intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh gạo trên cá tra

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

244
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian gần đây trên cá tra xuất hiện loại bệnh gạo tuy không gây chết hàng loạt nhưng tỉ lệ nhiễm bệnh rất cao, cá bị bệnh sẽ kém ăn làm giảm năng suất và chất lượng thịt gây thiệt hại đáng kể cho bà con nông dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh gạo trên cá tra

  1. Bệnh gạo trên cá tra Thời gian gần đây trên cá tra xuất hiện loại bệnh gạo tuy không gây chết hàng loạt nhưng tỉ lệ nhiễm bệnh rất cao, cá bị bệnh sẽ kém ăn làm giảm năng suất và chất lượng thịt gây thiệt hại đáng kể cho bà con nông dân. Nguyên nhân: Bệnh gạo là do ký sinh trùng trong hai lớp vi bào tử trùng và thích bào tử trùng gây ra bào nang trong cơ của cá, bào nang có dạng giống hạt gạo nên bệnh được gọi là bệnh gạo. Loại ký sinh trùng này xâm nhập vào ký chủ qua đường tiêu hóa, làm cá dần suy nhược và chết, bào tử nhiễm bệnh khi ấy sẽ được phóng thích ra môi trường nước và phát tán rất nhanh nên nguy cơ nhiễm bệnh của cá trong cùng một ao nuôi, giữa các ao trong cùng nguồn nước là rất cao. Dấu hiệu bệnh lý : Cá nhiễm bệnh không có biểu hiện rõ ràng, chỉ thấy cá chết rãi rác hàng ngày với số lượng rất ít. Khi quan sát cá chết ta thấy có dấu hiệu của các bệnh nhiễm khuẩn như gan thận mũ hay xuất huyết. Cá bệnh bơi lội không bình thường, quẫy mạnh, dị hình, cong đuôi, cá sẽ giảm ăn dần rồi chết. Bắt cá kiểm tra bên ngoài thấy da cá bị xay sát, có thể tuột da lốm đốm( mất màu). Cá bị bệnh lâu da sẽ bị sần, có những nốt đen như dính mực, cơ gầy; cá bệnh nặng trên da có những tổn thương như bị thủng lỗ nhỏ li ti, một số còn bị cung mang tổn thương. Phòng bệnh: Bệnh hiện vẫn chưa có thuốc điều trị nên người nuôi chủ yếu là phòng ngừa bệnh, ngăn chặn sự lây nhiễm (trong ao đã bị nhiễm bệnh) bằng các biện pháp như sau: - Sau mỗi vụ thu hoạch cần phải cải tạo ao thật kỹ, rải vôi bột và phơi đáy ao 5-7 ngày để diệt các bào tử trùng, ký sinh trùng, vi trùng, vi rút trong nước và bùn
  2. đáy ao. Ở những ao có diên tích lớn không tát cạn được thì rút nước ao nuôi ra bớt và xử lý bằng vôi CaO với liều lượng 15-20 kg/ 100m2 để diệt mần bệnh trong đáy ao. - Định kỳ xử lý đáy ao bằng các loại thuốc sát trùng như: Vime-Protex, Vimekon… Khi thả cá giống phải kiểm tra bệnh gạo khoảng 20-30 con cá giống xem có nhiễm bệnh hay không, nếu phát hiện bệnh thì tuyệt đối không được thả nụôi. - Xử lý triệt để xác cá chết trong quá trình nuôi, định kỳ sổ giun sán 4 tuần / lần bằng thuốc thích hợp như: Ivermectin, praziquantel, kết hợp với xử lý nền đáy. Hút bùn đáy ao định kỳ 2 tháng/ lần đối với cá dưới 300g và 1 tháng 1 lấn đối với cá trên 300g. Sau mỗi lần hút bùn đáy ao cần kết hợp với xử lý nước. - Kiểm tra cá ngay khi có biểu hiện bất thường, khi phát hiện bệnh trong ao phải cách ly ao hoàn toàn và khử trùng toàn bộ dụng cụ nuôi như: vớt hết cá bệnh, cá chết khỏi ao xử lý băng cách nấu chín hay chôn dưới đất, không vứt xác ra nguồn nước vì bào tử sẽ phóng thích ra ngoài gây lây nhiễm sang các ao khác, sát khuẩn nước ao bằng muối 1 tháng sử dụng 1 lần, tốt nhất là vào các ngày nước kém. - Định kỳ 10-15 ngày xử lý ao bằng Potassium Peroxymonopersulfat (PPM) kết hợp rải muối đề tăng tác dụng của hóa chất và diệt ký chủ trung gian là loài giun sống ở bùn đáy ao. Bệnh gạo chưa có thuốc đặc trị nên khi phát hiện cá nhiễm bệnh cần phải - Cá đẻ bị nhiễm bệnh thì phải lập tức tiêu hủy. - Cá mới nhiễm bệnh thì tẩy cho toàn đàn cá với các loại thuốc như: Vimax 1lít/ 30-40 tấn cá hoặc Vime- Clean 1kg/ 20 tấn cá/ ngày và sử dụng 2 ngày liên tục. Chú ý: không xem các loại thuốc trên đây là thuốc đặc trị vì các loại thuốc này chỉ có tác dụng phòng bệnh làm giảm tỉ lệ lan truyền bệnh tronh ao nuôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2