YOMEDIA
ADSENSE
Bài thu hoạch GDCD đầu khóa năm 2016-2017
269
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Gửi đến các bạn tài liệu Bài thu hoạch GDCD đầu khóa năm 2016-2017. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn tư liệu bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập cũng như làm bài thu hoạch GDCD đầu năm. Để nắm vững hơn nội dung kiến thức bài thu hoạch mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thu hoạch GDCD đầu khóa năm 2016-2017
- Đỗ Thị Thủy BÀI THU HOẠCH GDCD ĐẦU KHÓA NĂM HỌC 20162017 (Dùng cho trình độ Cao Đẳng ) Họ và tên : Đỗ Thị Thủy Ngày tháng năm sinh : 29-4-1998 Quê quán : Phường Hội Hợp –Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc Sinh viên lớp : 9B Khoa Kế Toán
- Câu 1: Vì sao em chọn trường Cao Đẳng Kinh Tế Vĩnh Phúc ? Có rất nhiều con đường để vào đời, thế nhưng khi hết cấp III hầu như các bạn trẻ đều trăn trở với câu hỏi "Làm sao để vào được đại học". Rất nhiều người trong số đó vẫn biết rằng còn rất nhiều con đường khác để chuẩn bị cho tương lai, nhưng rồi chẳng ai dám tự tin đi những con đường khác, tất cả đều đổ dồn vào một con đường duy nhất: “học để vào đại học” và cuối cùng cảm thấy mệt mỏi vì phải gồng mình chạy theo người khác trong khi điều kiện và năng lực của mình không đáp ứng được. Mỗi năm cả nước có hàng triệu thí sinh tham dự các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, thế nhưng con số đậu chỉ chiếm khoảng 1/3, vậy thì số thí sinh còn lại sẽ ra sao? Thi đỗ vào đại học không phải là con đường duy nhất của một học sinh. Nếu không đủ năng lực, bạn có thể học trung cấp hay cao đẳng, hoặc học các trường nghề. Đây cũng là những nơi đào tạo nhân lực cho đất nước. Thực tế cho thấy, có biết bao người đã tạo dựng sự nghiệp mà không cần đến tấm bằng ĐH. Không phải cứ học giỏi, bằng cấp cao là sẽ thành công trong công việc, sự nghiệp. không những HS vừa học xong chương trình cấp 3 mà không ít các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng ở các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, ngân hàng và nhiều ngành được cho là “hot” đã và đang rơi vào tình trạng thất nghiệp nên bắt buộc phải học thêm một nghề để kiếm việc. Tình hình hiện nay tấm bằng đại học cũng mất dần giá trị, nó không thể đảm bảo cho bạn một công việc như ý sau khi ra trường. Chính vì vậy,trường cao đẳng kinh tế _ vĩnh phúc là một trường có hình thức đào tạo nghề có uy tín, có bằng cấp được chứng nhận đang là xu hướng lựa chọn của nhiều bạn trẻ, đặc biệt các bạn học sinh trung học phổ thông và sinh viên đang theo học ở các ngành khác. Học cao đăng th ̉ ực hanh, ho ̀ ặc nghề ở trường có những ưu điểm sau: Phù hợp với trình độ và điều kiện của đa số học sinh hiện nay. Sau khi tốt nghiệp học sinh dễ có cơ hội tìm việc, nhất là khi mà chúng ta đang hội nhập sâu vào AFTA và WTO. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng đang rất thiếu lao động có tay nghề. Kinh phí cho đào tạo ít tốn kém hơn phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân Việt Nam Thời gian đào tạo ngắn từ 1năm, 2 năm hay 3 năm. Nếu có nhu cầu học tập lên
- Đỗ Thị Thủy cao sẽ được đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng và đại học. Câu 2: Em có mong ước gì sau khi học xong ngành mà em đã lựa chọn? - đầu tiên là giúp bản thân trưởng thành hơn về nhân cách để có những bước quyết định chin chắn hơn cho tương lai -để có tri thức , xin việc vào công ty như mình mong muốn Câu 3: Là một sinh viên việt nam, em phải làm gì để giữ gìn chủ quyền biển đảocủa tổ quốc? Thanh niên là lực lượng đông đảo, là lớp người trẻ tuổi, có sức khỏe, ham hiểu biết cái mới, giàu sức sáng tạo, hăng hái, có chí tiến thủ, xung kích, sáng tạo trong việc quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là nguồn nhân lực chủ yếu tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy vai trò thanh niên để họ trở thành đội quân xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó có thanh niên. Thế nhưng, các hoạt động của Đoàn “vẫn chưa tạo được sự phát triển đồng đều ở các cấp, chưa phát huy được mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của thanh niên. Công tác giáo dục của Đoàn tuy rộng nhưng chưa sâu, chất lượng của nhiều đoàn viên chưa cao; việc đoàn kết tập hợp thanh niên trên một số lĩnh vực chưa hiệu quả”1. Công tác tuyên truyền giáo dục và phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên chưa thật sâu sắc và thường xuyên. Nhận thức về vai trò, trách nhiệm, thái độ, động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ở một số thanh niên chưa cao. Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch và những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, “một bộ phận thanh niên còn biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc”2, chưa chứng
- tỏ đầy đủ được vai trò, trọng trách của mình trước vận mệnh của đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc, “xa rời chủ nghĩa yêu nước, xem nhẹ truyền thống cách mạng, ít quan tâm sinh hoạt chính trị, coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương, đạo lý, mắc tệ nạn xã hội... mang nặng tâm lý hưởng thụ”3, thờ ơ và quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Thực tiễn đó đòi hỏi thanh niên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm, có quyết tâm mạnh mẽ để giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, cần phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đó là quá trình khơi dậy, huy động, khai thác những tiềm năng, sức mạnh to lớn trong tuổi trẻ và tạo ra những điều kiện hoạt động thuận lợi giúp thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình, hình thành niềm tin, thái độ, động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng các phương thức khác nhau, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Quán triệt quan điểm, mục tiêu: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị... bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời...”4, cần phát huy vai trò thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc với các giải pháp đồng bộ, trong đó nổi lên là: Thứ nhất, thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là vấn đề cơ bản đầu tiên nhằm giúp thanh niên nâng cao nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên cần toàn diện; trong đó, tập trung quán triệt quan điểm cơ bản của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp là bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Luật Biển Việt Nam... Qua đó, giúp thanh niên nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, đảo, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn của mình trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng thời, giáo dục thanh niên (nhất là học sinh, sinh viên) nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận rõ đúng sai, không để các thế lực thù địch lấy danh nghĩa bảo vệ
- Đỗ Thị Thủy Trường Sa, Hoàng Sa để lợi dụng lôi kéo vào các hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại mối quan hệ với các nước láng giềng. Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp cho phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, từng đối tượng và thường xuyên bổ sung, phát triển đáp ứng thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần phát huy vai trò các tổ chức, đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền và gắn kết chặt chẽ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thanh niên để giáo dục họ. Để nâng cao hiệu quả giáo dục và tăng tính hấp dẫn đối với thanh niên, nên đa dạng các hình thức, như: giáo dục truyền thống, các bài học kinh nghiệm và gương các anh hùng trong kháng chiến chống xâm lược... Thông qua các cuộc vận động và chương trình hành động của thanh niên với cách làm thiết thực, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Năm xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc” và “Phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội... Phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường, xã hội (nhất là Đoàn Thanh niên) và các hoạt động văn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng tạo sức mạnh tổng hợp để: “phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn của các tầng lớp thanh niên... tạo ra môi trường lành mạnh để thanh niên tự rèn luyện, tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình”5, hướng họ chung sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các cấp bộ Đoàn cần chú trọng tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu, tọa đàm về chủ quyền biển, đảo trong thanh niên bảo đảm thiết thực, chất lượng tốt; tăng cường tổ chức cho thanh niên đi thăm và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thực tế trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Thông qua đó, giúp thanh niên nhận thấy những giá trị to lớn của biển, đảo Việt Nam nên phải ra sức bảo vệ. Thứ hai, củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ngày càng bền vững trong thanh niên. Niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí là những phẩm chất bên trong của mỗi thanh niên, nó rất cần thiết và không thể thiếu, nhằm giúp họ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nếu không có niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí thì không thể làm được bất cứ việc gì, chưa nói đến bảo vệ Tổ
- quốc. Vì thế, cần hướng cho thanh niên có niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc một cách bền vững. Theo Hồ Chí Minh, thanh niên muốn làm chủ nước nhà phải luôn nêu cao cảnh giác cách mạng và “không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập”6. Vì thế, ngay từ bây giờ, thanh niên phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải có niềm tin, thái độ, động cơ đúng, ý chí vững vàng để tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, gương mẫu trong công tác và học tập, nêu cao ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, phát huy tính sáng tạo và ý chí quật cường, vượt mọi khó khăn, gian khổ và có quyết tâm lớn để đưa cách mạng đến thành công, dù đó là công việc rất khó khăn. Để củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí cho thanh niên, phải tăng cường công tác tuyên truyền để thanh niên thấy rõ thực lực, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của ta; nắm vững tư tưởng, phương châm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về biển, đảo của Đảng. Qua đó, giúp cho thanh niên có nhận thức đúng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, nhất là vấn đề biển, đảo, củng cố niềm tin, ý chí, tình cảm, thái độ và động cơ đúng ở tuổi trẻ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Cần giúp thanh niên loại bỏ những thói quen trong nhận thức, thái độ, động cơ không phù hợp để tạo nên những phẩm chất mới ngày càng ổn định, bền vững trong tâm thức, lý tưởng của họ, từng bước tạo nên sự thay đổi về chất trong thanh niên về niềm tin, thái độ, động cơ đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, để họ thực sự là một lực lượng to lớn và vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi thông tin, tuyên truyền, cần làm cho thanh niên vừa nhận thấy tính chất phức tạp của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vừa nhận thấy nhân dân ta, đất nước ta có đủ ý chí, quyết tâm và sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc biển, đảo của mình. Từ đó, củng cố thêm niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí vững vàng cho thanh niên, giúp họ phát huy trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Thứ ba, chú trọng xây dựng quyết tâm cao, định hướng hành động thiết thực trong thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây là mục tiêu, là đích hướng tới của quá trình phát huy vai trò thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và củng cố được niềm tin, thái độ, động cơ, ý chí vững vàng, phải làm cho thanh niên phát
- Đỗ Thị Thủy huy cao nhất vai trò, trách nhiệm thông qua hiện thực hóa những giá trị đó thành quyết tâm và hành động cụ thể, thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Để xây dựng quyết tâm cho thanh niên, cần làm cho thanh niên thấy được sự khó khăn, gian khổ đối mặt với nguy hiểm, sự phức tạp và khắc nghiệt của các hoạt động trên biển, đảo... Điều đó đòi hỏi thanh niên phải dũng cảm, mưu trí, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, sẵn sàng hy sinh xương máu, kiên quyết đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Bộ đội Hải quân (năm 1961): “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Từ đó, phải chú ý đến xây dựng quyết tâm và định hướng hành động cho thanh niên, nhất là các lực lượng trực tiếp ngày đêm bám trụ hoạt động, canh giữ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng thời, bồi dưỡng phương pháp xử lý các tình huống nhạy cảm trên biển, đảo theo đúng tư tưởng chỉ đạo, bảo đảm linh hoạt, sáng tạo, sắc sảo, nhạy bén, kiên trì, thận trọng... không bị rơi vào “bẫy” của đối phương, để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, song cũng sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Câu 4: Em hãy cho biết suy nghĩ của mình về tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh , sinh viên nói riêng và thanh thiếu niên nói chung? Bản thân em phải làm gì để không vi phạm pháp luật ? Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, người lớn….Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện,
- không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ …cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường. Những phẩm chất xấu ấy là kết quả sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách cho học sinh. Trong khi đó, chương trình giáo dục đạo đức xuyên suốt từ giáo dục lễ giáo ở bậc mầm non, đạo đức ở bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung học, có đầy đủ tất cả những bài học về các giá trị đạo đức. Nhưng hệ thống lại không thấy rõ phẩm chất nào là trọng tâm, chỗ nào cần nhấn mạnh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Bên cạnh đó giáo viên hiện nay chỉ lo truyền thụ kiến thức, học sinh thì cố gắng đạt điểm cao trong học tập nhưng quan hệ thầy trò nhợt nhạt. Về nhà, cha mẹ bận lo công việc, các em không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứng xử trong cuộc sống. Lứa tuổi học trò là tuổi ước mơ và sống vì lý tưởng nhưng hiện nay, họ không có một mẫu người lý tưởng. Chính vì thế, những mối tình sét đánh, những nhân vật ăn chơi sành điệu, những sát thủ tàn bạo trên phim ảnh đã thành thần tượng của biết bao cô cậu học trò. Hiện nay, số lượng trẻ vị thành niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân từ phía: Gia đình – Nhà trường – Xã hội ... đã xô đẩy các em rơi vào vũng bùn tội lỗi. Trong đó, tình trạng tổ ấm gia đình bị tan nát, cách nuôi dạy con phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội. Bên cạnh đó, hình ảnh người thầy ít nhiều bị lu mờ trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp cũng là một nguyên nhân khiến học sinh – sinh viên không biết lấy đâu làm “điểm tựa” để phấn đấu, một khi vai trò của người thầy không còn được đề cao như trước thì việc giáo dục đạo đức, lối sống trong bộ phận học sinh – sinh viên hiện nay cũng là vấn đề rất đáng được quan tâm. Việc tuyển chọn sinh viên vào các trường sư phạm, việc tuyển dụng giáo viên đang nặng về trình độ học lực, xem nhẹ lòng yêu nghề, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng sư phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tấm gương sáng về tinh thần vượt khó tự học tự rèn, hết lòng vì học
- Đỗ Thị Thủy sinh, lối sống gương mẫu, ý thức kỷ luật, năng lực chuyên môn của người thầy đã – đang và mãi mãi có sức hút lớn nhất, mạnh mẽ nhất, cao quý nhất đối với tất cả học sinh, sinh viên. Vì thế hơn ai hết, các thầy cô giáo phải là những người tiên phong trong việc giáo dục lối sống, đạo đức, pháp luật cho các em. _ riêng cá nhân e nghĩ : Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo. Trong một thế giới đang đề cao sự thỏa mãn tức thì những ham muốn bản năng, thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm, nhưng nếu các bậc cha mẹ đã không đóng đúng vai trò của mình thì đừng đòi hỏi những đứa con ở nhà sẽ trở thành một công dân tốt. “Môi trường tạo nên tính cách”, vì thế nếu cha mẹ rượu chè, cờ bạc, vi phạm pháp luật thì hình ảnh của họ sẽ như thế nào trong mắt con cái ? Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ chắc chắn cũng sẽ tràn vào. Vấn đề ở đây là không phải và cũng không thể ngăn chặn các luồng văn hóa ấy, mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội, nhất là giới trẻ, sức đề kháng trước các luồng văn hóa, lối sống ấy. Đừng để giới trẻ hiện nay bị tha hóa về đạo đức. Muốn vậy hãy cùng chung tay tạo sức đề kháng cho thế hệ trẻ để tránh những cạm bẫy của xã hội, sống tốt hơn để góp sức mình trong công cuộc sây dựng đất nước. Câu 5:Em hãy nêu những điểm mới trong luật giáo dục nghề nghiệp 2014 so với luật dạy nghề năm 2006? Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2015. Có thể nói, đây là một đạo luật đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.Thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về Chương trình xây
- dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề. Tuy nhiên, theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sửa đổi, bổ sung năm 2013, không có thuật ngữ "dạy nghề" mà chỉ có thuật ngữ “giáo dục nghề nghiệp” và thuật ngữ “học nghề” tại Điều 61 quy định về giáo dục. Như vậy có thể hiểu việc học nghề, bao gồm cả học nghề ở trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng đều thuộc về giáo dục nghề nghiệp Trên thế giới hiện nay thường dung thu ̀ ật ngữ "Vocational Education and Training" (VET) với nghĩa Giáo dục và đào tạo nghề hoặc "Technical Vocational Education and Training" (TVET) với nghĩa Giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề và đều được hiểu chung theo nghĩa rộng là Giáo dục nghề nghiệp (Vocational Education). Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của các nước đều sử dụng thuật nghữ VET hoặc TVET và có một số nước, sử dụng chính thuật ngữ Vocational Education cho tên luật Vocational Education Law (Ví dụ: Luật GDNN của Cộng hòa Latvia, Trung Quốc, Ailen.v.v....) Do vậy, để bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề được đổi tên thành Luật Giáo dục nghề nghiệp (Law on Vocational Education and Training). 2. Về những điểm mới và tiến bộ của Luật Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục nghề nghiệp gồm 8 chương, 79 điều và có nhiều điểm mới, tiến bộ trong đó có một số điểm mới quan trọng, cụ thể: Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, giáo dục nghề nghiệp chỉ bao gồm: trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong dạy nghề lại có các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Như vậy, vô hình trung, hệ thống giáo dục Việt Nam có 2 trình độ trung cấp, 2 trình độ cao đẳng và do 2 cơ quan quản lý khác nhau. Theo đó, để khắc phục bất cập nêu trên, Luật Giáo dục nghề nghiệp cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, làm thay đổi toàn diện cấu trúc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới bao gồm: Trình độ sơ cấp; trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.
- Đỗ Thị Thủy Đổi mới tên gọi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Với việc cấu trúc lại hệ thống trình độ đào tạo, nên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có sự đổi mới, gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (là sự thống nhất của trung tâm kỹ thuật, tổng hợp, hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề), trường trung cấp (là sự thống nhất của trường trung cấp chuyên nghiệp và trường trung cấp nghề) và trường cao đẳng (là sự thống nhất của cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề). Thực chất là đưa trường cao đẳng chuyên nghiệp tách khỏi giáo dục đại học. Giáo dục đại học chỉ còn trường đại học đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Đổi mới tổ chức quản lý, đào tạo Nếu trước đây, tổ chức đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp chỉ có phương thức đào tạo theo niên chế thì bây giờ Luật quy định rõ trong tổ chức quản lý đào tạo có thêm 2 phương thức đào tạo mới: Đào tạo theo tích lũy mô đun và đào tạo theo tích lũy tín chỉ. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có quyền lựa chọn phương thức đào tạo theo điều kiện của từng cơ sở. Theo phương thức đào tạo này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ là hệ thống mở, linh hoạt, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng nghề hoặc với các nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân; người học được coi là trung tâm của quá trình đào tạo, được học theo năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, có thể học nhiều nội dung trong cùng thời gian và được công nhận theo hình thức tích lũy các năng lực; người học có thể học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân người học. Đổi mới tuyển sinh Theo quy định hiện hành, cơ sở dạy nghề chỉ được tuyển sinh theo quy mô của từng nghề đào tạo ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp), không được tuyển vượt. Thậm chí nếu tuyển vượt 1 chỉ tiêu trình độ cao đẳng nghề thì bị xử lý vi phạm hành chính. Khắc phục bất cập đó, theo Luật Giáo dục nghề nghiệp cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; được
- tuyển sinh nhiều lần trong năm; được tổ chức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển, thi tuyển. Đổi mới thời gian đào tạo trung cấp đối với những người tốt nghiệp trung học cơ sở Thời gian đào tạo trình độ trung cấp đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chỉ còn từ 01 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo khi học theo niên chế (theo quy định hiện hành là từ 3 4 năm do phải học thêm văn hóa trung học phổ thông). Đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao hơn thì phải tích lũy thêm nội dung văn hóa trung học phổ thông. Đây là nội dung mang tính tự chọn. Như vậy, nội dung văn hóa trung học phổ thông không trở thành nội dung bắt buộc đối với người học như quy định của Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục. Đối với thời gian học theo tích lũy môđun, tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng môđun, tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo, không phụ thuộc vào số năm học. Đổi mới chương trình đào tạo Trước đây theo quy định của Luật Dạy nghề, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội ban hành chương trình khung đối với từng nghề đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng. Trên cơ sở chương trình khung, các cơ sở dạy nghề ban hành chương trình dạy nghề chi tiết. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nhà nước không ban hành chương trình khung mà giao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ xây dựng chương trình đào tạo. Hiện nay, theo Dự thảo Khung trình độ quốc gia của Việt Nam, Khung trình độ gồm 8 bậc: Bậc 1, 2 tương đương ở mức đào tạo dưới 3 tháng (ngắn hạn); Bậc 3 trình độ sơ cấp; Bậc 4 trình độ trung cấp; Bậc 5 trình độ cao đẳng; Bậc 6 đại học, Bậc 7 cao học, Bậc 8 Tiến sĩ. Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào chuẩn kỹ năng của từng bậc trong khung trình độ quốc gia để xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp. Đổi mới kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp Theo quy định hiện hành, người học sau quá trình học tập phải thi tốt nghiệp, nếu đạt mới được xem xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp. Với phương thức đào tạo mới, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định đối với chương trình đào tạo theo tích lũy môđun, tín chỉ nếu người học tích lũy đủ
- Đỗ Thị Thủy mônđun, tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo thì được xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp, không phải thi tốt nghiệp cuối khóa. Đối với người tốt nghiệp trình độ cao đẳng được cấp bằng cao đẳng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành tùy vào ngành nghề đào tạo. Đổi mới chính sách với người học Chính sách đối với người học được thể hiện mạnh mẽ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp. Đây được coi là một trong những giải pháp thực hiện phân luồng, thu hút người học, tạo sự hấp dẫn đối với người học tham gia giáo dục nghề nghiệp, cụ thể như: + Người học được miễn học phí đối với các đối tượng chính sách xã hội; đối với người học tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp 9) khi học trung cấp; đối với những nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu và những ngành nghề đặc thù; + Người học được hưởng chính sách nội trú đối với người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật; người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi học trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng + Người học sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; được hưởng tiền lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực làm việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu, mức lương cơ sở hoặc khởi điểm. Đổi mới chính sách với nhà giáo Theo quy định hiện hành, nhà giáo dạy nghề không có chức danh, không có thang bảng lương riêng; chính sách tôn vinh, đãi ngộ thiệt thòi.v.v... Khắc phục các bất cập đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định về các chức danh đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quy định thang bảng lương gắn với chức danh; quy định rõ chính sách tôn vinh (nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú), kéo dài thời gian làm việc với những nhà giáo có trình độ, học hàm học vị, có
- tay nghề cao. Nhà giáo dạy thực hành, vừa dạy lý thuyết thực hành được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định của Chính phủ. Đổi mới chính sách gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp Doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp với vai trò là chủ thể có quyền và trách nhiệm như nhau trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Toàn bộ chi phí cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế. Nội dung này không chỉ quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp mà còn được cụ thể hơn trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế cũng được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua. Đổi mới, nâng cao tính tự chủ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định của Chính phủ. Đổi mới về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Xác định hội nhập là xu thế tất yếu, Luật Giáo dục nghề nghiệp có một mục riêng quy định về hợp tác quốc tế, như: Quy định các hình thức hợp tác quốc tế; liên kết đào tạo với nước ngoài; thành lập văn phòng đại diện của cơ sở nước ngoài tại Việt Nam và văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tại nước ngoài; quy định việc công nhận tương đương đối với những người đã tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài; quy định trình tự, thủ tục công nhận bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp.v.v... Ngoài những nội dung nêu trên, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã quy định về nhiều nội dung quan trọng khác như đổi mới mục tiêu; đổi mới kiểm định chất lượng đào tạo nghề nghiệp; về chính sách xã hội hóa.v.v… 3. Về việc tổ chức triển khai thi hành Luật
- Đỗ Thị Thủy Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. Để triển khai thi hành Luật, nhiều nội dung sẽ phải được chuẩn bị. Có thể nêu lên đây một số nội dung sau: Thực hiện tái cấu trúc hệ thống giáo dục nghề nghiệp Tổng cục Dạy nghề sẽ được đổi tên thành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đồng thời tổ chức bộ máy quản lý giáo dục nghề nghiệp từ trung ương đến địa phương sẽ được kiện toàn, bổ sung để tương xứng với chức năng, nhiệm vụ mới; Các cơ sở dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng sẽ được đổi tên theo quy định của Luật. Trung tâm dạy nghề sẽ được đổi tên thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp để thực hiện hai chức năng dạy nghề và giáo dục hướng nghiệp. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp ở các địa phương trước đây thuộc giáo dục phổ thông sẽ được sáp nhập vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thực hiện Quyết định số 2296/QĐTTg ngày 17/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục và phân công soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được giao chủ trì xây dựng 3 nghị định của Chính phủ, 3 quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn một số nội dung theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, Tổng cục Dạy nghề đang dự thảo 24 thông tư hướng dẫn các nội dung khác theo thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và một số các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tổ chức hoạt động đào tạo cần cũng phải được sửa đổi ngay để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục nghề nghiệp Thực hiện quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, để mọi người dân và nhất là các đối tượng chịu tác động của Luật Giáo dục nghề nghiệp hiểu biết, nắm được các quy định của Luật, từ nay đến năm 2015, 2016, Luật Giáo
- dục nghề nghiệp sẽ được tuyên truyền, phổ biến đến mọi đối tượng thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến. Một số công việc khác như: Hướng dẫn công tác tuyển sinh, xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; tiến hành rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 8 của Luật Giáo dục nghề nghiệp; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nghề trọng điểm, các trường chất lượng cao để phù hợp với hệ thống mới. Hội nhập vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia. Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để tham gia sâu rộng vào sân chơi của các nước trong khu vực và quốc tế. Với Luật Giáo dục nghề nghiệp, với nhiều nội dung đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và có tính đột phá, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ hội nhập tốt với các nước trong khu vực ASEAN và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của nhân lực lao động Việt Nam trên trường quốc tế.
- Đỗ Thị Thủy
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn