intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé da xanh đề phòng thiếu sắt

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé da xanh đề phòng thiếu sắt Thấy con da xanh và lười ăn, hay mệt mỏi, chị Mai mới vội đưa con đi khám. Bác sỹ dinh dưỡng kết luận cu Mít bị gầy yếu kém hoạt bát như thế là do thiếu sắt. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ từ 6 tháng tuổi – 6 tuổi nếu huyết sắc tố nhỏ hơn 110g/lít thì được gọi là thiếu máu. Nhu cầu sắt theo độ tuổi của bé là: - Bé bú mẹ (khoảng 4-6 tháng tuổi) thường nhận đủ lượng sắt cần thiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé da xanh đề phòng thiếu sắt

  1. Bé da xanh đề phòng thiếu sắt Thấy con da xanh và lười ăn, hay mệt mỏi, chị Mai mới vội đưa con đi khám. Bác sỹ dinh dưỡng kết luận cu Mít bị gầy yếu kém hoạt bát như thế là do thiếu sắt. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ từ 6 tháng tuổi – 6 tuổi nếu huyết sắc tố nhỏ hơn 110g/lít thì được gọi là thiếu máu. Nhu cầu sắt theo độ tuổi của bé là: - Bé bú mẹ (khoảng 4-6 tháng tuổi) thường nhận đủ lượng sắt cần thiết thông qua sữa mẹ. Nhóm bé bú bình cũng được cung cấp đủ sắt (từ những loại sữa hộp công thức). - Bé 6-12 tháng tuổi cần 11mg sắt mỗi ngày. Lượng này có trong quá trình ăn dặm, sữa mẹ và sữa bình. - Bé 1-12 tuổi cần 7-10mg sắt mỗi ngày.
  2. Khi lớn hơn, bé trai cần khoảng 11mg, bé gái là khoảng 15mg sắt mỗi ngày. Nguyên nhân là do bước vào tuổi dậy thì, nhu cầu sắt ở bé gái tăng cao do phải bù vào lượng sắt hao hụt bởi chu kỳ kinh nguyệt. Các biểu hiện chứng tỏ bé bị thiếu máu là da xanh, môi nhợt, bé biếng ăn, dễ bị kích động, kém hoạt bát, chóng mệt, có thể béo phì hoặc gầy yếu dưới mức bình thường. Nếu bé bị thiếu sắt nhiều quá, có thể gây biến dạng móng chân móng tay hoặc làm cho bé bị đau nhức trong xương khớp, gan lách to.
  3. Bé bị thiếu sắt có thể do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là do dự trữ sắt trong cơ thể thai nhi không đủ. Lượng tích trữ sắt của trẻ sơ sinh bình thường, đủ tháng là 250 – 3000mg, đủ cho nhu cầu tạo máu từ 3 – 4 tháng sau khi sinh. Nếu lượng tích trữ không đủ do bé đẻ non bé sinh đôi hay do mẹ thiếu máu khi mang thai, dễ làm cho bé bị thiếu máu do thiếu sắt. Do tốc độ phát triển của bé nhanh, bé thiếu tháng thì tốc độ tăng cân nhanh, lượng sắt hấp thu từ sữa mẹ hay sữa bột không thể thỏa mãn nhu cầu tạo máu của bé. Vì vậy, nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 4 để bé có thể tăng thêm lượng sắt dự trữ. Nếu bé bị thiếu chất sắt, có thể bé sẽ bị mệt mỏi, kém tập trung và chậm phát triển hệ thần kinh ở trẻ nhỏ. Bổ sung lượng sắt cho bé Theo các bác sỹ cho biết, bố mẹ nên bổ sung sắt cho con ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Điều này lý giải
  4. tại sao hầu hết các bà mẹ mang thai đều được khuyên uống các loại thuốc sắt tăng cường cho cơ thể. Cho trẻ bú mẹ ngay giờ đầu sau khi sinh. Đối với những bé bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu tiên, người mẹ nên tiếp tục uống viên sắt để tăng cường lượng sắt cho cả mẹ và con. Kể từ khi ăn dặm, có thể cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn để bổ sung sắt cho bé. Bố mẹ nên biết các loại thực phẩm giàu chất sắt cho bé là mộc nhĩ, tiết bò, nấm hương khô, đậu nành, gan lợn, các loại rau dền, đậu xanh, các loại rau thơm, cua biển. Với những bé thiếu quá nhiều lượng sắt dự trữ, bố mẹ muốn bổ sung chất sắt cho con bằng cách cho uống thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Không nên tự ý cho con uống các loại thuốc theo sự mách bảo không có khoa học. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
  5. Đối với các bé sinh non, sinh nhẹ cân, sinh đôi hay sinh ba, cần bổ sung các loại chất sắt cho bé sớm hơn. Bố mẹ cũng nên tẩy giun cho bé để tránh thất thoát sắt qua đường tiêu hóa. Chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt cho bé Vitamin C giúp tăng cường việc hấp thu chất sắt vào cơ thể vì thế cũng nên chú ý bổ sung thêm vitamin C cho bé bằng cách cho bé ăn nhiều hơn các loại thực phẩm có chứa vitamin C như: rau xanh các loại, hoa quả như cam, quýt, buởi, sơri, dâu tây… Tránh để bé ăn nhiều thực phẩm chứa caffein hoặc trà xanh vì trà xanh chứa tannin làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Khi chọn thức ăn vặt cho bé (bánh qui, bánh mỳ dinh dưỡng, phô mai…) nên chọn những sản phảm có bổ sung thêm chất sắt (nên xem thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì).
  6. Không nên cho bé béo phì ăn kiêng chặt chẽ. Bởi vì thịt là nguồn giàu chất sắt hơn các loại rau. Nếu không được ăn đủ thịt, bé sẽ có nguy cơ thiếu sắt. Nên chú ý cung cấp sắt cho bé hàng ngày thay vì đợi đến khi bé có dấu hiệu thiếu sắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2