YOMEDIA
ADSENSE
Bài thu hoạch Chuyên đề: Hệ sinh thái trên cạn
52
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung của bài thu hoạch trình bày thành phần hệ sinh thái; đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái trên cạn và rừng nhiệt đới; đặc điểm của hệ sinh thái trên cạn của rừng nhiệt đới còn thể hiện rừng nhiệt đới là một quần lạc sinh địa.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thu hoạch Chuyên đề: Hệ sinh thái trên cạn
- BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ: HỆ SINH THÁI TRÊN CẠN Họ và tên: Đỗ Văn Mười Lớp K22 cao học Sinh học. Chuyên ngành: Sinh thái học Câu hỏi: Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng nhiệt đới thể hiện rừng là hệ sinh thái trên cạn. Trả lời 1. Thành phần hệ sinh thái Hệ sinh thái (Ecosystem) là một hệ thống tác động tương hỗ giữa các sinh vật v ới môi trường vô sinh; là một hệ chức năng, được mô tả như một thực thể khách quan, xác định chính xác trong không gian và thời gian. Hệ sinh thái là một khái niệm rộng và linh hoạt, vì thế có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp có mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, có sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin giữa chúng với nhau, thậm chí trong các trường hợp chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Khái niệm hệ sinh thái rừng để chỉ “một đơn vị tự nhiên bao gồm một tập hợp các yếu tố sống và không sống, do kết quả tương tác của các yếu tố ấy tạo nên một hệ sinh thái ổn định, tại đây có chu trình vật chất giữa thành phần sống và không sống”. Trong thành phần của hệ sinh thái, khí quyển, đất, nước, ánh sáng và các nguyên tố dinh dưỡng là những nguyên liệu sơ cấp (E), còn động vật, thực vật và vi sinh vật là những tác nhân vận chuyển và là những bộ máy trao đổi chất và năng lượng của hệ sinh thái. Chúng được đặc trưng bằng mối quan hệ có lợi và có hại, mối quan hệ sinh dưỡng giữa sinh vật tự dưỡng (P) và sinh vật dị dưỡng (C), sinh vật phân hủy (D). Như vậy, xét về cấu trúc, một hệ sinh thái sẽ gồm 4 thành phần : Môi trường vô sinh (E), Vật sản xuất (P), Vật tiêu thụ (C), và Vật phân hủy (D). Thành phần cấu trúc hệ sinh thái rừng nhiệt đới : + Môi trường vô sinh (E) gồm tất cả các nhân tố vô sinh của môi trường. Môi trường vô sinh đáp ứng tất cả các yêu cầu của sinh vật sống trong hệ sinh thái. Trong rừng nhiệt đới, ở giai đoạn quần xã ổn định, điều kiện môi trường khá ổn định tác động đến quá trình diễn thế sinh thái theo hướng ngày càng đa dạng về thành phần loài và các chu trình tuần hoàn vật chất, dòng năng lượng diễn ra khá ổn định. + Sinh vật sản xuất (P) gồm các sinh vật tự dưỡng, đó là vi khuẩn hóa tổng hợp và thực vật quang tự dưỡng (có diệp lục). Ở rừng nhiệt đới có sự hiện diện và của thực vật xanh có mạch lớn, bao phủ mặt đất hình thành thảm thực vật; ngoài chức năng là sinh vật sản xuất, thảm thực vật còn giữ vai trò trong chu trình vật chất, chu trình nước, bốc hơi nước, điều tiết chu trình trong tự nhiên, khí O2, CO2. + Vật tiêu thụ (C) gồm các động vật. Chúng sử dụng chất hữu cơ được tạo thành nhờ vật sản xuất. Vật tiêu thụ là sinh vật dị dưỡng. Động vật ăn trực tiếp thực vật là vật tiêu thụ bậc 1. Động vật ăn thịt, ăn các động vật tiêu thụ cấp 1 là vật tiêu thụ cấp 2... Rừng nhiệt
- đới rất đa dạng và phong phú về các ổ sinh thái, nên vật tiêu thụ trong quần xã sinh vật rừng cũng rất đa dạng. Thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 1 không chỉ là những động vật có kích thước nhỏ mà còn cả những động vật có kích thước lớn. Trong quá trình hô hấp động vật tham gia vào quá trình trao đổi khí, thụ phấn, phát tán hạt, quả làm thay đổi tính chất vật lý của đất. + Sinh vật phân hủy (D) gồm các vi sinh vật và nấm. Chúng phân hủy chất thải và xác chết của các vật sản xuất và vật tiêu thụ. Quá trình phân giải các chất hữu cơ chia ra 3 giai đoạn: phá vụn, mùn hóa, vô cơ hóa. Bên cạnh đó, môi trường trên cạn, đặc biệt là rừng nhiệt đới, sinh vật phân hủy ngoài vi sinh vật ra còn có một số loài động vật không xương sống như giun đất, côn trùng,… Như vậy, rừng nhiệt đới đảm bảo các yêu cầu về thành phần của một hệ sinh thái trên cạn. 2. Đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái trên cạn và rừng nhiệt đới: Tất cả các hệ sinh thái có những đặc điểm cơ bản xác định về cấu trúc và chức năng. Quan trọng nhất là tất cả các hệ sinh thái có các thành phần vô sinh (abiotic) và sinh vật (biotic) và giữa chúng có sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin. Có hai loại hệ thống cơ bản trong hệ sinh thái: Hệ thống kín, trong đó vật chất và năng lượng trao đổi trong ranh giới của hệ thống. Hệ thống hở là hệ thống trong đó vật chất và năng lượng trao đổi đi qua ranh giới của hệ thống. Vật chất và năng lượng đi vào hệ thống gọi là dòng vào (input), đi ra gọi là dòng ra (output) và dòng vật chất, năng lượng trao đổi giữa các thành phần trong hệ thống gọi là dòng nội lưu. Quá trình tổng hợp (đồng hóa) và phân hủy (dị hóa) các chất hữu cơ trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới được thể hiện cụ thể như sau: Quá trình tổng hợp: Bản chất hóa học của quá trình này là quá trình ôxy hóa nước, giải phóng ôxy và phản ứng khử điôxít cacbon thành hydratcacbon và nước, diễn ra trong quá trình quang hợp của thực vật rừng để chuyển hóa quang năng của ánh sáng mặt trời thành hóa năng tồn tại trong các chất hữu cơ phức tạp, trong rừng nhiệt đới quá trình này diễn ra rất mãnh mẽ. Quá trình phân hủy: Bản chất quá trình phân hủy là quá trình ôxy hóa sinh học giải phóng năng lượng. Đây chính là quá trình phân hủy các chất hữu cơ thông qua hiện tượng hô hấp. Trong hệ sinh thái rừng luôn luôn diễn ra quá trình tổng hợp và phân hủy các chất hữu cơ. Hai quá trình diễn ra đồng thời, quá trình tổng hợp chất hữu cơ tạo ra tiền đề vật chất và năng lượng cho quá trình phân hủy, ngược lại quá trình phân hủy các chất hữu cơ lại tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp. Sự cân bằng giữa quá trình sản xuất và phân hủy là vô cùng quan trọng và là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của tất cả sinh vật trong sinh quyển. Trạng thái bền vững Một đặc điểm vô cùng quan trọng của các hệ thống trong tự nhiên là chúng có xu hướng tự điều chỉnh để tiến tới cân bằng, làm cho các thành phần của hệ nằm trong sự tương tác hài hòa và ổn định. Sự cân bằng đó đạt được do quá trình điều chỉnh của các thành phần đối với các dòng năng lượng và nguyên liệu đi vào và đi ra của hệ. 3. Đặc điểm của hệ sinh thái trên cạn của rừng nhiệt đới còn thể hiện rừng nhiệt đới là một quần lạc sinh địa:
- Quần lạc sinh địa là tổng hợp trên một bề mặt nhất định các hiện tượng tự nhiên đồng nhất (khí quyển, đá mẹ, thảm thực vật, giới động vật, giới vi sinh vật, đất và điều kiện thủy văn), có đặc thù riêng về dộng tương hỗ của các bộ phận tổ thành, có kiểu trao đổi vật chất và năng lượng xác định giữa chúng với nhau và với các hiện tượng tự nhiên khác và là một thể thống nhất biện chứng có mâu thuẫn nội tại đang ở trong sự vận động phát triển không ngừng”. Quần lạc sinh địa rừng nên hiểu là một khoảng rừng bất kì trên một khoảng đất đai nhất định, có sự thuần nhất về tổ thành, cấu trúc và đặc tính của các thành phần hợp thành, cả về mối quan hệ lẫn nhau, nghĩa là thuần nhất về thảm thực vật, giới động vật, vi sinh vật, lớp đá mẹ và điều kiện thủy văn, tiểu khí hậu (khí quyển) và đất, về sự tác động lẫn nhau giữa chúng, về kiểu trao đổi vật chất và năng lượng giữa các thành phần hợp thành và với các hiện tượng tự nhiên khác. Hệ sinh thái rừng luôn luôn vận động theo những quy luật tất yếu của hệ sinh thái và sẽ hình thành nên những quần lạc có tính ổn định cao (quần lạc đỉnh cao climax). Trong rừng không ngừng diễn ra các quá trình chức năng để đảm bảo duy trì tính ổn định của hệ sinh thái. 4. Điều kiển sinh học của môi trường hóa học trong hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái rừng với các quần xã cây rừng giữ vai trò chủ dạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật và môi trường đã tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng đảm bảo cho hệ sinh thái tính ổn định. Nội cân bằng của hệ sinh thái rừng : Nội cân bằng trong hệ sinh thái là khả năng tự cân bằng, tự điểu chỉnh khống chế, tự duy trì ổn định. Một hệ sinh thái hay một quần xã trong quá trình diễn thế nếu không bị những yếu tố huỷ hoại tác động vào thì cuối cùng sẽ đạt được trạng thái ổn định tương đối trong một thời gian nhất định, lúc này lượng vật chất đi vào hệ sinh thái cân bằng lượng vật chất đi ra khỏi hệ sinh thái người ta gọi là trạng thái cao đỉnh của quần xã hay hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới luôn luôn diễn ra quá trình nội cân bằng. Hệ sinh thái rừng cũng tương tự như thành phần quần thể, các cá thể của chúng là luôn luôn có khả năng tự duy trì và điều hòa. Qua mối liên hệ ngược, cơ chế tự điều khiển tác động lên mức độ của hệ sinh thái bao gồm cơ chế dự trữ và thải bỏ chất dinh dưỡng, cơ chế tổng hợp và phân giải chất hữu cơ. Quan hệ tương tác giữa chu trình vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái đã tạo nên sự tự hiệu chỉnh của nội cân bằng và được duy trì không cần sự điều chỉnh bên ngoài. Sự điều khiển trong một giới hạn nào đó đảm bảo tính thích nghi của hệ sinh thái và môi trường xung quanh. Hệ sinh thái rừng luôn diễn ra quá trình sinh địa hóa : Các chu trình sinh hóa học trong một giới hạn nhất định là các chu trình khép kin và chúng góp phần đảm bảo tính ổn định cao của hệ sinh thái rừng. Chu trình các chất khoáng, chu trình các chất hữu cơ góp phần nâng cao tính ổn định của hệ sinh thái rừng: + Các cơ chế dị dưỡng và ngay cả một vái cơ chế tự dưỡng cũng cần đến các chất vitamin lấy từ môi trưopừng bên ngoài. Các chất đó giông như cacá chất vô cơ cùng tuồn hoàn giữa cơ thể và môi trường và đặc điểm của chúng là có nguồn gốc sinh vật. + Các chất dinh dưỡng hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của các quần xã và chúng có thể trở thành các yếu tố giới hạn.
- + Chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng có một ý nghĩa quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Trong mỗi điều kiện khí hậu nhất định, sự tích lũy và biến thái chất hữu cơ cũng như cường độ của chu trình sinh học có những đặc điểm đặc trưng nhất định, chúng khác nhau đó là trong điều kiện nhiệt đới và điều kiện ôn đới. Kết quả của các quá trình này chính là sự ổn định của hệ sinh thái rừng. Quy luật tái sinh : Sự tái sinh của các cây gỗ lâu năm là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện bởi sự xuất hiện một thế hệ cây non thay thế cho thế hệ cây gỗ già cỗi. Thế hệ cây mới này sẽ làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong hệ sinh thái, thúc đẩy việc hình thành cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tịa liên tục. Có thể xem tái sinh là khả năng tự điều hòa bền bỉ nhất của hệ sinh thái rừng. Diễn thế rừng (quá trình thay thế hệ sinh thái rừng này bằng một hệ sinh thái rừng khác) : Diễn thế rừng là một trong những biểu hiện quan trọng của động thái rừng. Về bản chất, diễn thế sinh thái rừng là một quá trình chọn lọc tự nhiên. Loài cây nào thích nghi cao thì tồn tại, thích nghi thấp sẽ bị đào thải khỏi tổ thành rừng. Diễn thế rừng tự nhiên klà quá trình điển hình nhất của khả năng tự cân bằng, tự điều hòa các thành phần của hệ sinh thái rừng. Quá trình này dẫn dắt rừng đi qua nhiều trạng thái ổn định tương đối lâu dài gọi là quần lạc cao đỉnh mà ở giai đoạn này tổ thành loài cây cao về cơ bản không thay đổi. Tính ổn định này được thể hiện qua các mặt sau đây : Thích nghi cao với điều kiện lập địa. Tính chống chịu cao đối với các tác nhân gây hại như sâu bệnh, lửa rừng. Chất lượng rừng tốt. Sản lươngj rừng cao. Tác dụng phòng hộ cao và lâu bền. Như vậy, trong hệ sinh thái rừng luôn diến ra các quy luật vận động, các quá trình chức năng với những đặc thù riêng của một hệ sinh thái mà thành phần chính là những loài cây gỗ lớn, sự phong phú về tổ thành, tầng tán, cấu trúc…, có quá trình tái sinh, quá trình sinh trưởng và phát triển phù hợp voqứi quy luật của thiên nhiên. Do đó, có thể khẳng định rừng là một hệ sinh thái có tính ổn định cao. 5. Môi trường đặc biệt của hệ sinh thái rừng Môi trường đặc biệt của hệ sinh thái rừng bao gồm tiểu khí hậu và đất hệ sinh thái rừng. Tiểu khí hậu sinh thái rừng là đặc điểm khí hậu hình thành dưới ảnh hưởng hoạt động của hệ sinh thái rừng mà mặt đệm chính là mặt tán rừng và đất hệ sinh thái rừng. Các nhân tố tiểu khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông của các sinh vật (thực vật, động vật) sống trong quần thể. Ví dụ, giữa đỉnh tán của các cây gỗ lớn và mặt đất xuất hiện một građien các tiểu khí hâu biến đổi theo không gian, thời gian và phụ thuộc chắt chẽ vào các đặc điểm cấu trúc của quần thể thực vật và cả động vật hệ sinh thái rừng. Ngay trong cùng một quần thể hệ sinh thái rừng, do sự biến động về mật độ, độ khép tán từ nơi này sang nơi khác nên tiểu khí hậu cũng có sự biến đổi ngay trong cùng một tầng cao như nhau. Như vậy, các nhân tố tiểu khí hậu biến đổi cả theo chiều thẳng đứng và theo mặt phẳng nằm ngang. 6. Quần xã sinh vật rừng nhiệt đới và môi trường sống luôn có mối quan hệ tác động qua lại đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững củ hệ sinh thái:
- a. Các nhân tố môi trường tác động tới hệ sinh thái rừng Nghiên cứu hệ sinh thái rừng thực chất là nghiên cứu sinh thái quần thể, nhưng không tách rời nghiên cứu cá thể. Đặc điểm cơ bản của quâng thể thực vật trong hệ sinh thái rừng là có khả năng tạo ra nội cảnh bên trong quần thể và cải tạo các nhân tố môi trường bên ngoài quần thể. Tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường, duy trì cân bằng sinh thái đã làm cho hệ sinh thái rừng có tầm quan trọng vô gia đối với sự sống còn của loài người. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phân bố hệ sinh thái rừng – Hệ sinh thái rừng là một hiện tượng địa lý Mỗi vùng địa lý có một tổ hợp các nhân tố sinh thái và sẽ có một kiểu hệ sinh thái rừng đặc trưng và tạo nên một cảnh quan địa lý riêng biệt. Trong cùng một điều kiện khí hậu, đất đai lại là nhân tố quyết định phân bố lớp thảm thực vật. Mặc dù cùng một chế độ khí hậu, nhưng trên đất đá vôi, đất lầy ngập mặn ven biển, đất đồi trọc với các loaịo đá mẹ khác nhau sẽ hình thành những quần thể thực vật khác nhau. Như vậy, sự phát ssính và tồn tại của hệ sinh thái rừng không tách rời các nhân tố môi trường địâ lý. Hệ sinh thái rừng trở thành một bộ phân quan trọng của cảnh quan địa lý. Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến các nhân tố khí hậu Hệ sinh thái rừng là chướng ngại cơ giới trên đường vận chuyển của gió, làm thay đổi vận tốc của gió ở xung quanh, trong một phạm vi nhất định, làm thay đổi hướng gió và tính chất gió, qua đó làm thay đổi các nhân tố khác của điều kiện sinh thái. Hệ sinh thái rừng có khả năng làm sạch và chống ô nhiễm không khí. Qua quá trình quang hợp và hô hấp, hệ sinh thái rừng giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng hàm lượng O2 và CO2 trong khí quyển, nên người ta gọi hệ sinh thái rừng là lá phổi của quả đất. Hệ sinh thái rừng có khả năng ngăn cản, phân phối lại và tích lũy bụi phóng xa . Những hạt nhân phóng xạ bị ngăn cản bởi tán rừng, được lá hấp thụ, một phần rửa trôi và bay vào khí quyển. Lá cây có thể hấp thụ 50% lượng ion phóng xạ. Hệ sinh thái rừng có khả năng phân bố lại, hấp thụ và làm yếu tiếng ồn. Hệ sinh thái rừng còn tạo ra một điều kiện vi khí hâu có tác dụng tốt đến sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người. Hệ sinh thái rừng có tác dụng nuôi dưỡng nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn mà còn có tác dụng bảo vệ làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm bẩn. Tác dụng của hệ sinh thái rừng đối với lượng nước rơi : Lượng nước rới trong khí quyển diễn ra theo chiều thẳng đứng và theo chiều nằm ngang. Mưa là dạng nước rơi theo chiều thẳng đứng. Lượng nước rơi tgheo chiều nằm ngang xuất hiện khi độ ẩm không khí cao tạo ra mù, những hạt nước nhỏ ngưng đọng trên lá cây nếu có gió thì rơi xuống như có mưa. Tác dụng của hệ sinh thái rừng làm tăng lượng nước rơi theo chiều nganh rất lớn. Hệ sinh thái rừng giữ vai trò quan trọng trong việc phấn phối lại lượng nước rơi. Nước mưa rơi xuống, một phần được giữ lại ở tán rừng và sau đó bốc hơi trở lại khí quyển, một phần tiếp tục rơi xuống đất sau khi tán rừng đã giữ được một lượng tối đa và chảy dọc theo cành cây, thân cây xuống đất. Một phần lượng mưa đi qua khe hơ của tán rừng rơi trực tiếp xuống đất, một phần tiếp tục bị bốc hưoi vật lí từ mặt đất làm tăng thêm độ ẩm cho đất và được rễ cây hấp thụ, sau đó một phần lại trở về khí quyển qua hiện tượng thoát ơi nước của thực vật.
- Ở nơi có hệ sinh thái rừng, không phải tất cả lượng nước mưa đều rơi trực tiếp xuống ngay đất hệ sinh thái rừng, tốc độ rơi của nước mưa giảm đi rõ rệt. Tán rừng có tác dụng ngăn cản cơ giới chống sưi công phá của nước mưa đối với tầng đất mặt, làm giảm lượng nước và tốc độ dòng chảy trên mặt đất v.v..... b. Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến đất đai Thành phần số lượng vật rơi rụng thay đổi theo loài cây, loại hệ sinh thái rừng, mùa và tuổi. Chât nitơ và chất khoáng có trong vật rơi rụng tăng theo qui luật từ vùng hệ sinh thái rừng phương bắc (rừng taiga) đến vùng hệ sinh thái rừng thảo nguyên phương nam và cao nhất ở hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Số lượng và thành phần chất rơi rụng còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc hệ sinh thái rừng. Hệ sinh thái rừng hỗn loài, cây chịu bóng, rụng lá, nhiều tầng thường có vật rơi rụng nhiều hơn hệ sinh thái rừng thuần loài, cây ưa sáng, thường xanh, ít tầng. Maatj độ, độ khép tán, độ dày của hệ sinh thái rừng càng cao thì lượng vật rơi rụng càng lớn. ở cùng một loài cây, lượng vật rơi rụng còn thay đổi theo tuổi. Giâi đoạn hệ sinh thái rừng sào, lượng chất rơi rụng thường lớn nhất. Trong một năm, lượng vật rơi rụng lại phụ thuộc vào nhịp điệu rụng lá, hàng năm có thời kì rụng lá nhiều nhất, mùa rụng lá. Điều kiện hoàn cảnh thuận lợi, cây sinh trưởng tốt thì lượng vật rơi rụng càng nhiều. Thảm mục hệ sinh thái rừng là phần vật rơi rụng đã mất trạng thái ban đầu và bị phân hủy ở những mức độ khác nhau. Thảm mục là sản phẩm đặc trưng và là một thành phần của hệ sinh thái rừng nó giữ vai trò quan trọng trong đời sống của hệ sinh thái rừng. Thảm mục hệ sinh thái rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, là nguyên liệu cơ bản để hình thành mùn, một chỉ tiêu quan trọng của độ phì đất; là các nhân tố môi trường cư trú thuận lợi và là nguồn dinh dưỡng chính cho vi sinh vật đất cũng như một số loài động vật khác.; có tác đụng điều hòa nhiệt độ đất, điều tiết nguồn nước, ngăn cản cơ giướ dòng chảy trên mặt đất, tăng lượng nước thấm, giảm lượng bốc hơi mặt đất. Do vậy, thảm mục có tác dụng quan trọng trong việc duy trì nguồn nước, chống xói mòn, lũ lụt, qua đó thảm mục có ảnh hưởng lớn đến tái sinh, sinh trưởng, phát triển của hệ sinh thái rừng. Tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong hệ sinh thái rừng Ở hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hơn ¾ lượng cacbon hữu cơ lại chứa trong thực bì, hơn 58% nitơ tổng số nằm trong sinh khối, 44% nằm ở phần trên mặt đất. Chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng diễn ra ở hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới lớn hơn các hệ sinh thái khác cả về quy mô lẫn cường độ. Lớp đất mặt không ngừng được giầu thêm chất dinh dưỡng do kết quả phong hóa đá mẹ thông qua hoạt động của cây rừng. Mặt khác, phần lướn rễ cây rừng, nhất là rễ “hút thức ăn”, đều tập trung ở lớp đất mặt. Phần lớn chất dinh dưỡng khoáng được giải phóng từ mùn có thể gần như được cây rừng hấp thụ ngay và được sử dụng để cây tiếp tục sinh trưởng.. Như vậy, chất khoáng mất đi khỏi hệ sinh thái rừng, nếu có chút nào, thì tất phả rất nhỏ bé. Quy mô và cường độ chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng không ngừng thay đổi. Do tác dụng hình thành quần lạc thực vật hệ sinh thái rừng cùng với quần lạc động vật, vi sinh vật hệ sinh thái rừng trong quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên, chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoàng không những được mở rộng về quy mô mà còn được tăng lên cả về cường độ. Như vậy, một quần xã rừng nhiệt đới hội tụ đầy đủ các yếu tố để đảm bảo là hệ sinh thái trên cạn: thành phần, sự tác động qua lại của các thành phần của hệ sinh thái với nhau và với môi trường sống tạo nên một chu trình tuần hoàn kín về vật chất,
- một dòng năng lượng và không ngừng đổi mới về thành phần để tiến tới một hệ sinh thái ổn định.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn