intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

41
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn "Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck" có mục tiêu chứng minh tính ưu việt của lí thuyết phê bình cổ mẫu trong nghiên cứu văn học, góp phần vào các nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu liên ngành. Tổng quan về những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck, từ đó kế thừa và phát triển những kết quả đã có để tìm ra đặc trưng cổ mẫu trong tác phẩm của nhà văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG CỔ MẪU TRONG TIỂU THUYẾT JOHN STEINBECK LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG CỔ MẪU TRONG TIỂU THUYẾT JOHN STEINBECK Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 9 22 02 42 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn GS.TS. LÊ HUY BẮC HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc, trung thực. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học, GS.TS. Lê Huy Bắc, Thầy đã tận tình dạy bảo, định hướng, khích lệ, sẵn sàng giúp đỡ và đồng hành cùng tôi từ buổi đầu tôi mới bước chân vào con đường nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm đến PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, Cô đã động viên, chia sẻ, hỗ trợ và truyền cảm hứng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Xin tỏ lòng tri ân vô vàn đến Thầy và Cô, những người dẫn đường tuyệt vời của tôi. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô thuộc Tổ Văn học nước ngoài, đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ dẫn, sẵn lòng chia sẻ các tri thức, kinh nghiệm quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Xin bày tỏ sự tri ân tới Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, nơi có các thầy cô, anh chị đồng nghiệp luôn tin tưởng, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới gia đình, những người thân, những người bạn đã luôn yêu thương, đồng hành và tiếp sức cho tôi trong quãng đường nhiều thử thách và giàu ý nghĩa này. Nguyễn Thị Thu Hằng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 5 5. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 7 6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 7 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ…………………………..9 1.1. Phê bình cổ mẫu: từ cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại đến cách tiếp cận lịch sử-xã hội.......................................................................................................... 9 1.1.1. Cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại .................................................................. 9 1.1.2. Cách tiếp cận lịch sử-xã hội........................................................................ 13 1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck ..................................................... 17 1.2.1. Nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck trên thế giới.................................. 17 1.2.2. Nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck ở Việt Nam .................................. 22 1.3. Nghiên cứu cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck ............................. 26 1.3.1. Nghiên cứu cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck trên thế giới ........... 26 1.3.2. Nghiên cứu cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck ở Việt Nam ............ 32 Tiểu kết ................................................................................................................. 34 Chương 2. CỔ MẪU MẸ VÀ SỰ TÁI LẬP BẢN SẮC NỮ TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT JOHN STEINBECK………………………………………...36 2.1. Cổ mẫu mẹ trong văn hóa dân gian ........................................................... 36 2.2. Biến thể của cổ mẫu mẹ trong tiểu thuyết John Steinbeck ...................... 38 2.2.1. Mẹ hiền ....................................................................................................... 38 2.2.2. Mẹ dữ .......................................................................................................... 55 2.3. Sự tái lập bản sắc nữ tính trong truyền thống văn học nam tính ........... 60 2.3.1. Truyền thống nam tính trong văn học Mỹ .................................................. 60 2.3.2. Sự tái lập bản sắc nữ tính trong tiểu thuyết John Steinbeck ....................... 63 Tiểu kết ................................................................................................................. 72 Chương 3. CỔ MẪU ANH HÙNG VÀ DẤU ẤN GIẢI HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT JOHN STEINBECK……………………………...74
  6. 3.1. Cổ mẫu anh hùng trong văn hóa dân gian ................................................ 74 3.2. Cấu trúc của cổ mẫu anh hùng trong tiểu thuyết John Steinbeck qua các motif nhiệm vụ căn bản ...................................................................................... 78 3.2.1. Tìm kiếm miền đất hứa ............................................................................... 79 3.2.2. Xác lập bản sắc ........................................................................................... 83 3.3. Biến thể của cổ mẫu anh hùng trong tiểu thuyết John Steinbeck ........... 91 3.3.1. Anh hùng với sứ mệnh thiết lập các giá trị đức tin mới ............................. 91 3.3.2. Anh hùng thuộc về cộng đồng thiểu số ...................................................... 93 3.4. Giải huyền thoại người hùng và “giấc mơ Mỹ” ........................................ 97 3.4.1. Phương thức giải huyền thoại trong tiểu thuyết John Steinbeck ................ 97 3.4.2. Giải huyền thoại người hùng qua sự kiến tạo motif anh hùng bi kịch ..... 100 3.4.3. Giải huyền thoại “giấc mơ Mỹ” qua sự kiến tạo motif những vùng đất hứa sụp đổ .................................................................................................................. 106 Tiểu kết ............................................................................................................... 113 Chương 4. CỔ MẪU ĐẤT, NƯỚC VÀ DIỄN NGÔN SINH THÁI TRONG TIỂU THUYẾT JOHN STEINBECK………………………………………115 4.1. Cổ mẫu đất và nước trong văn hóa dân gian .......................................... 115 4.2. Biến thể của cổ mẫu đất và nước trong tiểu thuyết John Steinbeck ..... 118 4.2.1. Khát vọng sinh tồn và tình yêu đất đai của con người qua cổ mẫu đất .... 118 4.2.2. Sự hủy diệt và niềm hi vọng tái sinh qua cổ mẫu nước............................ 122 4.3. Diễn ngôn sinh thái trong tiểu thuyết John Steinbeck qua cổ mẫu đất và nước .............................................................................................................. 128 4.3.1. Khủng hoảng sinh thái và số phận con người trong thời đại kĩ trị ........... 128 4.3.2. Sự sụp đổ ý thức sinh thái trong thời đại kĩ trị ......................................... 133 4.3.3. Tinh thần Đông phương trong khôi phục giao ước giữa con người và tự nhiên ................................................................................................................... 139 Tiểu kết ............................................................................................................... 147 KẾT LUẬN……………………………………………………………………149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ…………………154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….155 PHỤ LỤC……………………………………………………………………...165
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những khuynh hướng nghiên cứu văn học hiện nay, xu hướng xem xét tác phẩm văn học trong mối quan hệ với nhiều lĩnh vực liên quan như văn hóa, lịch sử, xã hội, chính trị, tâm lí, giới tính tỏ ra năng động, thiết thực, tương thích với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Ở địa hạt này, phê bình cổ mẫu - hướng nghiên cứu văn học từng phát triển nở rộ và có nhiều đóng góp to lớn ở thế kỉ XX - vẫn tiếp tục giữ vững vị thế quan trọng của nó trên hành trình khám phá thế giới văn chương. Nhận ra những hạn chế của phương pháp tiếp cận tâm lí học trong quá trình thăm dò kho cổ mẫu, cụ thể là tính khái quát hóa của nó, các nhà nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp tiếp cận lịch sử-xã hội (socio-historical approaches) để giải mã những bí ẩn và chiều sâu văn hóa của các cổ mẫu được tái sinh trong các nền văn học cổ đại, trung đại, hiện đại và hậu hiện đại. Mục tiêu của phương pháp tiếp cận này là “xem xét các khía cạnh khác nhau của một mẫu hình ký ức nguyên thuỷ của nhân loại đã hoạt động như thế nào trong phạm vi chính trị, xã hội và văn hóa rộng lớn hơn” [1,52] bất kể thời đại nào. Kết quả là “bối cảnh xung quanh một cổ mẫu cụ thể trở thành chủ đề chính của nghiên cứu nhằm hướng đến mục tiêu hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề nguồn gốc, quá trình phát triển và các hiện thể được tái sinh đa dạng” [1,52] trong các tác phẩm, thể loại văn học ở mọi miền không gian và thời gian. Như thế, bằng cách tiếp cận lịch sử-xã hội, thế giới cổ mẫu muôn màu trong kho tàng văn chương nhân loại hiện lên không phải như những vết tích đóng băng và khép kín, ngược lại, là một yếu tố văn hóa năng động, thích ứng và chuyển biến liên tục cùng với bối cảnh xã hội và thời đại. John Steinbeck (1902-1968) là nhà văn Mỹ nổi tiếng trên văn đàn thế giới với Của chuột và người (1937), Chùm nho phẫn nộ (1939), Phía đông vườn địa đàng (1952). Cùng với F. Scott Fitzgerald, William Faulkner và Ernest Hemingway, John Steinbeck được xem là một trong bốn tiểu thuyết gia ra đời vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ và đã góp phần định hình nước Mỹ hiện đại [2]. Trong nửa đầu thế kỉ XX, nước Mỹ và thế giới đã trải qua nhiều biến động bao gồm cả sự thịnh vượng lẫn suy thoái, đó là hai cuộc Thế chiến 1914-1918 và 1939-1945, Đại suy thoái 1929-1933 và những vấn nạn về môi trường. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử đặc biệt đó, John Steinbeck đã chứng kiến những bất ổn và đổi
  8. 2 thay lớn lao của đất nước, thấu hiểu những bi kịch hiện sinh của con người. Bằng cảm quan nhạy bén, nhà văn đã nhịp bước cùng thời đại với một sự nghiệp sáng tác dày dặn, gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, phóng sự, du kí. Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ và nhiều màu sắc của John Steinbeck là tiểu thuyết, thể loại chiếm vị thế vượt trội, mang đậm hơi thở huyền thoại và gắn bó với những người lao động nghèo khổ, những thân phận bên lề xã hội Hoa Kỳ văn minh và hiện đại. Bối cảnh lịch sử xã hội đặc biệt và tố chất của một nghệ sĩ thiên tài đã hình thành bản sắc của John Steinbeck và những tác phẩm của ông với những câu hỏi không bao giờ cũ về quyền lực và nghèo đói, chủ nghĩa cá nhân và cộng đồng trong sự cảnh báo xen lẫn hi vọng [2]. Vì vậy, năm 1962, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trao tặng giải Nobel văn chương cho nhà văn John Steinbeck, người đã dám “phơi bày sự thật với một bản năng không thiên vị về những gì đích thực là Mỹ dù tốt đẹp hay xấu xa” [3], như một sự ghi nhận cao nhất về những đóng góp và vị trí quan trọng của ông trong nền văn học thế giới. Là một bộ phận của văn hóa phương Tây, ngoài các giá trị cốt lõi, văn hóa Mỹ còn có những đặc trưng gắn liền với tiến trình lập quốc, mà nét căn bản là một nền văn hóa đa dạng, thống nhất từ những nền văn hóa khác biệt. Tuy nhiên, điều này cũng chính là căn nguyên dẫn tới những cuộc xung đột, bất ổn và thỏa hiệp xuyên suốt tiến trình lập quốc của nước Mỹ. Vấn đề mang tính quốc gia, dân tộc này đều được các nhà văn Mỹ đề cập theo nhiều phong cách khác nhau trong các tác phẩm của họ. Trong đó, John Steinbeck không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhà văn đã tiếp biến các yếu tố huyền thoại phương Tây, huyền thoại bản địa và huyền thoại quốc gia để phản ánh những vấn đề nội tại của nước Mỹ trong nhiều tiểu thuyết giàu sức gợi của ông. Như thế, điều khiến John Steinbeck thực sự quan tâm là tâm hồn người Mỹ, là sự kiện nước Mỹ hiện đại hóa nhanh chóng vươn lên trở thành cường quốc trên thế giới nhưng ngay sau đó là thời kì Đại suy thoái và mặt trái của nền văn minh hiện đại đã hủy hoại đời sống của những tầng lớp dưới đáy/bên lề xã hội. Nhưng hơn hết, nhìn vào hành trình văn chương của nhà văn người Mỹ này, có thể nhận thấy, điều khiến cho sáng tác của ông có sức sống lâu bền chính là vì những vấn đề văn hóa của người Mỹ được thể hiện bằng phương thức huyền thoại hóa. Vì vậy, tiểu thuyết của John Steinbeck mặc dù từng gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều, từng bị ngăn cấm phát hành, thậm chí bị chỉ trích là “những tác phẩm
  9. 3 của một thời”, “không có chút giá trị ngoài mục đích tuyên truyền tư tưởng” [4,41], “nhân vật và tư tưởng khá sơ lược” [5,631], song sự thật là cho đến nay, những tác phẩm ấy vẫn được bạn đọc ở khắp mọi nơi trên thế giới đón nhận, là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả từ Đông sang Tây. Hơn nữa, những chủ đề mà nhà văn đã theo đuổi là những vấn đề nhức nhối mà thế giới đương đại vẫn đang phải đối mặt và những gương mặt ấn tượng trong thế giới nghệ thuật của ông vẫn hiện diện đâu đó trong cuộc sống hôm nay. Khi nghiên cứu tác phẩm của John Steinbeck, Tetsumaro Hayashi tự hỏi: “Tại sao chúng ta vẫn chú ý tiểu thuyết của Steinbeck, những tác phẩm gần như là chỉ nói về các sự kiện của một thời đại?” [6,41]. Thiết nghĩ trong nhiều căn nguyên thì việc John Steinbeck sử dụng một cách vừa bản năng vừa sáng tạo các cổ mẫu, biểu tượng, motif cổ xưa để phản ánh những vấn đề thời đại và muôn thuở của nước Mỹ và người Mỹ, rộng hơn là của toàn nhân loại, chính là điều làm nên sức sống bền lâu và giá trị vĩnh hằng của tiểu thuyết John Steinbeck. Một số học giả nghiên cứu tiểu thuyết của John Steinbeck ngay từ thời kì đầu đã sớm nhận ra các yếu tố huyền thoại cổ điển trong sáng tác của văn hào người Mỹ này mặc dù vào thời điểm đó, hầu hết giới phê bình và bạn đọc đều hướng sự quan tâm của họ vào giá trị hiện thực và ý nghĩa đấu tranh xã hội. Từ đó đến nay, nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck trở thành một địa hạt hấp dẫn và thách thức nhiều học giả trên khắp mọi miền thế giới khi những sáng tác của nhà văn này vẫn tỏ ra phù hợp với bối cảnh đương đại. Vì thế, để góp phần khám phá những vẻ đẹp kì diệu trong thế giới nghệ thuật và tư tưởng của tiểu thuyết John Steinbeck và đóng góp cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy văn học Mỹ ở Việt Nam, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp tiếp cận khả dụng của phê bình cổ mẫu nhằm khái quát hóa, hệ thống hóa và giải mã những cổ mẫu điển hình được tái sinh trong các tác phẩm của văn hào người Mỹ này. Nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck từ lí thuyết phê bình cổ mẫu, một mặt chỉ ra lớp trầm tích văn hóa ẩn sâu trong mỗi cổ mẫu, những mẫu số chung của cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck và mẫu gốc nguyên thủy, mặt khác tìm kiếm những ý nghĩa phái sinh, phản đề được hình thành dưới tác động của bối cảnh lịch sử xã hội đặc biệt của nước Mỹ. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
  10. 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck, luận án đặt ra những mục tiêu nghiên cứu như sau: Thứ nhất, giới thuyết lí thuyết phê bình cổ mẫu. Chứng minh tính ưu việt của lí thuyết phê bình cổ mẫu trong nghiên cứu văn học, góp phần vào các nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu liên ngành. Thứ hai, tổng quan về những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck, từ đó kế thừa và phát triển những kết quả đã có để tìm ra đặc trưng cổ mẫu trong tác phẩm của nhà văn. Thứ ba, chỉ ra những điểm gặp gỡ giữa mô hình phổ quát của các cổ mẫu trên thế giới tương ứng với các cổ mẫu xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn và lí giải cội nguồn sáng tạo tiểu thuyết John Steinbeck từ Kinh Thánh, thần thoại Hi Lạp và văn học phương Tây. Đồng thời, luận án cũng phân tích những điểm khác lạ, mới mẻ của các cổ mẫu này được quy định bởi đặc trưng văn hóa Mỹ. Từ đó, luận án sẽ trình bày sự xung đột giữa hệ cổ mẫu của John Steinbeck với các hệ giá trị phổ biến. Thứ tư, minh giải cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck, luận án khám phá giá trị của các cổ mẫu trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng cũng như quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của Steinbeck; xác định những nét đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết John Steinbeck; khẳng định vị trí và đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Mỹ và văn học thế giới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, xác lập khái niệm cổ mẫu, lịch sử hình thành và phát triển của phê bình cổ mẫu, nội dung và khuynh hướng nghiên cứu cơ bản của trường phái này ở phương Tây thế kỉ XX, hướng tiếp cận cổ mẫu đương đại. Thứ hai, khảo sát, thống kê, phân tích các tài liệu nghiên cứu tiếng Anh để chỉ ra những khuynh hướng nghiên cứu về John Steinbeck trên thế giới, những kết quả nghiên cứu về cổ mẫu trong tác phẩm của John Steinbeck; điểm lại các bài viết, công trình bằng tiếng Việt có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
  11. 5 Thứ ba, khảo sát, nhận diện, phân tích và minh giải đặc trưng của những cổ mẫu điển hình trong tiểu thuyết John Steinbeck. Luận án tập trung vào các cổ mẫu tiêu biểu gắn với đặc trưng nổi bật của chúng, đó là: cổ mẫu mẹ và sự tái lập bản sắc nữ tính, cổ mẫu anh hùng và dấu ấn giải huyền thoại, cổ mẫu đất, nước và diễn ngôn sinh thái. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi văn bản khảo sát John Steinbeck là một nhà tiểu thuyết ưa thích khám phá, thể nghiệm và có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Trong luận án này, phạm vi văn bản khảo sát là 8 tiểu thuyết nổi bật được sáng tác trong nửa đầu thế kỉ XX của nhà văn, bao gồm: To a God Unknown/Gửi vị thần chưa biết (Bantam Books Inc., 1933), In Dubious Battle/Trong trận chiến mơ hồ (Random House, 1936), East of Eden/Phía đông vườn địa đàng (Penguin Books, 2014), Thị trấn Tortilla Flat (Lâm Vũ Thao dịch, Nxb Trẻ, 2014), Phố Cannery Row, Của chuột và người (Phạm Văn dịch, Nxb Hội nhà văn, 2018), Viên ngọc trai (Đặng Việt Hưng dịch, Nxb Hội nhà văn, 2020), Chùm nho phẫn nộ (Phạm Thủy Ba dịch, Nxb Văn học, 2020). Ngoài ra, luận án sử dụng một số chi tiết trong bản dịch Phía đông vườn địa đàng của dịch giả Đinh Văn Quý (Nxb Văn hóa Thông tin, 2003). Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi không những không tách biệt các tác phẩm này mà còn xem xét vấn đề nghiên cứu ở những tác phẩm khác của John Steinbeck để vừa tìm hiểu sâu vừa đảm bảo tính bao quát, hệ thống. Từ đó, luận án chỉ ra những nét đặc sắc của thế giới cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck. 3.2.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu Thế giới cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck rất phong phú và đa dạng. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi tìm hiểu tiểu thuyết John Steinbeck từ góc nhìn phê bình cổ mẫu, cụ thể là nghiên cứu các cổ mẫu điển hình: cổ mẫu mẹ, cổ mẫu anh hùng, cổ mẫu đất, cổ mẫu nước và khám phá sự tái sinh của các cổ mẫu này trong bối cảnh lịch sử xã hội Mỹ nửa đầu thế kỉ XX. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
  12. 6 4.1. Cách tiếp cận Trên nền tảng các nghiên cứu về văn học, văn hóa, lịch sử xã hội, luận án sử dụng lí thuyết phê bình cổ mẫu, kết hợp cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại với cách tiếp cận lịch sử-xã hội. - Cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại: khảo sát các tiểu thuyết của John Steinbeck, chọn lọc và hệ thống các motif, biểu tượng thường xuyên được lặp lại; xác định các cổ mẫu và tìm hiểu ý nghĩa phổ quát của chúng trong tâm thức nhân loại nói chung và minh định ý nghĩa của các cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck. Cách tiếp cận này dựa trên nền tảng nhân học, tâm lí học, tôn giáo để khám phá sự kế thừa những huyền thoại, cổ mẫu từ Kinh Thánh, thần thoại Hi Lạp, văn học phương Tây trong tiểu thuyết John Steinbeck. - Cách tiếp cận lịch sử-xã hội: xem xét vai trò của các sự kiện lịch sử, xã hội, hệ thống chính trị, chủng tộc, giới tính đối với sự tái sinh các cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck. Cách tiếp cận lịch sử-xã hội chú trọng mối quan hệ giữa văn bản văn học và lịch sử xã hội của tác giả cũng như cộng đồng của anh ta. Do đó, việc sử dụng cách tiếp cận này sẽ giúp chúng tôi lí giải sự xung đột giữa hệ cổ mẫu của John Steinbeck với các mẫu hình ban đầu, các hệ giá trị phổ quát. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án, trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, luận án kết hợp nhiều phương pháp và thao tác nghiên cứu. Luận án chú trọng các phương pháp sau: - Phương pháp liên ngành: được sử dụng xuyên suốt luận án để khám phá cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck trên nền tảng kết hợp kết quả nghiên cứu từ các lĩnh vực đa dạng của khoa học xã hội và nhân văn như văn học, văn hóa, lịch sử, triết học, tôn giáo, ngôn ngữ học, tâm lí học. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: được dùng để khảo sát, sắp xếp hệ thống cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck, đồng thời khi phân tích các phương diện biểu hiện của hệ thống cổ mẫu đó, luận án không xem xét vấn đề theo hướng cô lập mà đặt trong hệ thống để xác định đặc trưng cổ mẫu và phong cách tiểu thuyết John Steinbeck. - Phương pháp so sánh lịch sử: được dùng để tái thiết những gì đã suy tàn hoặc biến mất của một nền văn hóa, văn học; đối chiếu các sự kiện lịch sử để truy tìm
  13. 7 nguồn gốc văn hóa, lịch sử và giải thích quá trình tái sinh cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck. - Phương pháp phê bình tiểu sử: được dùng để nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck trong mối quan hệ với cuộc đời của nhà văn, tìm kiếm những chi tiết tiểu sử đặc biệt ảnh hưởng đến tư tưởng và sáng tác của John Steinbeck. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận án còn sử dụng các thao tác nghiên cứu khoa học khác, cụ thể như: so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp, bình giải, khảo sát văn bản, khảo cứu và biên dịch tư liệu, thống kê phân loại các cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình tiếng Việt đầu tiên nghiên cứu cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck. Kết quả khoa học của luận án mở ra hướng diễn giải, phân tích một cách hệ thống và chuyên sâu về cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck. Kết quả của luận án là cơ sở quan trọng để khẳng định những điểm kế thừa và cách tân của John Steinbeck ở thể loại tiểu thuyết. Luận án giải quyết thành công một số vấn đề mới trong nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck: nhận diện, lí giải những ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử-xã hội đến cách nhà văn tái sinh các cổ mẫu; chỉ ra vai trò của hệ thống cổ mẫu trong việc kiến tạo nên giá trị nghệ thuật và tính nhân văn của tiểu thuyết John Steinbeck, cho thấy ý nghĩa và tầm ảnh hưởng của hệ thống cổ mẫu này trong cuộc đối thoại với các mẫu gốc, các giá trị phổ quát và công cuộc định hình bản sắc văn hóa Mỹ đương đại. Việc nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck dưới góc độ cổ mẫu góp phần cung cấp một phương thức mới trong hành trình khám phá đặc sắc tiểu thuyết John Steinbeck và sáng tác của các nhà văn khác, đem đến những hiểu biết căn bản và toàn diện về các yếu tố nguyên bản cổ xưa của nhân loại và bản sắc văn hóa Mỹ trong tiểu thuyết John Steinbeck. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm tìm hiểu cổ mẫu văn chương, tiểu thuyết John Steinbeck và văn hóa Mỹ. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được triển khai thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu vấn đề
  14. 8 Chương 2: Cổ mẫu mẹ và sự tái lập bản sắc nữ tính trong tiểu thuyết John Steinbeck Chương 3: Cổ mẫu anh hùng và dấu ấn giải huyền thoại trong tiểu thuyết John Steinbeck Chương 4: Cổ mẫu đất, nước và diễn ngôn sinh thái trong tiểu thuyết John Steinbeck
  15. 9 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Khởi nguồn từ tâm lí học và nhân học, phê bình cổ mẫu, một nhánh của phê bình huyền thoại có nội hàm rộng lớn hơn, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu văn học thế kỉ XX. Bằng cách trở về với văn bản, tìm kiếm những mẫu hình cổ xưa thường xuyên được lặp lại thông qua các biểu tượng, nhân vật, motif, khuynh hướng nghiên cứu này đã mở ra cánh cửa bước vào thế giới tinh thần phong phú của nhân loại, đồng thời tiết lộ khả năng bồi đắp khu vườn cổ mẫu của mỗi nhà văn qua các thời kì. Được ghi nhận như là “một người khổng lồ của nền văn học Mỹ” [7], John Steinbeck và những tác phẩm của ông là đối tượng nghiên cứu của đông đảo các nhà phê bình trên thế giới và Việt Nam. Do đó, lịch sử nghiên cứu sáng tác của nhà văn người Mỹ này đã có một phả hệ lâu dài và phong phú. Trong phần tổng quan, chúng tôi tiến hành khái lược lí thuyết phê bình cổ mẫu, đồng thời tổng thuật, phân tích các công trình nghiên cứu, bài viết về tiểu thuyết John Steinbeck và cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck ở Việt Nam và trên thế giới. 1.1. Phê bình cổ mẫu: từ cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại đến cách tiếp cận lịch sử-xã hội Phê bình cổ mẫu (Archetypal Criticism) là một khuynh hướng nghiên cứu lớn trong lịch sử nghiên cứu văn học, bắt đầu phát triển vào những năm 1930 -1940 và đạt đến đỉnh cao vào những năm 50, 60 của thế kỉ XX. Chiến lược phê bình này là trở về với văn bản, tìm ra những tác phẩm gần gũi hoặc tương tự ở mọi nơi trên thế giới để hiểu rõ sự tái sinh của những nhân vật, kiểu trần thuật và motif cổ mẫu nhất định. Lược sử phê bình cổ mẫu cho thấy có nhiều cách tiếp cận cổ mẫu tùy thuộc góc nhìn của người nghiên cứu. Trong đó, có thể xem cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại, kết hợp giữa lí thuyết của Jung và Frye, là xu hướng nổi trội của phê bình cổ mẫu thời kì đầu. Tuy nhiên, vào cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, các nhà nghiên cứu dần nhận ra những điểm hạn chế của cách tiếp cận này, do đó, hướng đến kết hợp với phương pháp tiếp cận lịch sử-xã hội để khám phá cổ mẫu cả bề rộng lẫn bề sâu. 1.1.1. Cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại Cổ mẫu (archetype) là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ, được
  16. 10 hiểu là những mẫu hình ban đầu, thường được sao chép, mô phỏng, bắt chước về sau. Ý nghĩa này được tạo nên từ những gốc từ của nó, đó là: “arkhe” mang nghĩa “khởi đầu, nguồn gốc, vị trí đầu tiên” và “typos” mang nghĩa “khuôn mẫu, mô hình hoặc kiểu mẫu” [8]. Trong tiếng Việt, thuật ngữ archetype được chuyển dịch bằng nhiều cách khác nhau: cổ mẫu, mẫu gốc, nguyên mẫu, siêu mẫu, mẫu tượng, mẫu cổ, sơ nguyên tượng... Tuy vậy, thuật ngữ này vẫn được thống nhất trong cách hiểu của giới nghiên cứu như là một yếu tố xuất hiện từ thời cổ xưa và trở thành mẫu số chung cho kinh nghiệm tinh thần của nhân loại. Ngay từ thời cổ đại, với quan điểm “con người có khả năng hòa nhập về tinh thần vào thế giới lí tưởng”, Platon đã đề xuất khái niệm idea, một trong ba khái niệm then chốt của học thuyết Platon, chỉ “những thực tại ở thế giới thứ nhất, ngoài cửa hang. Những idea này có tính phi vật chất nhưng tồn tại khách quan và vĩnh cửu” [9]. Khái niệm idea của Platon đã khơi gợi cho Carl Jung, nhà tâm lí học người Thụy Sĩ, đề xuất cổ mẫu, một trong những ý tưởng quan trọng và nổi bật trong lí thuyết tâm lí học phân tích của ông. Khái niệm này gắn liền với lí thuyết nổi tiếng của Jung về vô thức tập thể. Quá trình hình thành lí thuyết cổ mẫu được Jung khởi đầu từ năm 1912, đánh dấu sự chia rẽ giữa ông và Sigmund Freud, vốn là thầy của Jung. Đây cũng là thời điểm Jung bắt đầu theo đuổi hướng nghiên cứu độc lập về tâm lí học chuyên sâu. Các khái niệm, ý tưởng về cổ mẫu của Jung được tập hợp trong cuốn Archetypes and the Collective Unconscious (Cổ mẫu và vô thức tập thể, 1981) [10]. Theo đó, lí thuyết của Jung phân chia tâm lí con người thành ba cấp độ: ý thức cá nhân (ego), vô thức cá nhân (personal unconscious) và vô thức tập thể (collective unconscious). Trong đó, vô thức tập thể là yếu tố tâm lí làm nổi bật học thuyết của Jung so với các nhà tâm lí học khác. Jung “chọn hạng từ ‘tập thể’ (collective) vì phần này của vô thức không mang tính cá thể mà phổ quát; trái ngược với tinh thần cá nhân, nó có những nội dung và kiểu hành vi gần như có mặt ở khắp nơi, trong mọi cá thể. Nói cách khác, nó giống nhau ở tất cả mọi người, và do đó cấu thành nên một chất nền tinh thần chung của bản tính siêu nhiên hiện diện trong mỗi chúng ta” [11]. Nội dung của vô thức tập thể được ông gọi tên là những cổ mẫu. Như thế, Jung là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “cổ mẫu” để “chỉ ‘những hình ảnh nguyên thủy’ và ‘dư lượng tâm linh’ của các nguyên mẫu được lặp đi lặp
  17. 11 lại trong vô thức tập thể của nhân loại và được thể hiện trong huyền thoại, tôn giáo, giấc mơ và mơ mộng cá nhân, cũng như trong các tác phẩm văn học” [12,16]. Theo ông, cổ mẫu tái xuất hiện trong tiến trình lịch sử nhân loại ở bất cứ nơi đâu có hoạt động sáng tạo. Nó lay động mỗi chúng ta bởi vì “nó khơi dậy trong ta một giọng nói to hơn giọng nói của chính ta” [13,599]. Đó là giọng nói của tổ tiên, của vô thức tập thể được lắng đọng qua bao thế hệ. Có thể nói, phải đến Jung cổ mẫu mới được xác lập như một thuật ngữ tâm lí học. Trong Thăm dò tiềm thức, ông tái khẳng định rằng: cổ mẫu “là những yếu tố tâm thần không thể cắt nghĩa được bằng một sự việc xảy ra trong đời sống... Nó hình như bẩm sinh đã có, có từ nguyên thủy, nó là một thành phần trong gia tài tinh thần nhân loại” [14,95-96]. Ông cũng nhấn mạnh tính chất ban sơ, nguyên thủy của cổ mẫu như là những nội dung vô thức tập thể hiện hữu trong “những hình thức cổ xưa, hoặc đúng hơn là những hình thức nguyên thủy, tức là những hình ảnh chung tồn tại từ những thời đại xa xưa nhất” [15,78]. Cũng theo Jung, mặc dù “thoát thai từ vô thức tập thể” song cổ mẫu vẫn “có tính tự trị” của nó. Điều này có nghĩa là “cổ mẫu không bó mình vĩnh viễn trong vô thức cộng đồng, như là cái có sẵn, mà nó luôn vận động, do những xung năng nội tại, nhằm phát triển trong xu hướng chống lại sự kiểm soát của ý thức” [DT 16]. Như vậy, những nghiên cứu của Jung đã tiết lộ rằng: cổ mẫu có nguồn cội từ xa xưa, nảy nở trong khu vườn vô thức tập thể, chứa đựng kí ức của cộng đồng, chúng mang tính bẩm sinh và tự trị. Ông cũng cho biết ứng với mỗi một trạng thái của con người sẽ có một cổ mẫu tương ứng, chẳng hạn như cổ mẫu Mẹ (Mother), Tái sinh (Rebirth), Tinh thần (Spirit), Kẻ lừa lọc (Trickster)... do đó, số lượng cổ mẫu là vô tận [17]. Cùng với vô thức tập thể, cổ mẫu là một trong những chất liệu quan trọng để Jung “vẽ bản đồ tâm hồn con người” như Murey Stein từng nhận định. Tóm lại, trong lí thuyết tâm lí học phân tích của Jung, cổ mẫu mang tính phổ quát, tự trị và căn bản. Bất kì nền văn hóa hay giai đoạn lịch sử nào cũng đều chia sẻ những mô hình cổ mẫu phổ biến. Những “luận điểm tràn đầy cảm hứng khai phá” [16] của Jung về cổ mẫu đã mở ra hướng tiếp cận tâm lí học, định hình lí thuyết phê bình cổ mẫu và gợi hứng cho rất nhiều nhà nghiên cứu về sau. Nhiều nhà phê bình như Maud Bokin, Joseph Campbell, Gaston Bachelard, Northrop Frye đã phát triển lí thuyết của Jung về vô thức tập thể và cổ mẫu để khám phá các tác phẩm văn chương. Trong đó, Northrop
  18. 12 Frye, nhà phê bình thần thoại người Canada, là người có công rất lớn đối với việc xác lập lí thuyết phê bình cổ mẫu khi mở rộng nội hàm thuật ngữ cổ mẫu của Jung bằng cách xem xét nó từ góc nhìn huyền thoại học. Công trình khoa học có sức ảnh hưởng lớn của Frye, Anatomy of Criticism (Giải phẫu văn chương), gồm có bốn tiểu luận: phê bình lịch sử, phê bình đạo đức, phê bình cổ mẫu và phê bình thể loại. Trong đó, tiểu luận thứ nhất gắn với các lí thuyết về thức (mode), tiểu luận thứ hai bàn về các biểu tượng làm tiền đề cho nghiên cứu cổ mẫu, tiểu luận thứ ba đề cập đến các huyền thoại, tiểu luận thứ tư nghiên cứu cách thức để tác giả và văn bản giao tiếp với độc giả hay khán giả [18]. Frye đề xuất rằng toàn bộ các tác phẩm văn học tạo thành một “thế giới văn chương độc lập” được tạo ra qua các thời đại bằng trí tưởng tượng của nhân loại để đồng hóa thế giới xa lạ và thờ ơ của tự nhiên thành những loại cổ mẫu, đáp ứng những mong muốn và nhu cầu dài lâu của con người. Trong thế giới văn chương này, bốn cổ mẫu thần thoại cơ bản tương ứng với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và bốn thể loại chủ yếu: hài kịch, truyện hư cấu, bi kịch, châm biếm. Như bản chất của chu kì tự nhiên, các mô thức tự sự này cũng vận động theo chu kì tuần hoàn, sống và chết, bốn mùa trong năm, bốn giai đoạn của đời người [19]. Khi xem xét mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học, Frye phát hiện sự lặp lại của các cấu trúc hoặc ngữ cảnh và nhận định rằng văn học là huyền thoại được tái cấu trúc thông qua những cổ mẫu thần thoại liên tục được tái sinh và làm mới trong các mô thức tự sự khác nhau [13]. Nhìn từ cổ mẫu, Frye cho rằng vũ trụ văn chương không hoàn toàn quá tự trị và cô lập. “Văn học giữ vai trò chủ yếu trong việc biến đổi thế giới vật chất thành một thế giới ngôn từ sống động, dễ nhận thức và lưu lại ấn tượng lâu bền, bởi vì nó đáp ứng những nhu cầu và quan tâm của con người” [12,17]. Kết hợp quan niệm về cổ mẫu của Jung và Frye, Vũ Minh Đức cho rằng: “Cổ mẫu, trước hết, là mẫu của những biểu tượng có mối liên hệ chặt chẽ với vô thức tập thể, là nơi lưu giữ kí ức, kinh nghiệm tập thể của dân tộc và nhân loại. Cổ mẫu là khuôn mẫu nguyên thủy để từ đó có nhiệm vụ phục vụ cho một mô hình cụ thể” [20,9]. Theo tổng hợp của Vũ Minh Đức, đặc điểm của cổ mẫu bao gồm: tính phổ quát nhân loại, tính biểu tượng huyền thoại và tính phái sinh. Như vậy, cách tiếp cận tâm lí học xem xét cổ mẫu như là sự kết tinh các kinh nghiệm tinh thần phổ quát nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn nhân
  19. 13 loại. Cách tiếp cận huyền thoại học chú trọng tính lặp lại của những kiểu mẫu cổ xưa để đáp ứng những mong muốn có tính hằng số của con người thuộc các nền văn hóa cách biệt về không gian lẫn thời gian. Kết hợp cả hai hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu đã gặt hái những thành công ban đầu trong việc giải quyết các câu hỏi về cổ mẫu liên quan đến tâm linh, văn hóa. Tuy nhiên, bản chất của cổ mẫu vẫn là vấn đề chưa được giới nghiên cứu thống nhất đồng thuận, thậm chí nhiều cuộc tranh cãi về nó đã nổ ra trên các không gian học thuật uy tín. 1.1.2. Cách tiếp cận lịch sử-xã hội Khi đề xuất lí thuyết mang tính đột phá của mình, Jung đã bộc lộ sự lúng túng, mâu thuẫn qua rất nhiều cách thức khác biệt, phức tạp để xác định những gì là cổ mẫu. Theo tổng hợp của nhà nghiên cứu tâm lí học Jon Mills, điều đó được biểu hiện qua việc Jung đã đưa ra rất nhiều tên gọi khác nhau, thậm chí trái ngược về archetype: “Jung gọi cổ mẫu là những ý tưởng bẩm sinh, hình thức, hình ảnh tập thể, bản năng, tổ chức nhạy cảm, tưởng tượng, cảm xúc, mô hình hành vi và cường độ định tính như tính chất bí ẩn. Ở những nơi khác trong Collective Works, ông gọi chúng là những năng lượng tâm linh, thực thể, các lực lượng và cơ quan độc lập tự tổ chức và có thể tự mình áp đặt một người chống lại ý chí của chính họ. Hơn nữa, Jung cho rằng tâm trí độc lập với các cổ mẫu, có đặc tính siêu việt, tồn tại bên ngoài không gian và thời gian do cấu trúc và sự hiện diện siêu nhiên của chúng. Nhưng Jung cũng gọi cổ mẫu là các khái niệm, giả thuyết, mô hình trải nghiệm và ẩn dụ khi ông quay về với các ý niệm triết học trước đây của mình dưới nguyên tắc khoa học” [21,2]. Như vậy, theo Jon Mills, bên cạnh những đóng góp nhất định, lí thuyết cổ mẫu của Jung vẫn bộc lộ tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học, thậm chí chỉ đơn thuần là suy đoán lí thuyết. Những đề xướng mâu thuẫn về cổ mẫu của Jung, do đó, đã dẫn đến những ý kiến tranh luận của các nhà nghiên cứu về bản chất của cổ mẫu. Học giả Knox, với công trình Archetype, Attachment, Analysis: Jungian Psychology and the Emergent Mind (Cổ mẫu, gắn bó, phân tích: Tâm lí học của Jung và tâm thức hợp trội, 2003), đã cung cấp một cách diễn giải mới về cổ mẫu dựa trên mô hình phát triển của tâm trí được cấu thành bởi ba yếu tố: trí não, bản năng và nhận thức. Knox khẳng định rằng mô hình này cho biết cổ mẫu là một phần của tâm lí tập thể, không có hình ảnh bẩm sinh trong bản thân chúng, nhưng
  20. 14 lại tạo ra các kiểu mẫu ý nghĩa được lặp lại thường xuyên [22]. Trong bài viết Approaching Archetypes: Reconsidering Innateness (Tiếp cận cổ mẫu: Xét lại tính bẩm sinh, 2010), Goodwyn xem xét tính bẩm sinh của cổ mẫu và dựa trên những kết quả nghiên cứu di truyền học để chống lại ý tưởng tâm trí chứa những nội dung bẩm sinh có ý nghĩa quan trọng [23]. Đến năm 2013, nhà nghiên cứu này đã xác lập một mô hình cổ mẫu trên cơ sở thực nghiệm thay vì chỉ suy đoán lí thuyết trong bài viết Recurrent Motifs as Resonant Attractor Atates in the Narrative Field: a Testable Model of Archetype (Các motif lặp lại như là mô hình thu hút trong lĩnh vực tự sự: một mô hình cổ mẫu thử nghiệm). Theo ông, cổ mẫu của Jung vẫn còn gây tranh cãi khi giải thích về các motif thường xuyên lặp lại, do sự tồn tại của các motif không chứng minh được sự hiện hữu của các cổ mẫu. Vì vậy, thách thức đối với lí thuyết cổ mẫu đương đại không chỉ đơn thuần là giải thích sự tồn tại của các motif tái xuất hiện, bởi lẽ điều này không bị tranh cãi, mà là chứng minh các cổ mẫu hiện hữu và tạo ra các motif thường xuyên lặp lại. Goodwyn cho rằng các motif trong mọi xã hội đều có thể nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực tự sự và chứng minh cho sự xuất hiện của các cổ mẫu bẩm sinh [24]. Do đó, nghiên cứu của Goodwyn đã đề xuất cách tiếp cận cổ mẫu theo hướng thực nghiệm. Dưới ánh sáng của di truyền học và khoa học thần kinh, Roesler, trong bài viết có tựa đề Are Archetypes Transmitted more by Culture than Biology? Questions arising from Conceptualizations of the Archetype (Cổ mẫu được truyền thừa nhiều hơn bởi văn hóa hay sinh học? Các vấn đề nảy sinh từ khái niệm cổ mẫu, 2012), thừa nhận tính chất phổ quát trong khái niệm cổ mẫu, tuy nhiên, cho rằng chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định mỗi cá nhân đều có thể được kế thừa các mô hình biểu tượng phức tạp. Roesler gợi mở: “Có thể ký ức của nhân loại, vô thức tập thể không có chỗ đứng trong sinh học, mà trong văn hóa và xã hội hóa. Nếu chúng ta thừa nhận rằng việc truyền tải những cổ mẫu phụ thuộc nhiều vào quá trình tương tác và văn hóa hơn Jung từng nghĩ, chúng ta có thể phát triển các khái niệm giống như phức hợp văn hóa và kết nối chúng với nghiên cứu được đề cập đến các cách truyền tải ngầm, một công việc vẫn còn phải được thực hiện. Nhận thức ngày càng tăng trong các ngành khoa học rằng có các quá trình giao tiếp và truyền tải ở cấp độ tiềm thức mang đến sự hỗ trợ đáng ngạc nhiên cho khái niệm của Jung về lĩnh vực vô thức giữa các cá nhân. Theo nghĩa này, chúng ta không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2