intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài giảng trình bày tầm quan trọng của xử lý phân người, ảnh hưởng của sử dụng phân người chưa xử lý và phân loại các loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài giảng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

  1. SỞ Y TẾ TỈNH KON TUM TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TÂT SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH Bs Nguyễn Lộc Vương Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY I TẦM QUAN TRỌNG CỦA XỬ LÝ PHÂN NGƯỜI II ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG PHÂN NGƯỜI CHƯA XỬ LÝ III CÁC LOẠI NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH 2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum
  3. MỤC TIÊU 1. Đánh giá được các phương pháp thu gom và xử lý phân người. 2. Hướng dẫn được người dân xây dựng và sử dụng các loại hình hố xí hợp vệ sinh. 3. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý phân trong phòng chống bệnh tật để bảo vệ sức khỏe nhân dân.
  4. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH TỪ PHÂN
  5. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ PHÂN NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Hiện nay, có khoảng 40% dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á) không được tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh, 80% dân số nông thôn (2,6 tỷ người) trên toàn cầu không được tiếp cận với điều kiện vệ sinh đảm bảo, trong số này có 1,3 tỷ người ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Việt Nam trong những năm qua việc bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh đã được chính phủ quan tâm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn chưa cao. Theo báo cáo Chương trình NS&VSNT chỉ có 55% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế, tính theo vùng sinh thái như sau: ĐB Sông Hồng 65%; Miền núi phía Bắc 56%; Bắc Trung Bộ 34%; Duyên hải miền Trung 54%; Tây Nguyên 47%; Miền Đông Nam Bộ 69%; ĐB Sông Cửu Long 53%. Bên cạnh đó theo điều tra vệ sinh môi trường năm 2006 của Bộ Y tế chỉ có 15.6% người lớn và 11.5% học sinh rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khu vực người dân tộc thiểu số dưới 6%.
  6. KON TUM Tính đến hết 2017 * Nhà tiêu hộ gia đình - Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu trên địa bàn toàn tỉnh là: 87,7%. - Tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu vùng nông thôn là: 82,1%. - Tỷ lệ hộ gia đình toàn tỉnh có nhà tiêu hợp vệ sinh: 70%. - Tỷ lệ hộ gia đình khu vực nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh: 59,8%. * Nhà tiêu và nguồn nước tại Trạm Y tế (TYT) - Tỷ lệ TYT vùng nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (HVS) là: 76/86 TYT, đạt tỷ lệ 88,4 %. - Tỷ lệ TYT vùng nông thôn có nhà tiêu HVS: 81/86 TYT, đạt tỷ lệ 94,2%. - Hiện tại còn 05/86 TYT (chiếm tỷ lệ 5,8%) thuộc vùng nông thôn của tỉnh Kon Tum chưa có nhà tiêu hoặc có nhà tiêu nhưng không HVS, nhiều nhà tiêu xuống cấp nghiêm trọng. * Nhà tiêu và nguồn nước tại các trường học - Tỷ lệ trường học tại xã vùng nông thôn sử dụng nước sạch là: 289/297 trường học, đạt tỷ lệ: 97,3%. - Tỷ lệ trường học tại xã vùng nông thôn có nhà tiêu HVS: 245/297 trường học, đạt tỷ lệ: 82,5%. - Hiện tại còn 52/297 trường học (chiếm tỷ lệ: 17,5%) tại xã thuộc vùng nông thôn của tỉnh
  7. TẦM QUAN TRỌNG CỦA XỬ LÝ PHÂN NGƯỜI 1. Không làm nhiễm bẩn đất xung quanh. 2. Không làm nhiễm bẩn các nguồn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt 3. Không có mùi hôi thối, không làm hấp dẫn côn trùng 4. Không để cho ruồi nhặng tiếp xúc với phân 5. Vị trí xử lý phân phải sạch sẽ, dễ thoát nước, kín 6. Dễ sử dụng bảo quản và dễ sửa chữa 7. Phương pháp xử lý đơn giản, giá thành hạ 8. Phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán từng địa phương 9. Được người dân chấp nhận và tham gia
  8. ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG PHÂN NGƯỜI CHƯA QUA XỬ LÝ ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI • Sử dụng phân người chưa qua xử lý là một trong những nguồn ô nhiễm nhất, là mối nguy cơ gây ô nhiễm sức khỏe con người, vì phân người có chứa các mầm bệnh lây truyền nguy hiểm. Sử dụng phân người không an toàn thường là nguyên nhân gây ra các bệnh tiêu chảy, nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Trên thế giới có gần 2 tỷ người bị lây nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua đất (giun đũa, giun tóc và giun móc). • Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt 42% trong cả nước. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng 27%, Lạng Sơn 32%, Điện Biên 25%. • Sử dụng phân ủ không đúng cách như ủ phân không đủ thời gian (từ 3 đến 6 tháng), không sử dụng các chất độn cho vào phân ủ... cũng làm tăng tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột như nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc cho người dân.
  9. 9
  10. Nhà tiêu là gì? Các phần của NT? Nhà tiêu hợp vệ sinh? Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh? 10
  11. 11
  12. 12
  13. Chất lượng nhà tiêu: Quy chuẩn nào ? QCVN 01 : 2011/BYT Giám sát nhà tiêu: Thông tư nào? Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 13
  14. CÁC LOẠI NHÀ TIÊU Nhà tiêu HVS Nhà tiêu không Nhà tiêu dùng dùng nước Nước dội Nhà tiêu Nhà tiêu Nhà tiêu Nhà tiêu đào chìm 2 ngăn tự hoại thấm dội nước ủ phân
  15. NHÀ TIÊU KHÔ QCVN 01:2011/BYT NHÀ TIÊU KHÔ CHÌM 1. Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng: a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng; b) Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; c) Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm; d) Không để nước mưa tràn vào hố phân; đ) Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không trơn, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào hố phân; e) Có nắp đậy kín các lỗ tiêu; g) Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan; h) Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa. 15
  16. NHÀ TIÊU KHÔ QCVN 01:2011/BYT NHÀ TIÊU KHÔ CHÌM 2. Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản: a) Sàn nhà tiêu khô, sạch; b) Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián. c) Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu; d) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu; đ) Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu; e) Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; g) Đối với nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu. 16
  17. NHÀ TIÊU KHÔ QCVN 01:2011/BYT NHÀ TIÊU KHÔ CHÌM 17
  18. NHÀ TIÊU KHÔ QCVN 01:2011/BYT NHÀ TIÊU KHÔ CHÌM 18
  19. NHÀ TIÊU KHÔ QCVN 01:2011/BYT NHÀ TIÊU KHÔ CHÌM 19
  20. NHÀ TIÊU KHÔ QCVN 01:2011/BYT NHÀ TIÊU KHÔ CHÌM 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2