Bài giảng Thực hành Kỹ thuật điện
lượt xem 7
download
Bài giảng gồm các phần sau: An toàn điện, khí cụ điện, điện cơ bản, trang bị điện và quấn máy biến áp 1pha. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài giảng này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thực hành Kỹ thuật điện
- LỜI MỞ ĐẦU - Để sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về đấu nối, vận hành, kiểm tra các khí cụ điện, các động cơ điện. Lắp ráp và kiểm tra sửa chữa được mạng chiếu sáng thông dụng và mạch điện điều khiển động cơ điện đảm bảo đúng trình tự. Đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, kinh tế, thời gian, an toàn. Quấn hoàn thiện máy biến áp 1 pha đúng trình tự, đảm bảo đúng yêu cầu. Tác giả đã biên soạn tập bài giảng môn học thực hành Kỹ thuật điện làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên cao đẳng và đại học ngành Công nghệ tự động. Bài giảng gồm các phần sau: + An toàn điện: Trang bị cho sinh viên tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người, các trường hợp điện giật, các phương pháp bảo vệ an toàn, các loại bảng báo và các phương pháp sơ cấp cứu tai nạn về điện, sử dụng các dụng cụ an toàn và thao tác đúng phương pháp sơ cứu tai nạn về điện. + Khí cụ điện: Trình bày được trình tự các bước công việc tháo lắp, kiểm tra các khí cụ điện, thao tác vận hành và kiểm tra chất lượng các khí cụ điện hạ thế đảm bảo đúng kỹ thuật + Điện cơ bản: Trang bị cho sinh viên kỹ năng vẽ và phân tích được sơ đồ mạch điện điều khiển bóng đèn tròn, đèn huỳnh quang, mạch điện đèn cầu thang, điều khiển chuông điện, nắm trình tự các bước lắp ráp mạch điện. Lắp ráp, kiểm tra vận hành các mạch điện điều theo đúng trình tự, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và thời gian. + Trang bị điện: Trang bị cho sinh viên trình tự công việc đấu nối, vận hành, kiểm tra thông số kỹ thuật động cơ điện. Xác định được cực tính và đấu nối, vận hành và kiểm tra thông số kỹ thuật động cơ điện. phân tích được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp của mạch điện khởi động từ đơn, khởi đồng từ kép, mạch khởi động sao – tam giác. Lắp ráp, kiểm tra vận hành các mạch điện điều theo đúng trình tự, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và thời gian. + Quấn máy biến áp 1pha: Trang bị cho sinh viên cách tính toán các thông số quấn máy biến áp 1 pha cảm ứng và tự ngẫu. Quấn hoàn thiện máy biến áp 1 pha, vận hành và kiểm tra các thông số kỹ thuật. Với lần biên soạn đầu tiên không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp, các bạn sinh viên để bài giảng được hoàn thiệu hơn. CÁC TÁC GIẢ i
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. i MỤC LỤC .................................................................................................................................. ii BÀI 1: AN TOÀN ĐIỆN ............................................................................................................ 1 I. Mục tiêu học tập .................................................................................................................. 1 II. Lý thuyết liên quan ............................................................................................................ 1 1. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người. ........................................................ 1 2. Các trường hợp gây ra tay nạn về điện ........................................................................... 4 3. Các phương tiện bảo vệ và dụng cụ kiểm tra điện ......................................................... 5 4. Các loại biển báo ........................................................................................................... 9 5. Các phương pháp sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật...................................................... 11 III. Dự trù thiết bị, vật tư thực hành ..................................................................................... 15 IV. Thực hành ....................................................................................................................... 16 V. Phiếu kiểm tra đánh giá. .................................................................................................. 23 BÀI 2: THÁO LẮP, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN ................................ 26 I. Mục tiêu học tập ................................................................................................................ 26 II Lý thuyết liên quan. .......................................................................................................... 26 1. Khí cụ điện đóng cắt bằng tay ...................................................................................... 26 2. Khí cụ điện đóng cắt tự động........................................................................................ 32 3. Khí cụ điện điều khiển và bảo vệ ................................................................................. 35 III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. .................................................................................... 45 IV. Thực hành ....................................................................................................................... 46 1. Công tắc. ....................................................................................................................... 47 2 Cầu dao. ............................................................................................................................. 48 3. Áp tô mát ...................................................................................................................... 49 4. Công tắc tơ .................................................................................................................... 50 5. Khởi động từ ................................................................................................................. 51 6. Rơ le trung gian ............................................................................................................ 51 7. Rơ le nhiệt .................................................................................................................... 52 8. Rơ le thời gian .............................................................................................................. 53 9. Nút ấn ........................................................................................................................... 53 V. Phiếu kiểm tra đánh giá. .................................................................................................. 56 BÀI 03: ĐẤU NỐI MẠNG ĐIỆN KHÍ CỤ ĐIÊN THÔNG DỤNG ...................................... 57 I. Mục tiêu học tập ................................................................................................................ 57 II. Lý thuyết liên quan. ......................................................................................................... 57 1. Kỹ thuật nối dây điện ................................................................................................... 57 2. Lắp ráp mạch điện đèn tròn .......................................................................................... 57 3. Lắp đặt và sửa chữa mạch điện đèn cầu thang ............................................................. 58 4. Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang .................................................................................... 58 ii
- 5.Lắp đặt và sửa chữa mạch đèn tổng hợp ....................................................................... 60 III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. .................................................................................... 60 IV. Thực hành ....................................................................................................................... 61 1. Thực hành nối dây ........................................................................................................ 61 1.1 Quy trình nối dây ........................................................................................................ 61 1.2 Những sai phạm thường gặp. ...................................................................................... 66 2. Lắp ráp mạch điện đèn tròn .......................................................................................... 67 3. Lắp ráp mạch điện cầu thang ........................................................................................ 70 4. Lắp ráp mạch đèn huỳnh quang .................................................................................... 72 5. Lắp ráp mạch điện tổng hợp ......................................................................................... 75 V. Phiếu kiểm tra đánh giá. .............................................................................................. 79 BÀI 04: VẬN HÀNH VÀ KIỂM TRA CÁC THÔNG SÔ KỸ THUẬT ................................ 80 ĐỘNG CƠ ĐIỆN ..................................................................................................................... 80 I. Mục tiêu học tập ................................................................................................................ 80 II. Lý thuyết liên quan. ......................................................................................................... 80 1. Động cơ điện 1 pha. ...................................................................................................... 80 2 Động cơ không đồng bộ 3 pha........................................................................................... 81 3. Động cơ đồng bộ 3 pha................................................................................................. 82 4. Động cơ 1 chiều ............................................................................................................ 84 5. Phương pháp xác định đầu đầu, đầu cuối cuộn dây động cơ điện xoay chiều 3 pha. .. 85 III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. .................................................................................... 86 Dây điện đơn VINACAP 1x1.5 ................................................................................................ 86 IV. Thực hành ....................................................................................................................... 87 1. Động cơ điện không đồng bộ 1 pha. ............................................................................. 87 2. Vận hành và kiểm tra các thông số kỹ thuật động cơ điện KĐB xoay chiều 3 pha ..... 95 V. Phiếu kiểm tra đánh giá. ................................................................................................ 109 BÀI 05: LẮP RẠP MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN ..................................... 110 I. Mục tiêu học tập .............................................................................................................. 110 II. Lý thuyết liên quan ........................................................................................................ 110 1. Mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện không đảo chiều quay động cơ dùng khởi động từ đơn ..................................................................................................................... 110 2. Mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện đảo chiều quay động cơ dùng khởi động từ kép .................................................................................................................................. 111 3. Mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện) ........................................................................... 112 4. Mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện dùng rơ le thời gian) ...................................... 113 III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. .............................................................................. 114 IV. Thực hành ..................................................................................................................... 115 iii
- 1. Lắp ráp mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện không đảo chiều quay động cơ dùng khởi động từ đơn.................................................................................................... 115 2. Lắp ráp mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện đảo chiều quay động cơ dùng khởi động từ kép ..................................................................................................................... 118 3. Lắp rạp mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện)................................................. 121 4. Lắp rạp mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện dùng rơ le thời gian) ................ 123 V. Phiếu kiểm tra đánh giá. ................................................................................................ 133 BÀI 06: LẮP RẠP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN ..................... 134 I. Mục tiêu học tập .............................................................................................................. 134 II. Lý thuyết liên quan ........................................................................................................ 134 1. Mạch điện khởi động Y/YY ....................................................................................... 134 2.Mạch điều chỉnh tốc độ động cơ chạy 2 cấp tốc độ......................................................... 136 III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. ...................................................................................... 137 IV. Thực hành ......................................................................................................................... 138 1. . Mạch điện khởi động Y/YY ......................................................................................... 138 2. Mạch điều chỉnh tốc độ động cơ chạy 2 cấp tốc độ.................................................... 140 IV.Phiếu kiểm tra đánh giá. ................................................................................................ 147 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH ............................................................. 147 BÀI 07: QUẤN MÁY BIẾN ÁP 1 PHA ................................................................................ 148 I. Mục tiêu học tập .............................................................................................................. 148 II. Lý thuyết liên quan ........................................................................................................ 148 1. Máy biến áp cảm ứng ................................................................................................. 148 2. Máy biến áp tự ngẫu ................................................................................................. 150 3. Tính toán thông số quấn máy biến áp 1 pha cảm ứng ................................................ 152 4.Cách tính toán MBA TN :....................................................................................... 164 III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. .................................................................................. 169 IV. Thực hành. .................................................................................................................... 169 V.Phiếu kiểm tra đánh giá. ..................................................................................................... 179 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 180 iv
- BÀI 1: AN TOÀN ĐIỆN I. Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài học này sinh viên có khả năng: Kiến thức: + Trình bày được tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người, các trường hợp điện giật, các phương tiện bảo vệ, + Các phương pháp sơ cấp cứu tai nạn về điện Kỹ năng: + Sử dụng các dụng cụ an toàn; + Nhận biết được các loại biển báo + Thao tác đúng phương pháp sơ cứu tai nạn về điện. Thái độ: + Rèn luyện tính cẩn thận, thái độ học tập nghiêm túc, phát huy trí sáng tạo trong thực hành. + Tổ chức nơi thực hành gọn, sạch, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. II. Lý thuyết liên quan 1. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người. Khi cơ thể chạm vào vật dẫn điện thì sẽ có khả năng chịu sự tổn thương gây ra bởi dòng điện chạy qua. Khi dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra các tác dụng: - Tác dụng nhiệt: gây đốt nóng các mô và môi trường sinh học của cơ thể, dẫn đến sự quá nhiệt của toàn bộ cơ thể và phá huỷ toàn bộ quá trình trao đổi chất. Sự tác động nhiệt học gây bỏng ở các phần khác nhau của cơ thể. - Tác dụng điện phân: gây phân huỷ máu, huyết tương và các dung dịch sinh lý khác của cơ thể người dẫn đến sự phá huỷ trầm trọng các thành phần lý hoá của các cơ quan trong cơ thể, làm cho chúng không còn khả năng thực hiện được nhiệm vụ của mình được nữa. - Tác dụng sinh học: gây sự phấn khích của các mô và phá huỷ các quá trình nội điện sinh trong cơ thể. Sự nguy hiểm do điện giật phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau: a. Điện trở của người Hình 1.1 Điện trở của người 1
- Điện trở của người là một đại lượng rất không ổn định không chỉ phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của cơ thể từng lúc mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, điều kiện tổn thương …v..v… Điện trở của người có thể thay đổi trong phạm vi từ 600 đến vài chục K. Giá trị điện trở của người phụ thuộc vào các yếu tố: - Da ẩm ướt do tiếp xúc với nước hay do mồ hôi cũng làm cho điện trở người giảm. - Diện tích tiếp xúc của da với điện cực tăng lên hay áp lực tiếp xúc tăng lên khiến cho điện trở người giảm. - Thời gian tồn tại dòng điện qua người lâu cũng làm cho điện trở của người giải vì da bị đốt nóng sẽ đổ mồ hôi khiến điện trở cách điện của da sẽ giảm. - Điện áp qua người tăng cũng làm cho điện trở của người giảm: + Với U ≥ 30V thì da người sẽ bị chọc thủng + Với U = 250V thì lớp da coi như bị bỏng hết b. Đường đi của dòng điện Về đường đi của dòng điện qua người có thể có rất nhiều trường hợp khác nhau, tuy vậy có những đường đi cơ bản thường gặp là: dòng qua tay - chân, tay - tay, chân - chân. Bảng1.1 Tỷ lệ dòng điện đi qua tim. TT Đường đi của dòng điện % dòng điện tổng 1 Tay -tay 3.3% 2 Tay trái- chân 3.7% 3 Tay phải- chân 6.7% 4 Chân- chân 0.4% 5 Đầu- tay 7% 6 Đầu- chân 6.8% c. Cường độ dòng điện. Dòng điện là nhân tố trực tiếp gây tổn thương khi bị điện giật. Cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị dòng điện có thể gây nguy hiểm chết người. Giá trị của dòng điện càng cao thì sự nguy hiểm càng lớn. Dòng xoay chiều nguy hiểm hơn dòng 1 chiều. 2
- Bảng 1.2 Tác dụng của cường độ dòng điện đến cơ thể con người Trị số dòng Tác dụng dòng điện xoay chiều Tác dụng của dòng điện điện (mA) 50 60Hz một chiều 0,6 1,5 Bắt đầu thấy ngón tay tê Không có cảm giác gì 23 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì 3 7 Bặp thịt co lại và rung Đau như kim châm cảm thấy nóng 8 10 Tuy đã khó rời khỏi vật có điện nhưng Nóng tăng lên vẫn rời được. Ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm thay đau. 20 25 Tay không rời khỏi vật có điện, đau khó Nóng càng tăng lên, thịt co thở. quắp lại nhưng chưa mạnh 50 80 Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim bắt đầu Cảm giác nóng mạnh. Bắp đập mạnh thịt cở tay co rút, khó thở 90 100 Cơ quan hô hấp bị lê liệt kéo dài 3 giây Cơ quan hô hấp bị tê liệt hoặc dài hơn, tim bị tê liệt đến ngừng đập. Ta có thể phân ra thành các ngưỡng: + Ngưỡng cảm nhận: I ≤ 1,5mA: Trị số tối thiểu mà con người cảm nhận được có dòng điện đi qua người. + Ngưỡng buông thả: I ≤ 10mA: Trị số lớn nhất mà người có thể rời khỏi được nguồn điện. + Ngưỡng rung cơ tim: Là trị số tối thiểu của dòng điện qua cơ thể người gây nên hiện tượng rung cơ tim. Ngưỡng rung cơ tim không chỉ phụ thuộc vào trị số của I mà còn phụ thuộc vào thời gian tác động: d. Tần số dòng điện Dòng điện có tần số trong giới hạn 50 – 60 Hz là phổ biến nhất và tần số đó nguy hiểm nhất về điện giật. Tần số càng tăng mức độ nguy hiểm càng giảm. e. Ảnh hưởng của yếu tố thời gian Thời gian tác động càng lâu thì càng nguy hiểm do thời gian tăng làm cho điện trở giảm vì lớp da bị nóng dần, lớp sừng trên da bị tiêu huỷ, vì thế tác hại của dòng điện đối với cơ thể người tăng. Khi dòng tác động trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ thuộc nhịp đập của tim. Mạch đập của người bình thường 60-80 lần/ phút, một chu kỳ co giãn của tim khoảng 1 giây. Trong đó có khoảng 0,4s tim nghỉ làm việc, oqr thời điểm này tim 3
- rất nhạy cảm với dòng điện chạy qua nó. Nếu t > 1s thì thế nào cũng trùng với thời điểm nói trên dẫn đến nguy hiểm. f. Điện áp Khi hai vị trí trên cơ thể người tồn tại một điện áp, sẽ có Ungười Ingười = một dòng điện qua cơ thể người. Với một cơ thể nhất định thì ứng Rngười với một điện trở nào đó, khi điện áp càng lớn (theo định luật ôm), mặt khác như phần trên ta đã biết điện áp càng tăng thì điện trở càng giảm, làm cho dòng điện càng lớn hơn và mức độ nguy hiểm cho người càng cao hơn. Dòng điện gây tác hại đối với con người, nhưng để sinh ra dòng điện phải tồn tại một điện áp trên cơ thể người. Vì vậy điện áp là nguồn gốc của tai nạn bị điện điện giật, trị số điện áp càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng tăng. g. Môi trường làm việc * Môi trường đặc biệt nguy hiểm: Đặc biệt ẩm ướt (độ ẩm chiếm tới 100%), nơi có tác dụng hoá học, nơi vừa có ẩm ướt vừa có bụi kim loại * Môi trường nguy hiểm cao: Ẩm ướt (độ ẩm chiếm khoảng 75% trở lên), có bụi kim loại dẫn điện 2. Các trường hợp gây ra tay nạn về điện 2.1. Tiếp xúc trực tiếp Tai nạn dẫn đến do tiếp xúc các bộ phận của cơ thể người với các phần tử mang điện. Khi làm việc với đường dây hay nhiều thiết bị điện người có thể chạm phải: Dây dẫn trần mang điện (1 pha hay nhiều pha), dây điện có vỏ bọc cách điện bị hỏng vỡ, dây điện đứt con người có thể chạm phải. Việc tiếp xúc với dây pha khi đứng trên nền đất (như hình dưới) là rất nguy hiểm, nhưng còn nguy hiểm hơn khi đứng trên môi trường nước (hình minh họa 1.2). Tiếp xúc tay qua tay Tiếp xúc tay qua chân Hình 1.2 Các tình huống tiếp xúc trực tiếp 4
- 2.2 Tiếp xúc gián tiếp Tai nạn dẫn đến do tiếp xúc giữa bộ phận cơ thể người với các phần tử bình thường không mang điện nhưng bất ngờ có sự rò điện do cách điện bị hư hỏng (như vỏ thiết bị, bệ máy) Hình 1.3 Tình huống tiếp xúc gián tiếp 2.3. Điện áp bước Điện áp bước là điện áp đặt giữa hai chân người do dòng điện chạm đất gây nên gọi là điện áp bước. Khi có dòng điện chạy trong đất, trong vùng lãnh thổ bán kính khoảng 20m sẽ hình thành điện thế có thể gây nguy hiểm cho con người - Càng gần điểm chạm đất Ubước càng lớn (ngược với UTx) - Càng xa điểm chạm đất Ubước càng bé. Với khoảng cách > 20 thì Ubước = 0 Để đảm bảo an toàn cho người, quy trình quy định khi có điểm chạm đất cấm người đến gần điểm chạm với khoảng cách sau: - Từ 4-5m với thiết bị trong nhà - Từ 8-10m với thiết bị ngoài trời 3. Các phương tiện bảo vệ và dụng cụ kiểm tra điện 3.1 Giới thiệu chung Để bảo vệ con người khi làm việc với các thiết bị điện khỏi bị tác dụng của dòng điện, hồ quang cần phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cần thiết. Phương tiện bảo vệ chia làm hai loại: chính và phụ. 5
- Bảng 1.2 Các phương tiện bảo vệ Loại bảo vệ Điện áp cao hơn 1000V Điện áp thấp hơn 1000V Sào, kìm, găng tay cách điện, Chính Sào, kìm dụng cụ của thợ điện có cán cách điện (10cm) Găng tay cách điện, đệm, bệ, Giầy, đệm, bệ cách điện Phụ giầy ống ngắn và dài Dụng cụ kiểm tra điện + Thiết bị thử điện di động, kìm đo dòng điện. + Bảo vệ nối đất di chuyển tạm thời hàng rào, hàng báo hiệu. 3.2. Phương tiện bảo vệ cách điện 3.2.1 Sào cách điện Sào cách điện dùng trực tiếp để điều khiển dao cách ly, đặt nối đất di động, thí nghiệm cao áp. Sào cách điện gồm 3 phần: phần cách điện, phần làm việc, phần cầm tay. Độ dài của sào phụ thuộc vào điện áp. Bảng 1.3 Điện áp định mức và độ dài cách điện của sào cách điện. Điện thế định mức của Độ dài của phần cách điện Độ dài tay cầm (m) thiết bị (kV) (m) Dưới 1kV Không có tiêu chuẩn Tuỳ theo sự liên hệ Trên 1kV dưới 10kV 1,0 0,5 Trên 10kV dưới 35kV 1,5 0,7 Trên 35kV dưới 100kV 1,8 0,9 Trên 110kV dưới 220kV 3,0 1,0 Hình1.4 Sào cách điện 6
- 3.2.2. Kìm cách điện - Kìm cách điện dùng để đặt và lấy cầu chì, đẩy các nắp cách điện bằng cao su. - Kìm là phương tiện bảo vệ chính dùng với điện áp dưới 35kV. - Kìm cách điện gồm 3 phần: phần làm việc, phần cách điện và phần cầm tay. - Kích thước tối thiểu của kìm. Bảng 1.4 Thông số cần thiết của kìm cách điện Điện thế định mức của Độ dài của phần cách Độ dài tay cầm (m) thiết bị (kV) điện (m) 10 0,45 0,15 35 0,75 0,2 Hình1.5 Kìm cách điện chuyên dùng 3.2.3 Găng tay điện môi, giầy ống, đệm lót, thảm cách điện Dùng với thiết bị điện, các dụng cụ này được sản xuất riêng với cấu tạo phù hợp với quy trình. Tuyệt đối không được xem là phương tiện bảo vệ nếu các vật trên không phải là loại sản xuất riêng dùng cho thiết bị điện. Chú ý rằng cao su chịu ẩm, ánh sáng, dầu mỡ, nhiệt độ cao, axit… thì độ bền cơ học và tính chất cách điện bị giảm. Để bảo vệ ủng, gang tay cao su cần phải bỏ trong tủ hoặc thùng. Hình 1.6 Ủng cách điện Hình 1.7 Gang tay cách điện Hình 1.8 Thảm cách điện 7
- Hình 1.9 Ứng dụng thảm cách điện 3.2.4 Bệ cách điện Bệ cách điện có kích thước khoảng 75cm x 75cm nhưng không quá 150cm x 150cm, làm bằng tấm gỗ ghép hoặc sứ. Khoảng cách giữa các tấm gỗ không quá 2,5cm. Chiều cao bệ từ sàn gỗ đến nền nhà không nhỏ hơn 10cm. 3.2.5. Thiết bị thử điện di động Thiết bị thử điện di động dùng để kiểm tra có điện áp hay không và để định pha. Dụng cụ có bóng đèn neon, đèn sáng khi có dòng điện dung đi qua. Kích thước thiết bị phụ thuộc vào điện áp, kích thước tối thiếu như sau: Bảng 1.5 Điện áp, kích thước của thiết bị thử điện. Điện áp định mức Độ dài giá đỡ Độ dài Độ dài chung của thiết bị (kV) (mm) tay cầm (mm) 10 320 110 680 10 - 35 510 120 1060 Khi dùng thiết bị thử điện chỉ đưa vào thiết bị thử đến mức cần thiết để có thể thấy sáng. Chạm vào thiết bị chỉ cần khi vật được thử không có điện áp. Bút thử điện hiện thị đèn Bút thử điện hiện thị số Hình1.10 Các loại bút thử điện 8
- 3.2.6 Một số các dụng cụ bảo vệ thông thường Hàng rào Dây an toàn Kính bảo vệ Hình 1.11Các dụng cụ bảo vệ 3.3 Biện pháp an toàn khi làm việc. 3.3.1 Các quy tắc chung để đảm bảo an toàn điện - Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện. - Phải chịu đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng tiêu chuẩn. - Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc. - Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn. - Phải thường xuyên kiểm tra các điện của các thiết bị cũng như của hệ thống điện. 3.3.2 Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện * Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn - Đảm bảo cách điện của thiết bị điện. - Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện. - Sử dụng điện áp thấp, máybiến áp cách ly. - Sử dụng tín hiệu, biển báo, khoá liên động. * Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm - Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế. - Sử dụng máycắt điện an toàn. - Sử dụng các phương tiện bảo vệ dụng cụ phòng hộ 4. Các loại biển báo Cần có các bảng báo hiệu để báo trước sự nguy hiểm cho người đến gần vật mang điện, cấm thao tác những thiết bị gây ra tai nạn chết người, để nhắc nhở... Phân loại: - Căn cứ vào đối tượng cần báo hiệu, biển báo gồm: + Biển báo chung: Dùng ở nơi có nhân viên vận hành thiết bị điện cũng như người đến làm việc. + Biển báo riêng: Dùng ở những nơi có nhân viên vận hành thiết bị điện làm việc. 9
- - Căn cứ vào thời gian sử dụng, biển báo gồm: + Biển báo cố định: Đặt trong một thời gian không quy định: +Biển báo lưu động: Đặt trong một thời gian nhất định. 4.1 Biển báo cấm Điện giật chết người Cấm phun nước vào nơi có Cấm sử dụng nước gần điện điện Hình 1.12 Các loại biển báo cấm 4.2 Biển báo cảnh báo nguy hiểm Điện áp nguy hiểm Cẩn thận điện giật Điện giật chết người Hình 1.13 Các loại biển báo cảnh báo nguy hiểm 4.3 Biển chỉ dẫn, yêu cầu Hình 1.14 Các loại biển báo chỉ dẫn 10
- 5. Các phương pháp sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật Khi có người bị tai nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp là các yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân. Tỷ lệ nạn nhân được cứu sống phụ thuộc vào thời gian sơ cứu theo số liệu thống kê như sau: Bảng 1.6 Thời gian người bị điện giật có thể được cứu sống. Thời gian, phút 1 2 3 4 5 6 Tỷ lệ cứu sống (%) 98 90 70 50 25 10 Từ số liệu bảng trên, ta thấy thời gian sơ cứu có ý nghĩa sống còn đối với các nạn nhân. Để có thể tiến hành sơ cứu có hiệu quả, trước hết cần phải luôn ở trạng thái sẵn sàng. Tất cả mọi người không trừ một ai đều phải nắm vững các thao tác sơ cứu cơ bản. Nơi làm việc phải có đầy đủ các dụng cụ, phương tiện cứu chữa, tủ thuốc và các phương tiện khác như bảng biểu, tranh ảnh áp phích .v.v. về vấn đề sơ cứu nạn nhân. Các bước cứu người khi bị điện giật Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện Khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, ta phải đảm bảo yêu cầu: - Phải thận trọng và nhanh chóng - Tùy theo từng tình huống để đề ra phương án tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách thích hợp. Giải phóng nạn nhân khỏi mạng điện hạ áp a. Trường hợp có thể cắt mạch điện bằng các thiết bị điều khiển đóng cắt, cần nhanh chóng cắt mạch điện bằng cầu dao hoặc Aptômát gần nhất. b. Trường hợp không thể sử dụng các thiết bị đóng cắt cần: Sử dụng các phương tiện an toàn cá nhân như: ủng cách điện, găng tay cách điện, có thể dùng dìu cán gỗ chặt đứt dây dẫn, hoặc túm tóc, quần áo khô của nạn nhân để lôi ra. Giải phóng nạn nhân ra khỏi mạng điện cao áp Việc tiến hành giải phóng nạn nhân ra khỏi mạng điện cao áp nhất thiết phải dùng các phương tiện an toàn như sào, ủng, găng tay cách điện .v.v. Có thể dùng các thiết bị ngắt mạch nhân tạo để cắt mạch đầu nguồn bằng cách ném lên đường dây 1 đoạn dây dẫn nhưng phải nối đất trước một đầu. 11
- (a) (b) (c) (d) Hình 1.15 Một số các hình ảnh khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. (a) Đóng cầu dao(b); Dùng sào cách điện; (c) Dung búa chặt đứt dây điện; (d) Đeo gang tay túm vào áo nạn nhân, Tình huống 1: Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị rò điện. Cách xử lý: - Rút phích cắm điện, nắp cầu chì hoặc ngắt aptomat. - Lót tay bằng vải khô đứng trên bệ cách 12
- điện kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh . Tình huống 2: Trên đường đi học về, em và các bạn bất chợt gặp tình huống: một người bị dây điện trần (không bọc cách điện) của lưới điện hạ áp 220V bị đứt đè lên người. Cách xử lý: Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân. Bước 2: Sơ cứu nạn nhân. Sau khi đã giải phóng nạn nhân ra khỏi mạng điện cần nhanh chóng tiến hành áp dụng các biện pháp sơ cứu. Trước hết cần xác định trạng thái của nạn nhân. Nạn nhân cần được đặt xuống ở chỗ khô ráo, thoáng mát nhưng tránh gió, nhanh chóng cởi áo, nới lỏng thắng lưng .v.v. để khỏi cản trở sự hô hấp. Để nạn nhân nằm ngửa và kiểm tra nhịp tim, cơ quan hô hấp, đồng tử mắt, đồng thời nhanh chóng cho gọi bác sỹ hoặc nhân viên y tế. a. Trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác, tim còn đập, còn thở: để nạn nhân nằm yên tĩnh, nới rộng quần áo và cho gửi khí amoniac (NH3). b. Nếu nạn nhân bất tỉnh nhân sự, tim ngừng đập toàn thân co giật: Đưa nạn nhân đến chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo, moi miệng xem có gì vướng không, nhanh chóng tiến hành các thao tác hà hơi thổi ngạt, kết hợp ấn lồng ngực cho đến khi nhân viên y tế đến. Chỉ có nhân viên y tế mới có thể khẳng định nạn nhân đã chết hay còn sống. 13
- a) Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm sấp (a) (b) Hình 1.16 Hô hấp nhân tạo kiểu nằm sấp Đặt nạn nhân nằm sấp, mặt nghiêng về một phía. Người cấp cứu ngồi lên mông nạn nhân và quì 2 đầu gối ép vào hai bên sườn nạn nhân, xoè hai bàn tay đặt lên lưng phía dưới xương sườn cụt như hình 1.14a. Dùng sức nặng toàn thân đưa người về phía trước, ấn hai bàn tây xuống theo nhịp thỏ miệng đếm 1,2,3... đều đặn, rồi lại ngẩng người về phía sau tay không xê dịch... rồi lại ấn theo nhịp 1,2,3... như hình 1.14b. Người cấp cứu phải bình tĩnh, kiên trì làm liên tục đến khi nào nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh của các y bác sỹ mới được thôi. b) Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm ngửa (a) (b) Hình 1.17 Hô hấp nhân tạo kiểu nằm ngửa Đặt nạn nhân nằm ngửa, lấy quần áo kê dưới lưng, cho đầu hơi ngửa ra phía sau. Một người lấy khăn sạch kéo lưỡi và giữ cho lưỡi khỏi tụt vào. Một người cấp cứu quì hai đầu gối cách xa đầu nạn nhân khoảng 20 đến 30 cm, cầm hai cẳng tay nạn nhân từ từ đưa hai tay lên phía trên đầu sao cho hai bàn tây gần chạm nhau và giữa ở vị trí này 2 đến 3 giây đồng hồ như hình 1.15a. Rồi đưa tay nạn nhân xuống lấy sức mình ép hai khuỷ tay nạn nhân vào lồng ngực của họ. Cần làm cho thật điều hoà theo nhịp 1,2,3... cho lúc hít vào (đưa tay lên) và 1,2,3 cho lúc thở ra (đưa tay xuống)... như hình 1.15b. Người cứu phải thực hành liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh của y bác sỹ mới được dừng lại. Chú ý: Người bị gãy xương ta không làm theo phương pháp này. 14
- c) Phương pháp thổi ngạt (a) (b) Hình 1.18 Phương pháp thổi ngạt Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau, hai tay ruỗi thẳng. Đặt một miếng gạc lên mồm nạn nhân. Người cứu hít không khí đầy lồng ngực rồi thổi mạnh vào mồm nạn nhân (chú ý phải bịt mũi và một tay đỡ cằm) cứ một phút thổi khoảng 10 lần như hình 1.16 a. Trong khi đó một người đứng cạnh làm động tác xoa tim bằng cách lấy hai bàn tay chồng lên nhay và đặt vào lồng ngực bên trái nạn nhân (phía tim) vừa ấn vừa day nhịp nhàng khoảng 60 đến 80 lần trong 1 phút phối hợp việc thổi, cứ ấn 5 -> 6 lần thì thổi 1 lần. Người cứu phải làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh của y, bác sỹ mới được dừng lại. Phương pháp hà hơi thổi ngạt có hiệu quả rất cao và hiện được áp dụng rất rộng rãi. Bước 3: Đưa đến bệnh viên hoặc mời nhân viên y tế. Sau khi sơ cứu ban đầu xong thì nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất để bác sỹ kiểm tra. Chỉ có nhân viên y tế mới có thể khẳng định nạn nhân đã chết hay còn sống. III. Dự trù thiết bị, vật tư thực hành Thiết bị, vật tư cho một nhóm thực tập (4 sinh viên) TT Tên vật tư Số lượng Đv tính Ghi chú 1 Sào cách điện 01 Cái 2 Thảm cách điện 01 Cái 3 Kìm cách điện 01 Cái 4 Ủng cách điện 01 Cái 5 Các loại biển báo 10 Cái 6 Bút thử điện 01 Cái 7 Dây an toàn 01 Cái 8 Khăn tay 01 Cái 9 Gối 01 Cái 10 Tấm ni lông 01 mét 15
- IV. Thực hành Bài tập 1: Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện . Tùy vào tình huống tiếp xúc điện gián tiếp hay trực tiếp và cấp điện áp mà ta sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện khác nhau. Khi sử dụng thì cần thực hiện như sau: + Cầm vào phần tay cầm của sào cách điện hay kìm cách điện. + Đứng trên bệ cách điện hay thảm cách điện, chân mang giầy cao su, tay đeo găng cao su, (nếu ở trên cao phải sử dụng đến dây an toàn để làm việc). PHIẾU LUYỆN TẬP SỐ 1.1 Tên kỹ năng: Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện Nhóm: ................................Lớp: ......................Ngày:................................................... Giáo viên hướng dẫn:........................................Ca thực tập:.......................................... Thời gian Thời gian Nội dung Lần Họ và tên yêu cầu thực hiện công việc Sinh viên số 1 - Kiểm tra kìm, sào cách điện, ủng, thực hiện gang tay, thảm, dây an toàn... 1 15 Sinh viên - Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn 2,3,4 quan sát điện đúng trình tự thực hiện. Sinh viên số 2 - Kiểm tra kìm, sào cách điện, ủng, thực hiện gang tay, thảm, dây an toàn... 2 10 Sinh viên - Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn 1,3,4 quan sát điện đúng trình tự thực hiện. Sinh viên số 3 - Kiểm tra kìm, sào cách điện, ủng, thực hiện gang tay, thảm, dây an toàn... 3 7 Sinh viên - Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn 2,1,4 quan sát điện đúng trình tự thực hiện. Sinh viên số 4 - Kiểm tra kìm, sào cách điện, ủng, thực hiện gang tay, thảm, dây an toàn... 4 5 Sinh viên - Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn 2,3,1 quan sát điện đúng trình tự thực hiện. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 2
10 p | 325 | 111
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 3
10 p | 237 | 94
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 4
10 p | 219 | 82
-
Ôn lại kiến thức cũ kỹ thuật điện tử
42 p | 377 | 56
-
Bài giảng Thực hành điện tử - Ngô Viết Thảo
33 p | 173 | 33
-
Bài giảng Thực hành điện tử cơ bản - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
274 p | 89 | 24
-
Bài giảng Thực hành điện thân xe - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
162 p | 75 | 21
-
Tập bài giảng Thực hành điện thân xe
162 p | 51 | 16
-
Bài giảng Thực hành đo lường điện - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
184 p | 78 | 15
-
Bài giảng Thực hành điện động cơ - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
182 p | 65 | 13
-
Bài giảng Thực hành truyền động điện - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
167 p | 90 | 12
-
Bài giảng Thực hành điện
62 p | 120 | 10
-
Đề cương bài giảng Thực tập Kỹ thuật điện – điện tử - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
117 p | 32 | 9
-
Bài giảng Thực hành Kỹ thuật điện - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
184 p | 43 | 6
-
Bài giảng Thực hành đo lường điện - ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
49 p | 13 | 6
-
Bài giảng Thực hành Trang bị điện - ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
56 p | 15 | 4
-
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật điện: Bài 8
30 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn