intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thủy điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam

Chia sẻ: ViChaelisa ViChaelisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

30
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thủy điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam” là báo cáo do Ngân hàng Thế giới (NHTG) xây dựng với mục đích tài liệu hóa những kinh nghiệm về quản lý rủi ro và tác động xã hội của Dự án thủy điện Trung Sơn. Báo cáo này cũng ghi nhận nỗ lực của các bên liên quan trong giai đoạn thực hiện dự án nhằm đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ với những chính sách an toàn xã hội của NHTG về Tái định cư không tự nguyện và Người bản địa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thủy điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam

  1. Public Disclosure Authorized QUẢN LÝ RỦI RO VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Public Disclosure Authorized KINH NGHIỆM TỪ MỘT DỰ ÁN QUY MÔ TRUNG BÌNH Ở VIỆT NAM Nguyễn Qúy Nghị, Martin H. Lenihan, Claude Saint-Pierre, Nguyễn Thị Minh Phương, Phan Huyền Dân Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized
  2. Bản quyền © 2020 Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển/Nhóm Ngân hàng Thế giới. 1818 H Street, NW, Washington, DC20433 USA. Tài liệu này đã được bảo hộ bản quyền. Các kết quả tìm hiểu, các giải thích và kết luận trong tài liệu này thuộc về các tác giả và không phản ánh quan điểm của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức thành viên, các thành viên Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới và các chính phủ mà họ đại diện. Ngân hàng Thế giới không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu trong tài liệu này và được miễn trừ trách nhiệm đối với việc sử dụng các dữ liệu đó. Ảnh bìa: TSHPCo
  3. Mục lục iii Mục lục Các từ viết tắt  vi Lời cảm ơn  vii Tóm tắt  viii I. Dự án Thủy điện Trung Sơn  1 A. Giới thiệu chung về dự án  2 B. Khía cạnh xã hội của dự án Thủy điện Trung Sơn  3 C. Cơ sở xây dựng tài liệu  6 II. Phương pháp thực hiện  7 A. Xác định khái niệm thực hành tốt  8 B. Lựa chọn chủ đề  9 C. Xác nhận các thực hành tốt từ các cộng đồng bị ảnh hưởng  10 III. Cuộc sống trước và sau khi xây dựng Thủy điện Trung Sơn  12 A. Trước khi xây dựng Thủy điện Trung Sơn  13 B. Sau khi xây dựng Thủy điện Trung Sơn  14 IV. Tham vấn, Tham gia và Cam kết của các bên liên quan  18 A. Tham vấn sớm và thường xuyên với các cộng đồng bị ảnh hưởng  19 B. Sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc thiểu số  22 C. Từng bước nâng cao năng lực xây dựng quan hệ cộng đồng  23 D. Tóm tắt 25 V. Tái định cư 27 A. Sử dụng tri thức bản địa để lựa chọn các vị trí tái định cư 29 B. Trao quyền cho hộ tái định cư bằng cách cho phép tự xây nhà mới 30 C. Đảm bảo diện tích đất ở đầy đủ 34 D. Cho phép điều chỉnh trong quá trình xây dựng các lô tái định cư 36 E. Chi trả tiền xây dựng nhà thành nhiều đợt 38 F. Tóm tắt 41 VI. Cải thiện sinh kế 43 A. Lập kế hoạch phục hồi sinh kế theo mô hình dự án phát triển dựa vào cộng đồng 44 B. Sử dụng một cơ chế thực hiện đã được chứng minh: Các nhóm cùng sở thích 46 C. Điều chỉnh các hoạt động và nguồn lực khôi phục sinh kế 48 D. Đảm bảo chuyển giao cho chính quyền địa phương 51 E. Nhận biết rằng thay đổi sinh kế là một quá trình lâu dài 53 F. Tóm tắt 54
  4. iv Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam VII. Quản lý rủi ro trong giai đoạn tích nước lòng hồ  57 A. Đánh giá lại rủi ro và tác động từ việc tích nước, dựa trên thiết kế kỹ thuật cập nhật 58 B. Chuẩn bị và thực hiện đồng thời biện pháp giảm thiểu rủi ro và tác động môi trường và xã hội 58 C. Đặc biệt chú ý đến truyền thông trong thời gian tích nước 61 D. Tóm tắt  62 VIII. Quan tâm tới văn hóa bản địa và sự tham gia của phụ nữ  64 A. Đảm bảo sự tôn trọng đối với các nền văn hóa dân tộc thiểu số trong suốt quá trình thực hiện dự án 65 B. Quan tâm đồng đều đến nam giới và phụ nữ trong các hộ gia đình bị ảnh hưởng 68 C. Một cơ chế giải quyết khiếu nại cho phép tiếp cận tối đa 70 IX. Kết luận và Viễn cảnh 71 A. Bài học cho các dự án thủy điện có quy mô tương tự 72 B. Hướng tới thực hành tốt trong quản lý rủi ro và tác động xã hội đòi hỏi quy trình quản lý thích ứng kết hợp với các khuyến khích phù hợp 73 C. Những câu trả lời và lời kết cho tương lai 74 Phụ lục 1. Địa bàn dự án 79 Phụ lục 2. Địa bàn của các hoạt động trong dự án 80
  5. Mục lục v DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Tóm tắt các tác động môi trường và xã hội của dự án Thủy điện Trung Sơn 3 Bảng 2. Các mốc thực hiện dự án theo kế hoạch và thực tế 5 Bảng 3. Các hoạt động tham vấn trong giai đoạn chuẩn bị dự án 20 Bảng 4. Tham vấn và Sự tham gia: Tóm tắt kinh nghiệm từ dự án Thủy điện Trung Sơn  25 Bảng 5. Số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án Thủy điện Trung Sơn, và tổng kinh phí bồi thường 28 Bảng 6. Hiệp định gốc và sửa đổi với Ngân hàng thế giới về dự án Thủy điện Trung Sơn 34 Bảng 7. Một số ý kiến của người dân và phương án xử lý về lô tái định cư 37 Bảng 8. Tái định cư: Tóm tắt kinh nghiệm dự án thủy điện Trung Sơn 42 Bảng 9. Gói hỗ trợ khôi phục sinh kế theo các nhóm bản 49 Bảng 10. Cải thiện sinh kế: Tóm tắt kinh nghiệm từ Dự án Thủy điện Trung Sơn 56 Bảng 11. Các tác động tiềm năng và tác động thực tế trong giai đoạn tích nước 59 Bảng 12. Kế hoạch truyền thông của dự án thủy điện Trung Sơn về việc tích nước 61 Bảng 13. Quản lý rủi ro khi tích nước: Tóm tắt kinh nghiệm từ dự án Trung Sơn 62 DANH MỤC HÌNH HÌNH 1. Các mốc thời gian của Dự án Thủy điện Trung Sơn  5 HÌNH 2. Các hộ gia đình có nhà tắm và sử dụng điện lưới 14 HÌNH 3. Những thay đổi về tài sản hộ gia đình 15 HÌNH 4. Các mốc quyết định tham vấn ở dự án Thủy điện Trung Sơn 25 HÌNH 5. Các mốc quyết định trong tái định cư ở dự án thủy điện Trung Sơn 41 HÌNH 6. Các mốc quyết định trong cải thiện sinh kế ở dự án thủy điện Trung Sơn 55 HÌNH 7. Phương pháp tiếp cận thích ứng đối với quản lý rủi ro và tác động xã hội 73 DANH MỤC HỘP Hộp 1. Các tiêu chí xác định thực hành tốt trong dự án Trung Sơn 10 Hộp 2. Kết quả xã hội của dự án Thủy điện Trung Sơn 16 Hộp 3. Tham vấn cấp thôn bản về các khu tái định cư 21 Hộp 4. Sử dụng tri thức bản địa trong việc lựa chọn địa điểm tái định cư 30 Hộp 5. Trình tự sửa đổi Hiệp định với Ngân hàng Thế giới về Dự án thủy điện Trung Sơn 33 Hộp 6. Nhà ở theo lối sống của người Thái và ở khu tái định cư tập trung 35 Hộp 7. Điều phối viên địa phương trong chương trình cải thiện sinh kế ở dự án Trung Sơn 51 Hộp 8. Tín ngưỡng của người Thái 65
  6. vi Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam Các từ viết tắt AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch CLIP Kế hoạch Cải thiện Sinh kế Cộng đồng ESMP Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam FAO Tổ chức Nông lương Thế giới GENCO2 Tổng Công ty Phát điện 2 HIV Virus gây suy giảm miễn dịch ở người NHTG Ngân hàng Thế giới OP Chính sách hoạt động RPF Khung Chính sách Tái định cư RLDP Chương trình Tái định cư và Phát triển Sinh kế SESIA Đánh giá tác động môi trường và xã hội bổ sung TLN Thảo luận nhóm TSHPCo Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn VND Đồng - Đơn vị tiền tệ Việt Nam VRN Mạng lưới sông ngòi Việt Nam
  7. Lời cảm ơn vii Lời cảm ơn “Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thủy điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam” là báo cáo do Ngân hàng Thế giới (NHTG) xây dựng với mục đích tài liệu hóa những kinh nghiệm về quản lý rủi ro và tác động xã hội của Dự án thủy điện Trung Sơn. Báo cáo này cũng ghi nhận nỗ lực của các bên liên quan trong giai đoạn thực hiện dự án nhằm đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ với những chính sách an toàn xã hội của NHTG về Tái định cư không tự nguyện và Người bản địa. Tài liệu này là kết quả của việc rà soát do nhóm công tác của NHTG thực hiện vào thời điểm kết thúc dự án. Ông Nguyễn Qúy Nghị (Chuyên gia cao cấp về Phát triển Xã hội, SEAS1) và ông Martin Henry Lenihan (Chuyên gia cao cấp về Phát triển Xã hội, SEAS1) giữ vai trò hướng dẫn. Bà Nguyễn Thị Minh Phương và bà Phan Huyền Dân (Các chuyên gia tư vấn Xã hội học) triển khai các hoạt động thực địa và các phân tích ban đầu. Bà Claude Saint-Pierre (Chuyên gia tư vấn Quốc tế) chịu trách nhiệm về mặt phương pháp. Bà Vũ Thùy Dung, trợ lý chương trình, đã hỗ trợ hành chính trong suốt quá trình thực hiện. Các chủ nhiệm dự án của Ngân hàng Thế giới bao gồm ông Franz Gerner (Chuyên gia trưởng về Năng lượng), và ông Trần Hồng Kỳ (Chuyên gia cao cấp về Năng lượng) đã cung cấp những góp ý quý báu. Lãnh đạo và cán bộ của Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn đã ủng hộ sáng kiến chia sẻ kinh nghiệm dự án. Nhóm biên soạn cũng xin trân trọng cảm ơn những hỗ trợ to lớn của công ty trong việc bố trí thực địa và hậu cần. Ông Vũ Huy Phúc (Giám đốc), ông Đặng Ngọc Triệu (Phó giám đốc), ông Hoàng Ngọc Hiển (Trưởng ban Quản lý Dự án) đã đưa ra những đánh giá giá trị về quá trình triển khai dự án. Nhóm biên soạn cũng đã nhận được những bình luận có tính xây dựng của các phản biện, bao gồm ông Chaogang Wang (Chuyên gia trưởng về Phát triển Xã hội, SMNSO), ông Satoshi Ishihara (Chuyên gia cao cấp về Phát triển Xã hội, SCASO) và ông Vincent Roquet (Chuyên gia cao cấp về Phát triển Xã hội, SESF2). Chúng tôi cũng xin cám ơn sự hỗ trợ đối với sáng kiến này đến từ Văn phòng Quốc gia và Ban Phát triển Xã hội của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, trong đó có bà Susan S. Shen (Giám đốc Ban Phát triển Xã hội Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương), bà Stefanie Stallmeister (Giám đốc Quản lý điều hành và Danh mục đầu tư tại Việt Nam) và ông Ousmane Dione (Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam). Nhóm biên soạn xin gửi lời tri ân tới cán bộ dự án, chính quyền địa phương, cộng đồng bị ảnh hưởng, và các hộ gia đình, đã dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm quý báu, những câu chuyện thú vị và ý kiến phản hồi chân thực mà nếu không có chúng việc chuẩn bị tài liệu này đã không thể hoàn thành.
  8. viii Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam Tóm tắt 1. Thủy điện Trung Sơn là một dự án quy mô trung bình (260 megawatt) được xây dựng với mục đích bền vững về môi trường và xã hội. Dự án được xây dựng trên thượng nguồn sông Mã ở các tỉnh Thanh Hóa và Sơn La thuộc Tây Bắc Việt Nam. Công trình bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2016. Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo), thành viên của GENCO2 (EVN), là đơn vị quản lý hồ chứa và nhà máy thủy điện. Ngân hàng Thế giới đã cung cấp tài chính thông qua khoản vay trị giá 330 triệu đô la Mỹ. Dự án được thiết kế tuân theo tiêu chuẩn quốc tế về quản lý tác động và rủi ro xã hội và môi trường, cũng như về công nghệ và chi phí. Một trong những hợp phần của dự án được dành riêng cho việc quản lý các tác động xã hội của quá trình xây dựng hồ chứa và đập, với ngân sách và các khung chỉ số đi kèm. 2. Kinh nghiệm thu được từ dự án Thủy điện Trung Sơn có thể cung cấp thông tin phù hợp cho các dự án thủy điện có quy mô tương tự. Báo cáo này là kết quả của hoạt động chia sẻ kiến thức được Ngân hàng Thế giới thực hiện vào cuối năm 2019 với sự tham gia của TSHPCo. Dự án được hưởng lợi từ quá trình ra quyết định theo nguyên tắc quản lý thích ứng dựa trên khung biện pháp và quy trình thực hiện. Các hoạt động chi tiết đều có thể được triển khai nếu chúng phù hợp với khung nguyên tắc chung. Nguyên tắc quản lý thích ứng đặc biệt hữu ích khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thời gian thực hiện dự án. Mười tám thực hành tốt được đề xuất trong năm lĩnh vực: (a) tham vấn và sự tham gia, (b) tái định cư, (c) phục hồi sinh kế, (d) tích nước hồ chứa, và (e) cộng đồng dễ bị tổn thương và nhạy cảm văn hóa. 3. Tham vấn đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại những kết quả hiện có của dự án, và giảm thiểu tác động xã hội. Hiệu quả của nó là rõ ràng thông qua việc kết hợp bốn yếu tố (thời gian, tần suất, ngôn ngữ và tăng cường năng lực cộng đồng). Bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị và được tiếp tục trong suốt quá trình triển khai, tham vấn được thực hiện bằng ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng địa phương, hầu hết đều thuộc các nhóm dân tộc thiểu số. Dự án ngay từ đầu đã huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự. Kết quả tham vấn được sử dụng để hoàn thiện thiết kế dự án và xây dựng các giải pháp giảm thiểu tác động. Tất cả các bên liên quan cùng làm việc để thống nhất từng chi tiết của những tài liệu này. Thông qua hoạt động tư vấn trực tiếp, TSHPCo dần dần cải thiện được mối quan hệ cộng đồng của riêng mình và phát triển các kỹ năng tương tác với hộ gia đình và chính quyền địa phương. Những người bị ảnh hưởng cũng được trao cơ hội nâng cao năng lực của chính họ để hiểu rõ hơn dự án. 4. Kinh nghiệm từ dự án Thủy điện Trung Sơn cho thấy việc di dời tiến triển như thế nào. Nó đòi hỏi quá trình đàm phán và sự tham gia liên tục của tất cả các bên liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh. Quá trình tham gia trong việc lựa chọn địa điểm khu tái định cư, cách thức xây nhà mới của các hộ bị ảnh hưởng, là một phần của những thảo luận liên tục. Các quyết định quan trọng và cho kết quả tích cực của dự án bao gồm: sử dụng tri thức bản địa trong việc lựa chọn điểm tái định cư, và trả tiền cho các hộ tự xây dựng nhà thành nhiều đợt để
  9. Tóm tắt ix kiểm soát tiến độ và chất lượng của những ngôi nhà mới. Việc cho phép người dân tự xây dựng nhà mới trong khu tái định cư đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ và quyết định của các cơ quan trung ương. Những điều chỉnh trong quá trình xây dựng là chìa khóa để đảm bảo điều kiện nhà ở đầy đủ cho tất cả mọi người. Kết quả là, tiến độ di dời và tiến độ chung của dự án được đảm bảo. Tiếng nói của cộng đồng đã được lắng nghe, và nguồn lực được sắp xếp kịp thời để phân bổ cho việc xây dựng nhà tái định cư, cho dù là nhà do các hộ gia đình tự xây dựng hay do dự án cung cấp. Chất lượng nhà ở được cải thiện, cùng với điều kiện sống tốt hơn, đồng thời vẫn bảo tồn được kiểu nhà sàn đặc trưng của dân tộc Thái. Sự phối hợp giữa chính quyền các cấp và Ban quản lý dự án nổi bật lên qua quá trình này. 5. Thực hiện phục hồi sinh kế thông qua cộng đồng địa phương tuy tốn nhiều thời gian nhưng về lâu dài có thể sẽ dẫn đến kết quả bền vững hơn. Hoạt động phục hồi sinh kế tại các bản được xây dựng theo mô hình phát triển dựa vào cộng đồng. Nhóm cùng sở thích (CIG), mô hình đã được chứng minh ở Việt Nam, là cách thức chủ yếu để tổ chức các hoạt động tập huấn và trình diễn. Thành viên nhóm và lĩnh vực hoạt động được lựa chọn thông qua quá trình tham vấn từ dưới lên. Dịch vụ tư vấn cá nhân được bổ sung thực hiện nhằm hỗ trợ các bản bị ảnh hưởng điều chỉnh hoạt động sinh kế của họ. Các hoạt động sinh kế từng bước được tích hợp vào hoạt động của địa phương, bắt đầu từ cấp thôn bản. Đến năm 2019, chúng đã được chuyển giao toàn bộ cho chính quyền địa phương, và các hộ gia đình bước vào quá trình đa dạng hóa sinh kế. Trong số rất nhiều lựa chọn khác nhau mà dự án đưa ra, người dân đã bắt đầu ưu tiên hoạt động chăn nuôi và tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới trong lĩnh vực này. Mặc dù không được duy trì sau khi kết thúc dự án, mô hình nhóm sở thích đã tỏ ra hữu ích như là phương thức để duy trì và tái tạo vốn xã hội trong quá trình di dời. Từ góc độ này, năng lực tự quản của cộng đồng thôn bản đã được nâng cao. Đồng thời, cán bộ địa phương có cơ hội phát triển năng lực bản thân trước khi hoạt động của các mô hình phát triển dựa vào cộng đồng được chuyển giao cho chính quyền địa phương. 6. Quản lý tác động hạ lưu trong thời gian tích nước lòng hồ rất quan trọng, đòi hỏi phải có phương án cụ thể giảm thiểu các rủi ro. Tác động hạ lưu khi tích nước lòng hồ đã được đánh giá từ giai đoạn chuẩn bị dự án và có thể được giảm thiểu thông qua việc duy trì dòng chảy môi trường. Tuy nhiên, phương án này không khả thi trong thiết kế kỹ thuật của đập và nó làm dấy lên lo ngại rằng dòng sông sẽ bị cạn và các hoạt động phía hạ lưu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc này đã kích hoạt một loạt các hoạt động nghiên cứu, tham vấn, đánh giá và xác định các biện pháp giảm thiểu. Kế hoạch truyền thông toàn diện đã được thực hiện để đưa thông tin tới các cộng đồng và hộ kinh doanh ở hạ lưu. Các tác động tiềm tàng được giám sát trực tiếp trên hiện trường. Tuy nhiên, trên thực tế dòng chảy môi trường được duy trì trong quá trình tích nước, toàn bộ khu vực hạ lưu được đảm bảo an toàn, các biện pháp giảm thiểu được xây dựng và phổ biến rộng rãi cho cộng đồng. Bồi thường bằng tiền đã được chi trả cho các thiệt hại thực tế, và việc tích nước lòng hồ chỉ bị trì hoãn trong ba tháng. Đây cũng là cơ hội để TSHPCo tăng cường năng lực truyền thông chủ động với nhiều bên liên quan hơn. 7. Sự tôn trọng đối với văn hóa các dân tộc thiểu số được đảm bảo trong suốt quá trình triển khai. Rủi ro và tác động đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số được xác định ngay từ giai đoạn chuẩn bị. Việc di dời mộ là một vấn đề nổi bật khi đây là một yêu cầu đối với dự án nhưng cũng là một việc thường không được thực hiện trong văn hóa bản địa. Nhờ vào nguyên tắc tôn
  10. x Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam trọng văn hóa địa phương được áp dụng trong dự án thủy điện Trung Sơn mà nhiệm vụ gần như bất khả thi này đã trở thành một thực tiễn được cộng đồng chấp nhận. Các hộ bị ảnh hưởng có thể quyết định có di dời mộ gia đình họ hay không, và ai sẽ đảm nhận việc này. Quá trình truyền thông với các cộng đồng bị ảnh hưởng và việc tổ chức các nghi lễ thờ cúng tại thời điểm di dời, là mấu chốt để đạt được thỏa thuận này. Dự án dành đủ thời gian để xác định số lượng ngôi mộ bị ảnh hưởng. Việc lựa chọn các địa điểm nghĩa trang mới cũng không thể thực hiện được nếu không có sự tham khảo ý kiến với người dân địa phương. 8. Cả nam giới và phụ nữ trong các hộ gia đình bị ảnh hưởng được quan tâm và chú trọng ngang nhau. Trong thời gian đầu thực hiện, dự án đã chú ý dành sự quan tâm cho cả nam và nữ để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cuộc họp liên quan đến dự án. Dự án đã khởi xướng việc hợp tác với Hội Phụ nữ huyện và duy trì quan hệ này để nâng cao nhận thức về các khu lán trại lớn của công nhân trong khu vực Trung Sơn. Hội Phụ nữ đã mời các bậc cha mẹ tham dự để thông báo cho họ về những rủi ro tiềm ẩn và biện pháp bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái. Trong quá trình tái định cư, sự quan tâm dành cho phụ nữ tập trung trong hai lĩnh vực: (a) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp dưới tên của cả hai vợ chồng, và (b) khuyến khích sự có mặt của cả hai vợ chồng khi nhận tiền bồi thường. Sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động phục hồi sinh kế được cải thiện rõ rệt khi dự án triển khai các phương pháp tập huấn và lịch trình hoạt động phù hợp. Tuy nhiên, việc mời phụ nữ Mông tham gia vẫn còn gặp nhiều thách thức do khả năng hạn chế đọc/viết ngôn ngữ phổ thông và phong tục địa phương. 9. Quản lý rủi ro và tác động xã hội đòi hỏi phải giải quyết các trở ngại thông qua sự phối hợp tương tác thường xuyên với các bên liên quan. Ban quản lý dự án của TSHPCo vốn có rất ít kinh nghiệm trong việc tổ chức tham vấn, triển khai các hoạt động sinh kế, và áp dụng các chính sách an toàn xã hội của Ngân hàng Thế giới. Sự tham gia của đầy đủ các bên liên quan đã cho phép đưa ra các quyết định rõ ràng để giải quyết từng vấn đề này. Thay vì chỉ có cuộc đối thoại giữa TSHPCo và người dân bị ảnh hưởng, sự đối thoại giữa các bên liên quan đã đảm bảo tiến độ xây dựng đập và việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế tạo ra sự khích lệ đối với các bên liên quan của dự án, và các cam kết của TSHPCo cũng không kém phần quan trọng. Sự tham gia của các bên còn là động lực mạnh mẽ để đạt được tiến bộ trong xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Với tư cách là một bên liên quan, các cộng đồng địa phương với kinh nghiệm thực tế của họ đã góp phần vào các quyết định thành công. Nếu không có tác động từ họ, chắc chắn kết quả dự án sẽ không đạt được. 10. Sự phát triển nhanh chóng của khu vực hồ chứa Trung Sơn, với mạng lưới cơ sở hạ tầng mới, đang mang đến cả những cơ hội và thách thức. Giai đoạn mới đã bắt đầu, không chỉ là sự vận hành của một đập thủy điện, mà còn về sự phát triển xã hội bền vững của các cộng đồng tái định cư vùng cao đang sinh sống xung quanh. Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Dân tộc thiểu số đã tạo đà và cần được tiếp tục để được phát triển hơn nữa nhằm nâng cao mức sống của người dân địa phương một cách bền vững. Hiện nay, khi toàn bộ dự án Trung Sơn đã đi vào hoạt động, vẫn còn nhiều điểm cần tiếp tục khai thác để phát triển sinh kế. Để tiếp tục hỗ trợ cho các hộ gia đình địa phương và cộng đồng, phạm vi trách nhiệm xã hội của TSHPCo sẽ cần phải được xác định, và sự tương tác với chính quyền địa phương có thể sẽ tiếp tục duy trì trong một thời gian dài.
  11. Phương pháp thực hiện 1 Dự án Thủy điện Trung Sơn
  12. 2 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam “Em cũng được đi nhiều nơi, em hỏi han về tái định cư của họ. Khi chúng em đi qua có hỏi họ về tái định cư của họ như thế nào, đền bù ra sao, hỗ trợ sinh kế như thế nào, họ chỉ lắc đầu vì nó không giống. Em kể với họ là Dự án thủy điện Trung Sơn như thế này, như thế kia. Họ bảo là nếu chúng tôi được như thế thì làm gì khổ như thế này.” (PVS số 15, Trưởng bản, xã Tân Xuân). A. Giới thiệu chung về dự án 1. Thủy điện Trung Sơn là công trình quy mô trung bình được xây dựng ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Với công suất lắp đặt 260 MW, công trình vừa cung cấp điện vừa giúp kiểm soát lũ, đồng thời được kỳ vọng sẽ đóng góp vào giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Việt Nam bằng cách giảm phát thải CO2. Thủy điện Trung Sơn được xây dựng trên sông Mã, một trong những con sông lớn của Việt Nam, với tổng chiều dài 400 km, trong đó có một phần chảy qua đất Lào. Mặc dù vị trí của đập được đặt ở xã Trung Sơn, thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, nhưng tác động từ hồ chứa do nó tạo ra ảnh hưởng tới ba huyện của hai tỉnh1. 2. Các hợp phần của dự án bao gồm đập và công trình phụ trợ, đường truyền dây tải điện, và giảm thiểu tác động xã hội và môi trường. Đơn vị thực hiện là Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) thuộc Tổng Công ty Phát điện 2 (GENCO2), Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Ngân hàng Thế giới (NHTG) hỗ trợ tín dụng 330 triệu đô la Mỹ cho dự án. 3. Dự án thủy điện Trung Sơn được thiết kế tuân theo những thực hành tốt trên thế giới về kỹ thuật, chi phí, bền vững về môi trường và xã hội. Mục tiêu của dự án là cung cấp điện năng chi phí thấp, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn và bên vững về môi trường và xã hội. Giảm thiểu tác động MT-XH là một trong những hợp phần của dự án và có các chỉ tiêu đi kèm nhằm đánh giá kết quả đạt được. Mức sống của người dân bị ảnh hưởng được cam kết ít nhất là tương đương hoặc cải thiện hơn so với trước khi dự án triển khai. EVN, TSHPCo, và NHTG là các các bên tham gia trực tiếp đều cam kết thực hiện dự án như một ví dụ điển hình về cách thức thủy điện có thể hỗ trợ cho sự phát triển của Việt nam, theo hướng cân bằng những lợi ích về kinh tế với tính bền vững về môi trường và xã hội. 4. Trong khi có nhiều chủ thể khác nhau tham gia trong quá trình quản lý tác động/rủi ro xã hội, các hộ gia đình bị ảnh hưởng, TSHPCo và NHTG là những nhóm chính dẫn dắt các cuộc thảo luận và đàm phán. Hộ gia đình vừa là nhóm bị ảnh hưởng vừa được hưởng lợi từ dự án. Họ được kỳ vọng sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động của dự án (bao gồm lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá). Chính quyền địa phương, đặc biệt cấp huyện và tỉnh, thể chế hoá các quyết định do TSHPCo đề xuất trong sự phối hợp với các hộ bị ảnh hưởng và NHTG. Vai trò chính của TSHPCo là thực hiện dự án theo đúng tiến trình, tiêu chuẩn và nguyên tắc đã đồng ý trước đó. Về phần mình, NHTG có trách nhiệm giám sát việc thực hiện dự án, đảm bảo việc đạt được mục tiêu phát triển, và các mục tiêu của chính sách an toàn. Tùy theo từng chủ để và giai đoạn cụ thể của dự án, các chủ thể khác có thể xuất hiện (ví dụ, các bộ ngành cấp trung ương khi 1 Huyện Quan Hóa và huyện Mường Lát thuộc tỉnh Thanh Hóa, huyện Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La.
  13. Dự án Thủy điện Trung Sơn 3 điều chỉnh hiệp định dự án, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong quá trình tham vấn, nhóm hỗ trợ kỹ thuật về sinh kế trong việc thực hiện CLIP, và các nhà thầu, tư vấn). B. Khía cạnh xã hội của dự án Thủy điện Trung Sơn 5. Ngoài những yêu cầu bắt buộc của Việt Nam, việc thực hiện dự án cần phải tuân thủ những yêu cầu về chính sách an toàn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới. Tám chính sách an toàn đã được kích hoạt, bao gồm 02 chính sách an toàn xã hội: Tái định cư không tự nguyện (OP 4.12) và Người bản địa (OP 4.10). Qua tham vấn với người bị ảnh hưởng, đánh giá xã hội, sinh kế và đánh giá tác động môi trường và xã hội bổ sung một loạt tác động hoặc rủi ro trong khu vực dự án đã được xác định. Các ảnh hưởng này được tóm tắt trong bảng 1. Các yếu tố tác động chữ in nghiêng được giải quyết thông qua kế hoạch quản lý môi trường thay vì chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển Dân tộc thiểu số (RLDP). BẢNG 1. Tóm tắt các tác động môi trường và xã hội của dự án Thủy điện Trung Sơn Các phần dự án Tác động tiêu cực • Tiếng ồn, bụi, an toàn đường bộ • Chất thải Đập • An toàn lũ • Tác động hạ lưu: nguồn cá cho sinh kế, khai thác cát • Gián đoạn giao thông đường thủy • Tái định cư • Mất đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng luồng Khu vực lòng hồ • Nhu cầu phục hồi sinh kế • Nguy cơ đối với bản sắc văn hóa tộc người ở khu vực tái định cư • Sử dụng và buôn bán ma túy gia tăng trong công nhân Lán trại công nhân • Tăng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ khu vực lán trại • An toàn và sức khỏe sinh sản, đặc biệt phụ nữ Đường vào, Đường dây truyền • Tái định cư các hộ bị ảnh hưởng tải điện Nguồn: SESIA và đánh giá sinh kế. 6. Chương trình Tái định cư, Sinh kế và Phát triển Dân tộc thiểu số (RLDP) là tài liệu tích hợp của dự án cho quản lý các tác động và rủi ro xã hội xung quanh đập và hồ chứa. Đây là “mảng xã hội” trong hợp phần giảm thiểu tác động xã hội và môi trường của dự án. Tài liệu được chia thành 04 phần, đảm bảo tính tuân thủ đối với 02 chính sách an toàn đã nêu: (i) Kế hoạch tái định cư (RAP) đối với đập và công trình phụ trợ, (ii) Kế hoạch cải thiện sinh kế cộng đồng, (iii) Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, (iv) Hoạt động quản lý và truyền thông. Kế hoạch về hoạt động quản lý và truyền thông bao gồm cơ chế khiếu nại, và hệ thống giám sát, đánh giá. Kế hoạch tích hợp này bao phủ toàn bộ các hộ bị ảnh hưởng vì phần lớn trong số họ đều đủ điều kiện để tham gia vào tất cả 04 chương trình. Các tác động và rủi ro bắt nguồn từ việc xây dựng đường vào và đường dây truyền điện từ nhà máy thủy điện vào lưới điện quốc gia được xử lý trong các tài liệu riêng rẽ.2 Dự án thiết lập một khung chính sách tái định cư duy nhất (RPF), trong đó xác định các 3 Kế hoạch Tái định cư và Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số nhằm phục vụ cho việc xây dựng (1) 22km đường vào công trường (bao gồm cả các cầu), (2) 65km đường dây truyền tải điện 220kV và (3) trạm 110kV Mai Châu và đường dây đấu nối.
  14. 4 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam quyền lợi và bồi thường đối với việc thu hồi đất và quá trình tái định cư dưới tác động của các hạng mục công trình xây dựng khác nhau. 7. Quản lý thích ứng được xác định là một nguyên tắc trong RLDP. Nguyên tắc này cho phép các hoạt động cụ thể được điều chỉnh miễn là chúng phù hợp với biện pháp và nguyên tắc khung của RLDP, RPF và rộng hơn là chính sách an toàn của NHTG. Quản lý thích ứng được thể hiện trong ít nhất năm lĩnh vực dưới đây: • Đáp ứng kịp thời những cập nhật trong chính sách và luật (ví dụ Nghị định 69/ND-CP hướng dẫn thực hiện thu hồi đất, bồi thường và tái định cư, Luật Đất đai 2013 và các nghị định hướng dẫn thi hành luật) được ban hành sau thời điểm phê duyệt khung chính sách tái định cư của dự án thủy điện Trung Sơn. • Áp dụng nguyên tắc bồi thường với giá thay thế dựa trên giá thị trường tại thời điểm thực hiện. Khung chính sách tái định cư cũng đặt ra các nguyên tắc để xem xét tính hợp lệ của các hộ phát sinh sau ngày khóa sổ trong việc nhận bồi thường và hỗ trợ tái định cư. • Điều chỉnh ngân sách RLDP khi cần trong quá trình thực hiện. Các khoản dự phòng đã được đưa vào để cho phép tăng ngân sách. • Hiệu chỉnh kế hoạch thực hiện tùy theo tiến trình thực hiện. RLDP, ban đầu được lên kế hoạch cho giai đoạn 5 năm từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2015, đã được cập nhật và kéo dài đến năm 2019. • Đáp ứng những thay đổi của các hộ bị ảnh hưởng về thu xếp tái định cư và phục hồi sinh kế. Nhiều vòng tham vấn với người dân địa phương được tiến hành để xác thực các lựa chọn của người dân và nắm bắt những mong muốn thay đổi của họ về phục hồi sinh kế và thu xếp tái định cư. Thực tế là, người dân thay đổi các lựa chọn của họ nhiều lần kể từ cuộc họp tham vấn đầu tiên, đặc biệt là về các lựa chọn tái định cư. 8. RLDP được triển khai ở tất cả các địa phương bị ảnh hưởng bởi hồ chứa, và tập trung nhiều hơn vào “khu vực lõi”. Tổng số trên địa bàn có 7 xã và một thị trấn chịu các tác động của hồ chứa rộng 13 (km2). Khu vực lõi thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa bị ngập trong lòng hồ, còn khu vực lõi thuộc địa phận tỉnh Sơn La bị ngập bởi một nhánh sông. 09 xã không thuộc vùng lõi3 nằm dọc theo con sông kéo dài 65 km về phía hạ lưu (Xem Phụ lục 1 và 2 bản đồ khu vực dự án). Các hỗ trợ thông qua RLDP được thiết kế tương ứng với mức độ tác động ở từng bản cụ thể. 9. Các hoạt động trong Chương trình Tái định cư và Cải thiện Sinh kế đã diễn ra trong khoảng thời gian tám năm. Dự án bắt đầu thực hiện các hoạt động này song song với việc xây dựng đập vào năm 2012 sau khi đường vào công trường được hoàn thành. Nhà máy thủy điện Trung Sơn bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2016. Năm 2017, các hoạt động phục hồi sinh kế 3 Các xã thuộc khu vực lõi bao gồm: Trung Sơn (vị trí đập, huyện Quan Hóa), Mường Lý, Trung Lý, Tam Chung, Tén Tằn và thị trấn Mường Lát (thuộc huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa), Tân Xuân và Xuân Nha (thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La).
  15. Dự án Thủy điện Trung Sơn 5 (CLIP) được thực hiện như dự kiến trong khuôn khổ dự án và được kéo dài đến cuối năm 2019 trong hai năm gia hạn dự án (Hình 1). HÌNH 1. Các mốc thời gian của Dự án Thủy điện Trung Sơn 2008-2011 2012-2017 2018-2019 Chuẩn bị dự án thuỷ điện Trung Thực hiện dự án thuỷ điện Trung Sơn Mở rộng dự án Sơn Thực hiện RLDP thuỷ điện Trung Thiết kế RLDP Sơn (CLIP) 2008-2011 2012-2016 2003-2007 2017 Giai đoạn thiết kế Giai đoạn xây dựng Giai đoạn khảo sát Giai đoạn vận hành thuỷ điện Trung Sơn thuỷ điện Trung Sơn thuỷ điện Trung Sơn thuỷ điện Trung Sơn Xây dựng đường vào Xây dựng đường tải điện 10. Dự án Thủy điện Trung Sơn đã đạt hầu hết các mốc chính theo kế hoạch đề ra. Tổ máy đầu tiên của nhà máy phát điện gần như đúng tiến độ, chậm khoảng ba tháng sau ngày dự kiến ban đầu. Kết quả này đạt được trong khi vẫn đảm bảo các hoạt động xây lắp chỉ triển khai sau khi hoàn thành công tác thu hồi đất (cho từng cột mốc) và công tác chi trả bồi thường được thực hiện. Đây có thể coi là một thành quả quan trọng so với các dự án hạ tầng ở quy mô tương tự, đặc biệt trong bối cảnh ở Việt Nam, nơi các dự án thường xuyên bị kéo dài do thiếu mặt bằng sạch hoặc khiếu kiện kéo dài. BẢNG 2. Các mốc thực hiện dự án theo kế hoạch và thực tế Các mốc hoạt động chính Theo kế hoạch Trên thực tế Hoàn thành đường vào và cầu Tháng 6/ 2012 Tháng 6/ 2012 Khởi công xây dựng công trình chính Tháng 6/ 2012 Tháng 10/ 2012 Hoàn thành đường tải điện Tháng 1/ 2016 Tháng 10/ 2016 Tích nước Tháng 10/ 2016 Tháng 1/ 2017 Hoạt động thương mại tổ máy số 1 của nhà máy thủy điện Tháng 10/ 2016 Tháng 1/ 2017 Hoạt động thương mại của tổ máy số 4 Tháng 4/ 2017 Tháng 6/ 2017 C. Cơ sở xây dựng tài liệu 11. Bản báo cáo được xây dựng nhằm tài liệu hóa những thực hành tốt trong quản lý tác động và rủi ro xã hội ở một dự án thủy điện quy mô trung bình và có 4 mục tiêu chính: • Trước hết, để xem xét việc đạt được nguyên tắc tuân thủ các thực hành tốt theo chuẩn mực quốc tế được thống nhất từ giai đoạn chuẩn bị. Do đó, tài liệu này được chuẩn bị vào cuối năm 2019 (khi kết thúc dự án) để giúp các bên cùng đánh giá mức độ đạt được của cam kết này. • Thứ hai, để cung cấp những thông tin cập nhật tác động của dự án và việc triển khai các biện pháp giảm thiểu. Mặc dù các chính sách an toàn xã hội đã xác định cách thức quản lý các tác động và rủi ro xã hội từ trước khi bắt đầu hoạt động xây lắp, các tài liệu này được cập nhật thường xuyên trong suốt quá trình của dự án để phản ánh tốt hơn
  16. 6 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam các rủi ro và tác động trên thực tế. Tài liệu này báo cáo tác động thực tế của dự án. Nó cũng giải thích về những thay đổi trong thiết kế, thời gian thực hiện và chính sách đã diễn ra, đồng thời mô tả cách thức quản lý tác động và rủi ro xã hội đã được điều chỉnh cho phù hợp. • Thứ ba, để nắm bắt tính năng động trong tương tác giữa các bên liên quan khi triển khai dự án. Những điều chỉnh đã được thực hiện cho thấy sự năng động trong quá trình ra quyết định trong suốt thời gian triển khai dự án thủy điện là quan trọng như thế nào để quản lý thành công các rủi ro và tác động xã hội. Các dự án thủy điện khác cũng có thể gặp những tình huống tương tự, do đó, tài liệu này được xây dựng để giúp các bên lường trước được tình huống họ có thể gặp phải và đưa ra cách thức vượt qua chúng qua một trường hợp cụ thể của dự án thủy điện Trung Sơn. • Thứ tư, để đóng góp vào hoạt động chia sẻ kinh nghiệm và tri thức cho những người quan tâm hoặc tham gia vào công việc tương tự trong các dự án thủy điện hoặc dự án hạ tầng nói chung. Tài liệu này hướng đến cán bộ dự án, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, kỹ sư và những người tham gia trong khâu thiết kế, chuẩn bị và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội trong một dự án thủy điện, cho dù dự án đó có được tài trợ bởi một tổ chức tài chính quốc tế hay không. Tài liệu cũng sẽ đặc biệt hữu ích cho những người làm việc trong những dự án đầu tư tương tự được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế (IFIs).
  17. Phương pháp thực hiện 7 Phương pháp thực hiện
  18. 8 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam 12. Phần này sẽ tập trung vào phương pháp thực hiện, bao gồm: xác định các thực hành tốt, lựa chọn chủ đề, rà soát tài liệu, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, và sự công nhận từ các chủ thể và cộng đồng bị ảnh hưởng. 13. Tài liệu hóa là công việc đòi hỏi sự sắp xếp và phân tích các sự kiện theo dòng thời gian hoặc theo các chủ đề. Ở mỗi chủ đề, cần làm rõ các câu hỏi như: Ai, Cái gì, Khi nào, Tại sao và Như thế nào. • Nghiên cứu tài liệu: Hoạt động này góp phần quan trọng trong việc xác định các nội dung chính của dự án thủy điện, bao gồm cả tài liệu chính sách an toàn, việc thực thi chúng và những kết quả đạt được. Bên cạnh biên bản ghi nhớ và công thư trao đổi giữa các bên (NHTG và TSHPCo, EVN) các tài liệu khác được tổng hợp bao gồm: tài liệu liên quan đến dự án4, báo cáo tham vấn, nghiên cứu nền, báo cáo đánh giá – giám sát định kỳ, văn bản hành chính liên quan đến dự án của chính quyền các cấp, và báo cáo nghiên cứu từ những dự án tương tự. Rà soát các ấn phẩm học thuật giúp nhóm khái niệm hóa các kinh nghiệm dự án trong khung khổ phân tích được công nhận về quản lý rủi ro/tác động xã hội. Điều này có thể bao gồm các nghiên cứu về các vấn đề tái định cư chung hoặc tái định cư do đập gây ra. • Phỏng vấn sâu và Thảo luận nhóm: Phỏng vấn trực tiếp được thực hiện dựa trên một danh sách những câu hỏi mở. Ngoài các câu hỏi chính được xác định trước, phương pháp này cho phép linh hoạt điều chỉnh công cụ phỏng vấn nhằm nắm bắt được toàn bộ câu chuyện đã diễn ra. Có 28 cuộc phỏng vấn sâu và 04 TLN (bao gồm 2 cuộc TNL nam và 2 cuộc TLN nữ) được thực hiện với những đối tượng thuộc các nhóm khác nhau. Những người trả lời chính bao gồm: Ban QLDA, chính quyền địa phương, cán bộ thôn bản, và đại diện các hộ dân bị ảnh hưởng. A. Xác định khái niệm Thực hành tốt 14. Các tài liệu hiện có về quản lý rủi ro và tác động xã hội ít nêu rõ các tiêu chí để xác định một thực hành tốt. Chúng thường chỉ tập trung vào một chủ đề cụ thể (như chương trình tái định cư) (World Bank, 2004; Scudder, 2005) hoặc tập trung vào các công cụ được tích hợp với nhiều thành tố (Scudder, 2005; IHA, 2010) hoặc bổ sung thêm nhiều chiều cạnh khác để xem xét các tác động cụ thể (tái định cư). Có sự thiếu vắng cách hiểu chung về việc xác định thực hành tốt ở cấp độ vi mô (dự án, hoạt động, can thiệp). Chẳng hạn, liên quan đến chi trả đền bù, một khuyến nghị thường được đưa ra là cả hai vợ chồng nên cùng nhận tiền đền bù thông qua một tài khoản đồng sở hữu. Tiêu chí nào để đánh giá việc này có được xem là một thực hành tốt hay không? 4 Kế hoạch Tái định cư, Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số, Khung chính sách Tái định cư và RLDP.
  19. Phương pháp thực hiện 9 15. Trong tài liệu này, định nghĩa của FAO5 về thực hành tốt trong hướng dẫn về chia sẻ tri thức được sử dụng: “Một thực hành tốt là thực hành không chỉ tốt, mà còn chứng minh được sự áp dụng và mang lại kết quả tốt, và do đó được khuyên dùng như một mô hình. Đó là một kinh nghiệm thành công, được thử nghiệm và xác nhận, theo nghĩa rộng, được lặp đi lặp lại và xứng đáng được chia sẻ để nhiều người có thể áp dụng.” 16. Chỉ một số ít các thực hành tốt trong dự án thủy điện Trung Sơn được lựa chọn để thảo luận trong báo cáo này. Các chủ đề này sẽ được phân tích chi tiết để chứng minh rằng chúng thực sự là thực hành tốt. Chúng được chọn vì đây có thể là những chủ đề thường gặp trong hầu hết các dự án thủy điện ở quy mô và môi trường tương tự, và vì chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng các bên để đạt được mục tiêu phát triển của dự án Trung Sơn. 17. Thực hành tốt được xác định và ghi lại trong tất cả chu trình của dự án. Tài liệu này tập trung hơn vào giai đoạn thực hiện, vì Gencer và Spencer (2012) đã ghi lại những bài học kinh nghiệm liên quan đến các tác động và rủi ro môi trường và xã hội trong giai đoạn chuẩn bị của dự án. Mục tiêu của báo cáo này là xác định những gì có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và làm thế nào để giải quyết chúng theo cách phù hợp, trong đó có cân nhắc các yêu cầu chính sách, bối cảnh địa phương (bao gồm khuôn mẫu văn hóa), tính khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính. 18. Việc xác định các thực hành tốt trong dự án Trung Sơn là một quá trình tương tác. Nhiệm vụ này được bắt đầu với một số cuộc họp trao đổi nhằm giúp các thành viên làm quen dần với dự án, đồng thời làm sáng tỏ các khía cạnh chính như phạm vi, phương pháp, các bên liên quan và các đề cử thực hành tốt. Cuối cùng, nhóm đã xây dựng ra năm tiêu chí để xác định “các ứng viên thực hành tốt” ở dự án Trung Sơn. Danh sách này đã được thảo luận với TSHPCo. Quá trình ban đầu này giúp các bên có cơ hội thể hiện quan điểm của mình. Các ứng viên thực hành tốt đáp ứng tất cả các tiêu chí sẽ được ưu tiên lựa chọn. 5 FAO (2013) liệt kê bảy tiêu chí chung để xác định một thực hành tốt: (a) hiệu quả và thành công; (b) bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội; (c) nhạy cảm giới; (d) khả thi về mặt kỹ thuật; (e) vốn có tính tham gia; (f) có thể nhân rộng và thích nghi; và (g) giảm rủi ro thiên tai/khủng hoảng.
  20. 10 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam HỘP 1. Các tiêu chí xác định thực hành tốt trong dự án Trung Sơn Tuân thủ chính sách của dự án. Trong dự án này, chính sách bao gồm các quy tắc thực thi dự án được Chính phủ Việt Nam và NHTG cùng thừa nhận. Chính sách bao gồm cả các tiêu chuẩn quốc tế. Chính sách thường đưa ra ngưỡng thấp nhất cần đáp ứng, do vậy đây yêu cầu tối thiểu cần đạt được của một thực hành tốt. Lấy con người làm trung tâm. Tất cả các quyết định chính thức đều dựa trên một quá trình tham vấn đầy đủ và sự tham gia của các bên liên quan. Mức độ tham gia của từng chủ thể được xác định tùy theo khả năng ảnh hưởng của họ đến việc thực hiện quyết định. Các chủ thể trực tiếp bị ảnh hưởng (affected parties) đóng vai trò chủ động vào quá trình tham gia và ra quyết định. Không tiềm ẩn các nguy cơ tác động xã hội và môi trường. Các quyết định được đưa ra dựa trên việc đánh giá các khả năng rủi ro có thể xảy ra. Các quyết định chính thức đảm bảo rằng không có rủi ro xã hội nào sẽ xuất hiện trong quá trình thực thi các quyết định. Phù hợp với bối cảnh cộng đồng. Các quyết định khi đưa ra đều phải có cân nhắc tới bối cảnh thực tiễn, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng. Đây là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện thành công các dự án/can thiệp phát triển. Nhạy cảm về giới và văn hóa. Thực hành tốt sẽ tính đến đặc thù văn hóa của người bản địa, cộng đồng địa phương, và đảm bảo sự đa dạng và bản sắc của họ. Chiều cạnh giới cũng cần được tính đến trong tất cả các biện pháp can thiệp của dự án. B. Lựa chọn chủ đề 19. Thủy điện Trung Sơn là dự án điển hình cho việc áp dụng toàn diện các chính sách an toàn xã hội của NHTG. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên (và có thể là khó khăn nhất) là xác định các chủ đề sao cho không chỉ đại diện đặc thù cho dự án mà còn đáp ứng các tiêu chí lựa chọn để từ đó phục vụ cho quá trình tài liệu hóa. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, khi mà các khía cạnh của chính sách an toàn được lồng ghép vào gần như tất cả các hoạt động từ ngày chuẩn bị đầu tiên cho đến khi kết thúc dự án. 20. Từ những thảo luận với các chủ thể có liên quan, một nhóm gồm 18 hành động/ quyết định nổi lên như những chủ đề tiềm năng, khi xét đến khả năng đóng góp của chúng vào việc đạt được mục tiêu phát triển, và tầm quan trọng của chúng trong vòng đời dự án. Cuối cùng, 5 chủ đề đã được lựa chọn để cân nhắc thực hiện các bước tiếp theo và chiếm phần lớn thảo luận trong báo cáo này: tham vấn và tham gia (phần IV), tái định cư (phần V), phục hồi sinh kế (phần VI), tích nước (phần VII) và phát triển dân tộc thiểu số và lồng ghép giới (phần VIII). Xác định các chủ đề ứng viên cho các thực hành tốt chỉ mới là bước đầu tiên, nhiệm vụ quan trọng hơn là phải xác nhận chúng với các bên liên quan khác khi nhóm làm việc tại hiện trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2