YOMEDIA
ADSENSE
Biên bản dự thảo Thỏa ước lao động tập thể
86
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
"Biên bản dự thảo Thỏa ước lao động tập thể" trình bày chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. Để Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biên bản dự thảo Thỏa ước lao động tập thể
- TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MTV 790 Độc lập Tự do Hạnh phúc (DỰ THẢO) Quảng Ninh, ngày tháng năm 2018 THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ NĂM 2018 Căn cứ bộ Luật lao động số 10/2012/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013 và Luật bảo biểm xã hội; Căn cứ Nghị định số 05/2015/NĐCP ngày 12/01/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động. Chúng tôi gồm: I Đại diện người sử dụng lao động. Ông: NGUYỄN ĐÌNH DU Chức danh: Giám đốc Công ty TNHH MTV 790. II Đại diện tập thể người lao động. Ông: LÊ VĂN HIẾN Chức danh: Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV 790. Tại Hội nghị đại biểu người lao động Công ty, cùng nhau thoả thuận ký kết Thoả ước lao động tập thể gồm những điều khoản sau: CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Thoả ước lao động tập thể này áp dụng đối với tất cả Cán bộ, Công nhân viên và người lao động làm việc trong Công ty TNHH MTV 790. Điều 2: Thoả ước lao động tập thể này có thời hạn 01 năm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày hai bên ký kết sau khi được Hội nghị đại biểu người lao động Công ty thông qua. Điều 3: Cam kết của người sử dụng lao động về đảm bảo quyền hoạt động của Công đoàn: 1 Thừa nhận tổ chức Công đoàn thành lập theo đúng luật Công đoàn. 2 Tạo điều kiện thuận lợi để Công đoàn hoạt động theo các quy định của Bộ luật lao động và Luật Công đoàn. 1
- 3 Không phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập hoạt động Công đoàn hoặc dùng các biện pháp kinh tế và các biện pháp khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động Công đoàn. 4 Có trách nhiệm đảm bảo các phương tiện làm việc cần thiết để Công đoàn hoạt động. 5 Người lao động làm công tác Công đoàn không chuyên trách được sử dụng 03 ngày trong một tháng để làm công tác Công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương trong thời gian này cùng với chế độ phụ cấp trách nhiệm hàng tháng (nếu có). 6 Người lao động nào làm công tác Công đoàn chuyên trách do quỹ Công đoàn trả lương, được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động trong đơn vị. 7 Khi quyết định sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người là ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, thì phải có sự thỏa thuận của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Nếu là Chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, thì phải có sự thỏa thuận của tổ chức Công đoàn cấp trên trực tiếp. Điều 4: Những cam kết tổng quát của hai bên: a) Trách nhiệm của Giám đốc Công ty (Người sử dụng lao động) Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về việc làm, trả công lao động và sử dụng lao động. Tôn trọng và thực hiện đầy đủ mọi thoả thuận trong thoả ước lao động tập thể. Đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, môi trường nơi làm việc và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ và hoàn thành công việc được giao. b) Trách nhiệm của người lao động. Thực hiện đúng, đủ các điều khoản đã ký kết trong thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động cá nhân và nội quy, kỷ luật lao động của đơn vị hiện hành. Phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để hoàn thành tốt công việc được giao. Công đoàn, người đại diện cho tập thể lao động có trách nhiệm tổ chức, vận động công nhân lao động thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện nghiêm túc những điều khoản đã ký kết trong thoả ước lao động tập thể. 2
- CHƯƠNG II VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM VIỆC LÀM Điều 5: Người sử dụng lao động có quyền tổ chức mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập được pháp luật thừa nhận; Có trách nhiệm giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người trong đơn vị có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. Điều 6: Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Khi tuyển chọn lao động ưu tiên giải quyết việc làm với các đối tượng là con thương binh, con liệt sỹ, đồng bào dân tộc thiểu số, con, em cán bộ, công nhân viên trong đơn vị. Điều 7: Người sử dụng lao động không dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động. Điều 8: Người sử dụng lao động phải thiết lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp thời cấp cho người lao động. Điều 9: Trường hợp phải tạm thời ngừng việc (do lỗi của người sử dụng lao động trong điều hành sản xuất), người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo thời gian công bố tạm ngừng việc. Điều 10: Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. khi hết thời hạn (không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không quá 90 ngày) đình chỉ công việc người lao động được trở lại làm việc. Nếu người lao động không có lỗi thì được trả đủ tiền lương và các khoản phụ cấp trong thời hạn trên. Điều 11: Đối với người lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của người sử dụng lao động. Có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao, có quyền khiếu nại trực tiếp với người sử dụng lao động và cơ quan cấp trên về công việc không phù hợp với trình độ và năng lực của mình. Điều 12: Trường hợp do thay đổi cơ cấu công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ 1 năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại để họ tiếp tục được sử dụng vào những vị trí làm việc mới. Điều 13: Trường hợp người lao động mất việc làm, mà không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì người sử 3
- dụng lao động phải trợ cấp mất việc làm. Cứ mỗi năm làm việc thực tế tính bằng 1 tháng lương, song mức thấp nhất bằng 2 tháng lương. Điều 14: Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với thời gian người lao động không được làm việc. Điều 15: Nguyên tắc và chế độ thay đổi tạm thời công việc. Khi gặp khó khăn đột xuất do nhu cầu SXKD, Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác, trái nghề nhưng thời gian cộng dồn không quá 60 ngày trong 1 năm và phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và công việc phải phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. Trong thời gian làm việc khác, người lao động được trả lương theo công việc mới hoặc được bảo lưu mức lương cũ (nếu mức lương cũ cao hơn mức lương mới) trong thời gian tối đa là 30 ngày. Điều 16: Người sử dụng lao động tạo điều kiện khuyến khích để người lao động học tập, rèn luyện nâng cao trình độ (chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ) phát huy tài năng trong lao động sản xuất, Công ty có kế hoạch cụ thể thực hiện chế độ đào tạo bồi dưỡng, thi nâng bậc cho công nhân. Điều 17: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp sau: 1 Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. 2 Người lao động theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền; Người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ 1 đến 3 năm) ốm đau đã điều trị 06 tháng liền mà khả năng lao động chưa phục hồi. 3 Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Điều 18: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động báo trước cho người lao động biết: 1 Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 2 Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm. 4
- Điều 19: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: 1 Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm 3, điểm 5 Điều 17 của thỏa ước này. 2 Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép. 3 Người lao động là nữ trong các trường hợp kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Điều 20: Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường phí đào tạo (nếu có) cho người sử dụng lao động. Điều 21: Thời gian thử việc. Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Không quá 6 ngày làm việc đối với lao động khác. Tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền đơn phương huỷ bỏ, thoả thuận làm thử và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt hiệu quả yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Trường hợp đã hết thời gian thử việc mà vẫn không có thông báo của người sử dụng lao động và người lao động vẫn đang tiếp tục làm công việc đó, thì đương nhiên xem như đạt yêu cầu thử việc và hai bên phải thực hiện ký hợp đồng lao động. CHƯƠNG III: THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Điều 22: Thời giờ làm việc: Những nghề lao động bình thường là 8h/ ngày; 6 ngày / tuần 5
- Những nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 6 h/ngày; 6 ngày/ tuần. Thời giờ làm việc vào ban đêm tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau hoặc từ 21 giờ đến 05 giờ sáng hôm sau Trường hợp do yêu cầu sản xuất phải huy động làm thêm giờ thì cũng không quá 50% thời gian làm việc trong 1 ngày, không quá 30h trong một tháng và tổng số không quá 200h/ năm. Không sử dụng lao động là nữ có thai từ tháng thứ bảy, hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa. Người lao động là nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được thực hiện theo khoản 2 Điều 155 Chương X Bộ Luật lao động. Điều 23: Trong 1 ca làm việc liên tục 8h hoặc 6h người lao động được nghỉ giải lao hoặc nghỉ giữa ca ít nhất là 30 phút tính vào giờ làm việc (nếu làm việc vào ban ngày) hoặc 45 phút (nếu làm vào ban đêm). Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ liên tục trước khi vào ca khác. Điều 24: Tất cả mọi người lao động làm việc trong Công ty đều được nghỉ và hưởng nguyên lương những ngày lễ, ngày tết do nhà nước quy định. Những ngày nghỉ đó nếu trùng vào ngày nghỉ trong tuần thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Ngoài ra tùy theo tình hình thực tế của đơn vị, có thể bố trí nghỉ thêm 02 ngày: ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ 12/11 và ngày Thành lập Quân đội NDVN ngày Hội Quốc phòng toàn dân 22/12. Nếu ngày 12/11 hoặc 22/12 trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì không được nghỉ bù. Điều 25: Người lao động (kể cả Quân nhân, CNVQP) nếu có đủ 12 tháng làm việc được nghỉ phép năm. Chế độ nghỉ áp dụng theo Bộ Luật lao động. Cụ thể như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường. 14 ngày làm việc đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm gồm công nhân trực tiếp sản xuất (vận hành máy xúc, gạt, cẩu, lái xe ô tô, sàng tuyển, bốc xúc thủ công, LĐPT) Công nhân phụ trợ (thợ điện, cơ khí, sửa chữa) và công việc phục vụ làm việc tại khai trường có các yếu tố độc hại nguy hiểm. 16 ngày làm việc đối với người lao động trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (Công nhân làm việc trực tiếp trong hầm lò). Số ngày nghỉ phép hàng năm được tăng thêm nếu người lao động công tác liên tục, cứ đủ 5 năm (60 tháng) được tăng thêm 1 ngày. 6
- Số ngày đi đường khi nghỉ phép năm (cả đi và về) trên 02 ngày, thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm vào thời gian nghỉ phép. Người lao động được thanh toán tiền lương (mức lương đóng bảo hiểm xã hội) cho những ngày nghỉ phép. Chế độ phép của năm nào giải quyết trong năm đó. Trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng, phải có đơn trình bày cụ thể và được người sử dụng lao động đồng ý, nhưng cũng không quá quý I của năm sau. Nếu người lao động đăng ký nghỉ phép, nhưng do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị không sắp xếp nghỉ phép được, Công ty thanh toán tiền phép cho những ngày người lao động không được nghỉ theo điều 114 Bộ Luật lao động. Người sử dụng lao động lập kế hoạch và sắp xếp lịch nghỉ phép hàng năm cho người lao động, phù hợp với yêu cầu sản xuất (có lưu ý xem xét đến nguyện vọng đăng ký của người lao động). Điều 26: Người lao động được nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau: Bản thân kết hôn nghỉ 03 ngày. Con kết hôn (cả con đẻ và con nuôi hợp pháp): nghỉ 01 ngày. Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ chết), người nuôi dưỡng hợp pháp chết, vợ hoặc chồng chết, con chết (cả con đẻ và con nuôi hợp pháp): nghỉ 03 ngày. Người lao động có thể thoả thuận xin nghỉ không hưởng lương không quá 06 ngày trong 1 lần nghỉ, không quá 15 ngày cộng dồn trong 1 năm để giải quyết các trường hợp đột xuất, cấp bách hoặc kéo dài thời gian theo quy định phải được sự đồng ý của Giám đốc Công ty. Điều 27: Chế độ làm việc của lao động nữ. Không sử dụng lao động nữ làm các công việc theo Thông tư số 26/2013/TTBLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Điều 28: Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước đối với lao động nữ. Nếu điều kiện làm việc ở xa, lao động nữ không thể về cho con bú (theo chế độ quy định) được cộng dồn để thanh toán tiền lương làm thêm giờ ít nhất bằng 150% tiền lương hàng ngày làm việc bình thường. Trong quá trình xây dựng triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của lao động nữ phải có đại diện của Ban chấp hành Hội phụ nữ cơ sở tham gia. 7
- CHƯƠNG IV TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP Điều 29: Mức tiền lương tối thiểu đảm bảo cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường được áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng hàng năm do nhà nước quy định. Điều 30: Nguyên tắc trả lương: 1 Lương thời gian: trả một tháng một lần được tính bằng mức lương và số ngày công, loại công tham gia lao động sản xuất. Thời gian từ ngày 15 đến 20 tháng sau. 2 Lương sản phẩm: được tính bằng số lượng sản phẩm nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm, trả một tháng một lần, thời gian chậm nhất vào ngày 15 đến 20 tháng sau. 3 Lương khoán: áp dụng cách tính bằng đơn giá khoán nhân với số lượng sản phẩm. Điều 31: Nguyên tắc xây dựng đơn giá tiền lương theo Nghị định số 51/2016/NĐCP ngày 13/6/2016 của Chính phủ “Quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”. Điều 32: Nguyên tắc điều kiện nâng lương: 1 Đối với nhân viên quản lý, phục vụ hành chính, việc nâng bậc lương được xét theo thời gian giữ bậc lương cũ, chất lượng công tác, năng lực bản thân và nhu cầu của Công ty. 2 Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, việc nâng bậc lương được xét theo kết quả thi nâng, giữ công nhân kỹ thuật, năng suất, chất lượng công tác và thời gian giữ bậc lương cũ. Điều 33: Các loại phụ cấp được áp dụng theo chế độ Nhà nước quy định hiện hành (Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn) Điều 34: Mọi công việc đều phải có định biên, định mức lao động làm cơ sở tính đơn giá tiền lương và phải được công bố trước cho người lao động biết. Người lao động có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao. Khi người sử dụng lao động muốn tăng định mức lao động hoặc hạ đơn giá tiền lương, phải chứng minh được tính hợp lý và thông báo cho Ban chấp hành công đoàn trước khi công bố. 8
- Điều 35: Giám đốc Công ty lập sổ lương theo quy định của Tổng Công ty, thủ tục thanh toán tiền lương phải đảm bảo đúng quy định. Người lao động phải được lĩnh lương trực tiếp hoặc qua tài khoản và ký vào sổ lương, được khiếu nại các khoản tiền lương tính chưa đúng, chưa đủ hoặc các khoản khấu trừ vào tiền lương trái quy định. Điều 36: Người lao động làm việc thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương làm việc vào ban ngày. Khi người lao động làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường thì đơn giá trả lương bằng 150% đơn giá tiền lương, tiền công của công việc đang làm; làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần bằng 200%, vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương bằng 300% đơn giá tiền lương ngày làm việc bình thường, chưa kể tiền lương của ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Khi người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại thì ngoài việc được trả lương theo công việc nặng nhọc, độc hại còn được bồi dưỡng bằng hiện vật trực tiếp tại nơi làm việc theo quy định của nhà nước. Người lao động được hưởng tiền ăn ca theo mức quy định của Tổng công ty Đông Bắc. Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: 1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; 2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; 3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Điều 37: Những vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, nhà ở do Giám đốc Công ty tổ chức thảo luận với BCH Công đoàn cơ sở để đảm bảo thống nhất thực hiện dân chủ, công khai, công bằng, chính xác. Không sử dụng quỹ tiền lương để chi cho các mục đích khác ngoài thu nhập của người lao động. 9
- Trường hợp thật cần thiết thì phải chi cho các hoạt động xã hội, từ thiện thì Giám đốc phải thống nhất với BCH công đoàn tổ chức vận động công nhân viên chức tự nguyện tham gia đóng góp. Không được áp dụng hình thức xử phạt người lao động bằng hình thức cắt lương của người lao động. Điều 38: Tiền thưởng: Cho những phát minh, sáng kiến cải tiến đem lại hiệu quả kinh tế, thưởng tháng, quý, năm: Thưởng từ lợi nhuận của Tổng công ty phân phối lại: Cuối năm sau khi quyết toán các khoản thu chi tài chính (khi đã trích lập các quỹ) phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo kết quả lao động của từng cá nhân có đóng góp vào sản xuất trong năm. Mức thưởng từ lợi nhuận tối đa không quá 6 tháng tiền lương cho một năm. Thưởng từ tiết kiệm chi phí sản xuất. CHƯƠNG V: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Điều 39: Định mức lao động được áp dụng rộng rãi theo từng loại công việc trong toàn bộ dây chuyền. Định mức lao động được xác định theo phương pháp chụp ảnh bấm giờ, kết hợp với thống kê kinh nghiệm để định ra lượng thời gian hao phí lao động được quy định để hoàn thành một công việc, một sản phẩm hay một chức năng nào đó. Trong đó có tính toán đầy đủ những điều kiện tổ chức kỹ thuật tiến bộ để thực hiện công việc. Những kinh nghiệm, những thao tác, phương pháp của những người tiên tiến. Những điều kiện tâm sinh lý, thẩm mỹ và xã hội học ảnh hưởng đến thời gian lao động. Trước khi ban hành, khi thay đổi định mức cơ quan nghiệp vụ chức năng phải nghiên cứu áp dụng thử trên cơ sở phân tích kỹ những điều kiện tổ chức sản xuất. Điều 40: Công ty ban hành định mức cho các loại hình lao động cụ thể: Khai thác hầm lò, sàng tuyển chế biến tiêu thụ than, sửa chữa gia công cơ khí, xây dựng cơ bản... và các công việc phụ trợ khác. Điều 41: Đối với những trường hợp không hoàn thành định mức lao động trước khi xét kỷ luật, đơn vị sẽ xem xét lý do dẫn đến việc không hoàn thành định mức lao động và xử lý theo nội quy lao động. Điều 42: Đối với trường hợp có đặc thù riêng Công ty sẽ nghiên cứu áp dụng mức khoán tổng hợp cả lao động và vật tư. Dựa trên cơ sở định mức lao động và mức tiêu hao vật tư bình quân theo kỳ, chia cho số sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ đó và có tính đến yếu tố kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và giá trị vật tư tại thị trường ở vào thời điểm khoán. 10
- CHƯƠNG VI AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG Điều 43: Mọi người lao động trong đơn vị có trách nhiệm chấp hành các quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn và nội quy lao động. Điều 44: Khi lao động sản xuất phải mang mặc đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động đã được cấp phát theo ngành nghề như: Quần áo bảo hộ lao động, mũ, ủng, găng tay, mặt nạ, khẩu trang... Điều 45: Ở khai trường sản xuất, trạm điện, nhà kho... đều phải có hệ thống cảnh báo, biển chỉ dẫn để nhắc nhở người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vào khu vực cấm. Điều 46: Công nhân mới tuyển dụng vào Công ty đều được huấn luyện an toàn các bước theo quy định, có kiểm tra, sát hạch nếu đạt yêu cầu mới được bố trí công việc. Hàng năm mọi người đều phải được huấn luyện an toàn định kỳ có kiểm tra đánh giá kết quả, trường hợp không đạt yêu cầu, người lao động bị đình chỉ công việc và huấn luyện lại an toàn. Trường hợp cố tình không học tập, không hiểu biết về quy tắc an toàn sẽ bị xử lý theo nội quy lao động. Điều 47: Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm tra theo quy định, người vận hành phải được huấn luyện và cấp chứng chỉ. Điều 48: Người sử dụng lao động phải thường xuyên đổi mới công nghệ, áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện môi trường lao động như: phun nước chống bụi, quạt gió, giảm thiểu tiếng ồn, cung cấp đủ ánh sáng... Điều 49: Người lao động phải tuyệt đối tuân thủ chế độ về vệ sinh công nghiệp kho bãi, nhà xưởng, phương tiện làm việc... Điều 50: Việc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: Các trường hợp được hưởng trợ cấp TNLĐ: bị tai nạn trong giờ làm việc tại nơi làm việc; bị tai nạn lao động ngoài giờ hoặc ngoài nơi làm việc nhưng do yêu cầu của người sử dụng lao động; bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và quãng đường hợp lý. Điều 51: Chế độ bồi thường: Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các khoản về y tế, tiền lương, từ sơ cấp cứu ban đầu đến khi ổn định thương tật. Sau khi điều trị ổn định người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người bị tai nạn lao động và giới thiệu với cơ quan bảo hiểm xã hội giám định khả năng lao động theo quy định của Bộ y tế. 11
- Các chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị TNLĐ và bệnh nghề nghiệp áp dụng thông tư số 04/2015/TTBLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ lao động Thương binh và xã hội. CHƯƠNG VII BẢO HIỂM XÃ HỘI BẢO HIỂM Y TẾ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Điều 52: Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng nộp đầy đủ đúng thời hạn BHXH, BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH cho ng ười lao động theo đúng quy định, xuất trình các tài liệu, hỗ trợ và cung cấp thông tin liên quan khi có yêu cầu kiểm tra, thanh toán BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người sử dụng lao động có quyền từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của Luật BHXH; Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan BHXH có hành vi vi phạm Luật BHXH. Điều 53: Người lao động có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định. Người lao động có quyền được nhận sổ BHXH khi giải quyết chế độ, được nhận các tiêu chuẩn trợ cấp kịp thời, đầy đủ thuận tiện khi có đủ điều kiện hưởng BHXH. Được khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền khi người sử dụng lao động hoặc tổ chức Bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm Luật BHXH. Điều 54: Bảo hiểm thất nghiệp được đóng hàng tháng cùng với việc thu nộp BHXH, BHYT. Tỷ lệ đóng BHTN là 2% mức tiền lương tham gia BHXH trong đó người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1%. BHTN chỉ thu đối với lao động hợp đồng. Điều 55: Người lao động nữ trong thời gian nghỉ sinh con, thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, được hưởng các chế độ về chính sách BHXH theo quy định của nhà nước. CHƯƠNG VIII: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT Điều 56: Người lao động khi được giao các trang thiết bị, tài sản, dụng cụ sản xuất, nếu làm thất thoát, làm mất, làm hỏng phải bồi thường toàn bộ theo mức độ thiệt hại gây ra theo giá thành hiện hành và bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm thro quy định trong nội quy lao động của Công ty. Vi phạm kỷ luật trong công tác AT BHLĐ xử lý theo Quyết định số 241/QĐ790 ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Công ty TNHH MTV 790. 12
- Điều 57 : Cá nhân, tập thể nào có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của đơn vị, phải chịu trách nhiệm bồi thường theo mức độ thiệt hại đã gây ra. Điều 58: Việc bảo vệ tài sản của đơn vị là trách nhiệm của mọi thành viên trong đơn vị. Khi thấy hiện tượng trộm cắp phải có biện pháp kịp thời ngăn chặn ngay và báo cho chỉ huy các cấp xử lý. Những ai không tố giác hoặc tiếp tay cho hành vi trộm cắp sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định. Điều 59 : Việc bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ của từng vụ việc, đơn vị sẽ truy thu tiền bồi thường theo giá cả thị trường ở thời điểm xảy ra và tính theo lãi suất đến khi hoàn trả hết số tiền đó. Điều 60: Các hành vi được coi là vi phạm kỷ luật lao động được quy định trong bản Nội quy lao động năm 2017 của Công ty Điều 61 : Ứng với các hành vi vi phạm hội đồng kỷ luật sẽ xem xét một cách khách quan đúng theo mức độ phạm lỗi xử lý các hình thức kỷ luật như sau: 1. Đối với Sỹ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân viên chức quốc phòng áp dụng theo Thông tư 192/2016/TTBQP ngày 26/11/2016. 2. Đối với lao động hợp đồng áp dụng theo điều 125 chương VIII Bộ luật lao động năm 2012 bao gồm: a) Khiển trách: Khiển trách bằng miệng. Khiển trách bằng văn bản lưu hồ sơ. b) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cách chức; c) Sa thải. CHƯƠNG IX CÁC NỘI DUNG KHÁC Điều 62: Khi có cá nhân đơn vị tố cáo, khiếu nại, tranh chấp lao động về mối quan hệ lao động trong quá trình thực hiện một trong các điều thoả ước lao động tập thể này thì đại diện người sử dụng lao động và cơ quan chức năng phải cùng nhau xem xét, giải quyết trên tinh thần hợp tác hoà giải đảm bảo lợi ích của hai bên, không kéo dài quá 07 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nội dung hoà giải thể hiện ở Điều 201 Bộ luật lao động. Điều 63: Phúc lợi tập thể: mọi Cán bộ, CNVC và người lao động đều có quyền được hưởng các phúc lợi tập thể tuỳ theo chức danh, hiệu suất công tác và kết quả SXKD. 13
- * Việc hiếu: Bố, mẹ chết: (cả bên vợ hoặc chồng) mức trợ cấp: 1.000.000 đồng. Vợ, chồng hoặc con chết: mức trợ cấp: 1.000.000 đồng. * Việc hỷ: Bản thân cưới vợ hoặc chồng: mức trợ cấp: 1.000.000 đồng. Con đẻ, con nuôi hợp pháp cưới vợ (chồng): mức trợ cấp: 1.000.000 đồng Trường hợp thiệt hại do hoả hoạn, thiên tai, tai nạn rủi ro mức trợ cấp 3.000.000 đồng và vận dụng quy chế của Tổng Công ty. * Hàng năm Công ty tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi thăm quan nghỉ mát lần lượt, trên cơ sở nguồn quỹ Công đoàn và quỹ phúc lợi tập thể (nếu có). Thời gian, số lượng và địa điểm tham quan theo sự thống nhất giữa Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công đoàn. Điều 64: Quy định chung về thăm viếng. Đối tượng là cán bộ từ cấp trưởng phòng, ban, quản đốc công trường, phân xưởng trở lên, Công ty thành lập đoàn đi thăm viếng gồm 01 đồng chí Chỉ huy Công ty hoặc Chủ tịch Công đoàn, đại diện khối cơ quan và cơ sở do đồng chí Chỉ huy đơn vị làm trưởng đoàn. Đối tượng là phó phòng, phó quản đốc, tổ trưởng sản xuất, SQ, QNCN, CNVQP Công ty cử đồng chí đại diện BCH công đoàn (đại diện cơ quan đơn vị cơ sở nếu có) thay mặt đơn vị về thăm viếng. Đối tượng còn lại: Do đơn vị cơ sở sắp xếp cử đại diện về thăm viếng. CHƯƠNG X ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 65: Hai bên cam kết có trách nhiệm thi hành thoả ước này. Thoả ước có hiệu lực từ ngày / /2018. Các quy định trước đây trái với thoả ước lao động tập thể này đều bãi bỏ. Thoả ước lao động tập thể này được ký kết tại Hội nghị Đại biểu người lao động Công ty TNHH MTV 790 ngày / /2018, báo cáo Phòng Chính trị, Phòng Tổ chức lao động Tổng Công ty Đông Bắc và đăng ký tại Sở Lao động Thương binh và xã hội Tỉnh Quảng Ninh./. ĐD TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐD NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CÔNG TY TNHH MTV 790 CÔNG TY TNHH MTV 790 14
- CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN GIÁM ĐỐC 15
- tæng C«ng ty ®«ng b¾c XÝ nghiÖp KTT 790 B¶n ký kÕt tho¶ íc lao ®éng tËp thÓ n¨m 2008 16
- 17
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn