intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

152
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt: Năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển là vấn đề mang tính thời sự của mỗi doanh nghiệp vận tải. Nhưng việc đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ so sánh từng khía cạnh riêng lẻ, chưa có tính khái quát và tính định lượng. Trong phạm vi bài báo xin được trình bày cách tiếp cận khác trong phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách trên đường sắt. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ"

  1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PGS. TS. VŨ TRỌNG TÍCH Bộ môn Cơ sở Kinh tế và Quản lý Khoa Vận tải & Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển là vấn đề mang tính thời sự của mỗi doanh nghiệp vận tải. Nhưng việc đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ so sánh từng khía cạnh riêng lẻ, chưa có tính khái quát và tính định lượng. Trong phạm vi bài báo xin được trình bày cách tiếp cận khác trong phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách trên đường sắt. Summary: Competition capacity of transport services are still to atopical question for each transport company. Now, To evaluate capacity of transport services still halt in limit compare individually side, it is not quantitative and generate. In article scope, to present other method for evaluation capacity of passenger transport service in rail. CT 2 I. KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT Trong cuộc sống của mình, con người thường có nhu cầu đi lại. Để thoả mãn nhu cầu này con người có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc mua dịch vụ vận chuyển từ các nhà cung cấp như ngành đường sắt, đường bộ, đường sông… Khi quyết định sử dụng loại hình vận tải nào, hành khách phải tính toán sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, nghĩa là với số tiền có hạn cho phép thoả mãn ở mức cao nhất. Sự lựa chọn của hành khách đối với một loại hình vận tải nào đó để thoả mãn nhu cầu đi lại của mình đồng thời cũng nói lên năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển của loại hình vận tải tương ứng. Từ những kiến thức kinh điển về hành vi tiêu dùng có thể đưa ra định nghĩa năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách trên đường sắt như sau: Năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách trên đường sắt là một đại lượng thể hiện sự kết hợp các đặc tính chất lượng của dịch vụ với giá cước của nó đặt trong mối tương quan với đại lượng này của dịch vụ vận tải hành khách của loại hình vận tải khác. Ở nước ta, trong lĩnh vực vận tải hành khách, đường bộ chiếm thị phần lớn (trên 80%). Do vậy, để đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách của các loại hình vận tải
  2. khác, trong đó có đường sắt, chúng ta sử dụng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ làm đơn vị gốc để đánh giá. Khi đó năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt được xác định theo công thức sau: Iđ.sắt Pđ.sắt Kđ.sắt = ----------- * ------------- (1) Iđ.bộ Pđ.bộ trong đó: Kđ sắt: Năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tẩi hành khách bằng đường sắt; Pđ sắt: Điểm đánh giá cước vận chuyển trên đường sắt; Pđ bộ : Điểm đánh giá cước vận chuyển trên đường bộ; Iđ. sắt: Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của vận chuyển hành khách trên đường sắt; Iđ. bộ: Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của vận chuyển hành khách trên đường bộ. Điểm đánh giá cước vận chuyển Pđ.bộ, Pđ.sắt được xác định dựa trên cơ sở mức độ chênh lệch về cước phí vận chuyển giữa đường sắt và đường bộ đối với cùng một loại ghế sử dụng (cùng gường nằm, cùng ghế ngồi…). Ở đây đề xuất phương án cho điểm như sau: Nếu cước vận chuyển đường sắt cao hơn cước đường bộ từ 2 lần trở lên thì Pđ.bộ = 3, còn Pđ.sắt = 1; nếu cước vận chuyển đường sắt cao hơn cước đường bộ từ 1,3 đến 1,9 lần thì Pđ.bộ = 3, còn Pđ.sắt = 2; nếu cước vận chuyển của đường sắt bằng 0.9 đến 1,2 lần cước đường bộ thì Pđ.bộ = 3 còn Pđ.sắt = 3; CT 2 nếu cước đường sắt bằng 0,8 lần và thấp hơn nữa so với cước đường bộ thì Pđ.bộ = 3, còn Pđ.sắt = 4. Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của vận chuyển hành khách của một loại hình vận tải nào đó được xác định theo công thức sau: n I = ∑ M i .a i (2) i =1 trong đó: i = 1, 2… n - Các đặc tính chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách. Mi - Điểm đánh giá đặc tính chất lượng i. ai - Điểm trọng số của đặc tính i . II. TÂM LÝ CỦA HÀNH KHÁCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TỔNG HỢP CỦA DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮ T Tâm lý của hành khách là các trạng thái tâm lý của hành khách qua các giai đoạn của một quá trình bắt đầu từ khi một người có nhu cầu đi lại cho đến khi người đó đến được nơi cần đến. Các trạng thái tâm lý cơ bản ở đây gồm:
  3. - Tâm lý an toàn: An toàn ở đây được hiểu là không xảy ra bất kỳ sự cố ngoài ý muốn nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nguy hiểm đến tính mạng của hành khách cũng như gây ảnh hưởng xấu đến hành lý của hành khách. Đây là nhu cầu cơ bản của hành khách và để đảm bảo an toàn cho mình hành khách thường khảo sát các yếu tố có liên quan đến an toàn trước khi quyết định lựa chọn loại hình vận tải phục vụ cho nhu cầu di chuyển của mình như môi trường tự nhiên, tình hình xã hội và đặc tính kỹ thuật của từng loại hình vận tải. - Tâm lý nhanh chóng: Theo đà phát triển của xã hội quan niệm về tính nhanh chóng cũng có sự thay đổi và đã trở thành nhu cầu quan trọng trong việc lựa chọn phương tiện vì tính nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian hành trình và giảm bớt được sự mệt nhọc do hành trình đem lại. - Tâm lý tiện lợi: Thể hiện ở mức độ thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ vận chuyển, trong quá trình vận chuyển và kết thúc quá trình vận chuyển. Điều này có nghĩa là thuận lợi ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi công việc. - Tâm lý thoải mái: Thể hiện ở sự dễ chịu của hành khách khi sử dụng dịch vụ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của nhân dân được nâng cao thì đòi hỏi về nhu cầu thoải mải trong quá trình di chuyển của hành khách càng nâng cao. - Tâm lý kinh tế: Để phục vụ cho quá trình di chuyển của mình hành khách có xu hướng lựa chọn loại phương tiện vận tải đảm bảo yếu tố chi phí (tiền vé và các chi phí phát sinh dọc đường nếu có) càng nhỏ càng tốt. Các trạng thái tâm lý trên là những đòi hỏi cơ bản của hành khách khi sử dụng một phương tiện vận tải nào đó phục vụ cho nhu cầu đi lại của mình. Năm trạng thái tâm lý trên có thể phân CT 2 thành 2 nhóm cơ bản sau đây: - Tâm lý kinh tế liên quan tới giá cước (Pi) trong công thức (1) xác định năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách; - Bốn trạng thái tâm lý còn lại là tính an toàn, tính nhanh chóng, tính tiện lợi, tính thoải mái sẽ đặt ra chỉ tiêu chất lượng đối với vận chuyển hành khách là: an toàn, tốc độ, tiện lợi và thoải mái. Như vậy, đối với hành khách, chỉ tiêu chất lượng tổng hợp là chỉ tiêu được hình thành từ chỉ tiêu chất lượng cơ bản trong vận chuyển là: An toàn; tốc độ; tiện lợi; thoải mái. Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp trong vận tải hành khách có thể được xác định theo công thức sau: I = MA . aA + MT . aT + MTL . aTL + MTM . aTM (3) trong đó: I: Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của dịch vụ vận chuyển hành khách; MA : Điểm đánh giá chỉ tiêu an toàn; aA : Điểm trọng số của chỉ tiêu an toàn; MT : Điểm đánh giá chỉ tiêu tốc độ;
  4. aT : Điểm trọng số của chỉ tiêu tốc độ; MTL : Điểm đánh giá chỉ tiêu tiện lợi; aTL : Điểm trọng số của chỉ tiêu tiện lợi; MTM : Điểm đánh giá chỉ tiêu thoải mái; aTM : Điểm trọng số của chỉ tiêu thoải mái. Năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách trên đường sắt, được xác định dựa trên sự so sánh với dịch vụ vận tải hành khách đường bộ. Do vậy để tính chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phục vụ cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách trên đường sắt thang điểm đánh giá từng chỉ tiêu an toàn, tốc độ, tiện lợi, thoải mái có thể sử dụng gồm 3 nấc như sau: Tốt hơn: 3 điểm; bằng nhau: 2 điểm; kém hơn: 1 điểm. Với thang điểm xác định như trên sẽ giúp cho việc đánh giá được đơn giản, dễ hiểu và dễ tiến hành hơn và điểm đánh giá đối với từng chỉ tiêu thành phần của chỉ tiêu chất lượng tổng hợp chủ yếu do hành khách chấm trên cơ sở phiếu thăm dò được phát cho hành khách đang sử dụng các loại hình vận tải phục vụ cho nhu cầu đi lại của mình. Điểm trọng số được xác định trên cơ sở thăm dò, ý kiến của hành khách và ý kiến của các chuyên gia. Với 4 chỉ tiêu an tòan, tốc độ, tiện lợi, thoải mái xin đề xuất mức điểm trọng số như sau: Nếu chỉ tiêu xét theo mức quan trọng được xếp thứ nhất thì điểm trọng số là 3, thứ 2 – 2 điểm, thứ 3 và thứ 4 - 1 điểm. CT 2 III. KẾT LUẬN Phương pháp đánh giá được trình bày ở trên đã giải quyết được một cách cơ bản một số hạn chế của cách đánh giá hiện đang áp dụng, như: - Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố cấu thành, chứ không phải từng đặc tính riêng lẻ của năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển; - Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển đã được lượng hóa, cách tính tương đối đơn giản dễ thực hiện, do vậy kết quả đánh giá có tính thuyết phục. Hy vọng rằng phương pháp đánh giá sẽ giúp các doanh nghiệp vận tải nói chung và doanh nghiệp vận tải sắt nói riêng xác định được năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó có được các biện pháp cạnh tranh phù hợp để tồn tại và phát triển. Tài liệu tham khảo [1]. Mã Nghĩa Hiệp. Tâm lý học tiêu dùng. NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1998. [2] PGS. TS. Vũ Trọng Tích, ThS. Phạm Công Trịnh, ThS. Phạm Nguyễn Quỳnh Hương. Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải đường sắt. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số: B 2006 – 04 -06♦
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2