intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TIỀM ẨN MIỄN NHIỄM TỰ ĐỘNG Ở NGƯỜI LỚN

Chia sẻ: Nuyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

123
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta đều quen thuộc với bệnh tiểu đường tip 1 và 2, nhưng có một loại bệnh tiểu đường khác không phổ thông và cũng chưa hiểu rõ, là bệnh tiểu đường tiềm ẩn miển nhiễm tự động ở người lớn viết tắt là LADA. LADA đôi khi được xem là bệnh tiểu đường tip một rưởi (1½) vì có những đặc điểm chung cho cả hai tip 1 và 2. Bệnh tiểu đường tip 1 có đặc điểm hệ miển nhiễm tự động phá hủy tế bào beta trong tuyến tụy, đưa đến không sản xuất insulin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TIỀM ẨN MIỄN NHIỄM TỰ ĐỘNG Ở NGƯỜI LỚN

  1. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TIỀM ẨN MIỄN NHIỄM TỰ ĐỘNG Ở NGƯỜI LỚN Chúng ta đều quen thuộc với bệnh tiểu đường tip 1 và 2, nhưng có một loại bệnh tiểu đường khác không phổ thông và cũng chưa hiểu rõ, là bệnh tiểu đường tiềm ẩn miển nhiễm tự động ở người lớn viết tắt là LADA. LADA đôi khi được xem là bệnh tiểu đường tip một rưởi (1½) vì có những đặc điểm chung cho cả hai tip 1 và 2. Bệnh tiểu đường tip 1 có đặc điểm hệ miển nhiễm tự động phá hủy tế bào beta trong tuyến tụy, đưa đến không sản xuất insulin hay rất ít insulin; bệnh tiểu đường tip 2 không qua trung gian hệ miển nhiễm và với đặc điểm tiết không đủ insulin và đề kháng insulin. Một nhánh phụ bệnh nhân người lớn chẩn đoán bệnh tiểu đường, thường trên 30 tuổi, lúc đầu không cần insulin nhưng tiến nhanh đến tình trạng lệ thuộc insulin và thử nghiệm dương tính kháng thể tế bào tiểu đảo, thông thường với kháng thể Glutamic Acid Decarboxylase (GAD). Nhóm bệnh nhân này được nhận diện bị bệnh LADA.
  2. Chẩn đoán sớm và thích hợp là điều quan trọng vì nguy cơ cao bệnh tiến triển nhanh đến lệ thuộc insulin. Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn khuyên những bệnh nhân người lớn nào đã chẩn đoán bệnh tiểu đường cần phải thử thêm LADA. Một nghiên cứu mới đây 2 phần của Fourlanos và cộng sự đăng trên báo Diabetes Care tháng 5/2006 giới thiệu dụng cụ sàng lọc để nhận diện bệnh nhân nào có lợi khi chẩn đoán sớm LADA. Sau khi phỏng vấn 213 bệnh nhân tiểu đường nằm trong 1 của 2 nhóm-hoặc kết quả dương hay âm tính với kháng thể GAD-họ đưa ra danh sách những đặc điểm lâm sàng thường hay gặp nhiều hơn trong nhóm GAD dương tính hơn là nhóm âm tính: Năm đặc điểm lâm sàng nhận diện ở nhóm bệnh nhân có LADA: 1. Tuổi phát bệnh < 50 tuổi 2. Có triệu chứng cấp (uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, tụt cân ngoài ý muốn) 3. Chỉ số trọng khối cơ thể (BMI) < 25 4. Lịch sử bệnh miễn nhiễm tự động
  3. 5. Gia đình có người bệnh miễn nhiễm tự động ( thông thường bệnh tiểu đường tip I hay bệnh tuyến giáp) Phần lớn bệnh nhân LADA trong nghiên cứu có ít nhất là 2 đặc điểm trên. Một nghiên cứu viễn cảnh được thực hiện tiếp gồm phỏng vấn 130 người mới chẩn đoán bệnh tiểu đường không cần dùng insulin. Đo kháng thể GAD, và thang điểm nguy cơ LADA được tính cho mỗi bệnh nhân theo 5 yếu tố lâm sàng nổi bật trong hồi cứu. Sau khi phân tích, người ta xác nhận 4 trong 5 đặc điểm trên liên quan độc lập với chẩn đoán LADA- tuổi phát bệnh < 50, triệu chứng cấp, BMI < 25, có lịch sử bệnh miển nhiễm tự động. Những người thực hiện nghiên cứu xác nhận phần lớn những người chẩn đoán LADA có ít nhất 2 trong 5 đặc điểm trên. Tuổi trung bình của nhóm LADA là 46.2 so với tuổi trung bình người bệnh tiểu đường tip 2 là 60.8. Bệnh miển nhiễm tự động thường gặp nhất là là bệnh miển nhiễm tự động tuyến giáp, và bệnh miển nhiễm tự động phổ thông nhất ở thân nhân là bệnh tiểu đường tip 1. Một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy bệnh nhân LADA có mức triglycerid cao (> 150 mg/dL) và mức HDL thấp (< 45 mg/dL), là những thông số phổ thông ở bệnh nhân đề kháng insulin. Nghiên cứu này cũng cho
  4. thấy chỉ 51.4% bệnh nhân tiểu đường tip 1 có mức C-peptid > 0.3 mmol/L, nhưng 100% bệnh nhân LADA đều trên mức này. Trong nhiều phần, LADA vẫn còn được điều trị ban đầu như bệnh tiểu đường tip 2. Thuốc tăng tiết insulin như sulfonylurea và meglitinid, và thuốc nhạy cảm với insulin như glitazone và metformin, vẫn còn hợp lý để khởi sự điều trị. Do bệnh tiến triển nhanh đến chỗ lệ thuộc insulin hơn bệnh nhân tiểu đường tip 2, can thiệp sớm với thuốc bảo vệ chức năng tế bào beta quan trọng cho nhóm bệnh nhân này. Do đó, nên nghĩ đến glitazone hay exenatide vì những thuốc này cho thấy giữ được tiết insulin nội tại. Bệnh nhân LADA sẽ sớm điều trị với insulin hơn bệnh tiểu đường tip 2 truyền thống. Chọn loại insulin phải dựa trên những thông số của bệnh nhân nhưng gần như cần insulin căn bản (basal insulin) và insulin khi ăn( prandal insulin). Dược sĩ cộng đồng ở vị thế lý tưởng để giáo dục bệnh nhân và thảo luận với bệnh nhân về những đặc điểm của LADA. Điểm quan trọng là giúp bệnh nhân hiểu khác biệt giữa loại bệnh tiểu đường này với bệnh tiểu đường tip 2 truyền thống và những chọn lựa điều trị. Nhiều nghiên cứu về LADA đang thực hiện và sẽ có thêm nhiều thông tin và chọn lựa điều trị trong tương lai. Ds Lê Văn Nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2