intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo vệ ánh sáng tương lai

Chia sẻ: Hoason Hoason | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

119
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tránh cho bé đọc sách trong bóng tối hoặc chơi trên máy vi tính quá nhiều vì dễ dẫn đến mệt mỏi thị giác Một đôi mắt khỏe sẽ giúp trẻ tiếp thu bài tốt, hoạt động nhanh nhẹn cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe của chúng. Chấn thương là vấn đề thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong lứa tuổi thiếu niên vì trẻ rất hiếu động, thích khám phá. Khi bị chấn chương xương khớp, trẻ em có xu hướng nhanh phục hồi hơn người trưởng thành do đặc điểm sinh học của cơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo vệ ánh sáng tương lai

  1. Bảo vệ ánh sáng tương lai Tránh cho bé đọc sách trong bóng tối hoặc chơi trên máy vi tính quá nhiều vì dễ dẫn đến mệt mỏi thị giác Một đôi mắt khỏe sẽ giúp trẻ tiếp thu bài tốt, hoạt động nhanh nhẹn cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe của chúng. Chấn thương là vấn đề thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong lứa tuổi thiếu niên vì trẻ rất hiếu động, thích khám phá. Khi bị chấn chương xương khớp, trẻ em có xu hướng nhanh phục hồi hơn người trưởng thành do đặc điểm sinh học của cơ thể đang trong giai đoạn phát triển. Nhưng các chấn thương mắt lại khác. Những tổn thương ban đầu có thể gây ảnh hưởng lớn đến thị giác của trẻ.
  2. Chúng ta hãy tìm hiểu một số vấn đề cần lưu ý về mắt ở trẻ em. Từ đó, bạn có biện pháp nhanh chóng, kịp thời trong việc bảo vệ ánh sáng cho mầm non của đất nước. Không nên xem thường những dấu hiệu nhỏ Trẻ em không ý thức được những trò chơi nguy hiểm hoặc đồ dùng trong gia đình nhọn, sắc rất dễ tự gây chấn thương cho mình hoặc người khác. Trẻ thường sợ bị la mắng nên không dám nói với bố mẹ hoặc người lớn khi xảy ra sự việc. Chỉ đến khi trẻ đau nhức dữ dội hoặc nhìn mờ nhiều, kéo dài, bố mẹ mới biết. Có trường hợp chấn thương một mắt, trẻ vẫn nhìn rõ bằng mắt còn lại, đến khi trưởng thành, đi khám sức khỏe hoặc vô tình kiểm tra mới biết mắt bị hỏng. Người lớn dễ bỏ qua những chấn thương không gây chảy máu, phù nề như trầy, trợt rách một phần giác mạc (tròng đen) hoặc thậm chí thủng nhãn cầu, có dị vật trong mắt với diễn tiến ban đầu khá âm ỉ. Họ thường cho là đau mắt đỏ và tự mua thuốc nhỏ, đến khi bệnh trầm trọng mới đến cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị. Ở giai đoạn này thường khó chữa trị phục hồi thị lực, có trường hợp để lại hậu quả nặng nề đến mức phải bỏ mắt. Do vậy, bạn cần lưu ý những vấn đề cơ bản như giữ trẻ khỏi các trò chơi nguy hiểm, vật sắc nhọn... Khi nhận thấy bất cứ biểu hiện bất thường ở trẻ như
  3. chảy nước mắt, nhiều gỉ, đỏ mắt, sưng, phù nề tròng trắng, phù nề mí, sợ sáng khi ra nắng, bé than đau... bạn nên đưa con đi khám mắt càng sớm càng tốt để bác sĩ có hướng chữa trị kịp thời. Một điều cần tránh là không la mắng để trẻ bình tĩnh, yên tâm nhớ và kể lại thời gian xảy ra sự việc, loại vật gây chấn thương, hướng của chấn thương... Những thông tin này giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong việc khai thác bệnh sử để định hướng chẩn đoán, điều trị. Tật khúc xạ học đường ngày càng phổ biến Một vấn đề khác mà trẻ em thường gặp là tật khúc xạ học đường. Tật khúc xạ là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Số người đến bệnh viện vì lý do tật khúc xạ chiếm hơn 30% tổng số bệnh nhân khám mắt. Tần suất và mức độ cận cũng tăng lên theo lứa tuổi của học sinh. Tật khúc xạ làm giảm thị lực của trẻ, dẫn đến sức học xuống dốc, gây tâm lý chán nản. Do thị lực thấp, trẻ thiếu tự tin, do vậy, khả năng hòa đồng và tham gia các hoạt động tập thể cũng kém. Nếu không được điều chỉnh, tật khúc xạ có thể gây lé hoặc nhược thị. Trẻ không có khả năng nhìn rõ dù được đeo kính đúng sau này.
  4. Để nhận biết và nghi ngờ tật khúc xạ, trước hết cần có sự quan tâm từ gia đình và trường học. Làm cách nào để biết trẻ mắc tật khúc xạ? Bố mẹ, thầy cô hoặc người thân cần đưa trẻ đi kiểm tra mắt sau khi phát hiện một số dấu hiệu sau đây: - Hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi xem ti-vi hoặc nhìn một vật ở xa. - Ngồi gần khi xem ti-vi. Ở lớp, trẻ phải đến gần mới thấy chữ trên bảng hoặc phải chép lại bài của bạn. - Kết quả học tập giảm sút do chép đề thi không đúng hoặc viết sai chữ. - Thường dụi mắt mặc dù không buồn ngủ. - Sợ ánh sáng hoặc chói mắt. - Trẻ thường than mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt. - Nhắm một mắt khi đọc báo hoặc khi xem ti-vi. - Không yêu thích hoạt động liên quan đến thị giác gần như vẽ hình, tô màu hoặc tập đọc (nếu trẻ bị viễn thị). Hoặc có thể không mê các hoạt động liên quan đến thị giác xa như ném bóng (nếu trẻ bị viễn thị). Hoặc có thể không mê các hoạt động liên quan đến thị giác xa như ném bóng (nếu trẻ cận thị).
  5. - Trẻ ở lứa tuổi đi học còn có các dấu hiệu như đọc chữ thường bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo chữ khi đọc. - Trẻ nghi ngờ bị lé. Ngoài ra, người lớn có thể kiểm tra bằng cách che một mắt khi trẻ nhìn vật ở xa hoặc xem ti-vi. Với trẻ nhỏ, nếu một mắt mờ hơn, bé sẽ nghiêng đầu tránh hoặc kéo tay bạn ra nếu bạn che đúng mắt nhìn rõ. Nghiệm pháp giúp phát hiện tật khúc xạ xuất hiện chỉ ở một mắt. Đối với trẻ lớn hơn, bạn hỏi xem có thấy một mắt rõ, một mắt mờ hay không? Làm gì khi con bị tật khúc xạ Khi trẻ có tật khúc xạ và đã được điều chỉnh bằng kính, cần tái khám định kỳ sáu tháng/lần hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Cách này giúp kiểm tra thị lực và khúc xạ để thay kính phù hợp với tình trạng mới. Đa số trường hợp tật khúc xạ nhẹ sẽ ổn định khi trẻ mười tám tuổi. Nhưng có người vẫn gia tăng, nhất là tật khúc xạ nặng. Những trường hợp tật khúc xạ nặng, bất đồng khúc xạ, có hiện tượng lé đi kèm, cần được phát hiện, đeo kính đúng và sớm để tránh nhược thị. Đồng thời, cách này còn giúp trẻ hoạt động trí não và phát triển bình thường về thị giác. Đối với loạn thị, đeo kính thường xuyên giúp mắt nhìn thấy rõ và đỡ mệt mỏi, nhất là những công việc cần quan sát gần.
  6. Các tật khúc xạ nhẹ được hướng dẫn cụ thể từng trường hợp. Tật này không phải đeo thường xuyên và khắt khe như các trường hợp trên. Trẻ cận nhẹ nên đeo kính khi tham gia hoạt động cần thị giác xa, khi đọc sách, học bài có thể bỏ kính. Ngược lại với trẻ viễn nhẹ, cần đeo kính khi học bài và bỏ kính khi nhìn xa. Trẻ cần sử dụng thị giác gần ở khoảng cách thích hợp. Nên có bàn học vừa với kích thước cơ thể, sao cho trẻ ngồi học thoải mái, khoảng cách từ mắt đến sách không nên quá gần, khoảng 30 - 32cm là được. Khi học bài, ánh sáng phải được phân bố đều và cường độ tốt, không gây lóa mắt. Ngoài đèn chiếu sáng chung, nên có một ngọn đèn bàn đặt phía bên tay trái (nếu trẻ thuận tay phải và ngược lại). Chữ in trong sách phải rõ ràng, giấy không quá bóng để gây mỏi mắt. Không làm việc bằng mắt liên tục kéo dài, mỗi giờ, nên cho mắt nghỉ 5 - 10 phút bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn ra xa thư giãn. Tránh đọc sách trong bóng tối hoặc chơi trên máy vi tính quá nhiều vì dễ dẫn đến mệt mỏi thị giác. Trong lớp, trẻ có tật khúc xạ nên ngồi gần bảng. Một số trẻ bị nhược thị, mặc dù đeo kính đúng nhưng vẫn chưa đạt được thị lực tối đa, do đó không nhìn rõ chữ trên bảng. Đối với trẻ làm những việc phải thường xuyên quan sát gần, chỉ cần điều chỉnh kính thích hợp với sự phát triển của cơ thể và tinh thần. Nói chung, trẻ có tật
  7. khúc xạ không cần cắt giảm chương trình học trừ khi xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi thị giác do nỗ lực học tập quá lớn. Trẻ bị tật khúc xạ cần giữ sức khỏe tốt, phân bố thời gian hài hòa giữa việc học và các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2