intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIẾM HỌA RỒNG TRE 3: Đến xem nhanh nhé các bạn

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

80
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giải Rồng Tre cứ hai năm diễn ra một lần. Đây là lần thứ 3 sự kiện này được tổ chức. Lễ trao giải diễn ra tại Press Club và tranh được treo 5 .ngày, từ 29. 3 đến 3. 4 tại 61 Lý Thái Tổ, Hà Nội, nơi diễn ra LUALA Concert vừa rồi. Từ trên cao nhìn xuống là toàn cảnh không gian triển lãm ngoài trời. .Chiều thứ Tư, 28. 3 diễn ra cuộc họp báo, trước đó tranh đã được treo lên sớm và đã có nhiều người đi qua đứng lại xem. Biếm họa Việt Nam có đặc điểm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIẾM HỌA RỒNG TRE 3: Đến xem nhanh nhé các bạn

  1. BIẾM HỌA RỒNG TRE 3: Đến xem nhanh nhé các bạn Giải Rồng Tre cứ hai năm diễn ra một lần. Đây là lần thứ 3 sự kiện này được tổ chức. Lễ trao giải diễn ra tại Press Club và tranh được treo 5
  2. ngày, từ 29. 3 đến 3. 4 tại 61 Lý Thái Tổ, Hà Nội, nơi diễn ra LUALA Concert vừa rồi. Từ trên cao nhìn xuống là toàn cảnh không gian triển lãm ngoài trời.
  3. Chiều thứ Tư, 28. 3 diễn ra cuộc họp báo, trước đó tranh đã được treo lên sớm và đã có nhiều người đi qua đứng lại xem. Biếm họa Việt Nam có đặc điểm là nhiều màu… Hơi khác suy nghĩ lâu nay là biếm họa đen trắng.
  4. Mọi người chụp ảnh cạnh bảng trưng bày. Kiến trúc sư, họa sĩ Lý Trực Dũng đứng trước của Press Club để đợi vào họp báo. Ông có chân trong ban giám khảo.
  5. Họa sĩ Thành Chương đang xem lại một lượt các tác phẩm. Trên phòng họp báo, họa sĩ /giám tuyển Trần Lương đang được một số nữ phóng viên vây quanh.
  6. Ở góc khác, các phóng viên đang phỏng vấn họa sĩ Trần Hải Nam – người đoạt giải nhất cuộc thi lần này.
  7. Phòng họp báo hôm nay rất đông phóng viên của các báo đài khác nhau. Trong lúc chờ đợi, họa sĩ Lý Trực Dũng đang bàn luận với họa sĩ Trần Lương. Đến giờ khai mạc, trên bàn chính, từ trái qua phải: Họa sĩ Trần Lương (giám khảo), họa sĩ Lý Trực Dũng (chủ tịch hội đồng giám khảo), bà Trương Lê Kim Hoa (tổng biên tập báo Thể Thao & Văn Hóa ), ông Hà Minh Huệ (phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam), họa sĩ Thành Chương (chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật ngành Đồ họa).
  8. Dưới hàng ghế, thấy có ông Vũ Quốc Khánh, giám đốc Nhà xuất bản Thông tấn và Quỹ Vì nỗi đau Da cam. Cô Đặng Thị Lan Hương - đại diện quỹ Đan Mạch tại Việt Nam.
  9. Ông Trương Kim Phong (ngoài cùng, bên phải), giám đốc marketing của công ty Ford Việt Nam. .
  10. Bà Trương Lê Kim Hoa phát biểu: giải biếm họa báo chí Việt Nam được tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2007, là một sáng kiến của báo Thể thao Văn hóa dưới sự bảo trợ của hội nhà báo Việt Nam và thông tấn xã Việt Nam. Giải biếm họa lần thứ ba này có chủ đề về môi trường và biến đổi sinh thái – một chủ đề đã và đang khiến cả thế giới phải quan tâm. Sau 4 tháng phát động đã nhận được hơn 400 tác phẩm của gần 100 tác giả, trong đó có người từng được nhận giải của hai mùa trước… Những vấn đề nóng bỏng như nở rộng lỗ thủng tầng ozon, biến đổi khí hậu toàn cầu, bùng nổ dân số, ô nhiễm biển, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, rác thải gia tăng… đều được đề cập. Các họa sĩ biếm sử dụng tiếng cười cảnh tỉnh về những hiểm họa sẽ xảy ra nếu không bảo vệ hệ sinh thái. Qua giải thưởng này, bà hi vọng Hội Mỹ thuật Việt Nam sẽ có những sáng kiến riêng để tôn vinh biếm họa và những họa sĩ biếm – cũng là những hội viên của hội. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức tác phẩm biếm họa của công chúng. Ban tổ chức đã quyết định mang các tác phẩm ra đường phố khu vực 61 Lý Thái Tổ để khán giả có thể cùng xem, cùng cười, cùng suy ngẫm với các họa sĩ. Bà cảm ơn các giám khảo công tâm, cảm ơn các nhà tài trợ (quỹ văn hóa Đan Mạch, công ty Ford, công ty DX-Luala, hội đồng Anh). Bà cho rằng, rất cần các mạnh thường quân để chấn hưng phong trào biếm họa Việt Nam.
  11. Sau đó Đại diện ban giám khảo và các nhà tài trợ lên nhận kỉ niệm hoa và kỉ niệm chương. Từ trái qua phải: Bà Hà Thiên Hà (hội đồng Anh), bà Đặng Thị Lan Hương (quỹ Đan Mạch), ông Trương Kim Phong (công ty Ford Việt Nam), ông Đỗ Ngọc Minh (DX-Luala), họa sĩ Trần Lương, ông Lý Trực Dũng (hội đồng giám khảo), họa sĩ Thành Chương, ông Hà Minh Huệ (Hội Nhà báo Việt Nam )…
  12. . Họa sĩ Lý Trực Dũng chia sẻ: Đề tài lần này, thế giới khai thác hơn 50 năm nay rồi. Khi bắt đầu mọi người thấy rất gay go vì không biết liệu các tranh biếm họa có trùng lặp về ý tưởng không? Chất lượng sẽ như thế nào?… Cả họa sĩ Thành Chương lẫn họa sĩ Trần Lương đều yêu cầu cần phải đưa chất lượng biếm họa lên. Tiêu chí lần này rất quan trọng, vì một tranh tốt thì 60% là ý tưởng và 40% kĩ thuật trình bày. Thêm nữa, lần này mỗi người chỉ được gửi có 5 tranh thôi. Nhưng mọi người rất vui mừng khi thấy có nhiều tranh ấn tượng, cũng như thấy sự đồng thuận trong ban giám khảo rất cao. Đây là thành công khá lớn, và ước mong của cuộc thi là đẩy mạnh nền biếm họa Việt Nam lên, một ngày nào đó sẽ ngang tầm với khu vực và thế giới. Lần này có rất nhiều họa sĩ trẻ, và có những người chưa bao giờ vẽ biếm họa…
  13. Về đề tài, họa sĩ Lý Trực Dũng dẫn một câu nói của một người da đỏ: “Đến khi cái cây cuối cùng bị chặt, cho đến khi con cá cuối cùng bị đánh mất, cho đến khi dòng sông cuối cùng bị nhiễm độc thì con người mới biết tiền không ăn được”. Đấy là thông điệp cực kì quan trọng đối với chúng ta. Ban tổ chức quyết định đưa triển lãm dưới sự trợ giúp của Luala ra đường phố, khiến ta nhớ lại một cuộc triển lãm khác cũng từng được xảy ra cách đây 40 năm, khi Mỹ ném bom vào Noel năm 1972. Khi đó, có một cuộc vận động tất cả các họa sĩ vẽ tranh ngay lập tức. Chỉ có đèn dầu, trong tiếng bom, thế mà ngay hôm sau là đã có tranh treo ở Bờ Hồ. Cuối cùng, họa sĩ cảm ơn tất cả các báo chí truyền thông đã ủng hộ rất lớn cho biếm họa. .
  14. Ông Hà Minh Huệ của Hội Nhà báo nói: … Hội nhà báo Việt Nam đồng hành cùng với báo Thể thao Văn hóa là hai đơn vị bảo trợ cho giải biếm họa. Hội coi biếm họa cũng là một thể loại báo chí đặc thù, đánh giá cao thể loại này, vì nói được rất nhiều điều… Biếm họa luôn có tác động riêng của nó với đời sống xã hội. Giải Rồng Tre lần thứ 3 thành công sẽ mang lại tiếng vang lớn để chúng ta cùng suy ngẫm về môi trường sinh thái của chính chúng ta. Ông tin biếm họa sẽ nói lên tiếng nói cảnh tỉnh đối với mỗi người chúng ta, không chỉ hôm nay mà cho cả thế hệ mai sau. Ông khẳng định Hội Nhà báo Việt Nam rất ủng hộ chủ trương tổ chức giải nhằm góp phần thúc đẩy tính chuyên nghiệp hóa của biếm họa Việt Nam. .
  15. Họa sĩ Thành Chương phát biểu: Người Việt Nam mình hài hước từ bao đời nay rồi. Sống được qua bao thăng trầm cũng vì sự hài hước. Ngày xưa trong các báo tạp chí vẫn có những biếm họa, chuyện vui; bao giờ người ta cũng xem các mục đó trước. Ông cũng may mắn có một thời gian làm việc tại báo Văn Nghệ, được quen biết với các họa sĩ biếm, nên có được hệ thống hóa về sự phát triển của biếm họa. Tất cả các anh em họa sĩ thành danh trong biếm họa này đều là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, tuy tính chất hoạt động có khác: họ vẽ nhưng xuất hiện trên báo chí chứ không phải trong những cuộc triển lãm, tụ tập anh em được một dịp như thế này là rất hiếm. Cuộc sống của các anh em họa sĩ biếm rất vất vả, vì vẽ tranh xong không ai mua. Mà tranh vẽ cho báo thì chỉ nhỉnh hơn bao diêm… và nhuận bút rất bèo bọt. Nhưng anh em họa sĩ biếm vẫn say mê làm việc, quả là đáng quý. Ông nói, họa sĩ Lý Trực Dũng có nói là 60% ý tưởng, 40% tài nghệ… nhưng theo ông phải ngược lại, phải coi trọng vấn đề nghệ thuật. Phải tạo được phong cách cho nghệ sĩ biếm họa, và chuyện này không hề đơn giản tí nào. Ông khẳng định, Hội Mỹ thuật luôn ủng hộ tất cả các hoạt động của các họa sĩ biếm. Và chính vì tiêu chí của Hội Mỹ thuật, nên (khi chấm) ông không nặng về nội dung mang tính thời sự, mà tôn vinh giới thiệu tác giả mang phong cách riêng.
  16. Sau đó là chiếu màn hình video những hình ảnh trong giai đoạn chấm giải Rồng Tre. Rồi tuyên bố giải thưởng.
  17. Họa sĩ Lý Trực Dũng và họa sĩ Trần Lương lên trao giải cho hai họa sĩ giải khuyến khích là Phạm Thành Trung và Lê Phương. Có nhiều họa sĩ ở trong Sài Gòn hôm nay không thể tham dự được. Giải khuyến khích: "Chúa cứu thế" của họa sĩ Phạm Thành Trung. (Ảnh từ VNE)
  18. Giải khuyến khích: "Không đáy" của họa sĩ Lê Phương (bút danh Leo). (Ảnh từ VNE)
  19. Bà Trương Lê Kim Hoa và ông Hà Minh Huệ trao giải nhất cho Trần Hải Nam. Giải nhất: “Miếng ghép ngược” của Trần Hải Nam. (Ảnh từ VNE)
  20. Hội nhà báo quyết định trao giải đặc biệt cúp “rồng tre” cho Đỗ Anh Dũng có tác phẩm đóng góp tích cực cho ngành báo chí. Họa sĩ trong miền Nam nên đại diện ban tổ chức sẽ chuyển tận tay họa sĩ. . Một phóng viên của báo Quân đội Nhân dân hỏi: Hình như các cơ quan doanh nghiệp trong nước không nhiệt tình ủng hộ giải này? Chuyện đó có đúng không? Nếu đúng thì có vẻ như các doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề sinh thái, ban tổ chức nghĩ sao về vấn đề này? Và một câu hỏi cho họa sĩ Thành Chương: bên hội mỹ thuật thì biếm họa đứng ở đâu trong các thể loại mỹ thuật? Bà Trương Lê Kim Hoa: Rất tiếc là phải trả lời là đúng như vậy. Sau kỉ niệm 85 năm biếm họa Việt Nam, ban tổ chức mới nảy ra sáng kiến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2