Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DỰ BÁO NHU CẦU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM"
lượt xem 46
download
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng công tác dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo của VNPT nhằm đưa ra được những dự báo nhanh hơn, chính xác hơn, làm cơ sở ra quyêt định kinh doanh giúp VNPT nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
Bình luận(2) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DỰ BÁO NHU CẦU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM"
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DỰ BÁO NHU CẦU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ThS. LÊ THỊ THU GIANG Bộ môn Kinh tế Bưu chính Viễn thông Khoa Vận tải & Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng công tác dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo của VNPT nhằm đưa ra được những dự báo nhanh hơn, chính xác hơn, làm cơ sở ra quyêt định kinh doanh giúp VNPT nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Summary: This article analyses the activities conducted by VNPT in forecasting demands for telecommunications services and proposes some measures to enhance the quality of these activities in order to provide faster and more accurate forecasts, which serve as a basis for the decision making process, enabling VNPT to promote its competitive capability during international economic intergration. CT 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam hiện đang là một trong những lĩnh vực vô cùng sôi động với sự xuất hiện của rất nhiều nhà cung cấp, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp đã giúp nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy việc dự báo nhu cầu để có kết quả dự báo chính xác, làm căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch đầu tư, phát triển mạng lưới là vô cùng cần thiết. Nhu cầu dịch vụ viễn thông bị tác động bởi nhiều yếu tố, gồm các yếu tố nội sinh (uy tín nhà cung cấp, chất lượng dịch vụ, các dịch vụ gia tăng giá trị, giá thiết bị và cước dịch vụ, chính sách phân phối, xúc tiến yểm trợ, chăm sóc khách hàng…) và các yếu tố ngoại sinh về kinh tế, xã hội và pháp lý (GDP, Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tiêu dùng, dân số, số người đang làm việc, đặc trưng phong tục tập quán, môi trường pháp lý…). Dự báo nhu cầu là việc nắm bắt và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu để đoán trước xu thế vận động và định lượng nhu cầu trong tương lai (số thuê bao và lưu lượng sử dụng). Dự báo nhu cầu phục vụ cho việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch cho quy hoạch mạng trong các thời hạn khác nhau. Công tác dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của VNPT trong những năm qua do chưa được quan tâm đúng mức nên đã xảy ra tình trạng mạng viễn thông không đáp ứng được nhu cầu của khách Số 21 - 03/2008 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
- hàng, chất lượng dịch vụ chưa đạt yêu cầu làm ảnh hưởng đến uy tín của VNPT. Do đó, việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của VNPT trong điều kiện kinh doanh mới. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ BÁO NHU CẦU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VNPT Công tác dự báo nhu cầu của VNPT được xem xét ở những khía cạnh: dự báo nhu cầu trong việc lập kế hoạch phát triển mạng; dự báo nhu cầu trong hoạt động nghiên cứu thị trường; thực trạng dữ liệu phục vụ cho công tác dự báo; tổ chức thực hiện dự báo nhu cầu; những thuận lợi và khó khăn trong công tác dự báo nhu cầu như sau: 1. Công tác dự báo nhu cầu trong việc lập kế hoạch phát triển mạng Tại các Viễn thông tỉnh, thành phố, VTN, VTN kế hoạch phát triển mạng được chia thành các giai đoạn phù hợp với các giai đoạn đầu tư của VNPT. Khi xây dựng hồ sơ cấu trúc mạng lưới ở từng đơn vị thường thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường để dự báo nhu cầu. Dự báo thuê bao, tính toán năng lực và xây dựng cấu trúc mạng sau đó điền các số liệu dự báo vào mẫu sau: Bảng 1. Chỉ số phát triển mạng STT Nội dung Năm Ghi chú 2008 2009 2010 2011 … I Chỉ tiêu KTXH CT 2 I.1 Số dân (1000 người) … … Mật độ máy điện thoại MCĐ I.5 (máy/100d) Thu nhập bình quân I.6 (1000VNĐ/người) Nhu cầu dịch vụ - Thuê bao cố định (máy) - Thuê bao di động (máy) I.7 -… -… -… I.8 Lưu lượng gọi quốc tế (1000p) I.9 Lưu lượng gọi liên tỉnh (1000p) I.10 Lưu lượng gọi nội tỉnh (1000p) II Mạng lưới (Nguồn: Hồ sơ lập cấu trúc mạng tổng thể của Viễn thông Hà Nội) Số 21 - 03/2008 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
- Bước 2. Lập biên bản thuyết minh đưa đầy đủ nội dung chi tiết về dự báo nhu cầu, đánh giá mạng hiện tại, mục tiêu và định hướng phát triển mạng. Từ đó đưa ra dự kiến danh mục các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên và đảm bảo tính đồng bộ cho hệ thống nộp VNPT. Bước 3: VNPT thẩm định và phê duyệt 2. Công tác dự báo nhu cầu trong hoạt động nghiên cứu thị trường Tại các Viễn thông tỉnh, thành phố dự báo nhu cầu hiện chỉ nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch mạng là chính, các dự báo phục vụ lập kế hoạch Marketing như phân đoạn thị trường, nghiên cứu dịch vụ mà mức độ thoả mãn của khách hàng, nghiên cứu xu hướng phát triển nhu cầu của khách hàng hay xu hướng phát triển các dịch vụ trên thị trường còn yếu. Tại các đơn vị thành viên cũng dùng việc thăm dò ý kiến chuyên gia, khách hàng và lực lượng bán hàng để dự báo sản lượng, doanh thu, dự báo số thuê bao phát triển, đây thường là dự báo tác nghiệp trong tháng, quý, hoặc dự báo ngắn hạn từ 1 đến 3 năm làm căn cứ để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ngắn hạn. VNPT đã tiến hành thiết lập những cơ sở dữ liệu về nhóm khách hàng, phân đoạn khách hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau như lứa tuổi; mức tiêu dùng bình quân tháng; tình trạng sử dụng dịch vụ (nhóm khách hàng không sử dụng dịch vụ/ đã từng sử dụng/tiềm năng, sử dụng lần đầu hay sử dụng thường xuyên); tỷ lệ sử dụng hay sản lượng sử dụng (không dùng/dùng 1 lần/tuần/ nhiều lần trong tuần/ nhiều lần/ngày); lịch sử thanh toán cước…. Tuy vậy, hiện nay việc xây dựng mô hình dự báo còn đơn giản, chủ yếu theo kinh nghiệm. Phương pháp dự báo thường áp dụng là phương pháp chuỗi thời gian, dựa chủ yếu trên giả thiết xu hướng phát triển không thay đổi nên không thể đưa ra kết quả dự báo đúng với các khu dân CT 2 cư, khu công nghiệp mới. Phần lớn các dự án dự báo đều do nước ngoài tiến hành dự báo. Hàng năm trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu được dự báo thường bằng phương pháp chuyên gia do vậy khi dự báo cho trung hạn và dài hạn thường có sai số rất lớn. 3. Thực trạng dữ liệu phục vụ cho công tác dự báo Hiện nay tại các Viễn thông tỉnh, thành phố chưa có hệ thống thông tin quản lý các số liệu dự báo bao gồm các số liệu thống kê đầu vào và các giá trị dự báo để sử dụng chung cho tất cả các đơn vị có liên quan, thường các số liệu đầu vào để phục vụ cho dự báo (được lưu trữ chính thức) chỉ có số liệu về số thuê bao của các phường xã. Số liệu lại không được sắp xếp và theo dõi thường xuyên dưới dạng phù hợp với công tác dự báo, chỉ khi nào cần sử dụng mới được sắp xếp lại. Các số liệu về tình hình kinh tế xã hội, phát triển đô thị, phân loại các khu vực với các nhu cầu dịch vụ viễn thông khác nhau. Không theo dõi thống kê mức tiêu thụ dịch vụ viễn thông theo giá cước. Không có công cụ phần mềm phục vụ dự báo như phần mềm phân tích thống kê và bản đồ số. Không có sự kiểm soát về độ chính xác của số liệu và mô hình. 4. Tổ chức thực hiện công tác dự báo nhu cầu Nhìn chung công tác dự báo còn chưa được tiến hành một cách đồng bộ, còn phân tán. Các công ty dọc (VTN, VTI, VDC...) vẫn tiến hành theo nhiều cách thức khác nhau và cũng chưa có bất kỳ sự kiểm tra nào từ phía VNPT để có sự điều chỉnh khi có sự bất hợp lý trong công tác dự báo. Số 21 - 03/2008 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
- Tại các Viễn thông tỉnh, thành phố lực lượng làm công tác dự báo còn quá ít, không chuyên nghiệp (như tại Bưu điện Hà Nội chỉ có 1-2 người), hơn nữa công tác này lại mang tính chất thời điểm, không thường xuyên, không có sự phân công rõ ràng trong việc thu thập, lưu trữ số liệu và tính toán dự báo. Công tác dự báo nhu cầu chưa được thực hiện một cách chủ động, thường xuyên và theo đầy đủ các bước của chu trình: Dự báo – Lập kế hoạch - Đánh giá lặp đi lặp lại liên tục. Do dự báo là một phần trong việc lập kế hoạch mạng, các đơn vị luôn đợi có hướng dẫn của VNPT trước mỗi kỳ kinh doanh mới thực hiện dự báo nên luôn phải làm dự báo trong hoàn cảnh thụ động, bị sức ép về thời gian. Trong khi đó, thường chỉ có một người chịu trách nhiệm về đưa ra phương pháp thu thập số liệu, tìm phương pháp tính toán cho phù hợp với số liệu thu thập được nên các mô hình dự báo thường quá đơn giản, không đủ để đưa ra kết quả tin cậy. Hơn nữa trong quá trình thực hiện kế hoạch đề ra các giá trị dự báo không được đem so sánh với tình hình thực hiện thực tế trên mạng để có sửa đổi, điều chỉnh và rút kinh nghiệm. Vì vậy các giá trị dự báo được đưa ra trước mỗi kỳ kinh doanh không đủ chính xác và mất đi ý nghĩa của nó. 5. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông của VNPT Về thuận lợi: Hoạt động dự báo nhu cầu trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều thuận lợi vì nó là một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp nói chung, VNPT nói riêng và do sự phát triển của nền kinh tế xã hội biểu hiện ở các điểm sau: CT 2 - Sự trợ giúp của các phương tiện kĩ thuật hiện đại, sự phát triển của công nghệ thông tin, máy vi tính và các chương trình phần mềm ứng dụng đã tiết kiệm rất nhiều công sức cho những người làm công tác phân tích nhu cầu và có thể đưa ra được những dự báo chính xác hơn, hạn chế những sai số trong tính toán. Ngoài ra, còn có thể thu thập số liệu theo mục đích của dự báo từ đó có được dự báo phù hợp hơn. - Nguồn nhân lực được đào tạo về cơ bản: nhìn chung, để tiếp cận với nền kinh tế thị trường, hầu hết các trường kinh tế có giảng dạy cho sinh viên về sự cần thiết và cách thức để thực hiện công tác điều tra ước lượng và dự đoán nhu cầu, và các cán bộ Marketing cũng được trang bị các kiến thức đó nên thuận tiện hơn cho công việc phân tích. - Tiếp thu được kinh nghiệm của các nước đi trước: Tại các nước phát triển, việc phân tích và dự đoán nhu cầu là công việc tất yếu phải làm và đã có các phương pháp được đúc rút từ thực tế kinh doanh đối với từng ngành kinh tế nói chung và ngành BCVT nói riêng. Vì vậy, có thể học hỏi các phương pháp phân tích đó và áp dụng vào Việt Nam. - Thuận lợi về mặt môi trường kinh doanh: Kinh tế thị trường càng phát triển càng xuất hiện nhiều trung gian Marketing, các công ty nghiên cứu thị trường có khả năng nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu dịch vụ cũng như khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp… một cách chuyên nghiệp đem lại những kết quả dự báo đáng tin cậy cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Số 21 - 03/2008 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
- Về khó khăn: Mặc dù có những thuận lợi trên nhưng những khó khăn còn rất lớn: - Về nhận thức: công tác phân tích nhu cầu còn chưa được coi trọng đúng mức,. - Về số liệu: nhìn chung hệ thống số liệu chung của Việt Nam không đủ, không chi tiết, không xác thực (độ tin cậy kém), không đồng bộ. Phương pháp thu nhập số liệu không thống nhất mà còn chồng chéo, các chỉ tiêu đơn vị không nhất quán. Với nguồn số liệu sơ cấp khả năng xảy ra sai số rất lớn (có thể do ghi chép, do mẫu không đại diện cho tổng thể…), trình độ thu thập số liệu còn hạn chế và quy mô thu thập số liệu chỉ bó hẹp trong vòng một hoặc một số đoạn thị trường nhất định hoặc đối với một số đối tượng nhất định. Thêm vào đó, thời gian thu thập lâu không đáp ứng được tính kịp thời trong việc ra quyết định. - Về đầu tư cho công tác điều tra thị trường: việc đầu tư cho công tác điều tra thị trường còn chưa được quan tâm thích đáng. Hoạt động Marketing (quảng cáo, xúc tiến khách hàng, nghiên cứu thị trường...) của VNPT nhìn chung chưa hiệu quả như các đối thủ cạnh tranh. Các nghiên cứu về nhu cầu khách hàng, khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng nâng cao hiệu suất sử dụng mạng chưa được quan tâm đúng mức Do đó, VNPT phải khắc phục những khó khăn trên để nâng cao chất lượng công tác dự báo, nhằm đầu tư phát triển mạng lưới có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và duy trì thị phần của mình trên thị trường Việt Nam. III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DỰ BÁO NHU CẦU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VNPT CT 2 1. Phân tích và lựa chọn phương pháp dự báo Để có kết quả dự báo chính xác cần phải lựa chọn được phương pháp dự báo phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp dự báo phụ thuộc vào mục đích của dự báo; hiện tượng dự báo có cho phép mô hình hóa ở mức nào; điều kiện thông tin dữ liệu; mức độ tin cậy của các số liệu; tính chất biến động đặc thù của dãy số liệu thu thập được; chi phí và thời gian cho phép để tiến hành dự báo... Xu thế phát triển của dịch vụ viễn thông phụ thuộc rất mạnh vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học và công nghệ, của quan hệ giao lưu quốc tế và trình độ văn minh trong sinh hoạt xã hội. Vì vậy khi dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông, cần đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với các dự báo thuộc các lĩnh vực nói trên. Khi dự báo trong thời kỳ dài hạn, cần chú ý đến xu hướng thay đổi trong lối sống dưới tác động của tiến bộ xã hội. Cũng cần nghiên cứu nhu cầu phự hợp với từng vùng, xem xét các khía cạnh đặc thù hình thành những nhu cầu mới về dịch vụ. Các chuyên gia dự báo khuyến cáo chọn phương pháp ba tình huống để dự báo cho nhu cầu dịch vụ viễn thông như trong hình 1 trong đó các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến tổng nhu cầu cả nước và thị phần của từng doanh nghiệp là: - Tốc độ tăng trưởng GDP. Số 21 - 03/2008 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
- - Tốc độ tăng trưởng dân số. - Chính sách cạnh tranh và tự do hoá thị trường - Mức độ tham gia thị trường của các doanh nghiệp CT 2 Hình 1. Quy trình dự báo nhu cầu và dịch vụ Các yếu tố trên mặc dù có thể dự đoán khá chi tiết (như tốc độ tăng trưởng GDP, dân số), nhưng tình hình cụ thể biến động rất nhiều, Vì vậy cụ thể lựa chọn 3 tình huống điển hình: Lạc quan, Bình thường và Bi quan. Việc phân thành các tình huống này dựa trên mức độ của chính sách giá mở, số nhà khai thác cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, tốc độ mở rộng phạm vi khai thác, quảng cáo của các doanh nghiệp. Số 21 - 03/2008 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
- 2. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu phục vụ cho dự báo nhu cầu Các Viễn thông tỉnh, thành phố phải xây dựng hệ thống thông tin quản lý phục vụ dự báo nhu cầu. Các thông tin cần đưa ra dựa trên một hệ thống thông tin máy tính mạnh, dựa trên các số liệu thu thập đầy đủ, nhiều chiều, được phân tích bằng các công cụ hiện đại để cho kết quả dự báo đáng tin cậy. Để làm được việc đó, cần phải thực hiện những công việc sau: Thứ nhất: xây dựng một hệ thống máy tính hiệu quả phục vụ cho việc thu thập, lưu trữ và khai thác dữ liệu (phần cứng). Thường các đơn vị đã có một hệ thống máy tính nối mạng để quản lý nhưng hệ thống này chưa tham gia vào công tác dự báo nhu cầu. Vậy có thể xây dựng một hệ thống phần mềm phục vụ dự báo trên cơ sở phần cứng mạng máy tính sẵn có. Các công cụ máy tính sẽ trợ giúp cho việc áp dụng các phương pháp dự báo phức tạp hơn nhưng phù hợp với sự phát triển của nhu cầu dịch vụ hơn. Thứ hai: xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên với những số liệu sau: - Số liệu dân số, kinh tế xã hội của các khu vực trên địa bàn: phân chia vùng phục vụ thành nhiều khu vực nhỏ sao cho nhu cầu dịch vụ trong mỗi khu vực ở cấp thấp nhất là tương đối đồng nhất. Việc quản lý và phân vùng sẽ thực hiện trên bản đồ số. Số liệu về dân số và nhu cầu sẽ được cộng từ các khu vực cấp thấp lên các khu vực cấp cao. Việc nhập liệu sẽ do một nhóm chuyên trách thực hiện dựa trên những số liệu thống kê quá khứ về mức độ sử dụng dịch vụ và số liệu dân số, kinh tế, phát triển đô thị của chính quyền địa phương. - Số liệu về giá cước dịch vụ: mỗi khi có sự thay đổi giá cần thống kê sự thay đổi mức độ sử dụng của khách hàng. CT 2 - Các thông tin điều tra khảo sát (hàng năm hoặc theo đợt): đây là các thông tin rất quan trọng trong dự báo nhu cầu vì nó thể hiện mong muốn của khách hàng một cách trực tiếp nhất. Có thể thiết kế các mẫu, phiếu điều tra để tìm hiểu người sử dụng dịch vụ (ai, lý do sử dụng, lý do chưa sử dụng, yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng dịch vụ, đánh giá về chất lượng và giá cước dịch vụ...). Kết quả điều tra sẽ giúp phân đoạn thị trường, phân loại khách hàng, phân vùng phục vụ tốt hơn, lựa chọn mô hình dự báo tốt hơn. Thứ ba: xây dựng mối quan hệ tốt với các nguồn dữ liệu như các tổ chức thống kê quốc gia để có được thông tin về dân số, số doanh nghiệp, các bộ ngành và các chỉ tiêu kinh tế xã hội của khu vực; UBND phường, xã: số liệu về các tổ chức nằm trên địa bàn quản lý; Ban quản lý các dự án phát triển đô thị: số liệu về phát triển đô thị; Các tạp chí hoặc các tổ chức nước ngoài có số liệu về phát triển dịch vụ; Các doanh nghiệp đã có dự báo tương tự về một thị trường tương tự (có thể sử dụng lại các kết quả nghiên cứu, tận dụng các mô hình dự báo sau khi đã điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đơn vị mình). Tại cấp tập đoàn có thể thực hiện các công việc: - Đặt hàng thường xuyên với các đơn vị thu thập thông tin chính thức của Nhà nước để được cung cấp thông tin theo định kỳ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê; các cơ quan Kế hoạch, Thống kê địa phương, Cục lưu trữ Trung ương, Bộ Bưu chính Viễn thông). Số 21 - 03/2008 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
- - Hợp đồng thực hiện các cuộc điều tra cơ bản với các cơ quan chuyên môn (Tổng cục Thống kê, các Viện quy hoạch của các Ngành) - Đặt hàng mua thông tin từ các đơn vị chuyên môn như Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan đại diện Thương mại Việt Nam ở nước ngoài...). - Thu thập thông tin từ hệ thống biểu mẫu báo cáo thường xuyên, định kỳ cũng như đột xuất của VNPT. Khi các đơn vị thành viên thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho dự báo có thể tổng hợp cơ sở dữ liệu ở từng đơn vị để tạo thành hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất. Lúc cần thực hiện dự báo nhu cầu dù ngắn hạn hay dài hạn đều có thể khai thác được. - Tự tổ chức các cuộc điều tra toàn bộ, hoặc điều tra chọn mẫu phục vụ cho dự báo nhu cầu. Khi đã có trường số liệu đồ sộ có thể áp dụng những công nghệ mới như công nghệ khai phá dữ liệu (Data Mining) để lọc dữ liệu cho phù hợp với nhu cầu từ đó giảm chi phí và nâng cao hiệu quả công tác dự báo. Hiện nay, việc ứng dụng các chương trình phần mềm để phân tích số liệu thống kê đã được sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới (ví dụ SPSS là bộ chương trình phân tích số liệu thống kê được sử dụng rộng rãi). Đây là lĩnh vực có nhiều khả năng ứng dụng trong ngành. Tuy vậy ngành BCVT do một số đặc thù riêng cần xây dựng các phần mềm thống kê cho phù hợp đặc thù ngành, phù hợp với yêu cầu dự báo, đưa ra các báo cáo có nội dung và định dạng theo yêu cầu của các đơn vị chức năng khác nhau. 3. Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ thực hiện công tác dự báo nhu cầu Nhìn chung, nguồn nhân lực của VNPT có trình độ khá cao và ổn định tuy nhiên đội ngũ CT 2 cán bộ hoạt động marketing đặc biệt trong đó đội ngũ làm công tác điều tra, phân tích và nghiên cứu nhu cầu còn mỏng và chưa mạnh về dự báo nhu cầu nên hầu hết các dự báo quan trọng đều phải thuê các chuyên gia nước ngoài thực hiện. Để khắc phục khó khăn trên cần phải thực hiện bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực đặc biệt là trong khâu nghiên cứu thị trường và bộ phận điều tra, ước lượng và dự báo nhu cầu. Khi bố trí nhân viên cần chú ý người làm dự báo phải là người có khả năng phân tích tốt, tổng hợp tốt, có óc quan sát, nhạy cảm với các xu hướng vận động của một hệ thống. Các cán bộ dự báo cũng phải là những chuyên gia có kiến thức về toán học, tin học, thống kê. Do đó cần phải có nhân viên chuyên trách thực hiện công tác dự báo. Tại các đơn vị thành viên có thể xây dựng một cơ cấu tổ chức thực hiện các công việc của công tác dự báo một cách bài bản và khoa học, trong đó có sự phân công trách nhiệm rõ ràng. Cơ cấu đó phải có các chức năng như sau: - Quản lý hệ thống dự báo: chịu trách nhiệm chính về hoạt động dự báo: xây dựng và quản lý hệ thống thông tin phục vụ dự báo; quan hệ với các nguồn số liệu bên ngoài; xây dựng và áp dụng các phương pháp dự báo; đánh giá và điều chỉnh các dự báo; tiếp nhận các yêu cầu về thông tin dự báo từ các đơn vị liên quan; kết xuất thông tin cho các đơn vị liên quan và tiếp nhận các thông tin phản hồi. Chức năng này phải được thực hiện bởi một nhóm chuyên trách Số 21 - 03/2008 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
- gồm những người có năng lực dự báo và có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ tin học trong dự báo. - Quản lý các nguồn dữ liệu bên trong gồm các dữ liệu thực tế trên mạng - Quản lý các số liệu liên quan đến khách hàng: có thể là phòng Marketing hoặc các trung tâm dịch vụ khách hàng. IV. KẾT LUẬN Dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông là một công tác hết sức phức tạp, nhất là trong bối cảnh thị trường dịch vụ viễn thông có nhiều biến động như hiện nay. Nó đòi hỏi phải thu thập, xử lý nhiều thông tin số liệu, tổng hợp nhiều kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau và cần có sự đầu tư thích đáng về mặt thời gian, nhân lực, chi phí. Tác giả hy vọng những biện pháp được đề cập trong bài viết sẽ góp một phần nhỏ giúp VNPT nói riêng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nói chung hoàn thiện công tác dự báo, đưa ra được những kết quả dự báo chính xác phục vụ ngày một tốt hơn những yêu cầu của hoat động kinh doanh. Tài liệu tham khảo [1]. TS. Nguyễn Xuân Vinh, Các phương pháp dự báo trong Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện, năm 2002. CT 2 [2]. TS. Trần Đức Thung, Chuyên đề Dự báo nhu cầu dịch vụ BCVT, Đại học Giao thông Vận tải, 2006 [3]. Đinh Việt Bắc. “Dự báo nhu cầu các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam đến năm 2010”. Viện kinh tế bưu điện, 2003. [4]. Phạm Lưu Ly. “Đổi mới công tác dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông ở Bưu điện Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ QTKD. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003. [5]. ThS. Ngô Công Đức, Phương pháp thu thập, xử lý thông tin phục vụ quy hoạch mạng lưới bưu chính, Viện Kinh tế Bưu điện, Hội nghị nghiên cứu khoa học lần thứ 6, 2004, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông♦ Số 21 - 03/2008 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu sản xuất sử dụng thuốc sâu sinh học đa chức năng cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật công nghệ sinh học
173 p | 605 | 103
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu áp dụng công nghệ phôi vô tính, hạt nhân tạo trong nhân nhanh một số cây có giá trị kinh tế
557 p | 260 | 62
-
Báo cáo khoa học: Một số lưu ý khi sử dụng MS project 2007 trong lập tiến độ và quản lý dự án xây dựng
6 p | 236 | 48
-
Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHE - NÓI NHANH TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT - CƠ SỞ II"
5 p | 157 | 26
-
Báo cáo khoa học: Một số ví dụ về cách dùng hình ảnh và con số trong thành ngữ tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh
7 p | 175 | 21
-
Báo cáo khoa học: "Một số đặc điểm hình thái và hoá sinh của các giống bưởi trồng tại tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh."
8 p | 111 | 19
-
Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HỒI CÔNG NỢ PHẢI THU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG"
6 p | 173 | 19
-
Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN NHANH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ"
4 p | 110 | 17
-
Báo cáo khoa học: "Một số tính chất của họ CF và cs-ánh xạ phủ compac"
10 p | 136 | 16
-
Báo cáo khoa học: Một số phương pháp hiệu chỉnh góc nghiêng của ảnh và ứng dụng
10 p | 157 | 13
-
Báo cáo khoa học: Một số phương pháp tính chuyển tọa độ trong khảo sát thủy đạc hiện nay đang áp dụng ở Việt Nam
7 p | 130 | 9
-
Báo cáo khoa học: Một số phép biến đổi bảo toàn cạnh và góc của tam giác
20 p | 92 | 9
-
Báo cáo khoa học: Lập chỉ mục theo nhóm để nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở dữ liệu virus cúm
10 p | 160 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Một số kết quả điều tra bước đầu hệ thực vật vùng Đông Bắc núi Hồng Lĩnh - huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh"
8 p | 86 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số tính chất của phân thớ con Lagrăng của phân thớ vectơ symplectic"
5 p | 87 | 5
-
Báo cáo khoa học: Tìm hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều
33 p | 7 | 4
-
Báo cáo khoa học: Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ sọ não trong chẩn đoán nhồi máu não trên máy cộng hưởng từ 1.5 TESLA.
30 p | 27 | 4
-
Báo cáo khoa học: Một số nhiễu ảnh thường gặp trong chụp cộng hưởng từ và cách khắc phục
15 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn