intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo bối giúp trẻ tự ăn ngoan

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, hầu hết các gia đình có 1-2 con và rất nuông chiều con trẻ, có khi “phục vụ” trẻ như em bé mới lên 2, nhất là trong việc ăn uống. Không ít trẻ đã vào lớp 1 rồi mà vẫn được mẹ đút ăn. Thực ra, trẻ có thể tự ăn từ rất sớm và tập cho bé tự ăn cũng không quá khó, chỉ cần biết cách “dạy” bé tự ăn ngoan. Nhận biết bé sẵn sàng tự ăn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo bối giúp trẻ tự ăn ngoan

  1. Bảo bối giúp trẻ tự ăn ngoan Hiện nay, hầu hết các gia đình có 1-2 con và rất nuông chiều con trẻ, có khi “phục vụ” trẻ như em bé mới lên 2, nhất là trong việc ăn uống. Không ít trẻ đã vào lớp 1 rồi mà vẫn được mẹ đút ăn. Thực ra, trẻ có thể tự ăn từ rất sớm và tập cho bé tự ăn cũng không quá khó, chỉ cần biết cách “dạy” bé tự ăn ngoan. Nhận biết bé sẵn sàng tự ăn Sự hình thành những kỹ năng sinh hoạt hằng ngày giống như việc xây nhà, kỹ năng mới bao giờ cũng
  2. hình thành dựa trên những kỹ năng đã có. Vì thế, trẻ cần biết làm chủ những kỹ năng cơ bản trước khi học những kỹ năng mới. Nếu cha mẹ biết cách nhận ra những kỹ năng mới xuất hiện ở trẻ sẽ có thể tạo cho bé những thử thách thích hợp. Trong vấn đề ăn uống của trẻ, điểm mấu chốt là nhận biết bé đã sẵn sàng tự ăn và xác định thời điểm tập cho bé ăn. Thái độ của bé đối với bữa ăn cho biết bé đã sẵn sàng tự ăn chưa. Một số bé tỏ ra hứng thú với giờ ăn và muốn tham gia như thích chơi với thức ăn, thích một số thức ăn hơn, cúi về phía trước và há miệng biểu lộ rằng chúng muốn ăn miếng kế tiếp… Đặc biệt là khi trẻ với tới thức ăn, muỗng hoặc chén và cố đưa dụng cụ ăn vào miệng. Đối với một số trẻ bị đa khuyết tật, dù không thể cúi người ra trước hoặc với tới thức ăn nhưng vẫn có thể biểu lộ những dấu hiệu tinh tế như quay đầu hoặc thay đổi nét mặt và với những thức ăn mà bé thích, dường như dễ cho bé ăn hơn những thứ khác.
  3. Hướng dẫn bé theo từng bước học ăn Trước tiên, cha mẹ cần nắm biết các giai đoạn tự ăn của bé, những bước mà bé thường trải qua khi học cách tự ăn. Bước đầu là bé học cách cầm bình sữa. Bé thường cầm được bình lúc được 5 -6 tháng tuổi. Hai bàn tay của bé thường tự động đưa vào nhau. Để giúp bé tự cầm bình sữa, nên đưa bình vào giữa hai bàn tay của bé, có khi cầm 2 tay của bé cho ôm bình sữa. Nên đưa bình sữa cho bé trong tư thế nghiêng một bên để tránh sữa bắn thẳng vào mặt bé… Kế tiếp là bé học ăn bằng… ngón tay. Bé thường đưa mọi thứ vào miệng để khám phá thế giới xung quanh. Hãy bắt đầu tập cho bé ăn bằng ngón tay khi bé không còn khuynh hướng cắn vào đồ vật nữa. Thường đến khoảng 9 tháng tuổi, bé đã có thể cầm bánh và tự ăn.
  4. Ở giai đoạn này, bé thường tìm tòi bằng cách đưa ngón tay vào miệng. Lợi dụng đặc điểm này, các bà mẹ có thể áp dụng một biện pháp dạy bé tư ăn khá thú vị là nhúng các ngón tay của bé vào thức ăn sệt như khoai tây nhuyễn chẳng hạn để bé tự khám phá và thích thú với việc ăn. Khi bé đã sẵn sàng cầm để tự thưởng thức thức ăn, nên cho bé ăn thức ăn mềm, như bánh mì mềm thì dễ ăn hơn là bánh bích quy dòn. Các bà mẹ cũng cần tránh cho bé dùng những thức ăn có thể gây nghẹn, như nho, bắp rang hoặc những khoanh xúc xích nóng… Và sau cùng là cho bé tập tự ăn bằng dụng cụ, mà khởi đầu là bằng muỗng. Ban đầu bé dùng muỗng như đồ chơi và trong hầu hết trường hợp, cha mẹ tình cờ phát hiện bé có thể đưa thức ăn vào miệng. Ở khoảng tuổi lên 2, đa số bé đã dùng muỗng khá tốt.Để dùng muỗng có hiệu quả, bé phải ngồi vững. Có thể cho bé ngồi dựa vào bàn, để bé ngồi vững
  5. hơn, mẹ hãy giữ khuỷu tay của bé, hướng nhẹ cánh tay và bàn tay của bé ra ngoài. Ngoài ra, nếu bé được nắm tay mẹ trong lúc mẹ đưa muỗng vào miệng bé vừa giúp bé ngồi vững hơn, vừa tập cho bé dùng muỗng nhuần nhuyễn hơn. Và bước tiến cuối cùng là cho bé tự cầm muỗng, trong khi đó, mẹ hướng dẫn bàn tay của bé tự đút mình với nguyên tắc giúp bé khi bé cần, và giảm dần dần sự trợ giúp khi bé học được kỹ năng mới.
  6. Chọn dụng cụ ăn thích hợp Muỗng: Lúc đầu dùng những muỗng có tay cầm ngắn sẽ dễ sử dụng hơn đối với bé. Một số muỗng có tay cầm cong, miệng muỗng vẫn hướng lên trên, giúp bé đưa vào miệng dễ hơn. Cũng cần lưu ý độ sâu của muỗng, với bé mới biết tự ăn, muỗng nông dễ sữ dụng hơn muỗng sâu và bé dễ lấy hết thức ăn trong muỗng hơn. Dĩa: Dĩa có thành bên cao thì dễ dùng hơn, vì bé có thể múc dựa vào thành đĩa để lấy thức ăn vào muỗng. Chén: Nên chọn chén phù hợp với miệng của bé. Vành chén tròn và dễ cắn, điều này giúp bé giữ chén vững. Ngoài ra cũng cần tập cho bé dùng ống hút. Đối với bé, hút bằng ống hút rất thú vị và cũng giúp bé kiểm soát lượng dịch. Trong lần đầu tập cho bé dùng ống
  7. hút, bà mẹ nên nhúng ống vào trong dịch rồi đặt một ngón tay lên đầu ống để giữ dịch trong ống. Sau đó, đặt đầu còn lại của ống vào miệng của bé và từ từ thả ngón tay để dịch chảy xuống cho bé làm quen. Hiện có nhiều dụng cụ ăn đặc biệt và những dụng cụ hỗ trợ cho ăn Để chọn dụng cụ thích hợp và tốt nhất cho con, bà mẹ phải biết được bé đã sẵn sàng tự ăn như thế nào. Ngoài ra, bà mẹ còn phải quan sát những kỹ năng của bé để nhận biết bé đã sẵn sàng thực hiện những bước học tự ăn như thế nào để dạy và giúp bé có thể tự ăn một cách độc lập. Vài lưu ý khi cho trẻ ăn Trẻ dưới 2 tuổi cần phát triển 5 giác quan. Hãy biến bữa ăn thành một cơ hội giúp trẻ phát triển 5 giác quan. Do vậy, không nên cho trẻ ăn bột hoặc cháo trong bình có muỗng vì như thế sẽ không tạo điều kiện cho trẻ sờ, nếm, ngửi thức ăn trước khi ăn; và cũng không thể tập cho trẻ cầm muỗng.
  8. Đừng “bắt” trẻ phải ăn sạch, mà hãy cho phép trẻ khám phá chất liệu của thức ăn, để biết phân biệt mùi vị và độ mềm cứng của các loại thức ăn. Qua đó, trẻ có thể phát triển thêm về nhận thức và ngôn ngữ. Đặc biệt, không nên cho trẻ xem quảng cáo trên tivi trong lúc ăn, mà thay vào đó là sự tương tác yêu thương giữa mẹ-con, trao đổi qua ánh mắt, nụ cười. Chính nhờ mối quan hệ thân thương này mà trẻ dễ ăn hơn. Khi trẻ không cảm nhận được tình thương của mẹ đối với trẻ thì bữa ăn không còn thú vị và hấp dẫn nữa. Thậm chí, nhiều trẻ còn có dấu hiệu của rối loạn gắn bó mẹ-con như chán ăn, nôn ói, từ chối nhai, nuốt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2