intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu

Chia sẻ: Phẩn Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

122
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích bình luận tác phẩm, các mối quan hệ trong tác phẩm để làm rõ phạm trù bi cảm, một phạm trù mỹ học thời Heian của Nhật Bản. Từ đó có thể thấy quan niệm về cái đẹp, những biểu hiện của cái đẹp trong văn học Nhật Bản trung cổ làm nên tính duy cảm, duy mỹ độc đáo của người Nhật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ----  ---- HOÀNG THỊ MỸ NHỊ NIỀM BI CẢM (AWARE) TRONG "TRUYỆN GENJI" CỦA MURASAKI SHIKIBU TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 602230 Hà Nội, tháng 10 năm 2008
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ----  ---- HOÀNG THỊ MỸ NHỊ NIỀM BI CẢM(AWARE) TRONG “TRUYỆN GENJI” CỦA MURASAKI SHIKIBU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 602230 Người hướng dẫn khoa học : GS.TS NGUYỄN ĐỨC NINH Hà Nội, năm 2008
  3. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 2 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................. 2 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN ........................................................... 4 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4 4. PHẠM VI VĂN BẢN SỬ DỤNG .............................................................................. 4 5. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ...................................................................................................... 5 5.1 Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................... 5 5.2 Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................... 9 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ......................................................................................... 12 CHƯƠNG I .................................................................................................................... 13 THỜI ĐẠI HEIAN VÀ KHÁI NIỆM ........................................................................... 13 NIỀM BI CẢM (AWARE) ............................................................................................. 13 I.1 Thời đại Heian ....................................................................................................... 13 I.2 Khái niệm về niềm bi cảm (aware) ....................................................................... 28 CHƯƠNG II .................................................................................................................. 35 NIỀM BI CẢM VỚI SỐ PHẬN CÁC NHÂN VẬT ................................................... 35 II.1 Bi cảm với thời gian đã mất của các nhân vật ...................................................... 35 II.1.1 Thời gian trôi chảy ............................................................................................ 35 II.1.2 Thời gian đồng hiện và dòng ý thức nhân vật ................................................... 44 II.2 Bi cảm trước sự vô thường của cái đẹp................................................................ 55 II.2.1 Cái đẹp bất tử, cái đẹp cứu vớt thế giới ............................................................ 56 II.2.2 Sự vô thường của cái đẹp .................................................................................. 60 CHƯƠNG III ................................................................................................................ 73 NIỀM BI CẢM VỚI THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP ..................................................... 73 III.1 Thiên nhiên bi cảm trước cuộc đời luân chuyển................................................ 74 III.2 Thiên nhiên bi cảm với nỗi niềm hoài cổ ............................................................ 84 III.3 Niềm bi cảm trước sự phù du của vẻ đẹp thiên nhiên ....................................... 89 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 93 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 97 Hoàng Thị Mỹ Nhị 1 Luận văn thạc sĩ
  4. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu MỞ ĐẦU 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Nếu ai đó muốn tìm kiếm một huyền thoại lãng mạn về quả cầu lửa vĩ đại - Mặt Trời của vũ trụ thì ngay tại vùng Đông Á nghìn lẻ một bí ẩn, hãy đến chân ngọn Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tìm một cánh hoa anh đào còn sót lại từ vô lượng kiếp sinh, cùng một chút tĩnh tâm, trầm mặc của Thiền tông. Nơi đây, ánh sáng của nữ thần Mặt Trời Amaterasu sẽ khai mở một huyền sử tuyệt đẹp cho đất nước có tới 4000 hòn đảo lớn nhỏ này và lưu danh cho nó cái tên gọi Phù Tang hay Nhật Bản với ý nghĩa là xứ sở Mặt Trời mọc. Từ những cuộc thiên di từ Trung Quốc, Triều Tiên…của người Môngôlôít châu Á sang các quần đảo này, đến một nền văn minh phát triển, đó là khoảng thời gian khá dài. Nhưng với các huyền sử Kojiki và Nihon shoki, bình minh cả lịch sử Nhật đã bắt đầu với nhiều hoa trái và nhiều bất ngờ. Dù là quần đảo biệt lập lục địa, văn hóa Nhật vẫn sớm hình thành phát triển và tiếp thu hết sức tài tình các nguồn văn hóa ở châu Á lúc bấy giờ là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. Cùng với mạch ngầm dồi dào của văn hóa bản địa, vườn hoa mới của nhân loại bắt đầu bừng nở cho cái đẹp hiện sinh, cho những gì thiêng liêng và cao rộng của tâm hồn con người hòa nhập với thiên nhiên, đất trời, vũ trụ. Nhắc đến văn học Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến một xứ sở văn học diệu kỳ của những bài thơ ngắn đến bất ngờ (thơ haiku) và cuốn tiểu Hoàng Thị Mỹ Nhị 2 Luận văn thạc sĩ
  5. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu thuyết trường thiên dài cũng bất ngờ (Truyện Genji). Truyện Genji được xem là một tiểu thuyết dài độc đáo, ra đời trong khoảng thời gian những năm đầu của thế kỷ XI (1004-1011). Đây là một hiện tượng văn học sớm về mặt thể loại. Nó đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Truyện Genji là tiểu thuyết tâm lý xuất hiện sớm nhất, đã chinh phục chúng ta bằng thế giới tâm hồn sống động, chân thực và gợi cảm. Tiểu thuyết đã phản ánh những cung bậc đời sống xã hội phức tạp của con người thuộc tầng lớp quý tộc thời Heian. Tất cả nằm trong ngòi bút tài tình của Murasaki Shikibu(978? – 1016?), một người phụ nữ quyền quý và đa cảm. Truyện Genji nổi tiếng không chỉ bởi sự khai sáng của nó về mặt thể loại mà còn bởi xuyên suốt tác phẩm là tư duy thẫm mĩ độc đáo: niềm bi cảm(aware). Truyện Genji đề cao yếu tố mĩ, quan niệm thẩm mĩ trong bối cảnh thời trung cổ Nhật Bản. Cảm thức aware trong tác phẩm mang đến những xúc cảm tinh tế về thiên nhiên, con người, về nỗi buồn, cái đẹp của vạn vật. Đó chính là đặc trưng mỹ cảm truyền thống của Nhật Bản và cũng là chủ đề chính của tác phẩm. Tuy vậy, trong nghiên cứu và giới thiệu văn học Nhật Bản ở Việt Nam chúng ta còn rất ít chú ý nghiên cứu, khai thác đặc trưng thẩm mỹ này của văn học Nhật Bản vốn ra đời từ thời kì đầu trung đại. Vì thế, đề tài “Niềm bi cảm(aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu” có ý nghĩa khoa học thiết thực và cần thiết. Một mặt nó góp phần giúp các nhà nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam hiểu rõ hơn cơ sở mỹ cảm làm nên nét độc đáo của văn học Nhật Bản. Mặt khác, cũng từ cơ sở này, chúng ta có thể lí giải phần nào các hiện tượng, các đường nét riêng của văn học hiện đại Nhật Bản - một nền văn học đồng văn với Việt Nam nhưng lại khác xa với Việt Nam, thậm chí với cả Trung Hoa - một nền văn học đồ sộ mà nó chịu ảnh hưởng. Hoàng Thị Mỹ Nhị 3 Luận văn thạc sĩ
  6. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu 1.2. Văn học Nhật Bản đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường phổ thông, Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu về niềm bi cảm góp phần làm rõ hơn cái đẹp của Truyện Genji, có thể còn là một tư liệu chuyên sâu về một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Nhật Bản, giúp ích ít nhiều cho việc giảng dạy và giới thiệu văn học Nhật Bản trong nhà trường. Từ đó góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nền văn hoá, văn học Việt - Nhật, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác phát triển của hai quốc gia trong kỷ nguyên toàn cầu hoá kinh tế và văn hoá của nhân loại. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN Mục đích của luận văn là phân tích bình luận tác phẩm, các mối quan hệ trong tác phẩm để làm rõ phạm trù bi cảm, một phạm trù mỹ học thời Heian của Nhật Bản. Từ đó có thể thấy quan niệm về cái đẹp, những biểu hiện của cái đẹp trong văn học Nhật Bản trung cổ làm nên tính duy cảm, duy mỹ độc đáo của người Nhật. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là khảo sát và phân tích cái bi cảm trong số phận của các nhân vật, trong cái đẹp vô thường của cảnh vật thiên nhiên. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được hiệu quả tốt, luận văn sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích các mối quan hệ để triển khai và làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 4. PHẠM VI VĂN BẢN SỬ DỤNG Về văn bản nghiên cứu, tác giả dựa trên văn bản tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt do Nguyễn Đức Diệu chủ biên, gồm hai tập của nhà xuất bản Hoàng Thị Mỹ Nhị 4 Luận văn thạc sĩ
  7. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu Khoa Học Xã hội xuất bản năm 1991 làm đối tượng nghiên cứu chính, bên cạnh đó còn tham khảo bản tài liệu tiếng Anh của Arthur Waley, Edward G. Seidensticker, bản tóm tắt tiếng Anh của tác giả: Mari Nagase từ nguồn UNESCO cung cấp. 5. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Truyện Genji là tiểu thuyết trường thiên, tiểu thuyết tâm lý mang đầy đủ các cung bậc tình cảm của tình yêu, luyến ái…và thẫm đẫm chất hiện thực thời Hiean của xứ Phù Tang. Vậy nên nó là tâm điểm của nhiều cuộc thảo luận, là đề tài của nhiều nhà nghiên cứu ở Nhật cũng như trên thế giới. Ở Việt Nam, văn học Nhật Bản được biết đến nhiều là Kawabata Yasunari, sau đó là Oe Kenzaburo, Yamamoto Banana và Haruki Murakami và một số tác giả khác. Còn Truyện Genji vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Tuy vậy tác phẩm cũng đã được tìm hiểu trên vài phương diện mang lại những gợi mở sâu sắc, quý báu hỗ trợ cho chúng tôi có những định hướng cụ thể khi tiến hành thực hiện đề tài. 5.1 Tài liệu tiếng Anh Trên các kênh thông tin về văn học Nhật ở nước ngoài, tư liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh khá phong phú. Các học giả quan tâm đến văn học Nhật đã dịch và giới thiệu, thảo luận thông qua Anh ngữ nhằm đưa tác phẩm văn học gần với cộng đồng quốc tế hơn. Từ việc tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu tác phẩm Truyện Genji, chúng tôi rút ra được những vấn đề có liên quan như: Trong cuốn: “A reader’s guide to Japanese Literature”(Hướng dẫn độc giả làm quen văn học Nhật Bản)[81], J.Thomas Rimer đã đánh giá hệ thống nhân vật của tác phẩm Truyện Genji mang tính chân thực, tiêu biểu Hoàng Thị Mỹ Nhị 5 Luận văn thạc sĩ
  8. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu là nhân vật Genji. Từ nhân vật đóng vai trò trung tâm này, nhiều mối quan hệ xung quanh tạo nên những câu chuyện, tình tiết phức tạp được chuyển tải qua cảm quan Phật giáo. Nó giống như vòng tròn của cuộc đời trôi chảy theo kiếp luân hồi. Khả năng thẩm thấu nghệ thuật của tác giả qua niềm bi cảm đối với sự phù du của kiếp người. Tác giả J.Thomas Rimer đã đánh giá tác phẩm trên ba khía cạnh cơ bản: tính hiện thực, cảm quan Phật giáo và niềm bi cảm tồn tại trong toàn bộ tác phẩm. Trong đó, tính hiện thực là công cụ nhằm chuyển tải tư tưởng của tác giả qua sự ảnh hưởng của Phật giáo và quan niệm thẩm mĩ niềm bi cảm(aware). Cuốn “A dictionary of Japanese culture”(Từ điển văn hoá Nhật Bản) [76] của Seisuko Kojima và Gene A.Crane cũng đưa ra hai vấn đề chính trong Truyện Genji: âm hưởng Phật giáo và mỹ quan thẩm mĩ. Tác giả đã cho rằng chủ đề về Phật giáo trong tác phẩm tập trung vào khía cạnh sự ngắn ngủi, phù du của cuộc đời và yếu tố nghiệp hiển hiện trong tác phẩm. Cảm quan thẩm mĩ của tác phẩm là: “xúc cảm thẩm mỹ gắn với nỗi buồn man mác” hay được gọi là niềm bi cảm. Hai yếu tố trên có sự ảnh hưởng to lớn đối với tác giả và tác phẩm và đó là ý nghĩa sâu sắc, chủ đề chính được rút ra từ tác phẩm. William J. Puett trong cuốn “Guide to the Tale of Genji”(Hướng dẫn về tác phẩm Truyện Genji)[84] đề cập khái niệm aware được hiểu trong nhiều hoàn cảnh, trên nhiều phương diện và từ nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Các tác giả Morris, Valey, Tsunoda, Keene, De Bary, Miner, Cranston, Anesaki đều có cách định nghĩa về khái niệm aware, và họ cũng có những điểm chung bổ sung cho nhau cùng đi đến thống nhất về khái niệm và cách biểu hiện của quan niệm thẩm mĩ này. Tác giả chỉ ra rằng: có hai nguyên lý đang vận hành trong Truyện Genji. Trong khi tiểu thuyết lấy cớ miêu tả đời sống cung đình Heian đã khéo léo thể hiện đề tài của mình Hoàng Thị Mỹ Nhị 6 Luận văn thạc sĩ
  9. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu qua miêu tả sự ngắn ngủi của tình yêu, miêu tả cuộc sống tao nhã và cái đẹp. Và rốt cuộc là tiểu thuyết viết về niềm bi cảm, nỗi buồn. Cái đẹp trong tác phẩm còn thể hiện trong miyabi (tao nhã), một quan niệm thẩm mĩ thanh cao, đặc sắc của đời sống cung đình thời Heian tiếp nối cho đến ngày nay của người Nhật. Một trong những đối tượng của miyabi là người phụ nữ đẹp, thậm chí tiểu thuyết được viết bởi người phụ nữ. Người phụ nữ trong tiểu thuyết xuất hiện trong thời điểm đỉnh cao nhất của họ như là đối tượng của vẻ đẹp hoàn hảo. Từ tiểu thuyết, hiện thực về đời sống đã trải qua như: sự tao nhã, tinh tế, cái đẹp được ghi chép như sự hoài cổ về cảnh buồn bã, u hoài, một cách sống hay một khoảnh khắc toả sáng trong văn hoá Heian. Trên trang website http://www.inform.umd.edu[75], Pin Fang Su đã có bài thảo luận về nhân vật Genji. Theo học giả, để hiểu nhân vật Genji chúng ta có thể tìm hiểu những vấn đề xung quanh nhà văn Murasaki Shikibu và những người phụ nữ bên cạnh Genji. Trước khi bàn về Genji người ta đã nghĩ đến những gì ảnh hưởng tới Mursaki Shikibu để tạo nên KoGenji, (Ko trong nghĩa cổ có nghĩa là xinh đẹp và duyên dáng). Một chàng hoàng tử đẹp từ dáng vẻ bên ngoài, hấp dẫn từ những cốt cách bên trong, từ tài năng thiên bẩm, từ vị thế xuất thân…đã làm mê đắm bao cô gái con nhà quyền quý, tài sắc, đức độ vẹn toàn. Tác giả bài viết cho rằng, để xây dựng hình tượng Genji như vậy, nhà văn đã có một quá trình nung nấu từ chính cuộc đời riêng tư của mình. Khi còn trẻ, Murasaki đã mồ côi mẹ và được cha dạy dỗ cùng với người anh trai trong môi trường học vấn bậc cao. Bà tỏ ra có trí thông minh hơn người và học nhanh hơn anh trai, biết đọc cả chữ Hán, thứ chữ chỉ dành cho Nam giới. Bà sớm ý thức về bản thân mình và vì vậy lấy chồng muộn khi đã 29 tuổi xuân. Chồng là một người đàn ông đã có vợ cũng không tài cán gì. Cuộc sống dường như quá ngắn ngủi và bất hạnh so với những gì bà mong muốn. Hoàng Thị Mỹ Nhị 7 Luận văn thạc sĩ
  10. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu Genji là hình tượng nhà văn muốn gửi gắm những niềm mơ ước về một người đàn ông lý tưởng. Ở chàng hội tụ tất cả những gì tinh tuý nhất. Tuy vậy đã có nhiều người khen, chê về hình tượng lý tưởng này. Theo học giả Pin Fang Su có nhiều lí do để có thể khẳng định Genji là người đàn ông lý tưởng trên cơ sở đặt tác phẩm trong bối cảnh lịch sử xã hội thời bấy giờ. Trước hết, Heian là thời kỳ kéo dài từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII, thời Trung cổ Nhật Bản với chế độ phong kiến đa thê. Tuy nhiên chính bản thân chàng Genji hào hoa cũng có sự cuốn hút đặc biệt. Genji rất thông minh và khéo léo trong thể hiện tình cảm của mình. Genji là người chu đáo, ân cần, có trách nhiệm khi chăm sóc tất cả các người tình của mình. Chàng là một người đa cảm, lãng mạn. Trong khi thế sự luôn thay đổi, chàng không màng đến chính trị mà say mê với nghệ thuật, hội hoạ, thi ca, nhảy múa, chữ nghĩa. Như vậy, Pin Fang Su đã đưa ra quan điểm của mình khi bình giá về nhân vật từng có nhiều tranh cãi để từ đó khẳng định tính hiện thực của tác phẩm và sự ảnh hưởng đối với tư tưởng của chủ thể sáng tạo ra nó là niềm bi cảm(aware). Ở một nghiên cứu khác, đăng tải trên website http://www.wsu.edu [67], viết về cơ sở của mono no aware được trình bày bắt nguồn từ ý thức của người Nhật. Motoori Norinaga, một học giả người Nhật, cho rằng, ý thức đó xuất hiện đầu tiên ở người Nhật và kết nối với thế giới qua ngôn ngữ thi ca bằng cách làm riêng của họ. Mono no aware là khái niệm trung tâm, cơ bản của quan niệm thẩm mĩ người Nhật trong thời hiện đại. Đó là công cụ giao cảm đầu tiên của con người với thế giới chỉ có ở Nhật. Nói đến aware trong Manyoshu(Vạn diệp tập), người Nhật cho rằng đây là tác phẩm thể hiện đặc trưng quan niệm thẩm mĩ của họ lẫn quan niệm sống của họ trong quá khứ. Bằng cách cảm nhận đặc biệt về cuộc sống thông qua aware, người Nhật đã phản ánh bi kịch của cuộc sống con người trên trái đất này. Từ đó phát hiện ra quan niệm thẩm mĩ aware và Hoàng Thị Mỹ Nhị 8 Luận văn thạc sĩ
  11. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu mono no aware là nguyên lí cơ bản trong cách thể hiện của các sáng tác văn học viết và phim hiện đại. Kondo Tomie trong cuốn: 105 key words for understanding Japan(105 từ khoá để hiểu đất nước Nhật Bản) [66] đã xác định thuật ngữ aware là kết tinh quan niệm thẩm mĩ thời kì Heian. Con người thời Heian say mê cái đẹp, đặc biệt là nữ giới trong cung đình. Đỉnh cao của cảm giác khi thưởng thức cái đẹp thể hiện trong aware khi tiếp xúc với cái nhất thời, thoáng qua, phù du của sự vật như: mùa, sự cầu nguyện hay tiếng reo vui, hay cảnh vật buổi sáng cũng làm cho con người xúc động sâu sắc. Trong bài báo: Genji monogatari: a romance in three parts (Truyện Genji: tác phẩm lãng mạn gồm ba phần) [65], Leslie Inamasu đã trình bày quan điểm của mình về tình yêu trong ba người phụ nữ với ba tính cách, số phận khác nhau nhưng cả ba hợp lại thì trở thành một người phụ nữ hoàn hảo. Ở họ, phẩm chất của người phụ nữ vượt qua mọi giới hạn của mẫu người phụ nữ Heian theo quan điểm của Murasaki Shikibu. Nếu Yugao là một mẫu phụ nữ nồng nhiệt, say đắm trong tình yêu thì Akashi là một người vợ người mẹ quý tộc, còn Ukifune là nguyên mẫu của một Nicô. Ukifune là sự tiếp nối của Yugao trong mối quan hệ: Genji và Tono Chujo, Kaoru và Niuo. Ở ba người phụ nữ này xuất hiện tình yêu chớp nhoáng, lãng mạn, cuồng nhiệt khi tình yêu đến với mình. Tất cả họ đều nằm trong sự chi phối của quan niệm thẩm mĩ của nhà văn khi sáng tạo nên tác phẩm. Nhà văn đã hư cấu nên câu chuyện về triều đình Heian và những người phụ nữ có vị trí trong xã hội đó với những mối quan hệ phức tạp nhằm làm nổi bật đời sống tinh thần của họ trong mối quan hệ với hiện thực đời sống cung đình. 5.2 Tài liệu tiếng Việt Hoàng Thị Mỹ Nhị 9 Luận văn thạc sĩ
  12. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu Công trình “Lịch sử văn học Nhật Bản”[44] của Suichi Kato do Trần Hải Yến dịch là bức tranh đầy đủ nhất về văn học Nhật Bản. Trong phần viết về Truyện kể Genji, tác giả cuốn sách đã đưa ra những phân tích giá trị về hình thức lẫn nội dung của tác phẩm. Tác giả bàn về lối tự sự, phong cách văn chương, ngôn ngữ, sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với tác phẩm. Đặc biệt, nhà nghiên cứu đã đề cập đến dòng chảy thời gian trong tác phẩm là sự phát hiện rất có giá trị liên quan đến cảm thức thẩm mỹ aware. “Vậy cái gì là riêng chỉ Genji monogatari có và thể hiện trong suốt 54 chương sách? Theo tôi đó là sự nhận thức về tính hiện thực của dòng chảy thời gian, cảm giác về tính hiện thực của thời gian như một cái gì đó khiến cho mọi hoạt động và cảm xúc của con người ý thức rằng họ chỉ sinh ra trên trái đất này chỉ một lần: “Đời chẳng dài chi hãy tận hưởng nó dù chỉ còn lại một hay hai ngày”(Tenarai). Điều này nghĩa là sự hữu hạn của đời người và sự vĩnh hằng đều gói gọn trong “chỉ một hai ngày” [44,153]. Vấn đề này được tác giả đề cập trên nhiều khía cạnh biểu hiện trong tác phẩm và nghệ thuật của tác giả mang lại những gợi mở sâu sắc cho người đọc. Chính tác giả đã đề cao vai trò của dòng chảy thời gian như là một yếu tố quan trọng, quyết định thành công của tác phẩm sau này: “…Murasaki đã thành công trong việc truyền đạt cường độ thời gian. Sự thật về tính nhân đạo mà Genji monogatari trình bày với chúng ta không phải là số phận, cũng không phải sự phù du của kiếp người mà là dòng chảy thời gian, một điều rất bình thường nhưng lại rất căn bản đối với chúng ta. Để thể hiện hoặc lí giải sự thật này quả thật cần đến một tiểu thuyết trường thiên” [44,153]. Trong “Cảm nhận mới về văn hoá và văn học Trung Quốc”[48], Lê Huy Tiêu đã so sánh tác phẩm “Truyện kể Genji” với tác phẩm“Hồng Lâu Mộng”. Ông đã tìm ra mối quan hệ giống nhau giữa hai tác phẩm thể hiện qua hai nhân vật chính: Genji và Giả Bảo Ngọc - những chàng trai đẹp, tài Hoàng Thị Mỹ Nhị 10 Luận văn thạc sĩ
  13. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu hoa, phong lưu. Cả hai đều có tài chiếm trái tim của các mỹ nhân và cũng đem lại không ít đau khổ. Hệ thống các nhân vật nữ cũng tài hoa mệnh bạc, sống trong tình yêu thuỷ chung, son sắt. Bên cạnh đó về mặt nghệ thuật: phương pháp tả thực, kết cấu chặt chẽ, về độ dài tác phẩm, xây dựng hình tượng nhân vật, kết cấu thơ ca lẫn văn xuôi đều có sự giống nhau. Tác giả bài viết còn đưa ra sự khác biệt trong hai tác phẩm như về hôn nhân, thái độ phản ánh của nhà văn. Một trong những cuốn sách nghiên cứu khá sâu và đầy đủ về văn học Nhật Bản là cuốn“Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868”[5] của Nhật Chiêu. Tác giả đã đề cập nhiều vấn đề về tác phẩm Genji monogatari. Ông cho rằng thời kì Heian là thời kì của cái đẹp và Truyện Genji thể hiện thế giới của niềm bi cảm. Tác phẩm chịu sự chi phối của cảm thức chung tinh tế đó. “Genji là tác phẩm cổ điển hiếm hoi cố gắng phát hiện thế giới bên trong ấy qua những cảm thức say mê, mơ mộng, tưởng nhớ, tuyệt vọng, u buồn. xao xuyến…đặc biệt là niềm bi cảm đối với thời gian”[5,116]. Và “Thời gian có thể huỷ diệt tất cả, nhưng các nhân vật của Murasaki thường vượt ra khỏi sự chế ngự của thời gian dù họ vẫn bị huỷ diệt. Ta vẫn nhớ về họ như nhớ tuổi trẻ và sắc đẹp. Họ không tàn tạ”[5,119]. Như vậy, Nhật Chiêu đã phát hiện niềm bi cảm trong tác phẩm thể hiện rõ nhất qua yếu tố thời gian trong vòng đời của nhân vật. Niềm bi cảm ấy còn thấm đẫm vào thiên nhiên. “Tóm lại aware là một niềm bi cảm trước vẻ đẹp não lòng của thiên nhiên và nhân thế” [5,121]. Cuốn “Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại”[42] của N.I.Kônrat do Trịnh Bá Đĩnh dịch đã nêu ra năm ý kiến khác nhau của giới phê bình về tác phẩm Truyện Genji. Đầu tiên là cuốn tiểu thuyết như sự truyền bá ngấm ngầm cho đạo Phật, tác phẩm được viết với mục đích giáo huấn, Truyện Genji là tác phẩm vô luân, khiêu dâm, đây là cuốn sử biên niên trá hình và Hoàng Thị Mỹ Nhị 11 Luận văn thạc sĩ
  14. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu cuối cùng tác phẩm chuyên làm sáng tỏ những nguyên tắc độc đáo của mĩ học Nhật Bản biểu hiện trong định thức mono no aware(sự quyến rũ của sự vật). Tác giả dẫn quan điểm của nhà sử học Nhật Bản Igarashi “…đối với Murasaki viết tiểu thuyết không phải là việc tổ chức tài liệu để tiêu khiển cho những bà buồn chán trong những lúc rỗi rãi, mà là công việc tái tạo lại bức tranh của cuộc sống con người với tất cả những biểu hiện của nó trong đó có cả những người tốt và những kẻ ngu ngốc. Cái đó một lần nữa lại là điều mới mẻ với nhà văn Nhật Bản thời kỳ này.”[42,177] sau đó khẳng định: “thể loại của tác phẩm là tiểu thuyết hiện thực, phong cách - vabun, đề tài - người bạn tình và người phụ nữ Heian. Đó là ba toạ độ của Genji”.[42,186]. Bên cạnh đó, còn có cách lí giải về bố cục tác phẩm của giáo sư Phujioka. Từ cách chia tác phẩm ra thành ba tập lớn, giáo sư cho rằng: “Khi đọc tác phẩm dù không chủ tâm thì vẫn có cảm giác rằng nó có ba phần: “tuổi trẻ, những năm trưởng thành và khi về già của nhân vật hoặc theo một kết cấu khác: những năm vô tư, những năm vinh quang, những năm trả giá”[42,204]. Qua đó giáo sư đặt tác phẩm trong sự vận động của thời gian và hoàn cảnh với sự phát triển của nhân vật chịu sự ảnh hưởng của lý thuyết Phật giáo. Trên đây là những công trình nghiên cứu chính đã công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả trong luận văn này. Tất cả các kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước đã giúp cho tác giả luận văn có cơ sở để triển khai đề tài nghiên cứu của mình. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương: Chương I: Thời đại Heian và khái niệm niềm bi cảm(aware) Hoàng Thị Mỹ Nhị 12 Luận văn thạc sĩ
  15. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu Chương II: Niềm bi cảm với số phận các nhân vật Chương III: Niềm bi cảm với thiên nhiên tươi đẹp CHƯƠNG I THỜI ĐẠI HEIAN VÀ KHÁI NIỆM NIỀM BI CẢM (AWARE) I.1 Thời đại Heian Thời kì Heian kéo dài từ năm 794 đến năm 1185. Năm 781, Thiên hoàng Kammu lên ngôi và dời kinh đô từ Nara về kinh Heian vào năm 794 đánh dấu đất nước bước sang một thời đại mới kéo dài khoảng 400 năm. Đây được xem là thời kì văn hoá, xã hội phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Trong thời kì này đặc biệt có sự phát triển của dòng họ nhiếp chính Fujiwara, dòng họ thống trị triều đình, bành trướng thế lực. Dựa vào vị thế Thiên hoàng, các nhánh của dòng họ này một mặt có những cải cách để củng cố luật lệnh, một mặt tranh giành quyền lực lẫn nhau tạo nên những biến cố về chính trị. Các gia tộc khác đều bị dòng họ này đồng hoá bằng các cuộc hôn phối. Vậy nên, giới quý tộc thời kì này rất giàu có, xa hoa, hưởng lạc. Các công trình văn hoá được xây dựng nhiều phục vụ cho tín ngưỡng và sự phát triển của đô thị. Cuối thời Heian, loạn chiến tranh giành quyền lực diễn ra khiến chính trị xã hội bất an. Tầng lớp võ sĩ, cũng như các thế lực mới khác bắt đầu có vị trí trong xã hội. Xã hội đang chuyển dần sang xu hướng khác, nhường lại một thời kì vàng son đã qua để bước vào một thời kì mới với nhiều biến cố, thời kì Kamakura. Hoàng Thị Mỹ Nhị 13 Luận văn thạc sĩ
  16. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu Có thể nói, bất kỳ một quan niệm thẩm mĩ thuộc thời kỳ nào trong xã hội cũng đều chịu sự ảnh hưởng của các tư tưởng thời đại đó. Niềm bi cảm(aware) được xem là một quan điểm thẩm mĩ bị ảnh hưởng sâu sắc từ tôn giáo mà đậm nhất vẫn là Phật giáo(Thiền Zen) trong thời đại Heian. *Tôn giáo Những thay đổi trong thế giới quan của người Nhật có sự xâm nhập của các hệ thống tư tưởng nước ngoài: Phật giáo, Khổng giáo, Cơ đốc giáo và chủ nghĩa Mác về sau, trong đó Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá Nhật và xuất hiện từ rất sớm trên đất nước mặt trời mọc này. Phật giáo vào Nhật qua con đường Bách Tế vào khoảng thế kỷ thứ VI, còn Khổng giáo du nhập vào Nhật sớm hơn (thế kỷ IV) nhưng Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước của họ. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI ảnh hưởng Phật giáo đậm nét nhất. Tuy nhiên, người Nhật vẫn có sự tồn tại lâu bền của văn hoá bản xứ. Vậy nên, thế giới quan người Nhật là hệ thống tư tưởng đa thần , phức tạp. Bởi vậy J.Mtel một nhà Nhật Bản học đã cho rằng: “Người Nhật mượn Phật giáo và Nho giáo cũng như người châu Âu đã mượn đạo cơ đốc và triết học Hy Lạp về cái Logos. Nhưng họ từ chối cái mệnh trời, những khoa thi và các viên chức Nho sĩ sự hoa mỹ bồng bột của một số nghệ thuật tạo hình. Sau cùng, hoàn cảnh đảo quốc đã cho phép Nhật Bản có ý thức về cả tính độc đáo của nó lẫn sự tồn tại của các nền văn minh khác. Trung Quốc chỉ biết có một nền văn minh, nghĩa là bản thân nó, còn những người khác đều là man rợ. Nhật Bản, trong khi giữ khoảng cách với nền văn minh Trung Hoa, thậm chí còn có khả năng hơn để hiểu về tính đa dạng của các giá trị về văn minh, và như vậy là nó có thể mở cửa mà không từ bỏ bản thân mình”[31,53]. Từ thời Nara(710 - 794) Phật giáo được đưa vào trong chính sách của nhà nước, chùa chiền được xây dựng khang trang bên cạnh đời sống nhân Hoàng Thị Mỹ Nhị 14 Luận văn thạc sĩ
  17. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu dân nghèo khổ. Cuộc sống bị đảo lộn bởi thế lực nhà sư lên ngôi. Vào thời Heian, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân theo đúng nghĩa của nó, bởi có sự can thiệp của giai cấp thống trị nhằm kìm giữ sự lộng hành của giáo giới, tăng ni phật tử, không để xảy ra như thời Nara. Phật giáo tạo cho người dân niềm tin vào cuộc sống, vào thế giới bên kia của cuộc đời, tin vào đức Phật để con người sống hướng thiện. Tuy nhiên, đây là thời kỳ cực thịnh của giai cấp quý tộc nên đã tác động rất lớn tới đời sống chính trị và tôn giáo. Lúc này ở Nhật xuất hiện các tông phái Phật giáo mới. Các giáo phái du nhập từ Trung Hoa như: Thiên thai tông và Chân ngôn tông. Trong số các tín đồ có nhân vật Kukai đã sáng lập ra Mật giáo, được xem là người thông tuệ nhất trong lịch sử tôn giáo Nhật Bản, đã ảnh hưởng đến ngay cả giới quý tộc, triều đình phong kiến. Hành đạo của Mật giáo, Chân ngôn tông có nhiều yếu tố trong đó có Thiền định. Ông truyền dạy con đường thành Phật thông qua thực hiện các thực hành của Mật giáo trong đó có việc ngồi Thiền. Và con người khi đạt đến tối thượng gọi là Chân ngôn. Chân ngôn đã trở thành tôn giáo của dân tộc, do đó văn học nghệ thuật được khuyến khích dưới sự ảnh hưởng của Kukai. Chính nghệ thuật bị ảnh hưởng, đi liền với tôn giáo vì bàn đến nghệ thuật là đến với cái chân-thiện-mỹ và văn học đã làm nên công cụ là phương tiện sinh động nhất về nhân sinh quan tôn giáo. Trong văn hoá, đặc biệt là văn học, tác phẩm Manyoshu(Vạn diệp tập) đề cập đến “sự phù du của kiếp người” và có thể xem một phần ảnh hưởng của Phật giáo. Tuy nhiên quan niệm sự phù du của kiếp người không phải hạt nhân triết học của Phật giáo. Sự ảnh hưởng của Phật giáo còn thể hiện rõ vào thời kỳ Heian, tuy nhiên, nó đã bị biến đổi trong cảm quan của người Nhật cùng với sự xâm nhập của Thần đạo(Shinto). Sự dung hợp giữa Phật giáo và Thần đạo diễn ra vào thời Nara. Đến thời Heian Phật giáo có sự bảo trợ của chế độ phong Hoàng Thị Mỹ Nhị 15 Luận văn thạc sĩ
  18. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu kiến nên phát triển mạnh và chia nhiều tông phái, trong đó có Thiền tông. Một số giáo phái Phật giáo cho rằng: chúng ta đang sống trong thời thứ ba, xét trong sự luân chuyển về mặt thời gian thì thế giới này đang nằm trong sự suy thoái. Vậy nên đời sống của con người được xem là suy đồi trầm trọng. Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong suy tư của người Nhật về thực tại tối hậu. Cho dù họ bị ảnh hưởng sâu rộng của quan niệm Thần Đạo về thế giới, nhân sinh nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi viễn tượng Phật giáo về cái vô thường, vô ngã, duyên khởi nghiệp. Nghệ thuật Phật giáo ở Nhật cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến cảm quan thẩm mĩ người Nhật. Nhất là khi xã hội xem Phật giáo là quốc giáo, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của đế chế cai trị. Nghệ thuật Phật giáo được sử dụng rất nhiều trong hành đạo nhằm mục đích làm cho không khí tiến hành nghi lễ, tạo nên không gian và thời gian linh thiêng, nhằm tăng cường quyền năng tối thượng của Phật giáo. Mặc dù nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa du nhập vào Nhật nhưng đã được văn hoá của dân bản xứ tái tạo lại. Nghệ thuật Thiền Zen ở Nhật chịu ảnh hưởng quan niệm thẩm mĩ của đời nhà Tống ở Trung Hoa. Đặc điểm của nó là sử dụng những khoảng trống cần thiết, sự kiềm chế …để tạo nên một cảm giác gọi là “sắc là không, không là sắc” theo quan niệm của Đại Thừa. “Nghệ thuật Phật giáo ở Nhật Bản, giống như nghệ thuật Shinto(Thần đạo), luôn luôn phản ánh mối quan tâm về tính tự nhiên và giản dị, mang lại quan niệm rằng đời sống là nghệ thuật sống đẹp và thanh cao”[56,354]. Bên cạnh đó, quan niệm phi nhị nguyên của Đại Thừa về luân hồi và niết bàn biểu hiện dưới dạng cái Đẹp trong đời sống thường nhật. Quan niệm về cái Đẹp rất đơn giản nhưng rất khó biểu hiện. Chẳng hạn như nét chấm phá trong bức tranh thiên nhiên hoặc trong những bài thơ. Phật giáo Hoàng Thị Mỹ Nhị 16 Luận văn thạc sĩ
  19. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu nắm bắt một cảm nhận sâu xa của trải nghiệm niết bàn trong khoảnh khắc ngay giữa đời sống tự nhiên để diễn tả cảm thức về cái vô thường. Chính vì vậy tất cả “niềm bi cảm” bị chi phối bởi thế giới quan Phật giáo, đậm đặc ở Thiền Zen. Quan niệm đạo đức của Thiền trong Phật giáo đã khẳng định thực tại có cả đúng và sai, thiện và ác. Và mọi giá trị đạo đức đều là tương đối. Đức hạnh không chỉ tuân giữ giới luật mà còn phải trải nghiệm, thức tỉnh nội tâm mà thành. Như vậy, Thiền tông đã đề cao sự vận động nội tại của bản thể con người. Tính hướng nội thể hiện rõ trong quan niệm về đạo đức này. Chính vì vậy Thiền ở Nhật đã chỉ ra con đường chuyển hoá rất đặc trưng là không chủ đích, không chủ tâm. Dogen khuyên rằng chỉ nên ngồi yên lặng không làm gì, để cho tâm trí trống rỗng. Để như vậy để nhận ra tâm thanh tịnh của Phật giáo và trải nghiệm trạng thái giác ngộ và thực hành tham thiền. Thiền khi vào Nhật Bản đã lột bỏ tính huyền bí của Ấn Độ và tính chất trừu tượng, siêu hình, quan điểm nghịch thường của Đạo Lão và tư tưởng thực dụng của Khổng Giáo. Thiền mang đặc điểm tinh tế, chính xác và đơn giản ở Nhật. Vừa là nguồn gốc phát sinh cũng là cơ sở của văn học nghệ thuật ở Nhật Bản, Thiền gợi hứng cho Trà đạo, Hoa đạo, Thư đạo, Thiền hoạ, Khứu đạo, Cung đạo, Kiếm đạo… Thần đạo là một tín ngưỡng tôn giáo bản địa xuất phát từ Nhật Bản, tuy vậy nó vẫn có ảnh hưởng của Phật giáo và mối quan hệ đó qua lại lẫn nhau. Do tính chất mặt trời của Phật đại nhật mà các tín đồ của Chân Ngôn cho là vị thần tối cao của Thần đạo: Amaterasu(nữ thần mặt trời) là hiện thân của đại Phật ở Nhật. Đó là cái gốc của Thần đạo Nhị nguyên, có sự bao hàm cả Đạo Phật và Thần đạo. Vì thế việc hành đạo của cả hai cùng một lúc nhưng không mâu thuẩn với nhau. Vậy nên vẫn có người theo quan điểm tôn giáo kết hợp giữa Phật giáo và Thần đạo. Tuy nhiên giữa chúng Hoàng Thị Mỹ Nhị 17 Luận văn thạc sĩ
  20. Niềm bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu có sự khác biệt rõ nét. Thần đạo dạy rằng tự nhiên và con người vốn trong sạch tự nguyên khởi thì Phật giáo Nhật Bản nhấn mạnh rằng: ý niệm về “sự giác ngộ tự bản nguyên”. Hay Thần đạo cho rằng sự ô nhiễm và uế tạp ám cái bản tính tự nhiên thì Phật giáo chỉ ra rằng cái giác ngộ bản nguyên bị mờ ám bởi tham, sân, si. Thần đạo cho rằng sự thất bại và cái chết xảy ra, gắn liền với sự sinh ra đời sống. Mọi tội lỗi là uế tạp và Kami(thần) là thanh sạch. Tuy nhiên tội lỗi và bạo hành cũng có Kami, chúng là nguồn gốc sinh ra cái thiện và cái ác trên thế giới. Vì vậy Motoori Norinaga giải thích rằng: “Shinto nhìn nhận cái chết và cái ác như một phần của sự sống mà không phải từ chối bằng niềm hi vọng vào kiếp sau. Chẳng có gì đáng buồn hơn cái chết, còn sai lầm thì như bụi bẩn bay vào cơm”[56,311]. Điều đó cho chúng ta thấy rằng nhà Shinto học nổi tiếng này đã chỉ ra vấn đề cơ bản của Thần đạo khi phủ nhận cái chết để đề cao sự sống có ý nghĩa trên thế giới thực tại này. Và trong quan niệm của Thần đạo điều con người trở nên sống có ý nghĩa hơn, viên mãn hơn chính là con đường thanh tẩy. Thần đạo chỉ ra rằng con đường thanh tẩy trước hết phải có trái tim trong sáng. Thanh tẩy cả về thể xác và tâm hồn. Vì vậy phải cải biến nội tâm, hình thành tình cảm kính sợ và trọng vọng, ngưỡng mộ và sùng bái đối với Kami. Quan niệm Thần đạo cho rằng: các thành tố tự nhiên đều là những đứa con thanh khiết, đẹp của Kami(Thần), con người cùng với Kami kết hợp nhằm phát triển những điều tốt đẹp đó. Sự hiện diện của Kami không chỉ qua lời nói mà còn thể hịên qua năng lực nhận thức thẩm mĩ về cái đẹp trong giới tự nhiên. Điều này gần gũi với cách cảm thụ cái đẹp trong quan niệm thẩm mĩ aware. Nhân sinh quan của Thần đạo đã mang lại cho hình thức nghệ thuật ý thức về tính giản dị, tự nhiên, sự phản ánh trái tim trong sáng và chân thật. Qua các nghi lễ thờ cúng, lễ hội, nhạc,… cho thấy Thần đạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm nghệ thuật đương đại khi Thần đạo Hoàng Thị Mỹ Nhị 18 Luận văn thạc sĩ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2