intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

29
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn "Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami" có mục đích là xác định và giải mã biểu tượng trong tiểu thuyết của Murakami, luận án khám phá và kiến giải những nét đặc sắc trong thế giới biểu tượng của nhà văn, khẳng định vị trí và đóng góp của biểu tượng Murakami đối với nền văn học Nhật và văn học thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM HA NÔI ̣ ̀ ̣ –––––––o0o––––––– PHAN THỊ HUYỀN TRANG BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số:  9 22 02 42 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
  2. Ha Nôi, 2021 ̀ ̣
  3. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn:GS.TS. Lê Huy Bắc TS. Đào Thị Thu Hằng Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thu Hiền Trường Đại học KHXH&NV ­ ĐHQG Hà Nội  Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thời Tân    Trường Đại học Thủ đô Hà Nội  Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú    Tạp chí Văn nghệ Quân Đội  Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp  Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi ……. giờ ….. ngày ….. tháng …. năm 2021
  4. Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Quốc gia Việt Nam  ­ Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học lâu  đời và giàu thành tựu. Tiếp nhận văn học Nhật Bản hiện đại, độc  giả  hẳn đã quen với những tên tuổi lớn gắn liền mĩ học truyền  thống như  R. Akutakawa, Y. Kawabata,  Y.  Mishima, Kenzaburo   Oe… Đó là những đại diện tiêu biểu cho những gì được gọi là cổ  điển, mẫu mực của văn chương Phù Tang. Trong bối cảnh trên,  việc tìm hiểu văn học Nhật Bản đương đại là điều cần thiết cho  sự  hội nhập văn hóa Đông Á nói riêng và văn học thế  giới nói  chung.  1.2. Sau hai tượng đài bất tử  Kawabata và Oe, văn học Nhật  Bản tiếp tục để  lại dấu ấn với “Hình vóc văn chương của thế kỉ  XXI” – Murakami, nhà văn đã thổi một làn gió mới, làm thay đổi  cấu trúc, diện mạo văn học xứ phù Tang. Tác phẩm của ông được  dịch ra hơn bốn mươi thứ  tiếng và vẫn đang được dịch và xuất  bản, trở  thành những hiện tượng mang tính toàn cầu. Tác phẩm  của Murakami là sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông Tây, chạm đến  những vấn đề  mang ý nghĩa của nhân loại, đào sâu bản ngã, lí  giải, khám phá con người  ở  chiều sâu và nhiều bến bờ  của nó.  Việc nghiên cứu, tìm hiểu biểu tượng của Murakami nhằm cung   cấp thêm các góc nhìn đa chiều về tác giả, tác phẩm. Đây là việc  làm cần thiết trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học giữa Việt  Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.  1.3. Biểu tượng là một mảnh đất màu mỡ  dành cho các nhà  5
  6. nghiên cứu và ngày nay, vẫn đang được quan tâm nghiên cứu sâu  rộng hơn. Tìm hiểu biểu tượng chính là con đường khám phá thế  giới tâm hồn sâu kín và bí  ẩn của con người, là cầu nối giữa văn  hóa dân tộc với văn minh nhân loại, giữa nhà văn và người đọc.   Đây cũng chính là điểm hấp dẫn trong sáng tác của Murakami, làm  nên sự bí ẩn và chiều sâu trong tác phẩm của ông. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề  tài  Biểu tượng trong tiểu   thuyết Haruki Murakami(Symbols in Haruki Murakami’s novels). 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu  Xác định những luận điểm cơ bản của khái niệm biểu tượng  văn học (literature symbol). Từ lí thuyết biểu tượng, chúng tôi tiếp  cận,   nhận   diện   và   kiến   giải   hệ   thống   biểu   tượng   trong   tiểu  thuyết của Murakami. Với kết quả nghiên cứu của luận án, chúng  tôi hi vọng cung cấp cái nhìn cụ  thể  hơn về lí thuyết biểu tượng  và cách nghiên cứu phê bình biểu tượng. Xác   định   và   giải   mã   biểu   tượng   trong   tiểu   thuyết   của   Murakami, luận án khám phá và kiến giải những nét đặc sắc trong  thế giới biểu tượng của nhà văn, khẳng định vị trí và đóng góp của  biểu tượng Murakami đối với nền văn học Nhật và văn học thế  giới. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái lược nội hàm khái niệm biểu tượng trong nghiên cứu  biểu tượng, xác định những đặc điểm cơ bản của biểu tượng văn  học. 6
  7. Tổng quan và vận dụng các kiến giải hợp lí từ  các công trình  nghiên   cứu   về   tiểu   thuyết   và   biểu   tượng   trong   tiểu   thuyết   Murakami ở trong nước và trên thế giới. Khảo sát, nhận diện, phân tích và lí giải những nét đặc thù   trong hệ thống biểu tượng của Murakami, đồng thời chỉ ra những  giá trị nội dung và tư tưởng của Murakami.  3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới thuyết khái niệm 3.1. Đối tượng nghiên cứu:Luận án tìm hiểu biểu tượng trong  tiểu thuyết Murakamitập trung vào badạng biểu tượng tiêu biểu:  Biểu tượng thiên nhiên, biểu tượng đồ vật, biểu tượng động vật. 3.2.   Phạm   vi   nghiên   cứu:  Luận   án   nghiên   cứu   biểu   tượng  trong tiểu thuyết của Murakami, bao gồm:  Rừng Na Uy, Biên niên   kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, Người tình Sputnik, Xứ sở   diệu   kỳ   tàn   bạo   và   chốn   tận   cùng   thế   giới ,  Nhảy   Nhảy   Nhảy,1Q84, Phía Tây biên giới, phía Nam mặt trời, Cuộc săn cừu   hoang,   Tazaki   Tsukuru   không   màu   và   những   năm   tháng   hành   hương. 3.3. Giới thuyết khái niệm “Biểu tượng” Theo Từ điển tiếng Việt thì biểu tượng là: 1. Hình ảnh tượng  trưng; 2. Hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình  ảnh   của sự vật còn lưu giữ trong đầu óc sau khi sự vật không còn tác  động vào giác quan ta. Trong Văn hóa học,biểu tượng được xem là  “ngôn ngữ của cái bất khả tri giác”, là “dấu hiệu được phô bày ra  bên ngoài để  nhận biết sự  sở  thuộc cộng đồng”.  Từ  điển thuật   ngữ  văn học đưa ra quan niệm: “Trong nghĩa rộng, biểu tượng là  đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ  7
  8. thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển  nghĩa của lời nói hay một loại hình tượng nghệ  thuật đặc biệt có  khả  năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một   hiện tượng nào đấy, vừa thể  hiện một quan niệm, một tư tưởng   hay một triết lí sâu xa về cuộc đời và con người”.  Trong khuôn khổ  luận án, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu  biểu tượng theo nghĩa rộng cũng như  sẽ  không phân tích những  đúng/sai, hợp lý/không hợp lý trong các cách định nghĩa và xác định  nội hàm khái niệm biểu tượng mà chúng tôi sẽ chỉ chuyên sâu vào  phạm vi biểu tượng văn  học,  và sẽ  khai  thác biểu  tượng  theo  hướng là hình  ảnh biểu nghĩa cụ  thể, những hình thức dùng hình   ảnh này để tỏ nghĩa nọ mang tính khái quát và tư tưởng cao, một  hình  ảnh cụ  thể  để  nói lên một (hoặc nhiều) ý niệm trừu tượng.   Chúng tôi khai thác biểu tượng của Murakami  ở ba nhóm: nhóm  biểu tượ ng thiên nhiên, nhóm biểu tượ ng đồ  vật và nhóm biểu  tượ ng động vật. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận   án   sử   dụng   phương   pháp   tiếp   cận   kí   hiệu   học,   c ác  phương  pháp,   thao   tác  nghiên   cứu  cụ   thể   được   chú   trọng,   bao  gồm: ­ Phương pháp văn hóa – lịch sử;Phương pháp phê bình tiểu   sử; Phương pháp so sánh; Thao tác thống kê. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về  biểu tượng  trong tiểu thuyết Murakami. Phương pháp nghiên cứu và kết quả  luận án sẽ là cơ  sở để  nghiên cứu toàn diện về  biểu tượng trong   8
  9. toàn bộ sáng tác của Murakami (cả tiểu thuyết lẫn truyện ngắn). Hệ  thống hóa một số  nét cơ  bản về  biểu tượng trong tiểu   thuyết Murakami, chỉ ra được các giá trị nội dung tư tưởng qua hệ  thống biểu tượng đó. Luận   án   cung   cấp   thêm   một   cách   tiếp   cận   tiểu   thuyết  Murakami. Nghiên cứu tác phẩm từ lí thuyết biểu tượng là hướng   đi rộng mở và hứa hẹn cách thức để tiếp cận tác phẩm của các tác   giả khác.  Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. 1. Nghiên cứu tiểu thuyết Murakami  1.1.1. Ở nước ngoài Hoạt động nghiên cứu phê bình tiểu thuyết Murakami  ở nước   ngoài khá sôi nổi, trong những tài liệu thu thập được, chúng tôi  phân loại theo các hướng nghiên cứu, bao gồm: Phê bình tiểu sử  (các   công   trình   của   Jay   Rubin,   Megumi   Yama,   Jonathan   Ellis,   Mitoko Hirabayashi, Miller Laura), Phê bình xã hội học (các công  trình của Chiaki Takagi, Bridget Sellers,  Jiwoon Baik),  Phê bình   hậu   hiện   đại  (các   công   trình   của   Deirdre   Flynn,   Matthew   C.   Strecher, Yoshio Iwamoto),  Phê bình chủ  đề  (các công trình của  Matthew   Whelihan,   Williams   Mukesh,   Matthew   Strecher,   Toshi  Kawai),  Nghiên   cứu   so   sánh  (các   công   trình   của   Maia   Brown­ Jackson,Ida   Mayer,   John   Updike,   Justine   McConnell,   Edith   Hall,  Mirjam   Büttner,   Naomi   Matsuoka,   Brian   Seemann,   Kim   de  Willigen, Naomi Matsuoka),  Phê bình Tự  sự  học  (các công trình  của Tiffany Hong, Will Slocombe, Welch Patricia, Virginia Yeung,  9
  10. Jay Rubin, Gareth Edward, Masatsugu Ono). Tuy nhiên, chưa có  công trình nào trực tiếp nghiên cứu biểu tượng như hướng đề  tài  chúng tôi khai thác.  1.1.2. Ở Việt Nam Murakami là một cái tên không hề xa lạ đối với độc giả  Việt   Nam   trong   khoảng   20   năm   trở   lại   đây.   Việc   nghiên   cứu   về  Murakami bằng tiếng Việt (viết và dịch) tập trung vào một số  phạm vi sau:  Phê bình hậu hiện đại  (các công trình của  Đào Thị  Thu   Hằng,  Nguyễn   Bích   Nhã   Trúc,   Ngô   Trà   Mi,   Trần   Thị   Tố  Loan, Lê Thị  Diễm Hằng),  Phê bình chủ  đề  (các công trình của  Trần  Tiễn  Cao   Đăng,  Phạm   Xuân   Nguyên,  Nguyễn  Hoài  Nam,  Nguyễn Anh Dân), Phê bình Tự  sự  học (các công trình của Nhật  Chiêu, Ngô Trà Mi, Lê Nguyên Cẩn), Nghiên cứu so sánh (các công  trình của Nguyễn Thị  Bích Thủy, Nguyễn Thị  Mai Liên, Nguyễn  Thị  Kim Ngân, Ngô Viết Hoàn). Ngoài những nghiên cứu về  sự  ảnh hưởng của văn học dân gian đến tiểu thuyết Murakami,  ở  Việt Nam còn có các công trình viết về sự tác động của các tác giả  Nhật Bản và trên thế giới thế hệ trước và cùng thời với nhà văn.  Những nghiên cứu này cho thấy mối quan tâm của giới khoa học   Việt Nam đến Murakami là rất lớn. 1.2. Nghiên cứu biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami 1.2.1. Ở nước ngoài Hầu   hết   các   bài   viết   về   biểu   tượng   trong   tiểu   thuyết   Murakami  ở  nước ngoài chủ  yếu mới dừng lại  ở  việc định danh   một số biểu tượng của Murakami chứ chưa đi sâu nghiên cứu (các  10
  11. bài   viết   của   J.   Nygren,   D.   Flynn,   Chiaki   Takagi,   Roos   Bunnik,   M.Buttner…).   Một   số   bài   viết   trên   cơ   sở   khảo   sát   tác   phẩm  Murakami từ các phương diện khác nhau đã chạm đến hoặc phân  tích một vài biểu tượng cụ thể (các bài viết của Heather H. Yeung,  Matthew Strecher, Djakaria…) nhưng nhìn chung tính hệ thống về  nghiên cứu biểu tượng của tiểu thuyết Murakami vẫn đang là vấn  đề bỏ ngỏ. 1.2.2. Ở Việt Nam Vấn đề  biểu tượng trong sáng tác của Murakami được nhắc  đến trong nhiều bài viết (đáng chú ý là các bài viết của Nguyễn  Anh Dân, Nguyễn Bích Nhã Trúc), nhưng đi phân tích chuyên sâu  về  biểu tượng một cách hệ thống thì vẫn chưa có một công trình   nghiên cứu nào đáng chú ý.  Tiểu kết:Điểm qua các công trình, chúng tôi nhận thấy tuy  các   nhà   nghiên   cứu   Việt   Nam   chưa   tập   trung   kh ảo   sát   biểu  tượng của Murakami một cách hệ  thống, nhưng những khảo sát  và kiến giải các biểu tượng cơ  bản trong tiểu thuy ết Murakami   là những gợi mở vô cùng quan trọng để  chúng tôi lấy làm cơ  sở  để thực hiện đề tài. Chương 2.BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN  TRONG TIỂU THUYẾT MURAKAMI Biểu tượng thiên nhiên trong tiểu thuyết của Murakami khá đa  dạng, xuất hiện dày đặc và đóng vai trò quan trọng trong sự  phát   triển của câu chuyện, đồng thời còn là môi trường để các nhân vật   bộc lộ  rõ nét thế  giới nội tâm sâu sắc của mình. Trong luận án   11
  12. này, chúng tôi tập trung làm rõ biểu tượng thiên nhiên với ba nhóm  biểu tượng chính: biểu tượng ánh sáng và bóng tối; biểu tượng   đất và rừng; biểu tượng nước và những biến thể. 2.1. Biểu tượng “ánh sáng” và “bóng tối” Ánh sáng và bóng tối là hai thực tại đối lập nhau và không thể  dung hòa. Nơi nào có ánh sáng mạnh mẽ hơn thì bóng tối phải tan   đi;  ở  đâu có bóng đêm bao phủ  thì ánh sáng phải nhường chỗ.  “Ánh sáng được liên hệ  với bóng tối, để  tượng trưng cho những  giá trị bổ sung hoặc thay phiên nhau trong một quá trình biến đổi”;   “Ánh sáng tiếp theo bóng tối, trong trật tự  biểu hiện vũ trụ  cũng  như  là trong trật tự  Khải ngộ  nội tâm. Ánh sáng và bóng tối, nói  một cách chung hơn, là một mặt phổ  biến được biểu đạt chính   xác bằng sự  song hành của dương và âm […]. Đất có nghĩa là  bóng tối, trời có nghĩa là ánh sáng”. Ánh sáng ­ bóng tối là một cặp  từ  tượng trưng cho nhiều lãnh vực của cuộc sống: thánh thiện ­  tội lỗi; hòa thuận ­ chia rẽ; yêu thương ­ hận thù; trí tuệ  ­ hoang  sơ…  2.1.1. “Ánh sáng”: Biểu tượng của nguồn sống và lương tri;  cái đẹp và cái thiện Ánh sáng trong tiểu thuyết Murakami là biểu tượng cho nguồn  sống và lương tri. Nếu ánh sáng mặt trời biểu hiện uy trời, nỗi lo   sợ và niềm hy vọng của con người, thì nó cũng không tỏ ra là một  hiện hữu bất biến. Nó có thể  biến mất và sự  sống sẽ  biến theo.  Nhưng nếu ánh sáng mặt trời chết đi mỗi tối, nó lại hồi sinh hằng   sáng và con người, coi số  phận mình giống số  phận ánh sáng, đã  12
  13. lấy được  ở  đó niềm hi vọng và niềm tin  ở  tính trường tồn của  cuộc đời và của sức mạnh con người . Biểu tượng ánh sáng được  thể  hiện qua ý nghĩa của niềm hi vọng, là sự  nhận thức, giác   ngộ, là sự  mặc khải, cứu rỗi, “sự  thức t ỉnh c ủa  ước v ọng, là  ước muốn tình yêu”, biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu, là khát  vọng được sống trong hạnh phúc trọn vẹn, gắn liền với  ẩn  ức   về  mặt tâm lí mà mỗi nhân vật phải tự  đấu tranh quyết liệt để  chiến đấu với bản thân mình. 2.1.2. “Bóng tối”: Biểu tượng của niềm đau, sự bế tắc và cái  ác Bóng tối tiếp theo ánh sáng, trong trật tự biểu hiện vũ trụ cũng  như trong trật tự Khải ngộ nội tâm. Tính nhị  nguyên của hai yếu  tố  bóng tối và ánh sáng được xem là hiện tượng quen thuộc của   các nền văn hóa trên thế  giới. Đây cũng là nghĩa biểu trưng của   một vài trải nghiệm thần hiệp: phía bên kia ánh sáng là bóng tối,   và vượt qua bóng tối sẽ đến đượ c với ánh sáng.  Trong sáng tác của Murakami, tính nhị  nguyên này được kế  thừa và sử  dụng như một dấu  ấn nghệ thuật. Bóng tối trong tiểu   thuyết Murakami mang ý nghĩa biểu tượng cho  nỗi sợ  hãi, trầm   uất vàlo sợ, sự  tổn thương, đau đớn cả  về  thể chất và tinh thần,   là những bế  tắc  trong đời sống của nhân vật chính. Tiểu thuyết  của Murakami là thế  giới của những mảnh đời bất hạnh, mang  trong mình bi kịch hoặc dự  cảm về  bi kịch. Đó là thế  giới của  bóng tối, tràn ngập những đau khổ, mất mát... Bóng tối còn là biểu  tượng của điều ác, bạo lực, thú tính, phi nghĩa. 2.2. Biểu tượng “đất” và “rừng” 13
  14. 2.2.1. “Đất”: Biểu tượng của chết chóc và lụi tàn “Đất” trong tiểu thuyết của Murakami ít mang dấu hiệu của   sự sống, sự sinh sôi mà gắn liền với sự chết, sự lụi tàn, hủy diệt .  Những  vùng đất chết  không chỉ  là biểu tượng của cuộc sống tù  đọng, quẩn quanh của con người hiện đại, mà đó còn là vùng đất  chết trong nội tâm, của đời sống tinh thần bế tắc, không gắn kết và   thiếu   sẻ   chia.  Để   hồi   sinh   được   vùng   đất   chết,   nhân   vật   của  Murakami phải chủ động tham gia vào những cuộc hành trình tìm  kiếm giải pháp, hoặc thậm chí tìm kiếm những vùng đất mới, thế  giới ngầm, đồng thời, qua hành trình kiếm tìm đó, họ  tìm kiếm  bản ngã của chính mình.  2.2.2.“Rừng”: Biểu tượng của sự dung túng và sản sinh cái xấu Là dòng chảy tiếp nối của tâm thức cổ  xưa, rừng trong tiểu   thuyết Murakami không chỉ là biểu tượng của “nỗi khiếp sợ rừng”  mà còn là biểu tượng của cái chết, môi trường dung chứa và sản   sinh cái ác, là biểu tượng của thế giới nội tâm sâu kín ­ “vùng tối  trong tâm trí chúng ta”. Hành trình hướng vào  tim rừng  chính là  hành trình hướng thẳng vào tâm trí, vào vùng tối tiềm thức của  nhân vật nhằm đối mặt với nỗi sợ hãi cũng như “vãn hồi cái bản  ngã” đang dần tiêu tan trong họ.  2.3. Biểu tượng “nước” và những biến thể 2.3.1. “Nước” hữu hình – biểu tượng của sự thanh tẩy và tái sinh Ý nghĩa tượng trưng của nước thường xoay quanh ba chủ đề  chính:   “nước   ­   nguồn   sống,   nước   ­   phương   tiện   thanh   tẩy,   và  nước ­ trung tâm tái sinh”. Đây là ba chủ  đề  thường xuyên được   14
  15. đề  cập đến trong các truyền thuyết, huyền thoại cổ, từ  đó hình  thành những lớp kết cấu ý nghĩa bền vững. Cùng với tính năng  thanh tẩy, nước còn mang trong nó sức mạnh tái sinh, sức mạnh   của sự  bất tử. Sức mạnh  ấy  ẩn chứa dưới lớp vô thức và là sức  mạnh không định hình của tâm hồn. Với Murakami, biểu tượng   nước  thường  được  ông biến  hóa  thành  những chuyển  thể  như  mưa, sông, suối, biển... với ý nghĩa là “công cụ thanh tẩy”, có hiệu   lực xóa bỏ mọi lỗi lầm, mọi vết nhơ trong hành động và tâm hồn  nhân vật.  2.3.2. “Nước”vô hình – biểu tượng của nguồn năng lượng hàn   gắn Là một biến thể  của mẫu gốc nước, biểu tượng  dòng chảy  trong tiểu thuyết Murakami một mặt mang những nghĩa biểu trưng  chung của nước, một mặt có những hướng nghĩa biểu trưng riêng  gắn liền với bản thể của nó. Tái sinh trong tiểu thuyết Murakami,   biểu tượng này vừa thấm đẫm những cảm quan chung của vô  thức cộng đồng vừa mang dấu  ấn riêng của phong cách tác giả,  thể hiện sự biến đổi, điều chỉnh, tính năng động của biểu tượng.  Ở  Murakami, dòng chảy trước hết mang ý nghĩa của dòng đời,  định mệnh của mỗi người, là một nguồn năng lượng, dòng chảy   tự  nhiên của tinh thần. Đó là sự  kết nối, chia sẻ, đồng cảm giữa  những cá thể  cô đơn trong cộng đồng và trong mỗi gia đình nhỏ.  Dòng chảy này tạo ra  nguồn năng lượng  vô cùng cần thiết cho  mỗi   chúng   ta,   nuôi   dưỡng   thế   giới   tâm   hồn   phong   phú   nhưng  cũng vô cùng bí ẩn và phức tạp. Nếu dòng chảy ngưng trệ, hoặc  bị  tắc nghẽn, điều đó sẽ  tạo ra những biến cố, bi kịch cho cu ộc   15
  16. sống mỗi người. Tiểu kết:  Biểu tượng thiên nhiên (ánh sáng, bóng tối,  đất,  rừng, nước…) là một dạng biểu tượng độc đáo xuất hiện trong   tiểu thuyết Murakami. Nhà văn không chỉ tái sinh mẫu gốc mà còn   chuyển hóa, để  chúng phù hợp với tâm thức, với tầm tri nhận   nghĩa trong đời sống của con người hậu hiện đại. Mỗi biểu tượng   dường như đều mang trong nó tính nhị nguyên, gắn với những đặc  tính tích cực và tiêu cực: sự sống, sự bừng ngộ về nhận thức, tình  yêu, nguồn chết, nỗi sợ hãi, cái ác... gắn liền với sự trải nghiệm,   cảm xúc, kí  ức... của nhân vật trong hành trình tìm kiếm bản ngã  của chính mình. Tính nhị  nguyên này được Murakami kế  thừa và  sử  dụng như một căn tính nghệ  thuật. Điều đặc biệt, biểu tượng   thiên nhiên trong tiểu thuyết Murakami góp phần đặc tả  thế  giới  bên trong – thế giới vô thức của con người. Nhà văn đã vận dụng  khéo léo và sáng tạo các sắc thái ý nghĩa của biểu tượng thiên  nhiên để làm nổi bật sức mạnh, sự bí ẩn, sự phức tạp, không thể  nắm bắt của thế giới đó. Chương 3. BIỂU TƯỢNG ĐỒ VẬT  TRONG TIỂU THUYẾT MURAKAMI Murakami là một trong những bậc thầy trong việc sử  dụng   biểu tượng đồ  vật. Dưới ngòi bút của ông, đồ  vật hiện lên như  những biểu tượng đa nghĩa, chuyển tải nhiều ý nghĩa sâu sắc và  triết lí nhân sinh độc đáo của nhà văn.  3.1. Biểu tượng “gương” 16
  17. Gương gắn bó với cuộc sống con người, trở  thành một biểu  tượng quen thuộc trong sáng tác của nhiều nhà văn trên thế  giới.  Biểu   tượng   “gương”   xuất   hiện   nhiều   lần   trong   tác   phẩm  Murakami, là yếu tố  nghệ thuật quan trọng, góp phần chuyển tải  thông điệp của nhà văn. Biểu tượng gương là sự kế thừa, tiếp nối  dòng chảy của văn hóa, văn học nhân loại, nhưng nó còn là sự kế  thừa có sáng tạo, được nhà văn thổi vào đó tinh thần thời đại, góp  phần đem lại vẻ đẹp riêng cho những trang viết của riêng mình. 3.1.1. “Gương”: Biểu tượng của “sự thật” Nhân vật nam hay nữ trong tiểu thuyết Murakami đều thích soi  gương. Gương xuất hiện hầu hết trong các sự  kiện chính xảy ra  với cuộc đời họ, mỗi khi nhân vật phải đứng trước sự  đấu tranh  nội tâm hay tham gia vào một hành trình dấn thân để  tự  thay đổi.  Với Murakami, “gương” là biểu tượng của sự thật, tính chân thực.  Gương với tính năng phản chiếu tia sáng, phản chiếu các dạng vật  thể như chúng vốn có, không chỉ giúp nhân vật nhìn thấy sự phản  chiếu khuôn mặt, vẻ  ngoài của bản thân mà sâu xa hơn, gương  giúp nhân vật nhận ra thực tại mỏi mòn, vô vị, là  sự  tự  phản   chiếu mình vào ý thức và lương tâm  để  nhân vật nhận thức sâu  sắc hơn về  bản ngã, nhận diện được chính mình, nhất là sau khi  đối diện, trải qua những biến cố  kì lạ  xảy ra trong đời. Chiếc   gương soi mang ý nghĩa biểu tượng cho hành trình tự xem xét bản   thân của nhân vật chính.  3.1.2. “Gương”: Biểu tượng của thế giới nội tâm phức tạp Gương soi còn xuất hiện như một nhân vật có đời sống riêng,  song hành với các câu chuyện của nhân vật khác, phản ánh tâm tư  17
  18. của họ  theo nhiều chiều và không ngừng mở  ra những cách nhìn  khác nhau cho người đọc. Chiếc gương soi trở thành phương tiện  giúp nhà văn hé mở  phần nào đời sống bên trong mỗi nhân vật.   Gương trong tiểu thuyết Murakami mang biểu tượng của sự  phản   chiếu sâu thẳm những gì trong trái tim, phản ánh một góc tối của  thế  giới tâm hồn nhân vật  ở  khía cạnh tiêu cực. Nhân vật tìm   thấy bản ngã của chính mình trong gương, bản ngã làm anh ta sợ  hãi và căm ghét vì không thể  nắm bắt được “tôi hay là cái bóng   của tôi”. Gương trở  thành “vật nhận thức” của nhân vật. Từ  góc  độ  này gương mang nghĩa tích cực, giúp con người soi chiếu để  nhận ra được, có thể một phần nào đó, rằng mình là ai.  3.1.3. “Gương”: Biểu tượng của đường biên thực ­ ảo Trong tiểu thuyết Murakami, vấn đề  về  con người phải tồn  tại với “chiếc mặt nạ”, để  hóa thân cùng lúc nhiều vai diễn khác  nhau trên sân khấu cuộc đời luôn được nhà văn trở  đi trở  lại như  một motif chính. Murakami luôn đặt nhân vật của mình vào trạng  thái hoang mang, giằng xé, đau đớn về  mặt tinh thần khi phải  sống chung với nhiều cái ngã khác nhau. Điều đáng sợ  nhất là  chính họ cũng không thể nắm bắt được đâu là “ngã” thực sự. Nhà  văn đã tạo ra những không gian tồn tại của bản ngã, mà ông gọi   bằng nhưng cái tên khác nhau như: thế  giới “thực ­  ảo”; thế giới   “bên này”­ thế giới “bên kia”, thế giới “bên ngoài” và “bên trong”.  Đặc biệt, “cái tôi bên này” và “cái tôi bên kia” vừa tồn tại song  song  ở  hai thế  giới, vừa có thể  tìm nhau. Murakami thường dùng  hình ảnh “rìa thế giới” để chỉ những nơi giao nhau, ranh giới giữa  18
  19. hai không gian  ấy. Gương trong nhiều tác phẩm của Murakami,  đóng vai trò là “đường biên”, là “lằn ranh” giữa hai thế giới, đồng  thời nó có thể mang ý nghĩa kép của sự lưỡng diện đó.  3.2. Biểu tượng “nhà”hay nỗi ám ảnh và kí ức đau buồn 3.2.1. “Nhà”: nỗi ám ảnh và kí ức đau buồn Nhà trong tiểu thuyết Murakami không phải là mái ấm, là nơi  giữ  lửa hạnh phúc mà đó là ngục tù kìm hãm bản ngã cá nhân,  khiến con người chịu đựng trong sự  cam chịu hoặc tìm mọi cách   để   chạy   trốn   khỏi   không   gian   bức   bối   đó.   Chính   những   tổn  thương  ấy trở  thành kí  ức đau buồn, ám  ảnh suốt cuộc đời nhân  vật. Với họ, nhà là biểu tượng của khát vọng hạnh phúc, là giấc  mơ về chốn bình yên, là thiên đường trên mặt đất mà suốt một đời  họ tìm kiếm. Vì thế, song song với hành trình kiếm tìm bản ngã  trong tiểu thuyết Murakami còn là hành trình tìm kiếm hạnh phúc  của con người. 3.2.2. “Nhà”: nỗi trống rỗng tâm hồn Nhà trong tiểu thuyết Haruki Murakami không phải là biểu  tượng của mái  ấm, khát vọng hạnh phúc mà còn  là biểu tượng   của nỗi trống rỗng tâm hồn.  Ở  Murakami, sự trống rỗng về mặt   tinh thần của nhân vật không chỉ  được Murakami khắc họa qua  đôi mắt, ánh nhìn – hình  ảnh phản chiếu chân thực thế  giới nội   tâm mà còn là hình  ảnh “căn phòng”, “căn nhà trống không đồ  đạc”. Không phải ngẫu nhiên mà hình  ảnh của những ngôi nhà  hoang, những khách sạn với vẻ  ngoài cũ kĩ, dột nát và thiếu đồ  đạc bên trong xuất hiện dày đặc trong nhiều tác phẩm của nhà  19
  20. văn. Nhà văn còn sử dụng kiểu câu so sánh quen thuộc: “như một  ngôi nhà rỗng”, “như  một căn nhà cũ”, “ngôi nhà hoang”... để  làm nổi bật góc nhìn của ông về  sự  trống rỗng và lạc lối của  con người hiện đại. 3.2.3. “Nhà”: kết nối và khôi phục bản ngã Bản ngã  ở  Murakami đóng vai trò vô cùng quan trọng để  làm  nên một “cái tôi đích thực”. Nó “trở  thành một nguồn nhiệt điều  khiển mỗi con người từ bên trong”. Không có bản ngã, hoặc đánh  mất bản ngã, con người chỉ là “căn phòng không có đồ đạc”, “một   ngôi nhà rỗng”, với những căn phòng tăm tối... Trong nhiều tác  phẩm Murakami, bản ngã hiện diện qua hình ảnh những ngôi nhà,  căn phòng trong khách sạn, nhà nghỉ  bí  ẩn... xuất hiện trong cả  thực tại và giấc mơ. Hành trình tìm kiếm bản ngã là hành trình mà  nhân vật phải bước vào căn nhà của chính mình, lần tìm những   căn phòng bí mật, hoặc đi xuống tầng hầm tâm trí, để  khám phá  hết những góc khuất sâu kín trong tâm hồn. Đó là hành trình đào  sâu vào thế giới vô thức bên trong, vật lộn với cái ác, với những kí  ức mất mát, đau thương, không ngừng truy vấn để  phục hồi bản  sắc cốt lõi đang có nguy cơ  bị đánh mất. Dẫu có hoang mang và  mất phương hướng, họ  vẫn luôn trăn trở, tìm kiếm cái bản ngã  đích   thực   của   mình   bằng   những   hành   trình   và   nỗ   lực   không  ngừng nghỉ. Tiểu kết:  Biểu tượng “đồ  vật”  ở  Murakami có giá trị  như  những thực thể sống. Dưới cái nhìn biểu tượng, thế giới đồ  vật   của Murakami không đơn thuần là những vật vô tri vô giác, mà  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2