intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Văn học Nhật Bản: Bài 2 - Thơ ca Nhật Bản

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:28

237
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Văn học Nhật Bản: Bài 2 - Thơ ca Nhật Bản giúp các bạn biết dược nguồn gốc, đặc điểm, hình thức, đề tài của những thể thơ của Nhật Bản như Tanka (đoản ca, hòa ca); Haiku (hài cú). Bài giảng phục vụ cho các bạn yêu thích và muốn tìm hiểu về nền Văn học Nhật Bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Văn học Nhật Bản: Bài 2 - Thơ ca Nhật Bản

  1. BÀI 2 THƠ CA NHẬT  BẢN
  2. Thơ là thể loại văn học truyền thống,  “…xuất hiện từ buổi đất trời mới tựu  thành” Bài thơ đầu tiên do thần bão tố Susanoo  sáng tạo ra Người Nhật tin rằng trong ngôn từ thơ   ca có quyền lực của thần linh –  Kotodama (Ngôn linh)
  3. I.Tanka (Waka): Đoản ca, hòa ca 1.Nguồn gốc Được sưu tập từ thế kỉ IV, là những vần thơ cổ xưa nhất Tổng tập Tanka đầu tiên Vạn Diệp Tập (Manyoshu), thời kì Nara Tanka tiếp tục phát triển qua các thời kì, với 5 tổng tập thơ tiêu biểu
  4. 2.Hình thức: Là 1 trong những thể thơ ngắn nhất thế giới 5 dòng thơ, 31 âm tiết, khoảng 17 từ, quy định số âm tiết trong các dòng : 5.7.5.7.7 3.Đề tài: Tình yêu, thiên nhiên, thế sự 4.Đặc điểm: Chất nữ tính dịu dàng, ít cảm xúc dữ dội…
  5. MANYOSHU – Vạn diệp tập - Tổng tập thơ ca đầu tiên, sáng tác trong 4 thế kỉ (tk IV-> tk VIII) - Ghi chép bằng cách mượn âm chữ Hán; ảnh hưởng của thơ ca Trung Quốc từ motif đến thi luật => “Mắc nợ thi pháp thơ Trung Hoa”
  6. - Gồm 4500 bài, của 400 tác giả có tên, còn lại là vô danh. Người biên soạn chính Yakamochi. 5 nhà thơ nổi tiếng nhất được tụng xưng là Vạn Diệp ngũ đại gia. - Nhà thơ vĩ đại nhất của Vạn Diệp tập là Hitomaro, được sùng bái và tôn xưng là Hijiri (Thánh); là “Homer của thơ ca Nhật Bản” - Vạn Diệp tập thể hiện cả 3 đề tài của
  7.  Hitomaro Trong khi chờ em Dòng sông Ngân ấy Vọng tiếng con thuyền Mái chèo khuấy sóng Mơ hồ nửa đêm Cây phong trên đồi Không ngừng rơi lá Xin đừng rơi nữa Cho ta nhìn một chốc Ngôi nhà người ấy, lá ơi
  8.  Hitomaro (bài choka số 131) Em nằm như rong biển Bên ta mà ngủ say Khi không còn ta nữa Em như là sương mai Vạn lần ta ngoái lại Trong cuộc chia li dài Trên đường ngàn lối rẽ Mong còn thấy bóng ai …   Núi đồi ơi cúi xuống Cho ta nhìn người thương
  9. * KOKINSHU ­ Cổ kim tập  ­ Tổng tập thơ thời kì Heian, hiện  tượng phi thường của thời đại, gồm  1111 bài ­ Viết bằng chữ Kana ­ Lời tựa của Kokinshu: Một kiệt tác  văn xuôi, một tiểu luận thơ ca kinh  điển. Tác giả của lời tựa: Nhà thơ, nhà  lí luận Tsurayuki (872 – 945)
  10. - Đến Cổ Kim tập, Tanka được khẳng định là thể thơ truyền thống của Nhật Bản với các đặc trưng: + Không tựa đề, đánh số bài + Ngắn gọn (31 âm tiết) + Ít sử dụng tính từ + Không dùng khẩu ngữ + Tính chất dư tình (Yojo)
  11.  Các tác giả tiêu biểu của Cổ Kim tập được xếp theo thứ tự trong lục ca tiên, tam thập lục ca tiên  Tsurayuki (872-945)  Komachi ( khoảng tk IX)  Ise (877 – 940)  Izumi (~974 – 1040)
  12. * Tsurayuki                                Vốc nước đã rơi                             Qua kẽ tay tôi                             Trở về con suối                             Tôi chưa hết khát                              Đã xa em rồi            * Komachi Có một thứ nhạt phai Mà không ai nhìn thấy Bởi sắc ngoài còn tươi
  13.  Ise Tôi chỉ là giọt sương Đọng mình nơi ngấn lá Trên cành chơi vơi Dường như tôi đã sống Trước khi thế giới ra đời  Izumi Mỗi mùa đông tôi thấy Tuyết kia trở lại Mới tinh trắng ngần
  14. II. HAIKU (HÀI CÚ)  Thểthơ quốc hồn quốc túy của thi ca cổ điển Nhật Bản, là thể loại :“Nghệ thuật ẩn tàng trong cái vẻ không nghệ thuật của Nhật Bản”  Haiku không còn là của riêng Nhật Bản mà trở thành “Haiku thế giới”(World Haiku)  Haikuđược ví như “Một viên sỏi ném vào giữa cái đầm trí tuệ “
  15. 1.Nguồn gốc  Xuất hiện vào tk XVI, XVII, hoàn chỉnh vào cuối tk XIX  Người đặt nền móng và hoàn thiện thơ Haiku là M.Basho  Haikulà sự kết hợp của Hokku (Phát cú) và Haikai( hài hước) + Hokku: 3 dòng 17 âm tiết, mở đầu cho bài Renga + Haikai: 3 dòng 17 âm tiết, gọi vắn tắt của thể thơ Haikai norenga, thơ của tầng lớp thị
  16. 2.Hình thức:  3 dòng 17 âm tiết – Theo trật tự 5­7­5  Một bài Haiku thường gồm 5­7 từ. Bài  dài nhất không quá 10 từ  Được gọi là tam tuyệt, là loại thơ ngắn  nhất thế giới  Thi pháp thơ haiku thể hiện qua các  phạm trù mĩ học của thơ ca trung đại:  Aware, Sabi, Wabi, Yugen, Karumi… 
  17. 3. Haiku Tứ Trụ   Nhà thơ Haiku vĩ đại được gọi là Haijin  4 Haijin (tứ trụ) đại diện cho thơ Haiku + M. Basho – “Thiền sư thi sĩ” + K. Issa – “Nhà thơ của trái tim trần” + Y. Buson – “Nhà thơ tình mùa xuân” + M.Shiki – Nhà thơ Haiku hiện đại
  18.    M.Basho Ao cũ con ếch nhảy vào, vang tiếng nước xao. Trên cành khô cánh quạ đậu, Chiều thu.
  19. K.Issa Mưa 
  20. Buson Mưa xuân thầm thì bên nhau đôi lứa Ô và áo tơi đi. Băng qua vũng nông bàn chân cô gái, vẩn bùn lên nước xuân trong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2