YOMEDIA
ADSENSE
Bộ bài tập trắc nghệm điều kiện môn kế toán quản trị
2.327
lượt xem 1.225
download
lượt xem 1.225
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Những câu hỏi bài tập điều kiện kế toán quản trị này giúp sinh viên toorng hợp lại lại kiến thức trong suốt quá trình học bộ môn, tăng cường kỹ năng làm bài giải đề vhuaarn bị cho kỳ thi kết thúc học phần. Chúc các bạn thành công
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ bài tập trắc nghệm điều kiện môn kế toán quản trị
- BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Thời gian nộp bài: Trước ngày thi kết thúc môn học. Sinh viên cần ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, mã số sinh viên vào bài làm. 1. Báo cáo KTQT thường được lập vào thời điểm: a. Khi kết thúc niên độ kế toán. b. Khi kết thúc quí. c. Khi cơ quan quản lý chức năng yêu cầu kiểm tra. d. Khi nhà quản trị cần thông tin thực hiện các chức năng quản lý. 2. KTQT là một chuyên ngành kế toán: a. Độc lập với kế toán tài chính. b. Cùng với KTTC thực hiện chức năng cung cấp thông tin kế toán, tài chính của một tổ chức. c. Thuộc bộ phận của KTTC nhằm cung cấp thông tin chi tiết về tình hình kinh tế, tài chính của một tổ chức trong quá khứ. d. Cung cấp thông tin để lập kế hoạch. 3. KTQT thường được thiết kế thông tin dưới hình thức: a. So sánh. b. Phương trình, đồ thị. c. Dự báo, ước lượng theo các mô hình quản lý. d. Tất cả các dạng trên. 4. KTQT thường được: a. Xây dựng và chuẩn hoá trong chính sách kế toán thống nhất. b. Xây dựng và áp dụng thống nhất trong phạm vi ngành. c. Xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và yêu cầu quản lý riêng từng doanh nghiệp. d. Xây dựng theo yêu cầu kiểm soát của hội đồng quản trị. 5. Nội dung kế toán ở một doanh nghiệp bao gồm: a. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp. b. KTTC và KTQT. c. Kế toán vốn bằng tiền, kế toán nợ phải thu, kế toán nguyên vật liệu, kế toán TSCĐ, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán doanh thu, kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán kết quả hoạt động tài chính, kế toán kết quả hoạt động khác, kế toán nợ phải trả, kế toán nguồn vốn kinh doanh, lập báo cáo tài chính. d. Kế toán tài sản, nguồn vốn, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. 1
- 6. Để xử lý tốt qui trình công việc của KTQT, nhân viên kế toán cần phải: a. Hiểu biết chính sách, chế độ tài chính – kế toán. b. Hiểu biết môi trường pháp lý của doanh nghiệp. c. Hiểu biết được nhu cầu và đặc điểm thông tin kinh tế – tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. d. Hiểu biết tất cả những vấn đề trên. 7. KTQT có thể áp dụng vào các ngành nào dưới đây: a. Ngành sản xuất công nghiệp. b. Ngành xây dựng cơ bản. c. Ngành thương nghiệp, dịch vụ. d. Tất cả các ngành. 8. Nội dung báo cáo KTQT do: a. Bộ tài chính qui định. b. Chủ tịch hội đồng quản trị qui định. c. Nhà quản trị doanh nghiệp qui định. d. Nhân viên kế toán quản trị qui định. 9. Báo cáo KTQT phải đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế – tài chính: a. Tuân thủ nguyên tắc giá gốc, nhất quán, thận trọng. b. Đúng theo giá hiện hành. c. Tương xứng giữa chi phí với thu nhập trong từng thời kì. d. Tính tốc độ và hữu ích của thông tin hay một sự ước lượng tốt nhất. Bài 10: Cty A SX tủ sách rất được thị trường ưa chuộng, do đó có rất nhiều đơn đặt hàng. Tuy nhiên, công suất SX tối đa của Cty chỉ có 4.000 tủ/năm. Số liệu chi phí hàng năm hiện nay ở mức công suất này như sau: (đvt: triệu đồng). - Chi phí nguyên liệu trực tiếp 400 - Lương nhân viên văn phòng cty 110 - Lương nhân viên PXSX 70 - Hoa hồng bán hàng 60 - Khấu hao TSCĐ của PX 105 - Khấu hao TSCĐ văn phòng 22 - Chi phí vật liệu SX 20 - Chi phí nhân công trực tiếp 120 - Chi phí quảng cáo 100 - Chi phí bằng tiền khác thuộc PX 6 2
- - Chi phí văn phòng phẩm 8 - Chi phí dụng cụ SX 34 - Chi phí dịch vụ mua ngoài cho SX 45 Yêu cầu: 1. Phân loại các khoản chi phí trên theo mẫu sau: Khoản Theo ứng xử của chi phí Chi phí Chi phí SX mục bán hàng Biến phí Định phí CP hỗn hợp Trực tiếp Gián tiếp Chi phí và QLDN 2. Tính tổng các cột và xác định chi phí tính cho mỗi tủ sách, biết rằng trong chi phí hỗn hợp có 15% là biến phí. 3. Giả sử do tình hình thị trường biến động nên cty dự kiến chỉ có thể SX và tiêu thụ 2.000 hoặc (3.000+ ngày sinh x 10) tủ mỗi năm. Hãy tính chi phí tính cho mỗi tủ sách ở các mức tiêu thụ dự kiến này. Bài 11: Khách sạn “Phương Nam” có tất cả 200 phòng, số phòng cho thuê được ở tháng cao nhất là 80% ngày – phòng, ở mức này chi phí hoạt động bình quân là 100.000đ / phòng – ngày; tháng thấp nhất trong năm tỷ lệ phòng thuê chỉ đạt 50%. Tổng số chi phí hoạt động trong tháng này là (354.000.000 + ngày sinh x 1.000.000) đ Yêu cầu: 1. Xác định biến phí của mỗi phòng trong ngày. 2. Xác định tổng định phí hoạt động trong tháng 3. Xây dựng công thức dự toán chi phí, nếu trong tháng dự kiến số phòng được thuê là 65%, cho biết chi phí hoạt động dự kiến chi là bao nhiêu. 4. Xác định chi phí hoạt động bình quân cho mỗi phòng/ ngày ở các mức độ hoạt động là 80%, 65% và 50% căn cứ trên tổng số phòng của khách sạn. Giải thích nguyên nhân sự biến động chi phí hoạt động bình quân được xác định ở 3 mức hoạt động trên. Bài 12: Công ty D có tài liệu sau (đvt: 1.000đ): a. Chi phí SXC phát sinh trong tháng 6 như sau: Tháng Số giờ máy SX Số tiền 1 1.000 42.000 + ngày sinh x 100 2 1.200 48.000 3 1.400 54.000 4 1.600 60.000 5 2.000 72.000 3
- 6 1.800 66.000 Yêu cầu: 1. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để phân tích chi phí SXC. Lập phương trình chi phí SXC. Dự tính chi phí SXC tháng 7 với mức sản xuất là 2.100 giờ máy sản xuất. 2. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để phân tích chi phí SXC. Lập phương trình chi phí SXC. Dự tính chi phí SXC tháng 7 với mức sản xuất là 2.100 giờ máy sản xuất. Bài 13: Công ty thương mại F có tài liệu sau (đvt: 1.000đ): Khoản mục chi phí Số tiền Giá mua 1 SP 14 Hoa hồng bán hàng 10% giá bán Quảng cáo hàng tháng 25.000 Tiền lương NVQL hàng tháng (bao gồm BHXH….) 20.000 Khấu hao TSCĐ hàng tháng 8.000 Dịch vụ mua ngoài hàng tháng ? Chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí hỗn hợp. Có số liệu thống kê về chi phí dịch vụ mua ngoài của 6 tháng như sau: Tháng SLSP bán Chi phí 1 4.000 15.200 2 5.000 17.000 3 6.500 19.400 4 8.000 23.300 + ngày sinh x 10 5 7.000 20.000 6 5.500 18.200 Yêu cầu: 1. Sử dụng phương pháp cực đại-cực tiểu phân tích và xác định công thức dự toán chi phí dịch vụ mua ngoài. 2. Giả sử trong tháng bán được 7.800sp, giá bán 30/sp, hãy dự tính chi phí dịch vụ mua ngoài. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí. Bài 14: Một công ty có các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí 6 tháng đầu năm như sau:(ĐVT: 1.000đ) Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Doanh thu 1.200.000 915.000 1.050.000 1.100.000 800.000 xxxxxx Giá vốn hàng bán 600.000 460.000 472.000 490.000 450.000 550.000 Chi phí bán hàng 260.000 120.000 125.000 180.000 115.000 130.000 Chi phí quản lí DN 280.000 225.000 253.000 260.000 200.000 210.000 Biết rằng: xxxxxx = 850.000 + ngày sinh x 5.000 Đơn giá bán: 50.000 đồng Yêu cầu 1: 4
- 1. Sử dụng phương pháp cực đại và cực tiểu để xây dựng phương trình dự toán từng chi phí hỗn hợp tại Công ty. (Xác định phương trình chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp, phương trình tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm). 2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty theo ứng xử chi phí cho tháng 7, biết rằng lượng sản phẩm tiêu thụ của tháng 7 là: x = 20.000 + 100 x ngày sinh. 3. Xác định sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn trong tháng 7. Bài 15: Có 2 công ty cùng kinh doanh một mặt cùng 1 mặt hàng. Tài liệu về hoạt động kinh doanh của từng công ty trong quí 1 và 2 như sau: Công ty A Công ty B Chỉ tiêu Quí 1 Quí 2 Quí 1 Quí 2 600.000 Số lượng sản phẩm tiêu thụ 1.100.000 1.000.000 1.400.000 +1.000 x ngày sinh Chi phí b.quân 1 đơn vị SP 42 36 30 24 Đơn giá bán 70 1. Xác định biến phí đơn vị, tổng định phí từng công ty. 2. Xây dựng phương trình dự toán chi phí cho từng công ty, cho nhận xét về cơ cấu chi phí của 2 công ty. 3. Xác định số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí từng công ty. 4. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí cho 2 công ty trong quí 2. 5. Xác định sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, doanh thu an toàn, tỷ lệ doanh thu an toàn, lợi nhuận và đòn bẫy kinh doanh của từng công ty trong quí 2, so sánh và nêu nhận xét. 6. Xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ để tại mức sản lượng này lợi nhuận 2 công ty bằng nhau. 7. Giả sử tại sản lượng sản phẩm tiêu thụ của 2 công ty có lợi nhuận bằng nhau ở trên, cả 2 công ty tăng thêm 10% sản lượng tiêu thụ. Cho biết lợi nhuận của 2 công ty thay đổi như thế nào. Giải thích và cho biết cơ cấu chi phí công ty nào tốt hơn trong trường hợp nêu trên. 8. Giả sử sang quí 3 doanh thu của 2 công ty đều tăng 20% so với quí 2. Căn cứ vào đòn bẫy kinh doanh của quí 2 cho biết tốc độ tăng lợi nhuận của 2 công ty là bao nhiêu %, và lợi nhuận của 2 công ty trong quí 3 của từng công ty là bao nhiêu. Giải thích vì sao 2 công ty có lợi nhuận thay đổi khác nhau. 9. Để có lợi nhuận quí 3 của công ty A như công ty B, thì doanh thu của công ty A phải tăng bao nhiêu % và với số tiền doanh thu cần đạt được trong quí 3 là bao nhiêu. Bài 16: Tại cty A trong năm 200x có các tài liệu liên quan đến việc SX và tiêu thụ SP như sau: - Số lượng SP tiêu thụ 80.000 - Giá bán một SP 400đ - Tổng giá vốn hàng bán 22.600.000đ + Chi phí NVLTT: 8.000.000đ 5
- + Chi phí NCTT: 6.400.000đ + Biến phí SXC: 3.200.000đ + Định phí SXC: 5.000.000đ - Hoa hồng bán hàng 5% giá bán - Chi phí bao bì đóng gói 20đ/sp - Tổng chi phí quảng cáo 3.000.000đ/năm - Tổng biến phí QLDN 800.000đ/năm - Tổng định phí QLDN (4.000.000 + ngày sinh x 10.000)đ/năm Yêu cầu: 1. Lập báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí và xác định sản lượng và doanh thu hoà vốn. Vẽ đồ thị hoà vốn dạng tổng quát. 2. Cty có năng lực SX tối đa là 130.000sp/năm với kết quả kinh doanh trên, ban giám đốc cty đang xem xét một số phương án cải tiến hoạt động cho năm 2002 như sau (các phương án độc lập với nhau): a. Giảm 5% giá bán để tăng khối lượng tiêu thụ lên đến năng lực tối đa. b. Tăng giá bán 25%, tăng chi phí quảng cáo thêm 8.000.000đ và tăng tiền hoa hồng lên bằng 10% giá bán. Nếu thực hiện những điều này, khối lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 50%. c. Tặng cho người mua một món quà trị giá 50đ khi mua sản phẩm, bằng biện pháp này số lượng sản phẩm bán sẽ tăng 30%. Nên chọn phương án nào? Tại sao? 3. Một Cty nước ngoài muốn mua 30.000sp nếu giá cả phải chăng (việc bán lô hàng này không ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ trong nước của cty). Tuy nhiên, để bán được lô hàng này cty phải trả thêm 1.100.000đ để quảng cáo cho sản phẩm ở hải ngoại và phải tốn thêm 30đ nguyên liệu/sp để gia công lại sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn nước ngoài nhưng ngược lại cty không phải mất khoản tiền hoa hồng và bao bì đóng gói. Cty phải bán với giá là bao nhiêu để có thể đạt được điểm hoà vốn với tất cả số SP bán trong năm 200x? Bài 17: Tại công ty chế biến thực phẩm tươi sống Tất Thành có các tài liệu sau đây về kết quả kinh doanh của 3 loại sản phẩm: Thịt lợn hộp, cá hộp và pate gan trong năm 2005 như sau: 6
- Loại sản phẩm Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Tỷ lệ số dư năm 2005 đảm phí 1. Thịt lợn hộp 120.000 60% 2. Cá hộp 90.000 50% 3. Pate gan 90.000 + ngày sinh x 100 70% Yêu cầu: 1. Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân. 2. Lợi nhuận công ty năm 2005 là bao nhiêu? Biết rằng tổng chi phí cố định của công ty là 150.000 3. Năm 2006 công ty dự định tăng doanh số là 20% so với năm 2005 và thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ theo hướng tăng 10% số pate gan và giảm 5% cho mỗi loại sản phẩm còn lại; tổng chi phí cố định của công ty là 150.000. Hãy xác định: - Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của năm 2006. - Lợi nhuận của công ty năm 2006. - Giải thích vì sao lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi trong năm 2006. Bài 18: Doanh nghiệp Hưng Phát đang trong quá trình xây dựng dự toán tháng 9, có các tài liệu cung cấp như sau: 1. Số dư tiền trong qũy đầu tháng 9 là 9.000.000 đ 2. Doanh thu thực hiện tháng 7, 8 và dự kiến tháng 9 cho như sau:(Đv: Trđ) Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 KH tháng 9 Doanh thu trả ngay 6,5 5,25 7,4 Doanh thu chậm trả 20 30 40 Cộng 26,5 35,25 47,4 Doanh thu chậm trả được thu trong vòng 3 tháng theo tỷ lệ như sau: 20% thu ngay trong tháng 60% thu tháng kế tiếp 18% thu tháng thứ 3 2% là khoản nợ khó đòi. 3. Mua nguyên liệu trực tiếp để kho tháng 9 là 25.000.000 đ (30% trả ngay trong tháng mua). Số dư của TK phải trả của tháng 8 là 16.000.000 đ, tất cả các khoản này được trả ngay trong tháng 9. 7
- 4. Tổng chi phí bán hàng kế hoạch trong tháng 9 là 13.000.000 đ, trong số này có 4.000.000 là chi phí khấu hao thiết bị bán hàng. 5. Tháng 9 dự kiến chi tiền mặt là 9.000.000đ và tiền lãi phải trả là (3.000.000 + ngày sinh x 100.000) đ. 6. Doanh nghiệp cần có tiền mặt trong qũy tối thiểu là 5.000.000 đ để duy trì hoạt động bình thường và có TK tiền gởi ngân hàng để đề phòng thiếu tiền cho hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ tiền gởi ngân hàng bằng 50% số tiền trong qũy. Yêu cầu: Lập dự toán tiền trong tháng 9. Bài 19: Công ty A nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản xuất và tiêu thụ các loại bàn ghế. Sản lượng tiêu thụ dự kiến quý II/N như sau: Tháng 4 10.000 bộ Tháng 5 (12.000 + ngày sinh x 100) bộ Tháng 6 16.000 bộ - Mỗi bộ bàn ghế cần 1m3 gỗ và 15 giờ lao động trực tiếp. - Giá bán chưa thuế của mỗi bộ bàn ghế là 5.000.000đ, thuế GTGT 10%. Phương thức thanh toán là 40% trả ngay trong tháng, số còn lại trả vào tháng sau. Doanh thu chưa thuế của tháng 3 là 45.000.000 ngđ. - Giá mua gỗ là 3.000.000đ/m3. Phương thức thanh toán là 70% trả ngay trong tháng, số còn lại trả vào tháng sau. Nợ người bán nguyên liệu tháng 3 là 8.500.000 ngđ. - Gỗ dự trữ cuối tháng này ở mức 10% nhu cầu sản xuất của tháng sau và bàn ghế dự trữ cuối tháng này ở mức 20% sản lượng tiêu thụ dự kiến của tháng sau. - Tiền lương lao động được chi trả ở mức 40.000đ/giờ. Yêu cầu: Lập dự toán doanh thu, dự toán sản xuất, dự toán vật liệu và dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho các tháng 4, 5, 6. (Biết rằng số lượng bàn ghế dự trữ cuối tháng 6 là 3.000 bộ và gỗ dự trữ của tháng 6 là 1.600 m3). Bài 20: Công ty đang xây dựng dự toán cho quí 3 với các số liệu như sau: - KL hàng hoá tiêu thụ: Tháng 7: 1.000 Tháng 8: (1.200 + ngày sinh x 10) Tháng 9: 1.100 - Đơn giá bán chưa thuế 100.000đ/sản phẩm, VAT 10%. - Giá mua hàng hoá dự kiến bằng 50% giá bán chưa thuế, VAT 10%. Chi phí vận chuyển dự kiến theo giá chưa thuế 500đ/sản phẩm, VAT 5%. 8
- - Hàng hoá tồn kho cuối mỗi tháng dự kiến bằng 10% nhu cầu tiêu thụ trong tháng. Hàng hoá tồn kho ngày 31/06 là 5.050.000đ. - Tiền mua hàng được thanh toán ngay 40% trong tháng, 20% tháng kế tiếp, số còn lại thanh toán hết vào tháng kế tiếp nữa. Yêu cầu: Lập dự toán chi phí mua hàng và lịch thanh toán tiền mua hàng. Bài 21: Công ty H có tài liệu năm 2006 như sau (đvt: 1.000đ): Chi phí SXC Biến phí/giờ máy SX Định phí/năm Năng lượng 20 - CP nhân viên PX 25 100.000 Dịch vụ mua ngoài 15 - Bảo trì MMTB 10 80.000 Khấu hao TSCĐ - 200.000 - Định mức mỗi giờ máy sản xuất 10 sản phẩm. - Những chi phí phải trả tiền đều trả ngay trong quí. - Mức sản xuất quí I là 10.000sp, quí II là 12.000sp, quí III là 14.000sp, quí IV là (14.000 + ngày sinh x 10) sp. Yêu cầu: Lập dự toán chi phí SXC năm 2004, chi tiết cho từng quí. Bài 22: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần thương mại vào ngày 31/3/200N như sau: Bảng cân đối kế toán 31/3/200N (đơn vị:triệu đồng) 1. Tài sản Số tiền 1a, Tiền mặt 8 1b, Các khoản phải thu 72 1c, Hàng tồn kho 30 1d, Tài sản cố định 500 Tổng cộng 610 2. Nguồn vốn 2a, Phải trả người bán 15 2b, Vay ngân hàng 90 2c, Vốn cổ đông 420 2d, Lợi nhuận tích luỹ 85 9
- Tổng cộng 610 Công ty xây dựng kế hoạch của quý II trên cở sở các tài liệu bổ sung sau đây: 1. Doanh thu bán hàng dự kiến là 250.000.000đ trong đó 60.000.000đ thu ngay còn lại chậm trả, trong số chậm trả này thì một nửa được trả trong quý, số còn lại trả vào quý sau. Tất cả các khoản phải thu đều được thu trong quý. 2. Mua hàng dự kiến là (200.000.000 + ngày sinh x 1.000.000) đ trong quý. Toàn bộ hàng mua được trả như sau: Có 40% phải trả ngay trong quý mua còn lại trả trong quý tiếp theo. Tất cả các khoản phải trả sẽ đuợc chi trả trong quý. 3. Số dư hàng hoá tồn kho dự kiến cuối quý II là 40.000.000đ. 4. Các chi phí hoạt động trong quý là 51.000.000đ gồm cả khấu hao tài sản cố định. Tất cả được chi bằng tiền mặt ngoại trừ khấu hao là 2.000.000đ. 5. Khoản vay ngày 31-3 trên bảng cân đối kế toán phải trả trong quý II, tiền lãi dự kiến phải trả trong quý là 500.000đ trả bằng tiền mặt. 6. Dự kiến mua thiết bị mới có giá trị là 10.000.000đ. 7. Quý II dự kiến vay ngân hàng 118.000.000đ bằng tiền mặt. Yêu cầu: 1. Lập dự toán tiền mặt quý II. 2. Lập dự toán báo cáo kết quả kinh doanh quý II. 3. Lập đối kế toán quý II.dự toán bảng cân 10
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn