intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "KHAI THÁC BÀI ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN CẦU ĐƯỜNG ANH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

171
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt: Bài báo đề cập đến quy trình dạy bài đọc tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên Cầu Đường Anh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Do bản chất của bài học dài và khó, thời gian hạn chế, và yêu cầu cao đối với sinh viên, quy trình này đã được thiết kế và áp dụng nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên, tiết kiệm thời gian, khuyến khích sinh viên chủ động tham gia và cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "KHAI THÁC BÀI ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN CẦU ĐƯỜNG ANH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN"

  1. KHAI THÁC BÀI ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN CẦU ĐƯỜNG ANH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG TUYẾN Bộ môn Anh văn Khoa Khoa học Cơ bản Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo đề cập đến quy trình dạy bài đọc tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên Cầu Đường Anh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Do bản chất của bài học dài và khó, thời gian hạn chế, và yêu cầu cao đối với sinh viên, quy trình này đã được thiết kế và áp dụng nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên, tiết kiệm thời gian, khuyến khích sinh viên chủ động tham gia và cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Summary: The article is concerned with the ESP teaching procedures with IT support, which apply to road and bridge English students. Due to the nature of the difficult and long lesson, time limit, and high requirements, the procedures have been designed and applied so as to ignite students’ interests, save time, encourage their active participation, and finally, achieve higher teaching-learning quality. CNTT_C I. ĐẶT VẤN ĐỀ B Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, Việt Nam đã và đang thúc đẩy việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT)vào giáo dục. Gần đây còn có những chương trình đào tạo giúp cho giáo viên phổ thông trung học và trung học dạy nghề ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Như vậy, giáo viên đại học đương nhiên phải là đội ngũ tiên phong trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Mặc dù điều kiện chưa cho phép và còn có một số bất tiện nhưng nếu như biết cách khai thác thì sử dụng CNTT để dạy học có vô vàn những tiện ích, ví dụ như: giáo viên chủ động về bài giảng, không phải chuẩn bị bài nhiều lần, có thể điều chỉnh lại bài giảng khi cần thiết, hình ảnh và màu sắc sống động, có thể trình chiếu những lập luận hoặc hình ảnh phức tạp để minh họa cho bài giảng, có thể tiến hành nhiều hoạt động hữu ích mà không tốn nhiều thời gian trên lớp, v.v… Đối với bộ môn Anh văn - Trường ĐH GTVT thì khối Cầu Đường Anh (CĐA) là đối tượng được ưu tiên nhiều nhất, đồng thời cũng là đối tượng sinh viên được đào tạo tiếng Anh một cách bài bản nhất. Nhu cầu học tập ngoại ngữ cũng như ứng dụng CNTT vào học ngoại ngữ của sinh viên CĐA là rất cao, đặc biệt là khi học các bài đọc chuyên ngành. Các bài đọc vừa dài, vừa khó, hơn nữa yêu cầu đối với sinh viên CĐA là không chỉ đọc hiểu mà còn phải nói, nghe, dịch, và viết về các chủ đề chuyên ngành nên trong các giờ học giáo viên không đơn thuần chỉ giảng giải kiến thức cho sinh viên mà còn phải tạo ra các hoạt động phong phú, hữu ích, tạo hứng thú để họ chủ động, tích cực tham gia và nhờ đó các em lĩnh hội và thể hiện được kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh.
  2. II. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA PHÒNG HỌC CĐA VÀ ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN Khối CĐA được ưu tiên trang bị một phòng học riêng, có đài, video, máy chiếu và màn hình. Trong phòng học bàn ghế có thể được bố trí cho sinh viên ngồi theo nhiều cách khác nhau để có thể tổ chức cá hoạt động theo nhón, từng đôi, hoặc cả lớp. Sinh viên CĐA nhìn chung là thông minh và năng động, chính vì vậy mà các em dễ chán nản khi phải nghe giảng đều đều với các hoạt động đơn điệu, không tạo điều kiện để các em được thể hiện khả năng của mình. Để gây được cảm hứng học tập của sinh viên thì bên cạnh kiến thức vững vàng, giáo viên cần có những sáng tạo trong phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, khi bảo vệ tốt nghiệp sinh viên CĐA phải sử dụng phần mềm thuyết trình và nói bằng tiếng Anh nên những giờ học trên lớp thực sự là bước tập duyệt hữu ích để các em thể hiện thành công khi bảo vệ đồ án sau này. III. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH Bài đọc tiếng Anh chuyên ngành (TACN) dài trung bình khoảng 5-6 trang về các vấn đề xây dựng công trình nói chung và xây dựng cầu đường nói riêng. Những vấn đề chuyên môn viết bằng tiếng Anh vốn đã khó hiểu lại càng trở nên khó hiểu khi sinh viên chưa được học qua bằng tiếng Việt. Trong các cuốn giáo trình chưa có nhiều tranh ảnh để minh họa cho các bài đọc, nếu có thì các tranh ảnh thiếu màu sắc và khó nhìn. Bên cạnh các bài đọc dài, còn có rất nhiều các nhiệm vụ mà sinh viên phải thực hiện, ví dụ học từ mới, làm bài tập ngữ pháp, trả lời câu hỏi đọc hiểu, nói và viết bài luận về những chủ đề đã học. Thời gian dành cho học TACN ở trên lớp là 7 tiết 1 bài. Cuối kỳ sinh viên phải thi nói và thi viết TACN cùng với các kỹ năng CNTT- CB khác của tiếng Anh cơ bản. Như vây, yêu cầu đối với một bài đọc TACN là sinh viên CĐA không những phải hiểu và trả lời được các câu hỏi của bài đọc như sinh viên thông thường mà còn phải học thuộc, phát âm chuẩn và biết cách sử dụng đúng một lượng thuật ngữ chuyên ngành lớn. Cao hơn nữa, sinh viên còn phải nói và viết lại những vấn đề đã học, đọc thêm tài liệu về các vần đề đó rồi thuyết trình trước lớp. Có như vậy thì nội dung bài giảng bằng tiếng Anh mới ngấm và thực sự trở thành kiến thức của sinh viên. IV. QUY TRÌNH DẠY – HỌC BÀI ĐỌC TACN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT Với cơ sở vật chất vốn có, xác định rõ yêu cầu, mục đích, thời gian giảng dạy và qua nhiều năm tiến hành dạy tiếng Anh cho sinh viên CĐA với không ít trăn trở, chúng tôi thiết nghĩ cần phải sáng tạo hơn nữa, phát huy khả năng tự học tập, nghiên cứu của sinh viên ở nhà, tạo ra nhiều hoạt động phong phú trong thời gian có hạn trên lớp để biến những giờ học TACN thành những bài giảng thực sự bổ ích và hứng thú. Chúng tôi đã chia giờ học thành các bước với nhiều hoạt động như sau: 1. Cả lớp đọc đồng thanh từ mới: Yêu cầu đọc đúng phiên âm và trọng âm
  3. Sinh viên trường kỹ thuật có yếu điểm là phát âm tiếng Anh rất kém. Nếu không dạy cho họ cách phát âm chuẩn ngay từ đầu thì sau này rất khó sửa và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Hiện tượng đọc sai dấu phiên âm và nhấn nhầm trọng âm là điều hết sức phổ biến đối với sinh viên CĐA. Chính vì vậy, chúng tôi quan tâm đến việc luyện âm cho sinh viên trong các bài đọc TACN. Trong giáo trình cũng có liệt kê và giải nghĩa từ mới nhưng thiếu mục từ loại và dấu phiên âm nên chúng tôi đã lập bảng từ mới kèm từ loại, phiên âm và giải nghĩa để chiếu lên màn hình cho SV đọc đồng thanh theo giáo viên. Thời gian dành cho hoạt động này chỉ mất khoảng 5 dến 10 phút nhưng có tác dụng rất lớn vì sinh viên được nhìn dấu phiên âm chuẩn quốc tế, nhớ cách đọc chuẩn và luôn ý thức được tầm quan trọng của phát âm chuẩn. Mặt khác phần lớn các từ mới đều là thuật ngữ chuyên ngành nên có nghĩa đặc biệt. Nhiều khi trong từ điển không có cụm từ đó hoặc không liệt kê nét nghĩa đó. Trong bài 6: Bidges của giáo trình English for Civil Engineering dùng để dạy học phần A5+ A6 cho sinh viên CĐA có tới khoảng 100 thuật ngữ mà sinh viên chưa chắc chắn về ngữ nghĩa, dấu phiên âm và trọng âm. Sau đây là trích dẫn bảng thuật ngữ và từ mới của bài đọc này. Đọc từ mới thường được tiến hành vào cuối giờ học để cho sinh viên có thể chuẩn bị bài ở nhà và đọc lại vào đầu giờ học sau: STT Tiếng Anh Từ loại Phiên âm Tiếng Việt /spek'tổkjulə/ 1 spectacular adj đẹp 2 civil enginering n xây dựng dân dụng /'sivl/ /,endʤi'niəriɳ/ /sə'vaivə/ 3 survive v còn tồn tại 4 imposing adj ấn tượng /im'pouziɳ/ 5 arch n vòm /ɑ:tʃ/ /'meisnri/ 6 masonry n/adj khối xây CNTT_C /brik/ 7 brick n/adj gạch B 8 historian n nhà sử học /his'tɔ:riən/ /piə/ 9 pier n trụ cầu 10 bedrock n nền đá /'bed'rɔk/ /iks'tend/ 11 extend v kéo dài 12 pontoon n phao /pɔn'tu:n/ 13 hollow adj rỗng /'hɔlou/ 14 suspension bridge n cầu treo /səs'penʃn'bridʤ/ /'faibə/ 15 fibre n/adj sợi 16 gorge n hẻm núi, đèo /gɔ:dʤ/ /'mauntinəs/ 17 mountainous adj thuộc miền núi 18 expansion n phát triển /iks'pổnʃn/ 19 enormously adv lớn mạnh /i'nɔ:məsli/ 20 transportation n giao thông vận tải /,trổnspɔ:'teiʃn/ /'reilroud/ 21 railroad n đường sắt /ig'zə:t/ 22 exert v tác động (lực) /ə'veiləbl/ 23 available adj có sẵn /ə'biliti/ 24 ability n khả năng /'distəns/ 25 distance n khoảng cách
  4. /i'limineit/ 26 eliminate v loại bỏ 2. Sinh viên phải chuẩn bị bài trước ở nhà Vì bài đọc khó, yêu cầu lại cao nên sinh viên cần phải có khá nhiều thời gian để đọc trước ở nhà. Trước hết là nắm được các thuật ngữ và hiểu nội dụng của bài đọc và sau đó là tập nói lại viết lại và dịch bài đọc. Nếu không có sự chuẩn bị trước ở nhà thì đến lớp SV khó có thể hiểu bài chứ chưa nói gì đến tham gia có hiệu quả vào các hoạt động trong giờ học. 3. Chia bài đọc và chia nhóm sinh viên Thông thường ở học phần A5 chỉ còn lại một lớp CĐA với số lượng sinh viên giao động trong khoảng 40-50 sinh viên. Những sinh viên này có ý thức học tập khá tốt và trình độ tiếng Anh cũng đã tương đối. Tuy nhiên số lượng sinh viên tham gia học TACN không phải lúc nào cũng đầy đủ do rất nhiều lý do khác nhau. Nếu tổng số sinh viên có mặt là 30 thì lớp sẽ được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 6 em. Thời gian thảo luận của nhóm thường kéo dài trong vòng khoảng 20-25 phút. Trong các giờ học TACN, việc chia nhóm thường xuyên được áp dụng nên có một số em có trình độ tiếng Anh khá tốt sẽ thường xuyên làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải quán xuyến, chỉ đạo nhóm thực hiện các hoạt động, đồng thời phân công các thành viên trình bày trước lớp. Trong khi thảo luận, tất cả các thành viên đều có quyền lợi và trách nhiệm tham gia. Trước giờ học, bàn ghế đã được kê lại thành từng nhóm do đó rất tiện lợi để thảo luận. Khi hoạt động theo nhóm nhỏ, sinh viên cảm thấy tự tin hơn và bày tỏ quan điểm thoải mái hơn. Thời gian dành cho họ nói cũng nhiều hơn và đặc biệt là mọi người trong nhóm đều chú ý và đánh giá họ CNTT- CB nên họ phát huy được tính tích cực và chủ động của mình. Hơn nữa, nếu không học tích cực thì sẽ không hoàn thành nhiệm vụ. Một nhóm chỉ có khoảng 5-6 người và các nhiệm vụ phải tiến hành trước lớp còn lớn hơn số thành viên nên ai cũng phải phụ trách ít nhất là một nhiệm vụ. Tất cả các thành viên tất nhiên là phải chuẩn bị toàn bộ bài đọc ở nhà. Thời gian thảo luận là để cho họ diễn tập chuyên sâu về một đoạn để trình bày, giải thích bằng tiếng Anh trước lớp sao cho cả lớp hiểu bài sâu sắc hơn. Nếu một nhóm đã thực hiện trước lớp tất cả các nhiệm vụ mà phần lớn sinh viên vẫn chưa hiểu bài hoặc không hiểu ý họ muốn nói gì thì có nghĩa là nhóm đó thất bại còn nếu cả lớp hài lòng vì hiểu rõ vấn đề thì họ thành công. 4. Nhiệm vụ của nhóm về đoạn đã được phân công. 4.1. Đọc trước lớp Sau khi thảo luận xong, nhóm có thể cử một hoặc hai thành viên đọc to đoạn được giao. Hoạt động này giúp sinh viên luyện phát âm và nối âm. Yêu cầu phải đọc nhanh, phát âm chuẩn và có nối âm. Nếu sinh viên đọc kém thì rất mất thời gian và làm cho các bạn khác khó chịu nên ai được giao nhiệm vụ đọc phải có khả năng phát âm chuẩn, đọc nhanh, lưu loát. Tất nhiên đây chỉ là bước thể hiện trước lớp chứ tất cả các SV đã có thời gian luyện đọc ở nhà và theo nhóm rồi. 4.2. Kiểm tra từ mới
  5. Để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo thì buộc sinh viên phải nắm được toàn bộ lượng từ mới và cách đọc. Sau khi đã học ở nhà và cùng học theo nhóm, một sinh vên sẽ đứng trước lớp để nói nhanh từ mới. Giáo viên nói tiếng Anh thì sinh viên đó nói tiếng Việt và ngược lại. giáo viên không chỉ kiểm tra từ đơn lẻ mà còn kiểm tra các cụm từ và cấu trúc phức tạp. Ví dụ, đối với nhóm được phân công đoạn một của bài 6 thì sẽ phải chuyển dịch nhanh các từ hoặc cụm từ sau đây: STT Giáo viên nói: Sinh viên nói: Kết quả 1 Pontoon Cầu phao 2 Expansion Phát triển 3 Masonry arch bridge Cầu vòm đá 4 To eliminate Loại bỏ 5 Transportation system Hệ thống giao thông 6 Hiệu ứng như đập Damlike effect 7 Vượt khẩu độ lớn hơn To span greater distances 8 Cầu treo Suspension bridge 9 Lực tác động lên kết cấu the forces exerted on the structures Khi SV đọc thì giáo viên tích nhanh vào các phương án đúng. Sau khi sinh viên đã thực hiện xong nhiệm vụ thì trên màn hình sẽ hiện lên bảng từ và cụm từ vừa kiểm tra. Như vậy phần thực hiện của SV này có thể được cả lớp đánh giá khách quan, công khai. 4.3. Trả lời câu hỏi của giáo viên CNTT_C Trong giáo trình TACN A5, sau mỗi bài đọc có khoảng 20 câu hỏi rất phù hợp cho phần B luyện tập này. Tuy vậy trong các giáo trình TACN khác áp dụng cho khối CĐA số lượng câu hỏi được thiết kế dưới dạng khác, ví dụ trắc nghiệm (multiple choice) hoặc đúng – sai (true or false). Số lượng câu hỏi ít và dễ. Như vậy giáo viên sẽ phải đặt thêm nhiều câu hỏi cho phần này. Đối với đoạn 1 bài 6 giáo trình ECE, ta có thể hỏi nững câu hỏi sau: STT Câu hỏi Trả lời Kết quả của SV 1 How were the bridge that They were constructed with arch have survived from ancient structures of heavy masonry, times constructed? usually stone or brick. 2 What two Rome bridges The Fabricius Bridge and the still exist? Sant’ Angelo Bridge. 3 What other kind of bridges They mention pontoon bridges. do ancient sources mention? 4 What is a pontoon? It is a hollow drum that can float. 5 How can pontoon make a A series of pontoons anchored to bridge? a riverbed can support a roadway. 6 What kind of bridges did They built remarkable suspension the Incas of Pre-Columbian bridges supported by cables of Peru build? natural fibers. 7 Why were these bridges They were built to cross many built? deep gorges in their mountainous
  6. country. Trước hết, giáo viên hỏi, đại diện nhóm trả lời miệng và giáo viên tích vào các câu đúng. Sau đó, sẽ chiếu lên màn hình lại toàn bộ các câu hỏi và câu trả lời đúng để nhũng sinh viên nào chưa nắm bắt được có thể xem lại đồng thời cả lớp có thể đánh giá lại phần trả lời câu hỏi của nhóm. Ngoài những câu hỏi của giáo viên thì SV cũng có thể đặt câu hỏi về đoạn đó và yêu cầu nhóm trả lời. 4.4. Lập dàn ý để thuyết trình Mục đích đào tạo sinh viên khối CĐA là khi ra trường các kỹ sư CĐA không những giỏi về chuyên ngành xây dựng cầu đường mà còn có thể giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề chuyên ngành bằng tiếng Anh. Do vậy, trong các giờ học tiếng Anh cần tạo điều kiên cho sinh viên trình bày các vấn đề bằng tiếng Anh. Trình bày một vấn đề chuyên môn rõ ràng, mạch lạc, khúc triết và dễ hiểu bằng tiếng Việt đã khó nhưng bằng tiếng Anh thì lại càng khó hơn. Vì vậy, lập dàn ý là điều không thể thiếu được. Phần dàn ý này, sau khi đã được chỉnh sửa, sẽ được chiếu lên màn hình để trình bày. Lập dàn ý giúp cho sinh viên hiểu sâu sắc hơn đoạn viết đồng thời có thể học tập cách diễn dải một vấn đề khoa học của tác giả. Đây là bước đệm giúp sinh viên lập dàn ý và thuyết trình những ý tưởng mới mẻ của chính mình bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Ví dụ, ở đoạn 2 của bài 6, yêu cầu sinh viên phải lập được dàn ý của đoạn như sau: Some types of modern bridges Beam bridge Cantilever beam Steal arch bridge Suspension bridge CNTT- CB - Simplest - Span longer distance. - Carries a road above bridge - Strengthened by - The roadway is - A horizontal beam or below the arch of truss based on the suspended from steel extends beyond its steel beams. triangles resisting cables supported by support. - Extremely strong both compression massive towers. - two arms of truss piers because of strong and tension. E.g. The longest: The structure: a section downward and - E.g. The bridge Verrazano - Narrow between them. diagonal thrusts over the - E.g. The Quebec - E.g. The Sydney Bridge - 1280 m. Susquehanna River – Bridge - 1917- 540 Harbor Bridge: 495 1815 - 110 m. m. m. Figure 1 Figure 2 Figure 3 Figure 4 1. Figure 1: A steel pedestrian footbridge over a busy road in Swansea, typical of many beam bridges.
  7. 2. Figure 1: This cantilever bridge over the Delaware River is located at Easton, PA and Phillipsburg, NJ. 3. Figure 1: Fredrikstad bridge in Fredrikstad, Norway. 4. Figure 1: the Hercilio Luz Bridge southern Brazil,Ponte Hercilio Luz - Dezember 1996 - by Sộrgio Schmiegelow. Trong khi các nhóm thực hiện lập dàn ý thì giáo viên phải phải quan sát và tư vấn để các em có được những dàn ý tốt nhất với nội dung đầy đủ, đễ hiểu và hình thức hợp lý, dễ nhìn. Ngôn ngữ của dàn ý phải hết sức ngắn gọn, xúc tích, đòi hỏi sinh viên phải biết sử dụng từ đồng nghĩa và tóm tắt nội dung. Sau khi thảo luận, yêu cầu mỗi nhóm có một dàn ý hoàn chỉnh. 4.5. Thuyết trình sử dụng dàn ý và hình ảnh Các nhóm có nhiệm vụ trình bày dàn ý của mình trước lớp bằng phần mềm Power Point, đồng thời sử dụng dàn ý đó và đưa thêm hình ảnh để thuyết trình lại đoạn mình đã được phân công chuẩn bị. Sinh viên thuyết trình có nhiệm vụ làm sáng tỏ đoạn mà nhóm phải thuyết trình. Nếu sinh viên này trình bày thành công thì chuyển sang hoạt động khác, nếu chưa đạt thì giáo viên thuyết trình lại một lần nữa. Trong khi thuyết trình, hình ảnh minh họa là hết sức cần thiết để giúp cho bài học sinh động, dễ hiểu. Tất cả các sinh viên và giáo viên đều phải sưu tầm tranh ảnh minh họa. Nếu không có tranh ảnh thì sinh viên tự vẽ hình ảnh bằng máy tính để chiếu lên màn hình. Trước đây, sinh viên phải lên bảng để vẽ các hình ảnh bằng phấn nên mất rất nhiều thời gian nhưng hình ảnh lại không đẹp còn bây giờ có thể lấy ảnh trên mạng nên thật tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Vậy có thể lồng hình ảnh vào phần dàn ý như trên. .4.6. Dịch Anh – Việt Một thành viên của nhóm dịch toàn bộ đoạn văn sang tiếng Việt. Công việc này thường CNTT_C B được thực hiện nhanh với kết quả cao. 5. Bài tập về nhà - Học thuộc tất cả từ mới - Dịch một số câu hoặc đoạn văn sang tiếng Anh - Viết về chủ đề đã học 6. Chữa bài tập về nhà Sau khi sinh viên dịch Việt – Anh và viết về chủ đề đã học thì gửi bài làm qua email cho giáo viên. Trước kia sinh viên viết ra giấy, giáo viên chữa bài rồi trả lại cho sinh viên. Vấn đề là chỉ em nào biết bài của em đấy chứ rất ít khi có thể chữa chung cho cả lớp được. Giờ đây với công cụ editing, sau khi chữa xong, giáo viên có thể chiếu lên màn hình để phân tích lỗi của một số bài cho cả lớp. Việc làm này rất có ích vì SV có thể learn from errors (học từ lỗi) của mình và của bạn bè. Những phần bị xóa bỏ và thêm vào hiện rõ bằng màu mực khác, trông thật đẹp mắt và dễ nhìn. Sau đây là một ví dụ: Topic 1 The earth under our feet The earth is divided into several layers as the result of underground soil research by seismological method including the crust, the mantle and the core.
  8. The crust is the outermost layer of the earth. It is very thin compared with the earth’s diameter: about 25 miles thick under the continents and even thinner under the oceans, averaging less than 4 miles (The diameter of the earth is 6350 km). We can imagine the crust as the cover of an orange. The crust under the sea consists of dark rock called basalt. Floating on top of this, are the continents, made mainly of lighter rocks, such as granite. Below the crust is the mantle. The stiff layer of the mantle, together with the crust, form a rocky shell surrounding the earth called the lithosphere. The mantle is about 1700 miles thick and its volume makes up 85% of the Earth’s volume. Near the top, parts of the mantle are molten because it’s extremely hot. However, most of the mantle is solid and both its density and its temperature increase with depth. At the depth of 1200 miles beneath the Earth’s surface, the temperature is about 54000F. The upper layer has a slow motion. It moves from deep beneath the Earth’s crust around over the surface of the globe. The center of the Earth is the core. The core begins with the depth of 1800 miles. It is very dense, probably consisting mainly of iron and nickel. The core is subdivided into 2 parts: the outer part and the inner part. The outer part of the core, with the depth from 1800 miles to 3200 miles, is liquid. On the contrary, the inner part, which is about 3200 miles beneath the Earth’s surface, is solid. Here, the temperature is over 90000F, and the pressure is between 1.3 to 3.5 million times compared with the pressure of the atmosphere at the Earth’s surface. In conclusion, the interior of the Earth is divided into 4 main zones: the crust, the mantle, the outer core and the inner core. Each zone has different properties . Some layers are solid, others are liquid. By: Phạm Thanh Tùng CNTT- CB V. KẾT LUẬN Với những bài đọc TACN dài 5 - 6 trang, nếu chỉ yêu cầu sinh viên đọc rồi trả lời câu hỏi, hoặc làm bài tập thì sinh viên rất ngại vì bài quá dài, khó và chẳng có nhiều điều thú vị. Vậy ta phải tìm cách làm thế nào để khai thác bài đọc một cách triệt để nhất, dạy cho sinh viên được nhiều nhất, tạo nên những giờ học hứng thú và bổ ích nhất. Quy trình dạy bài đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT như trên chính là kinh nghiệm đúc kết nhiều năm của tác giả. Tuy quy trình này không phải lúc nào cũng áp dụng được nhưng tin rằng sẽ giúp cho SV khối CĐA thích học TACN hơn và tự tin hơn khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Tài liệu tham khảo [1]. Mitropolskii Yu. A., Nguyen Van Dao, Nguyen Dong Anh, Nonlinear oscillations in the systems of arbitrary order. Kiev, 1992. [2]. Nguyen Dong Anh, Extend first order stochastic averaging method for a class of nonlinear systems, V. I. Math., 1993. [3]. R. Stratonovich, Topics in the Theory of Random Noise, V.1, Gordon and Breach, New York, 1963.
  9. [4]. R. Khasminskii, Averaging principle for the parabolic and elliptic diff .eqs. and Markovian processes with small diffusion, Theory Probability Appl. 9, 1963. [5]. Le Hong Lan, Second order approximate solution in the extended stochastic averaging method. VNU, Journal of Science, Mat. Sci., 2002♦ CNTT_C B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0