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 4 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
48 p | 57 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 3 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
38 p | 56 | 3
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 2 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
27 p | 55 | 3
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 1 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
26 p | 79 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn