intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI TẬP CÁ NHÂN LẦN 4 MÔN ĐỊA CHẤT ĐẠI CƯƠNG

Chia sẻ: Buithiminh Hue | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

161
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm hiểu một mở khoáng sản mà địa phương sinh viên có( loại khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm hoặc công sinh, hàm lượng, giá trị công nghiệp, quy mô khai thác...) và các tác dụng của việc khai thác tới kinh tế và môi trường của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI TẬP CÁ NHÂN LẦN 4 MÔN ĐỊA CHẤT ĐẠI CƯƠNG

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI   ..... ....   BÀI TẬP CÁ NHÂN LẦN 4 Môn : Địa chất đại cương Giảng viên: Trần Quốc Huy Sinh viên: Bùi Thị Huệ Mã SV: 1066070025 Lớp k13 Địa lý( QLTNMT) Yêu cầu: Tìm hiểu một mở khoáng sản mà địa phương sinh viên có( loại khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm hoặc công sinh, hàm lượng, giá trị công nghiệp, quy mô khai thác...) và các tác dụng của việc khai thác tới kinh tế và môi trường của địa phương. Thanh Hoá 5/2012 Bài làm Hiện nay, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc đánh giá, dự báo toàn bộ tài nguyên khoáng sản Việt Nam đã trở nên một nhiệm vụ hết sức cấp thiết để có đủ dữ liệu cho việc hoạch định chính sách, kế hoạch hóa công tác điều tra cơ bản, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, sử dụng hợp lý tài nguyên bảo vệ môi trường phát triển bền vững, trong xu thế hội nhập vào môi trường quốc tế và khu vực. I. Khoáng sản là những khoáng chất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế và trong đời sống. cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, khai thác và sử dụng khoáng sản
  2. không ngừng được mở rộng( có những loại mới được sử dụng gần đây). Khoáng sản trong tự nhiên rất đa dạng: có thể ở dạng rắn( đa số), một số ở trạng thái lỏng( nước khoáng, nước, dầu mỏ) và khí( khí đốt).Ngoài ra có một vài loại khí phóng xạ hoặc hơi nóng tự nhiên( rất hiếm). Khoáng sản được biểu hiện với quy mô rất khác nhau, từ rất nhở đến rất lớn, có thể chia thành các loại như sau: 1. Điểm khoáng hoá: báo hiệu khả năng có thể phất hiện ra những tích tụ khoáng sản không đáng kể, chưa được nghiên cứu để khẳng định 2. Điểm khoáng sản: là khu vực cố biểu hiên có những điểm quặng với quy mô lớn, nhưngg chỉ được nghiên cứu một cách sơ lược, chưa có đủ cơ sở để đánh giá tiềm năng, triển vọng. 3. Mỏ khoáng(mỏ quặng) là khu vưc chứa khoáng sản tập trung phát triển với quy mô đủ lớn và chhất lượng đủ đảm bảo cho việc khai thác trong điều kiên kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nó phải đủ trữ lượng cho việc khai thác trong thời gian khá dài. 4. Kiến trúc trường quặng và mỏ quặng là lĩnh vực nghiên cứu những mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc kiến tạo, quy luật phát triển của diên tích chứa quặng, là tiền đề khoa học tạo cơ sở cho viêc dự báo, thăm dò,đánh giá tiềm năng, nhằm tìm ra những loại năng lượng mới.
  3. Bản đồ khoáng sản của việt nam II. Khái quát khoáng sản tại nghệ An Cần phải khẳng định rằng, so với cả nước, tỉnh Nghệ An có một nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức dồi dào và phong phú. Qua khảo sát cho thấy toàn tỉnh hiện có 113 vùng mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn, 171 điểm quặng và đá vôi được phân bổ khá đồng đều ở các địa phương trong tỉnh. Một số kim loại và đá quý có trữ lượng lớn như: vàng sa khoáng ở lưu vực sông Cả, sông Hiếu với trữ lượng
  4. trên 20 tấn; Các loại đá qúy như Hồng ngọc, Bích ngọc...ở các huyện Quỳ Châu, Qùy Hợp. Đặc biệt Thiếc sa khoáng ở Nghệ An được đánh giá là lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng khoảng 42.000 tấn (chiếm 30% trữ lượng Thiếc cả nước) tập trung ở các huyện Qùy Hợp, Quế Phong; Sắt với trữ lượng 1,8 triệu tấn ở Nghi Lộc, Thanh Chương. Ngoài ra một số khoáng sản khác như Mangan với trữ lượng khoảng hơn 3 triệu tấn, tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc. Titani tồn tại dưới dạng Inmenit, với tổng trữ lượng khoảng 22.600 tấn, tập trung phần lớn ở Cửa Hội. Bô xít có trữ lượng khoảng gần 3 triệu tấn, tập trung ở các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nghĩa Đàn. Photphorit có trữ lượng khoảng 130.000 tấn, ở các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương... Vào thập kỷ 70 của Thế kỷ trước, các nhà địa chất đã phát hiện ở khu vực Bản Khạng ( Qùy Hợp ) có mỏ nước khoáng thuộc loại Cacbonic là loại được thị trường tiêu dùng ưa chuộng nhất, có trữ lượng 0,5 lít/giây. Nước khoáng còn được phát hiện ở một số huyện như Nghĩa Đàn, Đô Lương... Nghệ An còn có thế mạnh về đá xây dựng với trữ lượng rất lớn, nhiều loại đá có giá trị kinh tế cao như đá trắng Quỳ Hợp trữ lượng 100m3; đá bazan có trữ lượng 260 triệu m3 ở Qùy Hợp, Nghĩa Đàn,Tân Kỳ...; đá đen trữ lượng 54 triệu m3 ở Con Cuông, Đô Lương. Đặc biệt có nguồn đá vôi trên 1 tỷ m3 ở các khu vực Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Con Cuông,Tân Kỳ... Nhiều nhất là đá xây dựng trên 1 tỷ m3 ở Hưng Nguyên,Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Đô Lương, Nghĩa Đàn...Đó là chưa kể hàng loạt các loại khoáng sản khác như Sét để sản xuất gạch ngói, Sét xi măng 300 triệu tấn, than mỡ 40 ngàn tấn, Than bùn 10 triệu tấn...Trong những năm qua, việc khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh và các ban ngành chức năng chú ý đầu tư và dần đưa vào quản lý một cách tích cực hơn. Do vậy sản lượng một số khoáng sản đã được khai thác năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2000 tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh mới đạt 5,66%, thì nay đã đạt gần 7%. Theo đó, công suất khai thác khoáng sản cũng không ngừng tăng, như chế biến đá trắng đạt khoảng 500.000 tấn/năm. Trong đó riêng bột đá trắng mịn và siêu mịn đạt 160.000 tấn/năm. Tổng công suất luyện thiếc đạt 2.500 tấn/năm..22 Quỳ Châu là một huyện vù2g cao của tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Quỳ Châu nằm trong vùng kinh tế Phủ Quỳ, trung tâm của miền Tây Bắc Nghệ An. Huyện có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất và chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản và tiềm năng du lịch. Địa hình của
  5. huyện khá phức tạp khi có hơn 72% diện tích ở độ cao trên 200 m so với mặt nước biển, bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối dày đặc. Đây là khó khăn cho Quỳ Châu trong phát triển kinh tế - xã hội mà trước hết là hạn chế khả năng giao lưu giữa các xã trong huyện và mở mang diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, những hạn chế trên cũng là những yếu tố giúp Quỳ Châu giữ được vốn rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Bản đồ huyện Quỳ Châu (Nghệ An) Khoáng sản khi kim loại như đá quý: Granat, rubi hay saphia( Quỳ Hợp –Nghệ An). 1. Đặc điểm và nguồn gốc hình thành mỏ Quỳ Châu ( rubi và saphia) rubi Sapphire
  6. Rubi và saphia ở mở Quỳ Châu thành tạo từ các trầm tích sét- cacbonat trong quá trình biến chất nhiệt đọng với sự tham gia tích cực của các hoạt động biến chất trao đổi. Giai đoạn thành tạo rubi, saphia muộn nhất còn ghi nhận được tại Quỳ Châu ở khoảng thời gian 22.1- 22.2 triệu năm, ở nhiệt độ của môi trường dao động khoảng 660 oC . Rubi ở Quỳ Châu có hàm lượng Cr cao. Tương quan giữa Cr với Fe và Ti là tương quan nghịch, do vậy ở mở Quỳ Châu Rubi hông là chủ yếu. Đồng thời màu đỏ rubi ở Quỳ Châu đỏ đậm và tính phát quang mạnh hơn so với rubi ở một số nơi khác như mỏ Luc Yên( Yên Bái) Với việc phát triển tinh thể tháp đôi sáu phương có dạng “con suốt” hoặc các tinh thể kết hợp với thác đôi sáu phương và lấy trụ sáu phương tạo nên các tinh thể dạng “ thùng rượu” Bên cạnh tổ hợp bao thể chung. nhưng cũng có những điểm khác như, tại Lục Yên có hercynit, hematit, margarit và tuamalin, nhưng tại Quy Châu có anorthit, andalurit, biotit và zoisit. Vùng mỏ rubi Quỳ Châu phát triển trên cấu trúc vòm nâng Bù Khạng cũng liên quan tới các thành tạo biến chất có tuổi cổ và giàu nhôm. Tại đây, rubi được khai thác chủ yếu trong các thành tạo eluvi, đeluvi khu Đồi Tỷ, Đồi Triệu, Bản Gié,.... Rubi gốc được phát hiện trong đá hoa tại ranh giới giữa đồi Mồ Côi và đồi Tỷ. Đá hoa bao gồm chủ yếu là calcit màu xám trắng, hạt nhỏ chứa rubi, phlogopit, graphit. Tại Quỳ Châu, chủ yếu gặp rubi và saphir hồng, còn saphir lam và saphir các màu khác hiếm gặp hơn. Rubi Quỳ Châu thường có màu đỏ phớt tím với độ bão hoà màu cao và rất được ưa chuộng trên thị trường. 2. Thành phần hoá học của mỏ Quỳ Châu. Kết quả phân tích thành phần hoá học của rubi và saphir liên quan với các thành tạo đá hoa trên hai vùng mỏ Quỳ Châu giúp phát hiện được một tổ hợp nguyên tố phụ rất phong phú, bao gồm chrom, sắt, silic, titan, vanađi, mangan, magnesi, calci, gali, germani, scanđi và kẽm. Trên cả hai vùng mỏ thì các oxit tạo màu chính và có hàm lượng trội hơn cả là Cr2O3, Fe2O3 và TiO2. Trong rubi và saphir ở Quỳ Châu, hàm lượng các oxit cũng có những sự khác biệt. Hàm lượng Cr2O3 dao động trong khoảng 0-2,566%, trung bình: 0,295%; hàm lượng Fe2O3 khoảng 0-2,08%, trung bình: 0,086%; hàm lượng TiO2 khoảng 0-0,230%, trung bình: 0,045%; CaO trung bình: 0,075%; MgO trung bình: 0,026%; V2O5 trung bình: 0,013%,... Rubi gốc trong đá hoa vùng mỏ Quỳ Châu được đặc trưng bởi hàm lượng Cr2O3 và MgO cao (tương ứng là 0,295% và 1,026%) (Bảng 1); các
  7. hàm lượng Fe2O3 và TiO2 thấp (tương ứng là 0,086% và 0,045%). Hàm lượng cao của MgO chứng tỏ mối liên quan chặt chẽ với các đá hoa đolomit trong khu vực. Trên biểu đồ trường phân bố (Hình 5), rubi gốc trong đá hoa phân bố ở một vùng riêng biệt với tỷ số Cr2O3/Ga2O3 cao, đồng thời trường phân bố của rubi trong đá gốc và trong sa khoáng phân bố cạnh nhau, điều đó có thể lý giải nguồn cung cấp chủ yếu rubi cho sa khoáng là các thành tạo gốc trong đá hoa. Bảng 1. Hàm lượng trung bình của rubi và saphir trong sa khoáng ở một số mỏ và điểm quặng khác nhau SA KHOÁNG Miền Bắc Việt Nam Miền Nam Việt Nam L ục Quỳ Quỳ Tân Trúc Bình Đăk Nông Hợp Yên Hương Lâu Thuận Oxit Châu Saphir Saphir Saphir Saphir Rubi Rubi Rubi Saphir lục lam lam đen TiO2 0,045 0,348 0,050 0,178 0,243 0,035 0,022 0,048 Al2O3 99,460 99,445 99,33 99,490 99,450 100,43 100,69 98,14 0 3 7 Cr2O3 0,295 - 0,227 0,355 0,356 0,001 0,010 - Fe2O3 0,086 0,933 0,083 0,086 0,256 1,338 0,754 2,040 V2O3 0,013 - 0,011 - 0,049 0,001 0,001 - Ga2O3 0,007 0,008 0,009 - - 0,028 0,024 0,028 CaO 0,075 - 0,043 - - - - - MgO 0,026 - 0,021 - - 0,004 0,003 0,006 Tổng 100,00 100,73 99,77 100,10 100,35 101,84 101,51 100,262 7 4 4 9 4 1 Như vậy, khi xem xét đặc tính của 3 oxit tạo màu chính là Cr2O3, Fe2O3 và TiO2 ở hai vùng mỏ Quỳ Châu, ta thấy Cr2O3 luôn chiếm ưu thế cả về đặc điểm phân bố và hàm lượng, tiếp đến là Fe2O3 và TiO2. Mỏ Quỳ Châu, hàm lượng Cr2O3 cực đại nhiều khi đạt đến một vài % và hàm lượng cực đại của Cr2O3 ở Quỳ Châu cao hơn so với hàm lượng cực đại của Cr2O3 ở Lục Yên.
  8. 1.20 1.00 0.80 0.60 Fe2O 3 (%) 0.40 0.20 0.00 -0.200.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 y =-0.1176x +0.111 -0.40 R2 =0.0495 Cr2O3 (%) Hình 1. Biểu đồ tương quan giữa Cr2O3 và Fe2O3 trong rubi và saphir liên quan với đá hoa 0.35 0.30 0.25 y =0.0497x +0.0016 V 2O 5 (%) 0.20 R2 =0.4053 0.15 0.10 0.05 0.00 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 Cr2O3 (%) Hình 2. Biểu đồ tương quan giữa Cr2O3 và V2O5 trong rubi và saphir liên quan với đá hoa Khi xem xét mối tương quan của Cr2O3 với Fe2O3 trong rubi và saphir liên quan với các thành tạo đá hoa, ta thấy hàm lượng Cr2O3 thường trội hơn so với hàm lượng Fe2O3 (0,295% so với 0,086% ở Quỳ Châu và 0,227% so với 0,083% ở Lục Yên) (Bảng 1) và tương quan giữa Cr2O3 và Fe2O3 trên cả hai vùng là tương quan nghịch (Hình 1), điều đó dẫn đến kết quả là trên cả hai vùng mỏ, rubi và saphir hồng chiếm tỷ lệ cao hơn so với saphir lam và saphir các màu khác. So với các nguyên tố khác thì hàm lượng V2O5 thường thấp hơn và chênh nhau không đáng kể ở cả hai vùng mỏ (trung bình: 0,011% ở Lục Yên và 0,013% ở Quỳ Châu). Tuy nhiên, V2O5 là nguyên tố tạo màu tím
  9. và sự có mặt của chúng cũng ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc của rubi và saphir. Khi xem xét tương quan giữa Cr2O3 và V2O5, ta thấy chúng thể hiện mối tương quan thuận chặt chẽ (Hình 2). Như vậy, có thể thấy rằng V2O5 thường đi cùng với Cr2O3 và đã làm cho màu đỏ của rubi ở cả hai mỏ thường có ánh phớt tím. Hàm lượng trung bình của Fe2O3 và TiO2 trong rubi và saphir Quỳ Châu và Lục Yên gần như tương đồng (0,086% ở Quỳ Châu và 0,083% ở Lục Yên đối với Fe2O3 và 0,045% ở Quỳ Châu và 0,050% ở Lục Yên đối với TiO2) (Bảng 1). Trên cả hai vùng mỏ, nếu không xét đến những mẫu có hàm lượng tăng đột biến, thì hàm lượng Fe2O3 phân bố tương đối đồng đều. Khi xem xét tương quan của Fe2O3 với TiO2 ta thấy, trên cả hai vùng mỏ, tương quan giữa Fe2O3 với TiO2 là thuận và hai nguyên tố này liên quan chặt chẽ với nhau (Hình 3) 0.2 0.18 0.16 0.14 0.12 TiO 2 (%) y =0.0313x - 0.0072 0.1 R2 =0.1817 0.08 0.06 0.04 0.02 0 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Fe2O3 (%) Hình 3. Biểu đồ tương quan giữa Fe2O3 và TiO2 trong rubi và saphir liên quan với đá hoa
  10. Hình 6. Đặc tính phân bố của rubi và saphir trong sa khoáng theo tỷ lệ Cr2O3/Ga2O3 và Fe2O3/TiO2 Trên biểu đồ trường phân bố thì saphir liên quan với bazan phân bố ở một khu vực riêng biệt so với rubi và saphir thuộc các kiểu nguồn gốc khác. Saphir miền Nam thường có tỷ số Fe2O3/TiO2 cao và tỷ số Cr2O3/Ga2O3 thấp (Hình 6).
  11. 3. Các tính chất vật lý và quang học 3.1. Tính chất vật lý - Cát khai: Ruby, saphia không có cát khai, nhưng có thể tách theo một số hướng nhất định. - Vết vỡ: vỏ sò. - Độ cứng: Ruby, saphia có độ cứng tương đối là 9 (theo thang Mohs), chỉ đứng sau kim cương. Độ cứng của ruby, saphia cũng biến đổi theo các hướng khác nhau. - Màu vết vạch: trắng - Tỷ trọng: Ruby: 3,95 - 4,05, thường là 4,00 Saphia: 3,95 - 4,03 , thường là 3,99. 3.2. Tính chất quang học - Độ trong suốt: Từ trong suốt đến đục - Ánh: Mặt vỡ thường có ánh thuỷ tinh; mặt mài bóng thường có ánh từ thuỷ tinh đến gần ánh lửa. - Tính đa sắc: ruby: mạnh; đỏ phớt tía/ đỏ da cam • Chiết suất: 1,766 - 1,774 - Lưỡng chiết suất: 0,008 - Độ tán sắc: 0,018 - Phổ hấp thụ: Ruby: 6942, • Tính phát quang: Ruby : mạnh, đỏ phớt tím (huỳnh quang khác nhau theo những vùng mỏ). Saphia: Không có sự phát huỳnh quang đặc trưng cho mọi loại saphia, nó phụ thuộc vào màu sắc và xuất xứ của viên đá. - Các hiệu ứng quang học: Hiện tượng ánh sao là đặc trưng nhất, hiện tượng mắt mèo thì ít gặp hơn. Ngoài ra còn gặp hiệu ứng đổi màu (hiệu ứng Alexandrit), màu viên đá thay đổi từ lam đến tía hoặc hiếm hơn từ lục đến nâu phớt đỏ. 5. Khai thác mỏ rubi Quỳ Châu Mỏ ruby Quỳ Châu được phát hiện vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, và ngay từ thời đầu tiên hoạt động khai thác ồ ạt và trái phép của dân đã diễn ra trên một diện tích rộng thuộc các xã Châu Bình, Châu Hồng,…với các điểm mỏ nổi tiếng như đồi Tỷ (nơi phát hiện được những viên có giá trị tiền tỷ) và đồi Triệu (nơi phát hiện những viên có giá trị tiền triệu) (tên các địa danh này do giới đào đá đặt). Về mặt chất lượng, ruby mỏ Quỳ Châu thuộc vào loại ruby đẹp nhất trên thế giới (tương đương với ruby mỏ Mogok của Mianma). Màu đẹp, độ bão hoà màu cao và độ tinh khiết cao. Tại đây khai thác được viên ruby nặng 56cts và bán đấu giá được 560.000USD vào năm 1994.
  12. Rubi C2, gồm 108 viên,khối lượng 71,35ctr Rub y Quỳ Châu (VIGEGO khai thác năm 1996)
  13. Hố Tỷ (hiện tại) nơi hàng trăm người dân đã bị chôn vùi vào năm 1992 Lịch sử khai thác tại khu vực đồi Tỷ mang nhiều đau thương và chết chóc. Vào đầu những năm 90 tại đây mỗi ngày có hang nghìn người từ các nơi kéo đến đào
  14. đãi để mong được đổi đời và chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Để rồi một vụ sập hầm đau thương đã xảy ra khiến hơn 100 người bị vùi lấp ở độ sâu hơn 80 mét Những cận cảnh khai thác rubi
  15. Khai thác thủ công Chợ đá quý Quỳ Châu năm 1998
  16. Khai thác mỏ Quỳ Châu Ruby cabochon 6. Gía trị kinh tế
  17. Rubi Quỳ Châu rất có giá một viên đá hình lục lăng (sáu cạnh) màu tiết bồ câu nhỏ bằng đầu đốt tay út (trọng lượng khoảng 0,2 gam) lên giới thiệu cho tôi nghe: Viên đá đỏ này được chị mua vào tháng 6-1992, từ một phu đá trúng được ở Đồi Tỷ. Nó là viên Hồng Ngọc độc nhất còn lại ở thị trường đá Quỳ Châu hiện nay. Đá Rubi lục lăng màu tiết bồ câu là loại cực hiếm, cực quý và cực đắt từ trước đến nay. Nó được dân chơi đá gọi là vua của tất cả các loại vua đá Rubi. Hiện nay, một viên Rubi lục lăng màu tiết bồ câu nặng khoảng 0,6 gam có trị giá gần 5kg vàng ròng. Còn các loại Rubi có giá trị thấp hơn theo thứ tự như Rubi màu đỏ nhạt (thường gọi là Rubi hoa mười giờ), Rubi màu hồng nhạt (Rubi màu mặt trời), Rubi màu trắng, màu tím, màu xanh, màu thạch anh đen... Tuỳ theo màu sắc, trọng lượng mà mỗi viên đá Rubi có giá trị tương ứng. Vì là loại đá tiền tỷ nên một số kẻ đã tìm cách làm Rubi nhân tạo để lừa đảo những người thiếu kinh nghiệm, người say đá hoặc người có máu đổi đời trong chốc lát. Từ năm 1991 đến nay, trên địa bàn Nghệ An đã có hàng trăm người vấp phải Rubi nhân tạo mà tán gia bại sản. Nh ững viên đá đỏ đ ủ lo ại Viên Rubi đắt nhất trong số này có giá 800 tri ệu đồng, còn viên r ẻ nh ất là 1,8 triệu. Ở địa bàn hai huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp (tỉnh Ngh ệ An) còn có kho ảng 8 đại gia vẫn tiếp tục nghề buôn bán đá đỏ. Dù không sôi động, náo nhi ệt nh ư trước đây, nhưng thị trường đá đỏ vẫn âm ỉ cháy. Dân chơi đá hoặc người có máu làm giàu vẫn mạo hiểm lùng sục chọn mua cho mình những viên đá vua bạc t ỷ.
  18. Một chủ tiệm đá đỏ ở huyện Quỳ Châu đang ra giá về những viên đá đỏ cho khách hàng 7. Khai thác đá quý gây ảnh hướng rất lớn đến môi trường 6.1 Thực trạng Việc khai thác mỏ Quỳ Châu hiện nay có rất nhiều bất cập. Có rất nhiều công ty tư nhân khai thác đá quý không theo quy hoạch làm cho tình trạng môi trường trở nên nghiêm trọng. Như ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước,và không khí.. Ô nhiễm môi trường nước sử dụng các thiết bị máy móc để đào bới sẽ làm cho môi trường nước ô nhiễm Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phát triển một cách ồ ạt, gây những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước sản xuất nông nghiệp. Hàng chục máy của tư nhân có mặt khắp nơi, ngày đêm thải nước xuống khe, làm môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. Trâu bò của bà con cũng không dám uống nước ở khe hay mương chính trong xã mà phải dùng nước giếng. Nước đục đã vùi lấp sự sống của cây lúa, mang bệnh tật cho người và gia súc.
  19. Một trong những xóm bị ô nhiễm nhiều nhất cho biết, nhân dân ở đây thường xuyên bị mắc các bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng, đau mắt. Trâu bò thì loét da, lở mồm long móng. Đập được xây dựng từ cuối thập kỷ 1980. Lúc mới xây dựng, trước mặt đập là một hồ nước mênh mông, trong vắt. Từ ngày có đội quân khai thác đá đỏ “tấn công”, mặt đập bị vùi lấp và nước ít dần. Hồ Tỷ giờ đây thành một khe nước đỏ. Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải được tâng cao. Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v... Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước và làm suy giảm công năng của các công trình thuỷ lợi nằm liền kề với các khu khai thác mỏ. Khi tiến hành các hoạt động khoáng sản sẽ hình thành các moong sâu đến hàng trăm mét, là nơi tập trung nước cục bộ. Ngược lại, để đảm bảo hoạt động của mỏ, phải thường xuyên bơm tháo khô nước ở đáy moong, hầm lò, hình thành các phễu hạ thấp mực nước dưới đất với độ sâu mực từ vài chục đến hàng trăm mét và bán kính phễu hàng trăm mét. Điều đó dẫn đến tháo khô các công trình chứa nước trên mặt như hồ ao,... xung quanh khu mỏ. Các đập lắng nước này đã làm tăng đáng kể diện tích mặt nước, thay đổi chế độ thuỷ văn của suối. Sau một thời gian đổ thải, hầu hết các hồ và nhiều đoạn suối đã bị lấp đầy bùn, cát. Đáy hồ cao hơn cốt cao tự nhiên từ 5-10 m làm thay đổi dung tích, lưu lượng và hướng dòng chảy tự nhiên. Các hồ và suối trước đây là nguồn nước sản xuất nông nghiệp, hiện nay hoàn toàn không thể sử dụng được. Ở các mỏ thiếc, đá quí ở miền tây Nghệ An, do quá trình đào bới và đổ thải, các khe Bản Sỏi, Khe Mồng, Tổng Huống - là nguồn cấp nước cho nông nghiệp của khu vực, bị xói lở bờ, bồi lấp dòng chảy, đổi dòng, giảm khả năng tưới từ đó gây ra giảm vụ, giảm năng suất cây trồng.
  20. Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,... là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ. 6.2 Nguyên nhân làm ô nhiễn môi trường • Nguyên nhân về quản lý: Từ những năm 80 đến nay, hoạt động khoáng sản phát triển mạnh, nhưng thiếu tổ chức và quản lý chặt chẽ, xuất hiện nhiều tổ chức không chuyên và nạn khai thác tự do, các địa phương chưa có quy hoạch sử dụng khoáng sản phù hợp, lực lượng quản lý tài nguyên và môi trường quả mỏng, phương thức và biện pháp quản lý chưa thích hợp, dân trí thấp, kinh tế chưa phát triển dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, thiếu tổ chức, không quản lý được quá trình khai thác và đổ thải. • Nguyên nhân về kĩ thuật và công nghệ: Trong hoạt động khoáng sản hầu hết đều dùng những thiết bị và công nghệ cũ, lạc hậu, chưa chú ý đến sự đồng bộ về thiết bị và công nghệ bảo vệ môi trường. Hầu hết các mỏ thiết kế và xây dựng từ những thập niên 60 - 70 với qui mô về sản lượng quặng và khối lượng đất đá thải ít hơn nhiều so với hiện nay. Sau quá trình khai thác 30 - 40 năm, các bãi thải được quy hoạch với quy mô nhỏ, chưa tính đến các biến cố về quá tải đối với các bãi thải. Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải hàng năm, không được quản lý và xử lý, gây ô nhiễm môi trường. 6.3 Giải pháp khắc phục • Nâng cao nhận thức về môi trường đối với mọi người dân, khai thác đi đôi với phát triển kinh tế bền vững. tuyên tryền giáo dục mọi người dân phải có trách nhiệm với môi trường. • Nâng cao trình độ quản lý, các địa phương phải có quy hoạch sử dụng khoáng sản hợp lý, tăng cường lực lượng quản lý tài nguyên và tài nguyên, giám sát và quản lý tài nguyên một cách chặt chẽ. • Sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại, các công nghệ tiên tiến và đảm bảo tốt vấn đề về môi trường. • áp dụng luật môi trường , phải có những biện pháp xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm, cần phải đóng cửa những công ty khai thác trái phép. Có hình phạt đích đáng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2