YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo về Thủy điện An Khê-Kanak
107
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Báo cáo về Thủy điện An Khê-Kanak tập trung giới thiệu về thủy điện; giới thiệu về sông Ba; hiện trạng của sông Ba khi thủy điện An Khê – Kanak được xây dựng; ảnh hưởng của thủy điện An Khê- Kanak đến người dân;... Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo về Thủy điện An Khê-Kanak
- MỤC LỤC 1
- THỦY ĐIỆN AN KHÊ – KANAK I. Giới thiệu về thủy điện : Quá trình thành lập: Ngày 19/6/2006 Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) quyết định thành lập Ban Quản lý dự án Thủy điện 7 với nhiệm vụ quản lý dự án thủy điện An Khê – Ka Nak và dự án thủy điện sông Ba Hạ. Theo phương án thành lập Công ty Cổ phần được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phê duyệt, tháng 01/2008 Công ty Cổ phần Thủy điện An Khê – Ka Nak và Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ được thành lập thuộc Ban QLDA Thủy điện 7. Theo phương án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2011 2015 được Bộ Công thương và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, EVN thực hiện giải thể 6 Công ty Cổ phần trong đó có Công ty Cổ phần Thủy điện An Khê – Ka Nak. Để phù hợp với mô hình quản lý mới và vận hành thị trường phát điện cạnh 2
- tranh, ngày 22/4/2011 Hội đồng thành viên EVN thành lập Công ty Thủy điện An Khê – Ka Nak theo Quyết định số 232/QĐEVN. Hiện nay, Công ty Thủy điện An Khê – Ka Nak là Công ty nhà nước trực thuộc EVN có nhiệm vụ là quản lý vận hành 2 nhà máy thủy điện: Nhà máy thủy điện An Khê gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 80MW, Nhà máy thủy điện Ka Nak gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 6,5MW. Vị trí: Công trình thủy điện An KhêKa Nak được xây dựng trên dòng sông Ba thuộc địa bàn huyện Kbang và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai; huyện Sơn Tây, tỉnh Bình Định Tổng công suất 173 MW, trong đó cụm đầu mối Kbang có 13 MW và cụm đầu mối An Khê 160 MW. Công trình do Ban Quản lý dự án Thủy điện 7 làm chủ đầu tư và được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2010. Sản lượng điện sản xuất trung bình hàng năm đạt khoảng 700 triệu kWh hòa vào mạng điện lưới quốc gia. Trụ sở hoạt động của nhà máy thủy điện: Tên tiếng Việt: Công ty Thủy điện An Khê – Ka Nak Tên tiếng Anh: An Khe – Ka Nak Hydro Power Company Tên viết tắt: TĐAK Địa chỉ: Số 125 Tây Sơn, phường Quang Trung, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. II. Giới thiệu về sông Ba: 1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội: Sông Ba là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900km2 Phạm vi lưu vực từ 12°55' đến 14°38' vĩ độ Bắc và 108°00' đến 109°55' kinh độ Đông. Bắc giáp sông Trà Khúc. Nam giáp sông CáiNinh Hoà, sông Srepok. Tây giáp sông Sesan và Srepok. Đông giáp sông Kône, sông Kỳ Lộ và biển Đông. Dòng chính sông Ba bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Rô ở độ cao 1.549m của dãy Trường Sơn. Từ thượng nguồn đến An Khê sông chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, rồi chuyển hướng Bắc Nam. Từ Phú Túc ra đến Biển Đông tại Tuy Hoà sông chảy theo hướng Tây Đông. Sông có nhiều tên gọi khác nhau qua các địa bàn của tỉnh. Phần thượng lưu chảy qua địa bàn các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa, Tây Hòa có tên là sông 3
- Ba hay Ea Ba, Krông Pa. Phần hạ lưu từ Đồng Cam đổ ra biển ở phía Nam thành phố Tuy Hòa có tên là sông Đà Rằng Sông có chiều dài 388km, gồm có 36 sông nhánh cấp I, 54 nhánh cấp II, 14 nhánh cấp III và 1 nhánh cấp IV. Trong đó có 3 sông nhánh cấp I ở bờ phải đáng chú ý là: + Sông Ayun: Bắt nguồn từ đỉnh núi Krong Hơ Dung ở độ cao 1.220m, chảy theo hướng Bắc Nam, sau chuyển hướng Tây Bắc Đông Nam rồi nhập với dòng chính sông Ba tại vị trí cách thị trấn Cheo Reo khoảng 1km về phía Bắc. Sông có diện tích lưu vực 2.950km2, độ dài sông 175km. + Sông Krong H'Năng: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tung ở độ cao 1.215m. Hướng dòng chảy tương đối phức tạp song chủ yếu là Bắc Nam và Tây Bắc Đông Nam rồi nhập với sông chính tại ranh giới Gia Lai và Phú Yên. Sông có diện tích lưu vực là 1.840km2, độ dài là 130km. + Sông Hinh: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư H'Mu ở độ cao 2.051m. Hướng dòng chính là Tây Bắc Đông Nam đến vĩ độ 12°5' sông chảy theo hướng Bắc Nam rồi nhập với dòng chính tại phía trên Sơn Hòa. Sông có diện tích lưu vực là 1.040km2, độ dài là 88km. Các sông suối thuộc lưu vực sông Ba đều hẹp và sâu, độ dốc lớn có tiềm năng lớn về thủy điện. Địa hình bị chia cắt mạnh, lưu vực sông Ba có dạng lòng máng chạy dài từ thượng nguồn đến cửa sông; phía Bắc, Đông, Nam có núi cao bao học (ở độ cao 500 2.000m) và chỉ được mở rộng về phía Tây Nam với cao nguyên rộng lớn Pleiku, Mang Yang, Chư Sê, mở ra biển qua vùng đồng bằng Tuy Hoà rộng hơn 2.400ha với độ cao từ 510m, còn vùng cửa sông và ven biển từ 0,5 2,0m. Lòng máng của lưu vực bị những dãy núi đâm sát ra mép sông tạo nên những thung lũng độc lập như An Khê (400 500 m), Cheo Reo (150 200m) và Phú Túc (100 200m). Lưu vực sông Ba chủ yếu là đất đồi núi gồm đất xám trên đá mácma axít, đất đỏ vàng trên đá bazan và còn lại là đất phù sa, đất cát... Đất lâm nghiệp với hơn 900.000 ha chiếm 60% đất tự nhiên. Rừng thượng nguồn còn phong phú đa dạng nhiều chủng loại gỗ quí hiếm. Hiện nay nạn đốt phá rừng lấy củi, lấy gỗ, làm rẫy còn bừa bãi. Đất nông nghiệp có khoảng 350.000 ha. 2. Tài nguyên nước và các yếu tố không bền vững: a) Tài nguyên nước: 4
- Toàn hệ thống sông Ba có lưu lưu lượng dòng chảy là 302m3/s với tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 9.527 triệu m3 nước/năm. Trong đó Tây Nguyên chiếm 7.605 triệu m3, tỉnh Phú Yên Đông Trường Sơn có 1.922 triệu m 3 chiếm 20,2% tổng lượng nước toàn hệ thống. Bình quân đầu người trong lưu vực là 7.939 m3/người lớn gấp khoảng 2 lần nguồn nước nội địa bình quân đầu người trong cả nước. Tiềm năng nước dưới đất không lớn, chủ yếu dùng cho sinh hoạt (Lưu lượng nước dưới đất toàn lưu vực sông Ba Tây Nguyên chỉ có khoảng 40m3/s) b) Các yếu tố không bền vững: Lượng mưa phân bố không đều theo không gian Tâm mưa lớn ở thượng nguồn sông Hinh: từ 2.800 3.000 mm/năm, Tâm mưa bé ở thung lũng Cheo Reo: từ 1.200 1.400 mm/năm. Bình quân lưu vực là 1.600 mm/năm. Lượng mưa phân bố rất không đều theo thời gian Biến đổi mùa mưa: lượng mưa cao nhất có thể tới 3.500mm (Phú Yên Hạ lưu sông Ba) hoặc chỉ 200mm (Thượng nguồn sông BaTây Trường Sơn) Lượng mưa mùa mưa chiếm 80 85% lượng mưa cả năm. Chênh lệch giữa lưu lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất tại 1 tuyến đo rất lớn. Mâu thuẫn giữa lượng nước dùng và lượng nước đến. Tây Nguyên chỉ có khoảng 11.000 ha (chiếm 31,4%) đất nông nghiệp nhưng lại có 80% lượng nước sản sinh ra trong vùng này. Trong khi đó đồng bằng có khoảng 24.000 ha (68,6%) đất nông nghiệp nhưng chỉ có 20% lượng nước được sản sinh ra tại đây. Mâu thuẫn giữa hai tỉnh, hai địa phương lân cận. Làm thủy điện An Khê⟶Gia Lai mất nước, làm ngập 3 xã nông nghiệp; Bình Định được nước Làm thủy điện sông Ba Hạ⟶ Gia Lai bị ngập hơn 5.000 ha đất nông nghiệp, Phú Yên được nước. Sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng. Dân số tăng, nhất là dân di cư vào các tỉnh Tây Nguyên ngày một tăng nhanh, làm cho chỉ số lượng nước trên đầu người giảm nhanh. Do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ không khí có xu thế tăng lên rõ rệt, dẫn tới lượng bốc hơi nước tăng, lượng dòng chảy năm có xu thế giảm, nhu cầu nước tưới tăng theo. Nhu cầu dùng nước cho tăng năng suất cây trồng, cho yêu cầu sinh hoạt trên đầu người, cho phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại tăng nhanh. 5
- III. Thực trạng: Kể từ khi dự án Thủy điện An Khê Kanak đi vào hoạt động, mặc dù hiệu quả công trình thủy điện này được khẳng định, song hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống dân sinh vùng hạ lưu sông Ba và vùng ngập lòng hồ là không nhỏ. 1. Hiện trạng của sông Ba khi thủy điện An Khê – Kanak được xây dựng: Từ trước tới nay sông Ba là nguồn cung cấp nước cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân hai bên bờ, nhưng từ khi thủy điện An Khê Kanak chặn dòng, con sông này luôn đứng trước nguy cơ bức tử. Khi xây dựng thủy điện này, phần lớn lượng nước của sông Ba bị chuyển dòng về sông Côn (Bình Định), thay đổi dòng chảy vốn theo quy luật từ hàng ngàn năm nay. Mỗi năm, hơn 300 tỷ m³ nước sông Ba đã bị chuyển về sông Côn (Bình Định) khiến hàng triệu hộ dân sống ở lưu vực sông Ba thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Theo thiết kế, Thủy điện An Khê – Kanak có 2 bậc. Bậc 1 lấy nước từ sông Ba về hồ chứa Kanak dung tích hơn 285 triệu m3 (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) để vận hành máy ở Nhà máy Kanak. Bậc 2, nguồn nước sau chạy máy được đổ vào hồ chứa An Khê 5,6 triệu m3 (thị xã An Khê). Nguồn nước này được đưa vào đường ống bắc qua đèo An Khê để sử dụng chạy máy cho Thủy điện An Khê (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Nguồn nước cuối cùng sau khi chạy máy được dẫn ra suối Cát để đổ về sông Côn. Khi thủy điện này chặn dòng tích nước, hệ sinh thái dọc sông Ba đã bị thay đổi hoàn toàn. Vào mùa nắng, thủy điện tích nước rồi trả nguồn nước sau chạy máy về sông Côn khiến hạ lưu sông Ba cạn kiệt. Tại hồ chứa nước thủy điện ở thị xã An Khê. Tại thân đập có 4 cửa được thiết kế xả nước về sông Ba nhưng chỉ có một cửa mở rất nhỏ cho nước chảy qua. Từ cửa xả nước đến khu vực cầu An Khê, nước chỉ chảy thành dòng nhỏ, yếu ớt không đủ “đẩy đám lục bình trôi đi”. Lòng sông có nhiều bãi đá nhô khỏi mặt nước, cỏ mọc um tùm như lâu ngày chưa có dòng nước mạnh chảy qua. Sau khi chuyển dòng, sông Ba vùng hạ du đã bị biến thành” dòng sông chết”, nhiều khúc sông trở nên khô kiệt, trơ đáy. 6
- =>Với việc xây dựng đập thủy điện An Khê Kanak đã làm ảnh hưởng tới tài nguyên nước trên dòng sông Ba một cách trầm trọng. Con sông hàng ngàn đời nay là nguồn sống, gắn liền với lịch sử văn hóa và có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của người dân Gia Lai và Phú Yên – dòng sông Ba một thời xanh mát, trù phú, ban phát sản lượng cá dồi dào bậc nhất núi rừng Tây Nguyên nay chỉ còn là một khúc sông buồn. 2. Ảnh hưởng của thủy điện An Khê Kanak đến người dân Khi thủy điện được xây dựng không những làm ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của dòng sông Ba mà nó còn gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt, đời sống , phát triển kinh tế của người dân nơi đây: Việc xây dựng hàng loạt công trình thủy điện công suất lớn đã khai thác triệt để nguồn nước sông Ba. Trong khi đó, công tác phân phối và điều hòa nguồn nước sinh hoạt, sản xuất trong mùa khô chưa được giải quyết thỏa đáng, không bảo đảm nhu cầu chính đáng về nguồn nước của nhân dân sinh sống dọc trên dòng chính sông Ba như thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, các huyện Kbang, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa. Với hệ thống thủy điện dày đặc này, phần thượng nguồn sông Ba đã bị lấy để làm hồ chứa cho các thủy điện. Hậu quả là người dân ở hạ nguồn luôn sống trong phập phồng lo âu bị xả nước vào mùa lũ và cạn kiệt vào mùa khô. Người dân Gia Lai đang oằn mình trong đại hạn lịch sử. Chặn dòng mùa khô: + Từ năm 2011, khi thủy điện An Khê Ka Nak lấy nước sông Ba nhưng trả về sông Côn, vào mùa khô, nguồn nước của sông Ba bị cạn kiệt. + Theo nhiều người ở thị xã An Khê, trước năm 2014, Nhà máy Thủy điện An Khê Kanak chặn dòng toàn bộ, mùa khô không trả về sông Ba một giọt nước. + Đầu tháng 3 vừa qua, tỉnh Gia Lai đã công bố tình trạng hạn hán xảy ra trong vụ Đông Xuân 20152016 trên địa bàn tỉnh, với cấp độ rủi ro hạn cấp 1. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 10/3, tổng diện tích cây trồng bị hạn tại đây là 11.532 ha, ước tính thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh trong vụ Đông Xuân 20152016 là gần 100 tỷ đồng. + Tình trạng hạn hán hiện nay đang xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Gia Lai. Mùa khô 2016, Tây Nguyên có thể đối mặt với hạn khốc liệt nhất trong vòng 60 năm qua. + Mỗi khi mùa khô đến, người dân nơi đây phải đối mặt với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất một cách trầm trọng. + Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu vào nghề đánh bắt cá. Tuy nhiên, từ khi dòng sông bị chặn cùng với sự ô nhiễm đã làm các loài cá nói riêng và nguồn sinh vật sinh sống trong dòng sông dần mất đi. Từ đó, nghề đánh cá của ngư dân gặp rất nhiều khó khăn. 7
- =>Với việc chặn dòng mùa khô làm sông Ba căn nước không chỉ làm môi trường bị ảnh hưởng mà hàng trăn ngàn cư dân làm nông nghiệp lâu nay phụ thuộc vào nguồn nước của dòng sông cũng điêu đứng vì thiếu nước. Dọc hạ lưu sông Ba hiện có khoảng hơn 300.000 dân của thị xã An Khê và huyện Kông Chro, Ia Pa, Kbanng , Krông pa (đều thuộc tỉnh Gia Lai). Theo tính toán, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho số dân này khoảng 15 triệu m3/ năm và họ cần hàng trăm tỷ m3 nước để phục vụ sản xuất. Đấy chưa kể một lượng nước khổng lồ cần cho các nhà máy công nghiệp lớn hoạt động dọc con sông này. Xả lũ mùa mưa: + Vào mùa mưa, Thủy điện An Khê Kanak lại xả lũ xuống sông Ba khiến người dân hạ lưu lãnh đủ. + Việc xả lũ này làm mực nước sông dâng đột ngột, gây sạt lở,ngập úng nhiều nơi. Khu phố Đông Hòa, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên là một trong những nơi bị sạt lở nặng nhất. Ngày 2552011, nhà máy thủy điện An Khê Kanak bất ngờ xả lũ cuốn trôi nhiều hoa màu, tài sản của người dân huyện K'bang. Ước tính thiệt hại của trận xã lũ không báo trước này đối với vùng hạ du là khoảng 10 tỷ đồng Theo UBND tỉnh Gia Lai tại kỳ họp vào ngày 1672014 HĐND tỉnh Gia Lai, thủy điện An Khê KaNak đã xả lũ gây thiệt hại 15 tỉ đồng cho người dân thị xã An Khê và các huyện Đông Nam Gia Lai hồi tháng 112013, đến nay vẫn chưa hề có động thái phối hợp với chính quyền địa phương để rà soát, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại Nguồn nước bị ô nhiễm Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của những ngư dân, thủy điện An Khê KaNak còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường dọc sông Ba. Bà Nguyễn Thị Tâm (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cho biết, từ ngày dòng sông Ba bị chặn dòng, bà không dám đặt chân xuống dòng sông. “Nhiều hôm gió thổi mùi hôi thối từ dòng sông bốc lên nồng nặc không thở nổi. Việc nước sông không chảy cũng khiến muỗi sinh sôi nảy nở dày đặc, mỗi lần xịt thuốc là quét được cả chén ăn cơm” Thực trạng này là hệ quả của việc nhiều năm nay sông Ba trở thành nơi hứng chịu các nguồn nước thải công nghiệp từ các nhà máy tuyển quặng, chế biến mía đường, ván ép công nghiệp, sắn tươi… như nhà máy MDF, nhà máy đường An Khê, nhà máy chế biến sắn Veyu, nhà máy tuyển quặng K’bang… cùng lượng nước thải sinh hoạt của hàng chục ngàn người dân. Trước đây, nước sông nhiều nên nguồn ô nhiễm bị đẩy về xuôi, song từ khi thủy điện An Khê Ka Nak chặn dòng, tích nước, nước trên sông Ba xuống thấp, lượng nước này tiếp tục được đưa về sông Kôn (Bình Định) nên lưu lượng còn lại không đảm bảo theo quy định 8
- 4m3/s, khiến dòng chảy bị ứ đọng, các chất thải cặn bã bị tích dồn, tình hình ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Dân sinh bị đảo lộn: Đời sống người dân ở 6 huyện, thị xã của tỉnh Gia Lai và 5 huyện, thành phố thuộc tỉnh Phú Yên với khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. +Trong vùng ngập lòng hồ thủy điện có 1.160 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất, trong đó có 486 hộ phải bố trí di dời đến các khu tái định cư mới, tổng diện tích đất bị mất do thực hiện dự án là 3.340 ha, trong đó nhiều nhất là diện tích đất sản xuất nông nghiệp có hơn 2.000 ha. + Với việc di dời tái định cư, người dân nơi đây vẫn thiếu đất sản xuất. + Không có đất sản xuất, người dân đành chấp nhận mưu sinh bằng những nghề khác: người thì lên rừng phát rẫy, người kiếm đất canh tác trồng trọt. Cuộc sống chủ yếu dựa vào mấy sào đất bạc màu. =>Người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giữ gìn, nâng cao đời sống và phát triển kinh tế. IV. Nguyên nhân: Theo ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT): “Mấu chốt các vấn đề sông Ba và đời sống người dân Gia Lai cùng các vùng lân cận gặp phải đều liên quan đến thủy điện An KhêKa Nak”. Thủy điện An Khê Kanak xây dựng chặn ngang dòng sông Ba. Đây chính là điều bất hợp lý của công trình này – khi phần lớn lượng nước của sông Ba bị chuyển dòng về sông Côn (Bình Định), thay đổi dòng chảy vốn theo quy luật tự nhiên từ hàng ngàn năm nay cũng chính là nguyên nhân chính gây ra các thực trạng trên. Tuy nhiên, vì sao Thủy điện An Khê Kanak lấy nước sông Ba nhưng lại xả qua sông Côn, ông Đỗ Đức Hoài, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện An Khê – Kanak biện minh: “Đó là góc độ kỹ thuật. Nhà máy đặt ở Tây Sơn Bình Định thì cao áp là 375 m nhưng nếu đặt ở sông Ba thì chỉ có 16 m, không có năng lượng để phát điện. Chỉ vì an ninh năng lượng, chứ chúng tôi chẳng muốn làm như vậy vì chi phí nhiều quá” Khi xem xét lại dự án ta thấy rằng địa phương phản đối từ đầu Ông Phạm Đình Cự, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết khi lấy ý kiến xây dựng Nhà máy Thủy điện An Khê Kanak, lãnh đạo tỉnh đã phản đối quyết liệt do đã nhận ra hậu quả khi thủy điện chặn dòng. “Lúc đó, mình không cãi lại các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này. Hơn nữa, sau đó trung ương thông qua nên địa phương phải tuân theo” ông Cự nói. Một lãnh đạo tỉnh Gia Lai cho biết khi xây dựng Nhà máy Thủy điện An Khê Kanak, tỉnh cũng không đồng ý. Tuy nhiên các bộ, ngành thông qua nên tỉnh phải chấp hành. V. Giải pháp: 9
- Trước hết đề nghị ngành Điện lực Việt Nam phối hợp với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành Trung ương xúc tiến kiểm tra lại chất lượng nguồn nước trên vùng hạ lưu sông Ba để có phương án xử lý, đồng thời xác định nguyên nhân nguồn nước có màu đục sau khi xả từ đập nước An Khê về. Rà soát và công bố dòng chảy tối thiểu trên dòng sông Ba để đảm bảo lưu lượng xả nước của công trình thích hợp đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất của người dân sống dọc 2 bên bờ sông. Chính quyền các huyện cần chủ động phối hợp với Ban Quản lý dự án thủy điện An Khê Kanak và lâm trường bàn giao quỹ đất đã được quy hoạch trên diện tích 80 ha đất lâm nghiệp để cấp đất cho dân sản xuất theo định mức. Lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo các ngành chức năng sớm triển khai thực hiện 2 văn bản của Chính phủ về việc thu hồi 443,95 ha đất sản xuất nông nghiệp của các hộ tái định cư tại vị trí ngập lòng hồ và bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, tránh phát sinh khiếu kiện; đồng thời hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm đối với các hộ dân bị thu hồi đất . Đối với các bộ, ngành Trung ương cần xem xét lại các chế độ, chính sách đền bù, hỗ trợ cho người dân và nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Liên tục trong nhiều năm đấu tranh nhằm khắc phục những hệ lụy từ thủy điện An Khê – Ka Nak và đặc biệt là cứu lấy dòng sông Ba, đến nay, một giải pháp mới được đưa ra là xây dựng đập điều hòa.Giải pháp này được cho là có tính khả quan, nhưng có lẽ phải mất một thời gian khá dài mới có thể triển khai. Ngoài ra, một số tồn tại khác tuy không lớn song các đơn vị có liên quan cần thiết ngồi lại với nhau để bàn bạc và giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền, đảm bảo những lợi ích thiết thực cho người dân như kiểm tra và sửa chữa lại các bầu đập chứa nước tưới trong dân hiện đang có dấu hiệu rò rỉ, làm thêm 1 cầu dân sinh ở xã Cửu An (thị xã An Khê), nâng cấp và làm mới 2 km đường từ khu dân cư đến nơi sản xuất... Tuy nhiên, Trong khi người dân hàng ngày vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thì “quả bóng” trách nhiệm cứ được đá qua, đá lại. Không thể để câu chuyện xung quanh các dự án thủy điện tiếp tục kéo dài, trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Giải pháp khắc phục những hệ lụy từ thủy điện dù muộn nhưng hết sức quan trọng để giúp người dân trong khu vực, những người đã hy sinh lợi ích vì thủy điện, nhanh chóng ổn định cuộc sống. VI. Liên hệ kinh tế: Với việc xây dựng đập thủy điện chặn ngang dòng sông như vậy không những ảnh hưởng tới tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật,… trong dòng sông đó mà còn ảnh hưởng một cách nghiêm trọng tới việc phát triển kinh tế trong vùng nói riêng và cả nước nói chung. 10
- Trước đây, khi chưa bị thu hồi mặt bằng để xây dựng thủy điện An Khê Kanak, nhiều bà con nông dân ở các xã Lơ Ku, Đăk Smar, thị trấn Kbang có đầy đủ đất sản xuất, ai cũng chăm chỉ làm lụng nên nhiều gia đình có của ăn, của để. Thế nhưng, kể từ năm 2005, Ban Quản lý dự án thủy điện 7( thuộc EVN) thu hồi hầu hết diện tích đất ở và đất sản xuất, di dời người dân về các khu tái định cư, khiến cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế giảm sút một cách trầm trọng. Đất sản xuất không có, cuộc sống nghèo khó nên con đường đến trường của những đứa trẻ đang dần ngắn lại, nhiều trẻ em phải nghỉ học đi mò cua, bắt ốc kiếm tiền giúp cha mẹ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, sông Ba đã bị chặn dòng, tài nguyên nước cạn kiệt lại bị ô nhiễm trầm trọng nên đến tôm cá cũng không thể sống nổi. Việc mưu sinh bỗng chốc rơi và ngõ cụt, để kiếm miếng ăn những người đàn ông phải đi làm thuê hoặc làm rẫy cách xa làng hàng chục km. Khi chuyển đến định cư ở làng mới , gần 600 nhân khẩu ở làng Groi, thị trấn Kbang, huyện Kbang vẫn sống trong hoàn cảnh khó khăn. Họ luôn mong cơ quan chức năng cấp đất sản xuất để họ ổn định đời sống, phát triển kinh tế. Đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân bị xáo trộn, diện tích đất canh tác, đất rừng suy giảm nghiêm trọng. 11
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn