intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài seminar Sinh thái rừng ngập mặn: Năng suất các hệ sinh thái rừng ngập mặn

Chia sẻ: Until You | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:53

166
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo cung cấp những dẫn liệu năng suất và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành năng suất của hệ, để khẳng định được tầm quan trọng và vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn đối với sinh quyển. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài seminar Sinh thái rừng ngập mặn: Năng suất các hệ sinh thái rừng ngập mặn

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  HUẾ KHOA SINH HỌC BÀI SEMINAR SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN NĂNG SUẤT CÁC HỆ SINH THÁI  RỪNG NGẬP MẶN Giáo viên hướng dẫn: Học viên:  
  2. MỞ ĐẦU Trong tự nhiên, các hệ sinh thái đóng một vai trò vô cùng  to lớn  đến các quá trình sống. Nó là nơi bảo tồn  đa dạng sinh  học  và  thực  hiện  các  chức  năng  khác  nhằm  đảm  bảo  cho  sự  sống  trên  trái  đất.  Điều  này  thể  hiện  và  đánh  giá  qua  các  quá  trình diễn ra trong bản thân mỗi hệ sinh thái hay nói cách khác  đó chính là năng suất của các hệ sinh thái này.  Trong sinh quyển, chúng ta có các hệ sinh thái khác nhau,  hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới nước. Trong đó, hệ sinh  thái rừng ngập mặn được xem là một trong những hệ sinh thái  đa dạng và có năng suất cao. Và chúng cũng chịu những yếu tố  chi  phối  trong  quá  trình  thực  hiện  chức  năng  của  một  hệ  sinh  thái. Qua  bài  báo  cáo  này,  nhóm  chúng  tôi  muốn  cung  cấp  những  dẫn  liệu  năng  suất  và  các  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  quá  trình  hình  thành  năng  suất  của  hệ,  để  khẳng  định  được  tầm  quan  trọng  và  vai  trò  của  hệ  sinh  thái  rừng  ngập  mặn  đối  với 
  3. * Khái quát về rừng ngập mặn RNM (mangroves) là thuật ngữ mô tả một HST thuộc  vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền  các  thực  vật  vùng  triều  với  tổ  hợp  động,  thực  vật  đặc trưng. Trong HST này, các động, thực vật, vi sinh  vật  trong  đất  và  môi  trường  tự  nhiên  được  liên  kết  với  nhau  thông  qua  quá  trình  trao  đổi  và  đồng  hoá  năng  lượng.  Các  quá  trình  nội  tại  như  cố  định  năng  lượng, tích luỹ sinh khối, phân huỷ vật chất hữu cơ  và  chu  trình  dinh  dưỡng  chịu  ảnh  hưởng  mạnh  mẽ  bởi các nhân tố bên ngoài gồm cung cấp nước, thuỷ  triều, nhiệt độ và lượng mưa
  4. ­  RNM  là  ngôi  nhà  của  vô  số  sinh  vật  trên  cạn  và  dưới nước. Hầu hết các loài cá đều trải qua một phần hay  cả vòng đời của mình  ở rừng ngập mặn. Các loài giáp xác  thực sự phong phú. Nhiều loài thân mềm thường được gặp  ở gốc của cây ngập mặn. Nhiều loài chim đến RNM theo  mùa  để  kiếm  ăn  hoặc  trú  ẩn  và  có  thể  hình  thành  những  đàn  lớn.  Một  số  động  vật  như  Cua  lại  sống  chủ  yếu  ở  rừng RNM và chỉ đi ra biển khi sinh sản. Theo nhiều tác giả cây ngập mặn được chia thành hai  nhóm chính “cây ngập mặn chính thức” gồm các họ như họ  đước Rhizophoraceae với các chi đước Rhizophora, chi bần  Sonneratia,  trang  Kandelia,  vẹt  Bruguiera,  Dà  Ceriops,  Họ  mắm  Avicenniaceae  với  chi  mắm  Avicennia,  họ  đơn  nem  Myrsinaceae  với  chi  sú  Aegiceras  ...  và  “nhóm  cây  tham  gia  rừng ngập mặn”. 
  5. I. Năng suất sơ cấp * Định nghĩa: theo Whittaker (1975) định nghĩa về năng suất sơ  cấp thuần (NPP ­ Net Primary Productivity) như sau:    “NPP là một phần còn lại sau khi tiêu phí trong quá trình hô  hấp  của  năng  suất  sơ  cấp  tổng  số  trong  quá  trình  quang  hợp  của thực vật”.  Đó là sự tích lủy tổng số các chất hửu cơ mới trong các mô thực  vật / đv diện tích/ đv thời gian – phần sử dụng cho hô hấp. Quá trình hô hấp xảy ra trên toàn bộ các bộ phận của thực vật  bao gồm lá, thân, rễ. Theo  một  cách  định  nghĩa  khác  thì:  Năng  suất  sơ  cấp  thuần  (NPP): Là phần chất hữu cơ còn lại trong thực vật được động  vật sử dụng và đồng hóa tạo nên chất hữu cơ của động vật đầu  tiên trong chuỗi thức ăn. *NPP=GPP – Rs. Trong đó: Rs là phần năng lượng bị sinh vật tự dưỡng sử dụng  cho hoạt động sống để xây dựng cơ thể. Rs= 30­40(%)
  6. Ngoài ra còn sử dụng khái niệm năng suất sơ cấp tổng số  GPP   (Gross Primary Production): Tổng các chất hửu cơ thực vật tạo  được trong quang hợp chưa trừ tiêu hao do hô hấp.
  7.  Ngoài  cây  ngập  mặn  là  thành  phần  chính  tạo  NPP của rừng ngập mặn, bên cạnh đó còn có các thực  vật  bì  sinh,  tảo  bám  trên  rể  thở,  trên  cây,  trên  mặt  bùn;  hệ  cỏ  biển  cũng  góp  phần  nào  cho  năng  suất  này. Tuy  nhiên  trị  số  năng  suất  sơ  cấp  được  tính  toán dựa trên các chỉ tiêu về quang hợ, hô hấp và chỉ  số  diện  tích  bề  mặt  lá.  Các  đại  lượng  này  lại  phụ  thuộc vào nhiều yếu tố: chế độ chiếu sáng, điều kiện  sinh  thái,  thời  thiết,  khí  hậu,  đặc điểm  sinh  học  của  loài  nên  việc  so  sánh  cũng  chỉ  mang  tính  chất  tương  đối
  8. II. Các phương pháp đo và xử lý kết quả 2.1. Sinh khối Sinh  khối  là  tổng  trọng  lượng  các  chất  hữu  cơ  của  quần  xã  hoặc 1 loài cụ thể trong quần xã trên một đơn vị diện tích Sinh khối không phải là số đo trực tiếp của năng suất ­Năng  suất  là  tỉ  lệ  mà  ở  đó  chất  hữu  cơ  được  sản  sinh  trong  một đơn vị thời gian ­Sinh khối là tổng chất hữu cơ hiện có  ở một thời  điểm đánh  giá. Đối với 1 giá trị sinh khối nào đó năng suất có thể cao hoặc rất  thấp. Cần dựa vào tỷ lệ chu chuyển  sinh khối để so sánh  Người ta có thể sử dụng sinh khối làm đơn vị cơ bản để so  sánh năng suất có tính chất ước lượng
  9. Việc đánh giá sinh khối thường  ở dưới mức thực tế  do  không  thể  đánh  giá  chính  xác  tác  động  của  động  vật.  Phần lớn các nghiên cứu về năng suất thường tập trung sinh  khối trên mặt đất Sinh khối cũng không thể tăng mãi theo thời gian, lúc  đầu thì tăng trưởng nhanh, sau đó giảm dần Nguyễn Hoàng Trí (1984) đã nghiên cứu đánh giá 3  loại rừng đước đôi (Rhizophora apiculata) Loại rừng  Rừng trưởng  Rừng tái sinh tự  Rừng trồng 7 năm thành nhiên S/Khối tổng số  119335kg/ha 35159 34853 (thân, cành, rể  chống, lá, chồi, hoa  quả, rể dưới đất)
  10. Sinh khối tổng số  ở các quần xã khác nhau thì  khác nhau có thể do tác động của vĩ độ hoặc do tuổi  rừng,  được  thể  hiện  trong  nghiên  cứu  của  Briggs  (1977). Mặc dù Sinh khối trên mặt đất tượng tụ nhau ở  một  loạt  các  môi  trường  khác  nhau  nhưng  sinh  khối  rễ và rễ thở khác nhau khá nhiều. Đối với một số loài  sinh  khối  rễ  thường  chiếm  20%  tổng  sinh  khối  (Clough và Attiwill, 1982)
  11. 2.2. Năng suất lượng rơi Một phương pháp khác để đánh giá năng suất là đô  một  thành  phần  của  năng  suất  sơ  cấp  thuần  là  năng  suất  lượng  rơi  (lá,  cành,  chồi,  hoa…)  và  so  sánh  kết  quả  thu  được với hệ thống khác Lượng rơi của lá đước đôi  ở bán đảo Cà Mau là 0,5  – 4,15g trọng lượng khô/m2/năm (N H Trí 1984). Lượng rơi của Mắm ổi (Avicennia marina) ở Sydney  (Úc) là 1,2 – 1,5kg/m2/năm (Briggs 1977) Lượng rơi lá sau khi rơi xuống một phần được nước  triều mang đi, một phần được giữ lại tích lũy trên sàn rừng. Năng suất lượng rơi có thể tính theo: lượng rơi theo  ngày, lượng rơi theo tháng và lượng rơi theo tuổi cây.
  12. Trong  thành  phần lượng  rơi thì lá chiếm  tỷ  lệ  cao nhất, ở tuổi nhỏ thì tổng lượng rơi nhiều hơn các  tuổi khác Lượng  rơi  là  giai  đoạn  đầu của chuỗi thức  ăn  hay dòng năng lượng của chuỗi sinh thái RNM. Vì thế  việc  nghiên  cứu  năng  suất  lượng  rơi  rất  có  ý  nghĩa  không những về khoa học mà còn có giá trị thực tiễn  góp  phần  quản  lý  và  sử  dụng  RNM  hợp  lý,  nhất  là  việc nuôi trồng thủy hải sản trong rừng
  13. 2.3. Trao đổi khí ở lá Đo tỉ lệ quang hợp/ hô hấp của từng lá hoặc cành  cây nhỏ →  NPP thuần của từng cây → NPP quần xã. Lugo (1974) cho rằng khoảng 4 – 10% năng suất   sơ cấp tổng số bị mất đi trong quá trình hô hấp của thân  và  rễ  bề  mặt.  Tuy  nhiên  điều  này  chỉ  phản  ánh  một  phần của toàn bộ hệ thống rễ
  14. 2.4. Diệp lục, sự giảm thiểu ánh sáng trong rừng Bunt và Boto (1979) đã tính toán năng suất của RNM bằng  cách đo sự giảm thiểu ánh sáng qua tán rừng và giả định rằng điều  này phù hợp với việc sử dụng ánh sáng trong quá trình quang hợp.  Các thí nghiệm về các sắc tố trong lá đã khẳng định điều này Năng  suất  được  tính  bằng  tỉ  lệ  đồng  hóa  trong  quang  hợp  vào khoảng 26kg/ha/ngày. Giá  trị  năng  suất  trong  quang hợp  cao  hơn  một  chút so với  năng suất lượng rơi Các tác giả cho răng phương pháp của họ sẽ có giá trị trong  việc  đánh  giá  năng  suất  sơ  cấp  của  một  loạt  các  loại  rừng  ngập.  Tuy  nhiên,  có  1  số sai  khác  do:  lượng  mưa,  dòng nước  ngọt,  dinh  dưỡng đất và tác động của con người.
  15. 2.5. Sử dụng phối hợp các phương pháp Christensen  (1978)  đã  đánh  giá  tất  cả  các  sinh  khối  các  phần  thực  vật  theo  phân  đoạn  1m  một,  và  tỷ  lệ  năng  suất  lá  khi  đánh  giá  năng  suất  sơ  cấp  của  rừng  đước  đôi  (Rhizophona apiculata) ở Miền Nam Thái Lan Bằng  việc  kết  hợp  số  liệu  này  với  sự  tăng  trưởng  hằng năm của thân, cành, rễ chống, tác giả cho rằng tổng  năng suất thuần đạt với 27 tấn (chất khô)/ha/năm hoặc 6.9  chất khô tự do (tro)/m2/ngày. Tuy nhiên lá có tỉ lệ luân chuyển cao hơn thân và rễ  rất  nhiều,  lá  là  nguồn  chất  thực  vật  liên  tục  của  quần  xã  RNM. Sự phân hủy của lá cũng diễn ra nhanh chóng so với  thân và rễ
  16. III. Động thái tăng trưởng và  Trữ lượng thảm mục rừng 3.1 Động thái tăng trưởng rừng ngập mặn ­  Tốc  độ  tăng  trưởng  trung  bình  của  gỗ  thân  là  0,85m/năm  về  chiều  cao  và  0,75cm/năm  về  đường  kính thân. Mức tăng trưởng các cây  ở cấp đường kính  thân 5­10cm là cao nhất và các cây  ở cấp đường kính  thân 2cm là thấp nhất. Ví  dụ:  Tăng  trưởng  về  đường  kính  thân  trung  bình/tháng của rừng Đước Cần Giờ sau 1 năm tuổi 8 là  0,46cm, tuổi 12 là 0,64cm, tuổi 16 là 0,81cm và tuổi 21  là  0,53cm.  Tăng  trưởng  đường  kính  trung  bình/năm  là  0,51cm.
  17. ­ Tăng trưởng chiều cao  ở tuổi 4 là cao nhất, đây  chính là giai đoạn cây đang phát triển mạnh vì chưa có  cạnh  tranh  về  không  gian  sống.  Ở  tuổi  12,  16  tăng  trưởng  chiều  cao  giống  nhau  do  rừng  ở  hai  tuổi  này  được  tỉa  thưa  kịp  thời.  Đước  21  tuổi  có  tăng  trưởng  chiều  cao  thấp  nhất  do  tỉa  thưa  không  kịp  thời,  nên  trong  giai  đoạn  này  cây  tăng  trưởng  chậm  về  đường  kính cũng như chiều cao khi so sánh với tuổi khác. ­ Tăng trưởng trung bình của chiều dài rễ chống  phần trên mặt đất của Đước  ở Cà Mau là 0,2cm/ngày.  Mức tăng trưởng cao nhất thuộc về các rễ  ở lớp chiều  dài 25­50cm. Các rễ  ở lớp chiều dài 50­100cm có tỉ lệ  tăng  trưởng  thấp  nhất.  Tốc  độ  tăng  trưởng  của  rễ  chống  vào  mùa  mưa  là  0,132cm/ngày  về  chiều  dài  và  0,037cm/ngày về đường kính.
  18. ­  Tốc  độ  tăng  trưởng  của  chồi  vào  mùa  mưa  0,128cm/ngày  cao  hơn  so  với  mùa  khô.  Tốc  độ  tăng  trưởng trung bình của trụ mầm là 0,11cm/ngày vào mùa  khô và 0,15cm /ngày vào mùa mưa. ­  Nhìn  chung,  tốc  độ  tăng  trưởng  của  một  số  bộ  phận  thực  vật  của  Đước  ở  Cà  Mau,  cũng  như  ở  Cần  Giờ tương đối nhanh. Tốc độ tăng trưởng vào mùa mưa  cao  hơn  mùa  khô  một  ít,  là  do  vào  mùa  mưa  các  hoạt  động sinh lý của cây thuận lợi hơn. Riêng  ở miền Bắc  do chịu  ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh nên vào  mùa khô cây sinh trưởng rất chậm.
  19. ­ Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sự sinh  trưởng và một số chỉ tiêu sinh trưởng khác.  Ví dụ sự tăng trưởng của Đâng trồng ở Hà Tĩnh khi  cây  được  24  tháng tuổi  có  chiều cao trung  bình  là  87cm,  từ tuổi 2 sang tuổi 3 có sự tăng trưởng  đạt 21.7cm. Giai  đoạn tăng trưởng từ tháng 9­11 cao hơn nhiều so với giai  đoạn  tháng  12­2.  Do  lượng  mưa  vào  tháng  9­11  lớn  đã  làm  tăng  lưu  lượng  nước  ngọt  và  lượng  trầm  tích  trong  dòng chảy ở hạ lưu ven biển làm giảm độ mặn của nước  biển, tăng độ bồi lắng của phù sa. 
  20. ­ Mức độ gia tăng chiều cao thân chậm dần theo sự  tăng trưởng tuổi cây.  Ví  dụ  cây  Trang  trồng  ở  Hà  Tĩnh  sau  một  năm  có  chiều cao cây là 60cm và ở tuổi 2 là 84,6cm. ­ Giai đoạn từ tháng 4­ 6 lượng gia tăng là lớn nhất so  với các thời kì khác trong năm.  Ví dụ từ khi trồng cho đến khi đến tuổi 1, mức tăng  trưởng  là  29,5cm  và  bằng  55%  mức  tăng  trưởng  của  cả  năm, trung bình 8,6cm/tháng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1