intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo kết thúc học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục: Thiết kế hồ sơ dạy học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

39
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo kết thúc học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục: Thiết kế hồ sơ dạy học trình bày nội dung chính về bài giảng Hệ Mặt Trời sử dụng phần mềm SHub Classroom dành cho các bạn học sinh lớp 6. mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo kết thúc học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục: Thiết kế hồ sơ dạy học

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ---------- BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN ỨNG DỤNG ICT TRONG GIÁO DỤC THIẾT KẾ HỒ SƠ DẠY HỌC Giảng viên hướng dẫn : TS.Vũ Cẩm Tú, TS.Nguyễn Thị Duyên Họ và tên sinh viên : Trần Thu Hoài Mã số sinh viên : 22010023 Lớp : GD1-N1 Khóa : QH2022S Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2023
  2. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến TS.Vũ Cẩm Tú cùng TS.Nguyễn Thị Duyên, người hướng dẫn của em, đã dành thời gian và công sức không ngừng để hỗ trợ và chỉ dẫn em trong quá trình dạy học trên lớp. Sự kiên nhẫn, kiến thức chuyên môn và động viên từ cô đã giúp em vượt qua những khó khăn và hoàn thành bản báo cáo về hồ sơ dạy học. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị sinh viên đi trước đã đóng góp ý kiến và đưa ra những lời khuyên quý giá trong quá trình học tập môn học này. Những chia sẻ của các anh chị đã mang lại cho em nhiều kiến thức bổ ích và quý giá. Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn tới các bạn trong nhóm học tập. Em rất trân trọng sự giúp đỡ nhiệt tình và tinh thần làm việc nhóm trách nhiệm, tận tâm của các bạn. Trong quá trình thực hiện, khó tránh khỏi những sót, em rất mong nhận được những lời đóng góp quý giá của cô để hoàn thiện những bài báo cáo sau. Em xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Hoài Trần Thu Hoài
  3. 1. Thông tin chung - Tên bài giảng: Hệ Mặt Trời - Họ và tên: Trần Thu Hoài - Môn học: Khoa học tự nhiên - Đối tượng dạy của bài giảng: học sinh lớp 6 - Mã QR và đường link sản phẩm: • Quản lý lớp học: sử dụng phần mềm SHub Classroom Link: https://shub.edu.vn/find/PVIUO Mã QR: • Video bài giảng: sử dụng phần mềm PowerPoint: Link: youtube.com/watch?v=pAsjZ_P05uQ Mã QR:
  4. • Bài kiểm tra – đánh giá: sử dụng phần mềm Quizizz Link:https://quizizz.com/admin/quiz/649464874b2325001d9b1146? source=quiz_share Mã QR: 2. Ý tưởng sư phạm. a,Mục đích -Bài giảng môn Khoa học Tự nhiên dành cho các em học sinh lớp 6 được thiết kế để mang đến cho học sinh những kiến thức về thế giới tự nhiên thông qua môi trường học trực tuyến, khuyến khích các em tự học và khám phá qua ứng dụng công nghệ. -Trong bài giảng, giáo viên sẽ sử dụng các công cụ học trực tuyến như video, bài giảng, hình ảnh và tài liệu kỹ thuật số để trình bày và truyền đạt kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện trực tuyến, thảo luận và gửi câu hỏi qua nền tảng học tập trực tuyến. - Bài giảng cho phép học sinh tiếp cận nội dung học tập ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, giúp các em tự quản lý thời gian và học tập theo nhu cầu cá nhân. -Giúp cho các em học sinh muốn chuẩn bị bài và soạn bài trước khi đến lớp, nắm được ý nghĩa của bài các em sẽ có hứng thú hơn trong giờ học. -Ôn tập và củng cố lại kiến thức sau khi đã học bài trên lớp. Kiến thức được nhắc lại cho các em theo một phương pháp khác thú vị sẽ dễ dàng được ghi nhớ hơn.
  5. -Giúp các em học sinh lỡ mất buổi học trên lớp có điều kiện được nghe bài giảng, không bị chậm hơn so với các bạn. -Những sản phẩm như trò chơi khởi động, hình ảnh, video mở rộng,... cũng có thể được sử dụng để phục vụ giảng dạy để tăng tương tác với học sinh, làm cho giờ học thêm thú vị. b, Dự kiến cách thức triển khai, sử dụng sản phẩm: • Quản lý lớp học: -Tạo lớp học trên SHub Classroom - Giao nhiệm vụ và bài tập cho học sinh thông qua Shub Classroom. Học sinh sẽ nhận được thông báo về các nhiệm vụ và có thể hoàn thành trực tuyến. Có thể theo dõi tiến độ của học sinh và cung cấp phản hồi cho từng nhiệm vụ. • Tạo video bài giảng: 1. Thiết kế bài giảng trên ứng dụng Powerpoint 2. Quay video bài giảng trực tiếp trên Powerpoint 3. Chỉnh sửa video bài giảng bằng ứng dụng Capcut 4. Đăng bài giảng lên Youtube 5. Gửi link video bài giảng lên SHub Classroom •Tạo bài kiểm tra đánh giá: 1.Tạo bài kiểm tra trên ứng dụng Quizizz 2.Sau khi tạo bài kiểm tra, tạo liên kết hoặc mã truy cập để học sinh có thể truy cập vào bài kiểm tra. Chia sẻ liên kết hoặc mã truy cập thông qua phần mềm Shub Classroom. 3.Cung cấp hướng dẫn cho học sinh về cách thực hiện bài kiểm tra. 4.Sau khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra, phân tích kết quả và đánh giá các em.
  6. 3. Kịch bản kĩ thuật (đối với video, bài giảng e-learning) Phân cảnh Nội dung Lời giáo viên nói Cảnh 1 Gửi lời chào -Hi xin chào các em. Chào mừng các em (từ 0:00 – 00:07) và giới thiệu đến với khóa học Khoa học tự nhiên lớp 6 Lời giới thiệu về bài học của cô Trần Thu Hoài Cảnh 2 Giới thiệu -Như các em đã biết Trái Đất của chúng (00:07 – 00:23) qua về Trái ta là nhà của hàng triệu loài sinh vật trong Đất và liên đó có con người. Tuy nhiên Trái Đất chỉ hệ của Trái là một trong các hành tinh thuộc hệ mặt Đất với Hệ trời thôi các em ạ. Vậy Hệ Mặt Trời là gì Mặt Trời chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé! Cảnh 3 Vào bài học -Bài 54: Hệ mặt trời. (00:23-00:26) Cảnh 4 Giới thiệu về -Bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu (00:27-00:41) nội dung các nội dung chính sau 1 hệ mặt trời và 2 chính các hành tinh của hệ mặt trời. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đầu tiên của bài học nhé Cảnh 5 Sơ lược Hệ -Đây chính là hình ảnh của hệ mặt trời (00:41-00:54) Mặt Trời đấy các em ạ. Hệ mặt trời hay còn được gọi là Thái Dương Hệ. Hệ mặt trời được hình thành và tiến hóa bắt đầu từ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm. Cảnh 6 Thành phần - Hệ mặt trời gồm có mặt trời, 8 hành (00:54-01:10) của Hệ Mặt tinh, hơn 100 vệ tinh, các sao chổi, các Trời tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ. Cảnh 7 Các hành -Ở đây ta có thể thấy 8 hành tinh của hệ (01:10-01:25) tinh trong mặt trời đó chính là Hải Vương Tinh, Thổ Hệ Mặt Trời tinh Hỏa Tinh, Kim Tinh, Thủy Tinh, Trái Đất, Mộc tinh và Thiên Vương Tinh
  7. Cảnh 8 Mặt Trời -Mặt trời như ta đã biết là một ngôi sao (01:26-1:59) khổng lồ đang ở thời kỳ bùng nổ. Nó đem lại nhiều lượng và ánh sáng cho các hành tinh trong đó có Trái Đất của chúng ta Tuy nhiên, việc nhìn thẳng vào mặt trời là rất nguy hiểm đấy các em ạ. Ánh sáng mặt trời có thể làm mù mắt. Do đó các nhà thiên văn học không bao giờ nhìn thẳng trực tiếp vào mặt trời mà phải sử dụng kính thiên văn đặc biệt để có thể chụp ảnh bề mặt mặt trời. Cảnh 9 Hình ảnh -Đây chính là hình ảnh mặt trời quan sát (02:00-02:06) mặt trời qua kính thiên văn nhỏ và trung bình quan sát qua kính thiên văn nhỏ và trung bình Cảnh 10 Hình ảnh -Còn nếu sử dụng kính thiên văn lớn và (2:07-2:15) mặt trời có chất lượng tốt thì đây là hình ảnh mặt quan sát qua trời mà ta sẽ quan sát được kính thiên văn lớn Cảnh 11 Mở đầu các -Và trong nội dung tiếp theo của bài học (2:16-2:25) hành tinh chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về các của Hệ Mặt hành tinh của hệ mặt trời nhé! Trời Cảnh 12 Các hành -Hệ mặt trời gồm có 8 hành tinh, các hành (2:26-2:42) tinh của Hệ tinh vừa chuyển động quanh mặt trời Mặt Trời và vừa tự quay quanh trục của nó -Bây giờ các em hãy giúp cô sắp xếp các hànhtinh này theo thứ tự từ gần mặt trời nhất đến xa mặt trời nhất nhé! Cảnh 13 Sắp xếp các -Chính xác rồi đấy Các em ạ hành tinh (2:43-3:02) hành tinh gần mặt trời nhất đó chính là Thủy Tinh , của Hệ Mặt tiếp theo là Kim tinh, Trái Đất là hành Trời tinh thứ ba tính từ mặt trời, sau đó là Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thiên Vương Tinh và hành tinh xa mặt thứ nhất chính là Hải Vương Tinh.
  8. Cảnh 14 Vành đai -Và đây chính là vành đai tiểu hành tinh (3:03-3:40) tiểu hành chính đấy các em ạ. Và ta có thể thấy tinh rằng có bốn hành tinh nằm phía trong vành đai tiểu hành tinh chính đó là Hỏa tinh, Kim Tinh, Thủy Tinh và Trái Đất. Cònlại 4 hành tinh nằm ngoài vành đai tiểu hành tinh chính đó là Mộc Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh và Hải Vương Tinh -Vậy bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về các hành tinh vòng trong của hệ mặt trời nhé. Cảnh 15 Các hành 4 hành tinh vòng trong đó chính là Thủy (3:41-4:04) tinh vòng Tinh, Kim tinh, Trái Đất và Hỏa tinh. Các trong của hệ hành tinh nằm ở phía trong vành đai tiểu mặt trời hành tinh chính có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại. Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần mặt trời nên có nhiệt độ cao đấy các em ạ. Cảnh 16 Thủy tinh -Thủy Tinh. Thủy Tinh là hành tinh nằm (4:05-4:39) gần nhất với mặt trời và sẽ lớn hơn so với mặt trăng của trái đất một chút. Thủy Tinh được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát được bằng mắt thường. Do rất gần với mặt trời nên ban ngày thì nửa thủy tinh hướng về phía mặt trời có nhiệt độ lên tới 450 độ C. Tuy nhiên vào ban đêm thì nhiệt độ lại hạ xuống cực thấp có khi đến âm hàng trăm độ và dưới mức đóng băng. Cảnh 17 Kim tinh -Kim tinh. Kim tinh là một hành tinh cực (4:40-5:12) kỳ nóng và còn nóng hơn cả thủy tinh với bầu không khí rất độc hại. Ap suất trên bề mặt kim tinh có thể sẽ nghiền nát và giết chết con người. Kim tinh có kích thước và cấu trúc tương tự với trái đất. Tuy nhiên, bầu khí quyển rất dày và đặc độc hại. Kim tinh là hành tinh quay chậm và quay theo hướng ngược lại với hầu hết những hành tinh khác
  9. Cảnh 18 Trái Đất -Hành tinh thứ ba được tính từ mặt trời (5:13-5:36) chính là trái đất.Đây chính là hành tinh mà chúng ta đang sinh sống hiện nay. Trái Đất là một hành tinh nước có 2/3 hành tinh được bao phủ bởi đại dương. Cho tới hiện tại thì đây là hành tinh duy nhất có tồn tại sự sống bởi Trái Đất có bầu khí quyển giàu nitơ và Oxi để duy trì sự sống Cảnh 19 Hỏa tinh -Hành tinh thứ tư tính từ mặt trời chính là (5:37-6:25) hỏa tinh hay còn gọi là hành tinh đỏ .Hỏa tinh là một hành tinh đất đá và rất lạnh. Nó có những đặc điểm tương đồng với Trái Đất như có bề mặt đất đá, có núi, thung lũng và hệ thống bão trải dài từ vị trí những cơn bão lốc xoáy mang bụi. Những cơn bão bụi nhấn chìm hành tinh. Hỏa Tinh có bầu khí quyển quá mỏng để cho nước lỏng có thể tồn tại được trên bề mặt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cho rằng hỏa tinh cổ đại có điều kiện để tồn tại sự sống và hi vọng rằng các dấu hiệu về sự sống này có thể tồn tại được ở Hỏa tinh. Cảnh 20 So sánh đặc -Bây giờ chúng ta cùng so sánh một số (6:26-7:33) điểm các đặc điểm của các hành tinh vòng trong hành tinh nhé! vòng trong .Đầu tiên đó là chu kỳ tự quay. Ta có thể thấy rằng Trái Đất là hành tinh có chu kỳ tự quay nhỏ nhất, đó là một ngày. Còn kim tinh là hành tinh có chu kỳ tự quay lớn nhất, 244 ngày. Chu kỳ quay quanh mặt trời. Hành tinh có chu kỳ quay quanh mặt trời nhỏ nhất là Thủy tinh, còn hành tinh có chu kỳ quay quanh mặt trời lớn nhất chính là Hỏa tinh. Ngoài ra chu kỳ quay quanh mặt trời của trái đất chỉ là 365,2 ngày. Đây chính là thời gian của một năm đấy các em ạ. Như vậy một năm chính là thời gian để Trái Đất đi hết một vòng quanh mặt trời. Khoảng cách đến mặt trời theo đơn vị thiên văn Au. Ta thấy
  10. khoảng cách từ các hành tinh này đến mặt trời là tăng dần Cảnh 21 Các hành -Tiếp theo chúng ta cuộc tìm hiểu về các (7:34-8:03) tinh vòng hành tinh vòng ngoài của hệ mặt trời. ngoài Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì chúng có thành phần chủ yếu là các hợp chất khí và có kích thước rất lớn. Các thiên thể này thuộc vùng nằm xa mặt trời nên có nhiệt độ thấp Cảnh 22 Mộc Tinh -Mộc tinh là hành tinh thứ 5 tính từ mặt (8:04-8:30) trời. Mộc tinh là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, có khối lượng cực lớn. Và đây là hành tinh khí khổng lồ có chứa khí Hidro và Heli là chủ yếu. Mộc tinh có từ trường rất mạnh thu hút nhiều mặt trăng xung quanh và trông giống như một hệ mặt trời thu nhỏ đấy các em ạ Cảnh 23 Thổ tinh -Thổ tinh là hành tinh thứ 6 tính từ mặt (8:31-8:51) trời. Đây là hành tinh lớn thứ hai và kích thước và khối lượng chỉ sau Mộc tinh. Thổ tinh là hành tinh có chứa khí Hidro và Heli là chủ yếu và nó cũng thu hút rất nhiều mặt trăng xung quanh Cảnh 24 Thiên -Thiên Vương tinh là một hành tinh độc (8:51-9:19) Vương tinh nhất. Nó là một hành tinh khí khổng lồ có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo và gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của nó. Thiên Vương Tinh có màu lục lam bởi lượng khí Metan có trong bầu khí quyển. Thiên Vương Tinh có bầu khí quyển lạnh nhất trong hệ mặt trời với nhiệt độ khoảng dưới âm 224 độ C. Cảnh 25 Hải Vương -Hải Vương tinh là hành tinh cuối cùng (9:20-9:40) tinh nằm trong hệ mặt trời, được biết đến với những cơn gió lạnh nhanh hơn cả tốc độ âm thanh. Hải Vương Tinh nằm ở rất xa và lạnh. Nó nằm cách xa gấp 30 lần
  11. khoảng cách từ trái đất đến Mặt trời đấy các em ạ. Cảnh 26 So sánh một -Bây giờ chúng ta sẽ cùng so sánh một số (9:41-10:42) số đặc điểm đặc điểm của các hành tinh vòng ngoài. của các hành Chu kỳ tự quay, chu kỳ quay quanh mặt tinh vòng trời, và cuối cùng là khoảng cách đến mặt ngoài trời. Vậy các em hãy cho cô biết hành tinh nào có chu kỳ tự quay lớn nhất, hành tinh nào có chu kỳ quay quanh mặt trời lớn nhất nhé! À đúng rồi. Hành tinh có chu kỳ tự quay lớn nhất là Thiên Vương tinh với chu kì là 0,72 ngày, còn hành tinh có chu kỳ tự quay nhỏ nhất là mộc tinh với 0,41 ngày. Hành tinh có chu kỳ quay quanh mặt trời lớn nhất đó chính là Hải Vương Tinh với chu kì 60152 ngày, còn Mục tinh thì có chu kỳ quay quanh mặt trời nhỏ nhất. Ở đây ta cũng thấy được rằng khoảng cách đến Mặt trời của các hành tinh là tăng dần. Cảnh 27 So sánh kích -Để so sánh về kích thước của các hành (10:43-11:29) thước của tinh thì các em có thể quan sát hình ảnh các hành tinh aau. Trong đó Mộc tinh là hành tinh có kích thước lớn nhất và Thổ tinh thì chỉ nhỏ hơn Mộc tinh một chút. Và đây chính là trái đất của chúng ta. Trái đất của chúng ta trônng rất nhỏ bé đối với mộc tinh và Thổ tinh đúng không nào. Hơn thế nữa, chấm nhỏ ở đây chính là mặt trăng đấy các em ạ. Thủy tinh thì chỉ to hơn mặt trăng một chút, sau đó đến Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh. Đây chính là thứ tự sắp xếp kích thước tăng dần của các hành tinh. Cảnh 28 Kích thước -Mộc tinh và Thổ tinh tuy lớn như vậy (11:30-11:46) của các hành nhưng nếu so với mặt trời thì chúng cũng tinh so với vẫn rất nhỏ bé. Hơn thế nữa, lúc này Trái Mặt Trời Đất của chúng ta chỉ còn là một chấm nhỏ
  12. so với mặt trời đấy các em ạ. Cảnh 29 Tổng kết bài -Như vậy trong bài học này chúng ta đã (11:47-12:31) tìm hiểu về hệ mặt trời. Vậy các em hãy nhớ rằng hệ mặt trời hay còn gọi là Thái Dương Hệ gồm có mặt trời ở trung tâm và 8 hành tinh quay quanh. Các hành tinh trong hệ mặt trời gồm có Thủy tinh, Kim tinh, Trái Dất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh. Chúng vừa chuyển động quanh mặt trời, vừa tự quay quanh trục của nó. Và cuối cùng khoảng cách từ các hành tinh đến mặt trời là khác nhau. Trong đó Thủy tinh gần mặt trời nhất còn Hải Vương tinh thì xa mặt trời nhất. Cảnh kết Kết thúc bài -Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc (12:32-hết) học, lời cảm xin cảm ơn các em đã theo dõi và hẹn gặp ơn và hẹn lại các em ở những bài học tiếp theo gặp lại 4. Cách thức tạo bài giảng và một số hình ảnh minh họa trong quá trình làm a, Sử dụng phần mềm Shub Classroom để quản lí lớp học -Bước 1: Đăng ký và tạo lớp học: Truy cập vào trang web hoặc ứng dụng Shub Classroom và đăng ký tài khoản. Sau đó, tạo một lớp học mới và cung cấp thông tin cần thiết như tên lớp, mô tả, và thông tin liên lạc.
  13. -Bước 2: Thêm học sinh vào lớp học: Mời học sinh tham gia lớp học bằng cách cung cấp mã lớp học hoặc liên kết đăng ký. Học sinh cần tạo tài khoản và nhập thông tin yêu cầu để tham gia lớp học. Tạo mã QR bằng app MEQR -Bước 3: Giao nhiệm vụ và quản lý tiến độ: Giao nhiệm vụ và bài tập cho học sinh thông qua Shub Classroom. Học sinh sẽ nhận được thông báo về các nhiệm vụ và có thể hoàn thành trực tuyến. Có thể theo dõi tiến độ của học sinh và cung cấp phản hồi cho từng nhiệm vụ.
  14. -Bước 3: Xem và chấm điểm bài tập: Khi học sinh hoàn thành bài tập, có thể xem và chấm điểm trên Shub Classroom. Sử dụng tính năng đánh giá để cung cấp phản hồi chi tiết và điểm số cho từng học sinh. -Bước 4: Tương tác và giao tiếp: Shub Classroom cung cấp các công cụ để tương tác và giao tiếp với học sinh. Có thể tạo diễn đàn, phòng chat, hoặc bình luận trực tiếp trên bài tập để trao đổi thông tin và giúp đỡ học sinh. b, Sử dụng phần mềm Powerpoint: Bước 1: Chuẩn bị nội dung: Xác định mục tiêu bài giảng và lựa chọn nội dung phù hợp. Chuẩn bị các slide PowerPoint với các chủ đề, hình ảnh, đồ họa và chữ viết dễ đọc và dễ hiểu.
  15. Tìm hình ảnh minh họa trên các trang mạng Bước 2: Thiết kế bài giảng hấp dẫn: Sử dụng các slide mẫu có sẵn hoặc tạo ra các slide với màu sắc, hình ảnh và phông chữ phù hợp. Không sử dụng quá nhiều hiệu ứng động, nhưng tận dụng các chức năng như chuyển đổi slide mượt mà, dễ sử dụng. Bước 3:Sắp xếp nội dung hợp lý:
  16. Sắp xếp các thông tin theo trình tự logic và có thứ tự. Sử dụng các tiêu đề, tiêu đề và dấu gạch đầu dòng để tạo hiệu ứng trực quan và dễ theo dõi. Sử dụng các trang chiếu trắng hoặc chuyển đổi trang chiếu màu đen khi muốn tập trung vào việc giảng dạy hoặc thảo luận. Bước 4: Sử dụng hình ảnh và đồ họa: Thêm hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ hoặc đồ thị để minh họa các khái niệm và thông tin quan trọng. Điều này giúp học sinh dễ hiểu và tạo sự tương tác trong quá trình học tập trực tuyến. Bước 5: Sử dụng phần trình chiếu: PowerPoint cho phép bạn thực hiện bài giải một cách liền mạch. Sử dụng tính năng giải thích hoặc ghi chú để tạo giảng dạy chi tiết và thú vị. Bảo đảm thời gian giảng dạy phù hợp. Bước 6: Kiểm tra hiểu biết: Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc bài tập trực tuyến để kiểm tra hiểu biết của học sinh. Bước 7: Tổng kết và đánh giá: Kết thúc bài thuyết giảng bằng cách tóm tắt ngắn gọn nội dung bài học. Gửi lời cảm ơn, lời chào và hẹn gặp lại.
  17. c, Sử dụng phần mềm Quizz để kiểm tra-đánh giá. Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra: Điều này giúp giáo viên chọn đúng loại câu hỏi, mức độ khó và nội dung phù hợp Bước 2:Thiết kế câu hỏi: Tạo câu hỏi dựa trên mục tiêu kiểm tra đã được xác định. Sử dụng các loại câu hỏi như trắc nghiệm điền từ trống. Câu hỏi bảo đảm rõ ràng, không gây hiểu lầm và chắc chắn mức độ phù hợp với học sinh. Bước 3:Tạo bài kiểm tra: Sử dụng tính năng của phần mềm để tạo bài kiểm tra. Thêm câu hỏi, cung cấp các lựa chọn trả lời (nếu có), và sửa đổi các thiết lập như thời gian, số lần làm bài, điểm số và câu trả lời cho từng câu hỏi.
  18. Bước 4: Tạo liên kết và chia sẻ: Sau khi tạo bài kiểm tra, tạo liên kết hoặc mã truy cập để học sinh có thể truy cập vào bài kiểm tra. Chia sẻ liên kết hoặc mã truy cập thông qua email, Lớp học trực tuyến, hệ thống quản lý học tập hoặc nền tảng truyền thông xã hội. Hướng dẫn và hỗ trợ: Cung cấp hướng dẫn cho học sinh về cách thực hiện bài kiểm tra. Bảo đảm các em hiểu quy định về thời gian làm bài, số lần làm lại (nếu có), và cách truy cập vào bài kiểm tra. Chia sẻ liên kết
  19. Tạo mã QR Bước 5: Kiểm tra và đánh giá: Sau khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra, phân tích kết quả và đánh giá các em. Sử dụng tính năng tự động của phần mềm quizz để xem điểm, thống kê câu trả lời đúng/sai và cung cấp phản hồi cho học sinh. Bước 6: Xem xét và cải thiện: Dựa trên kết quả kiểm tra và phản hồi từ học sinh, xem xét và cải thiện bài kiểm tra. Điều chỉnh câu hỏi, thời gian, điểm số hoặc phản hồi để tăng tính tương tác và hiệu quả của bài kiểm tra. Sử dụng kết quả của bài kiểm tra để đánh giá và điều chỉnh quá trình học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2