intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm ở vịt

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

106
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh xảy ra trên vịt ở mọi lứa tuổi, bệnh thường không gây chết nhưng kéo dài rất lâu, nếu điều trị không dứt điểm. Nguyên nhân:Bệnh có thể do các mầm bệnh gây nhiễm sau: Mycoplasma: Bệnh thường là bệnh kế phát, khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi như từ nắng chuyển sang mưa hay thời tiết lúc mưa dầm là điều kiện cho bệnh phát ra. Bên cạnh đó mật độ nuôi quá cao, điều kiện chuồng trại ẩm ướt, dinh dưỡng kém, mật độ nuôi cao làm giảm sức đề kháng của vịt nên gây bệnh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm ở vịt

  1. Bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm ở vịt Bệnh xảy ra trên vịt ở mọi lứa tuổi, bệnh thường không gây chết nhưng kéo dài rất lâu, nếu điều trị không dứt điểm. Nguyên nhân:Bệnh có thể do các mầm bệnh gây nhiễm sau: Mycoplasma: Bệnh thường là bệnh kế phát, khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi như từ nắng chuyển sang mưa hay thời tiết lúc mưa dầm là điều kiện cho bệnh phát ra. Bên cạnh đó mật độ nuôi quá cao, điều kiện chuồng trại ẩm ướt, dinh dưỡng kém, mật độ nuôi cao làm giảm sức đề kháng của vịt nên gây bệnh. Mầm bệnh bài thải liên tục ra môi trường bên ngoài qua phân, dịch mũi, trứng, nhiễm vào thức ăn, nước uống làm cho bệnh lây lan dễ dàng hơn và việc ngăn chặn khó khăn hơn. Staphylococcus hay Streptococcus: Loại vi khuẩn này thường gây bệnh trong điều kiện chăn nuôi thiếu nước sạch và vệ sinh không đảm bảo. Xoang mũi bị viêm gây thành những ổ mủ trắng đục làm nghẽn đường hô hấp hai bên hốc mũi Triệu chứng: Các dấu hiệu thường phát triển chậm trong đàn, nặng hay nhẹ tùy vào thời tiết, và có thể kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng: - Khi vịt bị bệnh thấy vịt rút cổ, xù lông, mắt lim dim như buồn ngủ, một số con có triệu chứng cảm cúm, xổ mũi, khó thở. Nhiều con trong đàn khẹt, ấn vào hai bên xoang mũi có dịch viêm chảy ra, dịch lúc đầu trong sau đó đục và xám, có con khi thở nghe tiếng kêu khò khè, có con há mỏ ra để thở. - Chảy nước mắt và viêm kết mạc mí mắt, mi mắt dính lại. Nhiều con bị viêm kết mạc hóa mủ, không thấy đường tìm thức ăn và có triệu chứng kém ăn, tiêu chảy phân loãng màu trắng
  2. xanh hoặc trắng vàng. Bệnh nặng có biểu hiện co giật từng cơn và chết. - Thời gian bệnh có thể kéo dài 5 – 10 ngày hay đến hai tháng. Thường bệnh xảy ra cùng một lúc với các bệnh khác như bệnh thương hàn hay bệnh ký sinh trùng. Bệnh tích: Bệnh tích điển hình: Viêm túi khí có đốm hoại tử vàng, viêm gan ngoại vi có fibrin. Viêm ngoại tâm mạc kết dính. Phòng bệnh: Hiện nay chưa có loại vaccin nào được coi là hữu hiệu để phòng bệnh này, do đó vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt là vấn đề cần phải quan tâm. Có thể dùng các loại kháng sinh như Erlicovet, Genta-Colenro, Tylenro5+5, Erco-sulfa, Vigentryl, Genroflox ... để pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn theo định kỳ Điều trị: Có thể dùng một trong các loại kháng sinh đặc trị bệnh viêm xoang mũi vịt sau. Kháng sinh bột trộn thức ăn hoặc cho uống: - Erlicovet: Gói 50g cho 100kg vịt (khoảng 300 con vịt nhỏ dưới 6 tuần tuổi hay 100 vịt lớn hơn 6 tuần tuổi). - Vimenro: 100ml pha vào 50-70 lít nước uống. - Coli- Norgent: 50g/150 kg thể trọng. - Tylenro 5+5: 50g/500 kg thể trọng. - Vime Apracin: 50g/150kg thể trọng (hoặc 10 g pha 3 lít ước uống). - Vime-Coam: 50g/150 kg thể trọng (hoặc 10 g pha 3 lít nước uống). - Doxyt: 50g/250 kg thể trọng.
  3. Kháng sinh tiêm: - Lincoseptryl: 1ml/3-5 kg thể trọng, tiêm bắp, ngày 1 lần, 3-5 ngày liên tục. - Vime Spiro FSP: 1ml/3-5 kg thể trọng, tiêm bắp, ngày 1 lần, 3- 5 ngày liên tục. - Vimetryl 100: 1ml/5-8 kg thể trọng, tiêm bắp, ngày 1 lần, 3-5 ngày liên tục. Bổ sung thêm các chế phẩm sau để tăng sức, tăng lực cho vịt: - Vime C Electrolyte: 1g pha 1 lít nước, dùng liên tục 3 ngày. - Vimix plus: Gói 100g pha 120 lít nước. - Embavit số 2: Trộn 1kg với 400 kg thức ăn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1